1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận ccách đánh varyag ( thi lang )

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi hinado, 13/04/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
    so sánh SH vs Cy-33 có mà đến tết công gô =)) để cho công bằng so F-15SG (AESA) và Su-35 (Pesa) đê
  2. GT13E2

    GT13E2 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/01/2011
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    Nhìn là 1 chuyện
    Bám là 1 chuyện
    Dẫn bắn là 1 chuyện

    CHon đến khi APG-79 có thông số thì chưa nói được ai nhìn xa hơn
    Còn bám thì... tớ không có kiến thức, ai có cứ đem lên
    Dẫn bắn thì R-27 tốt trên giấy thật nhưng thực chiến ở Ethiopia lúc MIG 29 bị SU 27 bắn rơi thì 2 bên bắn chí chóe R-27 nhưng chả trúng, đến lúc dogfight thì R-73 mới giải quyết vấn đề được cho nên tớ nghi ngờ tầm của tên lửa trên giấy
    n the 1999 Eritrean-Ethiopian War, Eritrean MiG-29s fought Ethiopian Su-27s piloted by Russian mercenaries,[8] both sides utilizing air-to-air missiles of Russian origin, including the R-27. The missiles were highly ineffective and unreliable, particularly the R-27: while at least a small number of R-73s also scored hits, only one R-27 fired by an Ethiopian Su-27 at an Eritrean MiG-29 proximity-fuzed near enough the MiG that the damaged aircraft eventually crashed on landing. With possibly as many as 24 R-27s fired by both sides, the result of one hit that quite possibly would not have resulted in a kill had the pilot been more experienced,

    med range đã thế long range còn thế nào?[:P]
    Còn AMRAAM thì hạ MIG nam tư hơi nhiều rồi, có APG-79 vào là kéo max range của nó được
  3. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1.563
    Hỏi khí các bác chứ nếu như vài năm nữa 2020 thì kinh tế khá hơn liệu ta có múc 1 con cỡ như NAE Saopaolo của Brasil hay con HKMH nho nhỏ về rồi tập lái thử bay thử ko? Cái này cũng do thấy từ năm 1998 nhà mình múc 2 con sub từ TT về ao nhà lái thử chục năm sau chơi hẳn 6 con. Cái này các bác cho ý kiến nước nào sản xuất, và máy bay là loại gì nhá!
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.407
    Đã được thích:
    26.779
    Đắt lắm
    Vận hành cũng đắt mà mua cũng đắt lại chẳng hợp với nhu cầu là kiểm soát biển đông. Hộ tống cho mấy thứ này rất khó vì nếu lơ là thì ngầm sẽ cho nó mò tôm ngay
  5. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    1.873
    Đã được thích:
    908

    R-27 là tên lửa dẫn bắn bán chủ động. Tuy range nó xa nhưng cần phải được dẫn liên tục cho đến khi tên lửa đâm trúng máy bay đối phương.

    Trong thực tế không chiến. Cả hai bên cùng phóng tên lửa R-27 vào nhau. Theo nhà bác thì thằng phi công nó sẽ ưu tiên né tên lửa của địch trước hay làm anh hùng vẫn tiếp tục dẫn tên lửa của mình vào máy bach địch. Lé dĩ nhiên là thằng nào cũng lo cơ động né đạn trước cho lành. Việc cơ động này có thể làm mất lock. Tên lửa hầu như đi bắn chim hết

    Đây là điểm yếu cơ bản của R-27 so với R-77 và AIM-120
    Ngay cả R-77 và AIM-120 tuy có radar chủ động nhưng vẫn cần phải dẫn tên lửa đến khi radar trên tên lửa tự lock được . Nếu chơi kiểu bắn- quên, sau đó máy bay té hướng khác thì sác xuất trúng cũng cỡ mua tờ vé số =))

    Tất nhiên nếu choi cái trò hấp diêm kiểu mưa tên lửa như bọn Nato bắn Serbia thì không tính vì máy bay serbia chưa kịp bắn lại quả nào đã tối mắt vì đám tên lửa bay đến
  6. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    Cận cảnh cuộc 'lột xác' của tàu sân bay Trung Quốc
    Cập nhật lúc :2:25 PM, 26/04/2011
    Trung Quốc đã tiến gần hơn bao giờ hết trong việc sở hữu tàu sân bay đầu tiên, bằng việc hoán cải tàu Varyag thành Thi Lang.

    Các bức ảnh mới nhất được công bố trên trang mạng Trung Quốc cho thấy, chiếc tàu sân bay này đã tiến gần hơn tới việc hoàn tất công việc hoán cải cuối cùng.

    Theo thông tin được tiết lộ từ các trang mạng Trung Quốc, ngoài việc thiết kế lại cấu trúc thượng tầng để phù hợp với radar mảng pha đa chức năng sản xuất trong nước. Tàu sân bay Varyag vẫn sử dụng động cơ nồi hơi như trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga.

    [​IMG]
    Cấu trúc thượng tầng đã sẳn sàng cho việc lắp đặt các thiết bị điện tử.​

    [​IMG]
    Các thiết bị điện tử và radar mảng pha đa chức năng đã được lặp đặt.​

    [​IMG]
    Cận cảnh hệ thống radar và các thiết bị thông tin liên lạc khác trên tàu Varyag.

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa đối không FL-3000N đã được lắp ráp trên boong của tàu sân bay Varyag. Hệ thống này được cho là sao chép từ hệ thống tên lửa đối không RIM-116 của Mỹ.

    [​IMG]
    Chiếc tàu có vẻ đã sẳn sàng cho thử nghiệm trên biển.​

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    'Cảm biến của J-15 tiên tiến hơn Su-33'
    Cập nhật lúc :2:43 PM, 26/04/2011
    Giới quân sự Trung Quốc cho biết tiêm kích trên hạm J-15 đã sẳn sàng để thử nghiệm trên biển trong thời gian tới.

    Một số bức ảnh mới nhất về sự phát triển của tiêm kích trên hạm J-15 vừa được công bố trên các trang mạng quốc phòng của Trung Quốc.

    Theo các bức ảnh, hình dáng khí động học của J-15 gần như sao chép 100% từ Su-33 mà cụ thể là nguyên mẫu T-10 từ Ukraine.​
    [​IMG]
    Rất khó để nhận ra sự khác biệt giữa J-15 và Su-33 của Nga(ảnh cjdby)​
    Yun Lan, nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho biết: “Tiêm kích trên hạm hạng nặng J-15 sẽ tăng cường khả năng đối không và tấn công của hạm đội tàu chiến Trung Quốc”.

    Ông Lan trao đổi thêm với Thời báo Hoàn cầu rằng: “J-15 có thể thực hiện nhiệm vụ không đối không, đối hải, đối đất, bằng tên lửa hay các loại vũ khí khác, và có bán kính chiến đấu rất xa”.

    J-15 sẽ là tiêm kích chủ lực cho tàu sân bay Varyag đang được gấp rút hoàn thiện tải cảng Đại Liên. Theo thông tin được tiết lộ bởi Kanwa, tàu sân bay này sẽ có hệ thống điện tử của Canada. (>> xem thêm)

    Theo các bức ảnh được công bố hôm 24/4, ít nhất thêm một mẫu thử nghiệm nữa của J-15 xuất hiện bên ngoài sân của nhà máy số 112 thuộc Tổng công ty máy bay Thẩm Dương.
    [​IMG]
    Mẫu J-15 mới xuất hiện bên ngoài nhà máy 112 thuộc Tổng công ty máy bay Thẩm Dương. J-15 có một màn hình hiển thị HUD được mở rộng hơn giúp quan sát dưới đất tốt hơn. Ngoài ra, máy bay được trang bị hệ thống điện tử sản xuất trong nước, cấu hình vũ khí tương tự như biến thể J-11B. J-15 cũng có một hệ thống tìm bám mục tiêu bằng hồng ngoại IRST.

    Ngoài việc khác vệ hệ thống điện tử, tất cả các cấu hình còn lại đều sao chép từ Su-33 như cánh máy bay có thể gập lại bằng điện, móc đuôi, hệ thống càng hạ cánh, cánh mũi, phanh không khí phía sau buồng lái...

    Khi được hỏi về khả năng của J-15 so với Su-33, Yun Lan tuyên bố một cách hùng hồn rằng: “Các cảm biến và hệ thống điện tử trên Su-33 đã lỗi thời, trong khi đó J-15 có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn nhiều”. Tuy nhiên, điều lạ lùng là Trung Quốc vẫn đang cố gắng để đàm phán mua Su-33 từ Nga. (>> xem thêm)

    Theo lộ trình, J-15 sẽ bắt đầu thử nghiệm trên tàu sân bay Varyag vào năm 2015, trong khi đó tàu sân bay Varyag hay Thi Lang sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2012.
    [​IMG]
    Dựa vào quan sát trong bức ảnh có thế thấy, ít nhất 4 chiếc J-15 đã được chế tạo.
    Như vậy trong khoảng 3 năm đầu tiên, chiếc tàu sân bay Thi Lang sẽ không có máy bay để sử dụng.

    Đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác nhất về động cơ sẽ được sử dụng cho J-15. Theo một số thông tin trên các trang mạng Trung Quốc, J-15 sẽ được trang bị động cơ WS-10.

    Động cho cho tiêm kích trên hạm đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe và cao hơn nhiều so với tiêm kích cất cánh trên mặt đất. Theo đó, động cơ phải có lực đẩy đủ mạnh để máy bay có thể cất cánh trên đường băng chưa đầy 200 mét và không có sự trợ giúp của máy phóng.

    Tương tự như các hệ thống vũ khí khác xuất hiện trên các trang mạng của Trung Quốc. Thực hư của các hệ thống vũ khí này vẫn là một ẩn số lớn, trong khi đó, những nhà sản xuất của Trung Quốc lại không đưa ra bất cứ bình luận gì.
  7. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
  8. Freelander

    Freelander Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2008
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    Cái TSB này... kệ mự nó đê. Oánh làm giề. Nó làm để lấy le thôi chứ đâu phải để oánh Vịt.

    Đảo Hải Nam nhà nó là siêu TSB trên biển Đông òy. có thích oánh thì oánh. ^:)^
  9. nuocNgamehien

    nuocNgamehien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/04/2011
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    em lo ngại chiếc Thi lang này quá, các bác có cao kiến gì không chứ nó sẽ độc chiếm biển đông, máy bay mình mất lợi thế về khỏang cách ra TS, hay tốt nhất ta mời Nga quay lại CR, em nghĩ đây là hướng hợp lý nhất, có Nga bên cạnh mới yên tâm được vì Khựa càng ngày càng hung hăng
  10. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Mua làm gì? Cho oai và gồng mình khoe "bố đây cũng có tàu sân bay nhé" à? Tư duy kiểu thích gồng mình khoe mẽ thế này chả trách nước vừa mới thoát khỏi tốp nghèo nha't nhưng ăn chơi mua sắm hàng hiệu chẳng thua bố con thằng đại gia nào.[-X
    Vai trò của tàu sân bay trong chiến lược quốc phòng thì nhiều người đã chỉ rồi mà vẫn cứ mơ mộng chuyện cao siêu.

    Giàu như Pháp, Tây Ban Nha, Anh... mà cũng vận hành mỗi có một chú tàu sân bay thôi đấy.
    Thằng Brazil nó có tàu sân bay hàng thải nhưng nên nhớ sức mạnh kinh tế của Brazil hiện tại hơn Việt Nam ít nhất là 10 lần (giàu nhất Mĩ la tinh, GPD đầu người khoảng 10.000 usd). Việt Nam đến 2030 (chứ đừng nói 2020) chưa chắc đã được 1/2 của nó hiện tại. Đây là những con số thực tế chứ không phải hạ thấp Việt Nam, nâng bi Ba Tây gì đâu.
    Con São Pao lo ghẻ kia vốn xuất thân là hàng thải của hải quân Pháp, nguyên là con Foch Pháp đóng từ những năm 50, định rã sắt vụn nhưng Ba Tây mua lại về làm cảnh.

    Việt Nam hồi đó năn nỉ chắc Pháp nó cũng sẵn sàng để lại giá rẻ, đỡ công phải chi phi rã sắt vụn (bị bọn bảo vê môi trường biểu tình chửi quá trời).


    Bạn sẽ gồng mình mà phản pháo rằng "chỉ là đặt câu hỏi thôi mà, có gì đâu? Nhưng cha ông đã tổng kết, trí tuệ của con người không chỉ thể hiện ở những câu trả lời mà ngay ở cả khi đặt câu hỏi?
    Mỗi xuất xứ của con tàu sân bay São Pao lo mà cũng phải đi hỏi thì đủ biết nhận thức chỉ ngang tầm vay chị Dậu roài:))!

Chia sẻ trang này