1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận (cãi nhau) một số vấn đề nhỏ của vật lí

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi RAGNAROK, 03/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongcoviecgikho

    khongcoviecgikho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Chú này có vấn đề gì không đấy ? dây đất là dây tự tạo từng hộ gia đình hoặc từng một đơn vị sống ( như chung cư ) .
    Chẳng nước nào làm mạng điện quốc gia có dây đất bao giờ , dây đất là dây tự tạo cho từng block riêng rẽ mà thôi .
    Nhà chú không có dây đất thì chú tạo nó là chú sẽ dùng được ổ cắm 3 chấu chứ có gì khó đâu . Khó nhất là làm sao duy trì điện trở tiếp đất nhỏ hơn 4 omh theo thời gian .
  2. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Về điện 3 pha cần có dây trung tính vì theo lý thuyết, khi cả 3 pha đều cân tải sẽ không cần, song trong thực tế các hệ thống điện 3 pha dân sự thường được tách thành nhiều mạch 1 pha, việc lệch tải không tránh khỏi -> cần có dây trung tính để cân bằng sự lệch tải này.
    Các hệ thống truyền tải cao thế thường dùng 6 dây cho 3 pha, và 1 dây trung tính nhỏ. Lý do là để cân bằng tải trọng cho các cột điện cao thế và đảm bảo duy trì hoạt động của đường dẫn khi 1 dây nào đó gặp sự cố. Các đường trung thế thường dùng 3 dây, đường hạ thế mới dùng 4 dây (có dây trung tính khá lớn)
    Nối đất là biện pháp an toàn theo nguyên tắc: dây nối đất có điện trở rất nhỏ so với người ~~> dòng rò chủ yếu qua dây, không gây hại cho người. Dây nối đất dùng cho tất cả các thiết bị điện chứ không phải chỉ riêng cho điện 3 pha.
    Có một biện pháp an toàn thay thế cho dây nối đất bây giờ ít dùng, là dùng biến áp cách ly: 2 cuộn sơ và thứ cấp riêng biệt ~> chỉ khi thò 2 tay vào 2 bên ổ điện mới bị giật
  3. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn.
    Mấy hôm nay bận quá, chỉ kịp ngó qua forum mà không kịp trả lời. Thấy có nhiều chuyện bức xúc quá.
    To Fairy:Bạn đúng thật là... làm tớ thót tim. Làm sao nối dây trung tính xuống đất mà toi mạng điện được. Chắc bạn vội nên viết nhầm.
    Theo tôi, trước hết xét về mặt lý luận logic. Bạn không thể khẳng định điện thế của dây trung tính ( hay bất cứ một vật dẫn điện nào ) coi như bằng điện thế của đất mà không hề có sự nối đất của dây trung tính. ( Hai điểm trong mạch điện khi nối với nhau bằng dây dẫn thì có điện thế bằng nhau ).
    Chỉ khi dây trung tính nối đất thì mới được coi là điện áp dây trung tính bằng 0. ( Nếu chúng ta quy ước điện thế của đất bằng không ). Chúng ta xét ở đây là lưới điện 3 pha đối xứng nhé.
    Theo tôi, nối đất trung tính nhằm mục đích giảm bớt sự nguy hiểm do chạm đất gây nên ( của các dây pha ). Nó giúp điện áp của các dây pha đối với đât không bị tăng lên lúc xảy ra chạm đất. Còn nữa , khi xảy ra 1 pha chạm đất tương đương với ngắn mạch, mạch điện sẽ bị cắt ( nhờ thiết bị an toàn hoặc dây đứt ). Và Fairy nhớ rằng trên thực tế mạng điện áp cao VD 110 kV, 220 kV thường có trung tính trực tiếp nối đất.
    Có gì sai sót, các bạn cứ chỉ bảo.
    Chúc các bạn vui, khỏe, có ích.
  4. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Dây trung tính, theo tôi (như trình bày ở post trước) không phải là để đảm bảo an toàn, mà để cân bằng dòng điện các pha. Bằng nguyên tắc dòng vào và dòng ra 1 điểm phải bằng nhau, khi các tải trên 3 pha không cân, nếu không có dây trung tính để điều hòa dòng điện sẽ dẫn tới quá áp trên 1 hay 2 pha và sụt áp trên các pha còn lại.
    Dây trung tính trong đường truyền tải cao áp thường không cần thiết (vì trên tổng thể 1 khu vực, xác suất lệch tải trên các pha là rất nhỏ). Dây trung tính trên mạng cao áp (theo tôi hiểu) thường được đặt trên đỉnh và dây nhỏ do 3 lý do:
    1/ Đảm bảo đường dẫn sinh ra do lệch pha (lý do phụ)
    2/ Làm đường truyền chống sét
    3/ Tăng khả năng thông dòng rò (dòng rò trên mạng cao áp khá đáng kể, nếu bạn chịu khó giữa trời mưa đứng dưới cột điện cao áp sẽ nghe thấy tiếng phóng điện qua sứ treo)
    Dòng rò qua thân cột điện xuống đất, dây trung tính sẽ nối các cột điện với nhau để giảm trở tiếp đất.
    Các bạn có biết vì sao các đường dây siêu cao áp (như 500kV của ta) lại dùng dây dẫn gồm 3 hay 4 dây đặt cách nhau vài chục cm không???
  5. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Kien0989.
    Mình đâu có nói mục đích chính của dây trung tính là an toàn. Nó là thành phần bắt bộc của mạch điện 3 pha. Mình chỉ muốn nhấn mạnh ý nghĩa nối đất của dây trung tính mà thôi. Vì có 2 loại mạng 3 pha, trung tính nối đất và trung tính không nối đất. Còn những điều bạn nêu ra theo mình là đúng rồi.
  6. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    -------------------------------------
    Theo mình thì với dây siêu cao áp (hình như cao hơn 230kV) thì người ta phải chia dây như vậy để tránh hiện tượng phóng điện corona do làm giảm điện trường sát trên bề mặt dây dẫn. Ngày trước đi vâo miền Trung thấy 1 pha chia thành 4 dây cách nhau khoảng 50cm cũng không để ý. Hiện tưọng phóng điện corona làm tiêu hao điện năng và làm nhiễu vô tuyến điện cho các thiết bị khác. Bác nào bên điện lực bổ xung hay sửa chữa hộ nhé.
  7. king_hung

    king_hung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    bạn haidelft nói đúng rồi. Còn về mạch điện có dây trung hoà ko thi tùy. Mạch 1 pha thì có 1 dây trung hoà. 3 pha thì tùy theo cách mắc theo kiểu: sao (có 1 dây trung hoà) hay tam giác (ko có). Các máy 3 pha thuờng có cã hai cách mắc. Theo tôi nhớ thì về mặc nguyên tắc thì dây trung hoà có điện thế bằng 0 nếu nó cân bằng trong tải (load) của 3 pha, nhưng thực tế thì có lệch đi một ít. Còn dây trung hoà hiển nhiên là một phần mạch điện rồi. Còn chân thứ ba trong ổ cắm 3 chấu thì tôi ko rõ nhưng đoán là nó nối đất
  8. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
  9. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Chất lượng tiếp đất thường thể hiện qua điện trở tiếp đất.
    Thiết bị đo điện trở tiếp đất là 1 thiết bị riêng, kiểu mega ohm mét. Đặc trưng thiết bị đo này là : sử dụng điện áp rất cao (vài ngàn V), có 3 chân đo: 1 nối vào cụm tiếp đất, 2 cực còn lại cắm trên mặt đất, cách cụm tiếp đất khoảng 10m, bố trí thành tam giác đều.
    Nguyên lý đo này thì tôi chưa rõ, mong có bạn nào giải thích.
    Dây tiếp đất làm đúng thiết kế sẽ khó giảm chất lượng, vì cụm nối đất chuẩn thường bao gồm: các cọc hay lá tiếp đất bằng đồng, đất được bơm chất điện ly để giảm trở suất trong 1 thể tích khá lớn bao quanh thân cọc tiếp đất.
  10. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    tiện đây ho?i các bác câu na?y, cuf rô?i nhưng em vâfn chưa thông
    vật chất có trước hay ý thức có trước ạ?
    va? cái na?o quyết định cái na?o?

Chia sẻ trang này