1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận đi : Những vấn đề về tiền bạc

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi letmebe, 05/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. letmebe

    letmebe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2003
    Bài viết:
    893
    Đã được thích:
    0
    Thảo luận đi : Những vấn đề về tiền bạc

    Những cản trở đối với tiền bạc
    Hãy xem bằng cách nào và tại sao người ta lại ngăn không cho mình trở nên giàu có
    Nhiều người không thoải mái khi giữ tiền vì nhiều lý do khác nhau nên họ cứ nghèo hoài . Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng đó là sự thật . Hãy thử tưởng tượng là bạn đang ở trong những tình huống sau để xem bạn quan hệ và hành xử như thế nào với tiền bạc

    1.Tình huống A :
    Bạn vừa mới đến ngân hàng để rút 5 triệu đồng tiền mặt để mua 1 chiếc xe cũ . Trên đường về nhà bạn gặp 1 người bạn và dừng lại uống cà phê với anh ta . Khi bạn trả tiền , anh ta để ý thấy là bóp của bạn có rất nhiều tiền .
    Bạn có bối rối và lập tức giải thích là tại sao bạn mang nhiều tiền như vậy hay bạn cảm thấy hoàn toàn thoải mái và không giải thích gì cả ?
    Để có thể làm ra tiền hay tiết kiệm nó , bạn phải cảm thấy thoải mải khi giữ nó . Nếu bạn không làm vậy , thì tiềm thức hay ý thức sẽ dẫn dắt bạn đến chỗ bạn không sở hữu được gì cả .

    2. Tình huống B:
    Bạn gặp 1 người trong 1 bữa tiệc nói ra 1 cách thật tình , không hề khoe khoang là anh ta kiếm tiền rất dễ . Bạn nghĩ gì về anh ta và câu nói đó ?
    Muốn giàu có bạn phải thấy việc người ta giàu có là điều tốt . Nếu bạn có tư tưởng ấu trĩ rằng những người giàu có là những người không tốt , vậy thì bạn sẽ suốt đời nghèo khổ vì rõ ràng bạn không muốn ai ghét mình , có đúng không ?

    3. Tình huống C :
    Bạn đi mua sắm với 1 người bạn và nhớ ra la đã để quên tiền ở nhà . bạn của bạn có đủ tiền mặt để cho bạn mượn mua đồ . Khi hỏi mượn 500 nghìn đồng bạn thấy thế nào ? Bạn có thích chạy về nhà lấy tiền hơn không ?
    Điều quan trọng để bạn có thể trờ thành người sung túc là phải cảm thấy mình xứng đáng được người khác giúp đỡ . Quan trọng hơn là thấy mình đáng được giúp , và khả năng đón nhận sự giúp đỡ cũa người khác để quyết định sự thịnh vượng cuả bạn .

    4. Tình huống D :
    Bạn thò tay vào túi và thấy mình bị mất 100 nghìn . Bạn có tự nhủ ?oừm , có thể ai đó cần số tiền đó hơn mình cần ?o hay là bạn ghét mình vì đã làm mất số tiền đó?
    Nếu chúng ta bị lệ thuộc vào tiền bạc , sẽ khó làm ra và giữ được nó .

    5. Tình huống E :
    Hãy tưởng tượng số tiền bạn làm ra trong 1 tháng bằng với số tiền của cha bạn làm trong 1 năm . Bạn cảm thấy gì ? Bạn có thấy ?ocó lỗi ?o vì kiếm được nhiều tiền hơn không ? Bạn nhận thấy gì khi cha của bạn biết được bạn đang kiếm được nhiều tiền như vậy ?
    Nếu bạn không quen với thành công thì cái này sẽ cản trở không cho bạn thành công .

    6. Tình huống F :
    Nhiều người liên hệ sự nghèo khổ với vấn đề tình thần . Họ cho rằng nghèo khổ tức là có đạo đức .
    Bạn nghĩ Chúa sẽ cảm thấy gì khi biết rằng bạn làm ra hàng trăm nghìn USD mỗi năm ? Bạn có nghĩ Ngài sẽ nói ?o Thật là 1 con người tham lam ?o hay ?o Chúc mừng con ! Chắc hẳn con đang làm điều tốt ?o
    Sự giàu có và sự không ham muốn cho thấy chúng ta là những cá nhân bình đẳng . Người ta khuyến khích mình chia sẻ với người nghèo chứ không phải trở nên nghèo khó như họ


    CHALLENGE EVERYTHING

    u?c letmebe s?a ch?a / chuy?n vo 16:04 ngy 05/07/2003
  2. letmebe

    letmebe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2003
    Bài viết:
    893
    Đã được thích:
    0
    Tôi phải làm gì ?
    Sau đây là danh sách những việc bạn có thề làm để cải thiện tình hình tái chính của mình

    1.Quyết định sẽ trở nên giàu có và cam kết sẽ nỗ lực để đạt được điều đó . Tôi muốn nhấn mạnh rằng nỗ lực rất quan trọng , nhưng phải có thái độ và hệ thống niềm tin đúng đắn .
    2.Hãy để dành trước , tiêu pha phần còn lại . Người nghèo làm ngược lại . Họ tiêu xài trước và tính toán việc dành dụm sau . Sự giàu có phần lớn nhờ thíêt lập được kế hoạch và làm theo kế hoạch đó .

    3. Hãy quan sát những người giàu có . Hãy đi với những người làm ăn giỏi . TÌm xem họ khác bạn chỗ nào . Thấy được những điểm tốt , tích cực và hấp dẫn ở họ . Phải thật khách quan . Hãy nghiên cứu những phẩm chất và đặc điểm làm cho họ thành công . Hãy quan sát họ thật cẩn thận . Xem xét thái độ của họ và để cho cái này tẩy rửa suy nghĩ của bạn .

    4.Nhờ người khác giúp đỡ . Bạn có thề ngạc nhiên là sao nhiều người lại sẵn lòng giúp đỡ bạn đến như vậy . Biết cách nhờ người khác giúp đỡ sẽ giúp chúng ta có khả năng đón nhận .

    5.Luôn khẳng định với chính mình là bạn xứng đáng được trở nên giàu có .

    6. Thỉnh thoảng hãy thư giãn 1 chút . Để có thể trở nên độc lập về tài chính thì trước hết bạn phải nhận ra rằng mình có thể chi xài chút ít . Ngoài ra , bạn tiêu pha tiền bạn có thì sẽ có sáng kiến làm ra nó .

    7. Hãy lập kế hoạch và đặt ra mục tiêu .

    8. Liên tục mở rộng hệ thống niềm tin và vươn đến những cái khác mà bạn có thể đạt được . Có hàng trăm quỷên sách và CD nói về thành công của những người khác. Nếu bạn chỉ bắt được 1 ý tưởng hay trong đó thì thời gian và tiền bạc bỏ ra cũng xứng đáng .
    9. Luôn mang theo 1 khoản tiền ?" có 3 lý do . Trước hết , bạn cảm thấy giàu có hơn . Thứ hai , bạn quen với việc có tiền , Thứ ba , bạn tin tưởng dần là mình biết dùng tiền . Hơn nữa bạn cũng giảm đi nỗi sợ mất tiền , điều này rất quan trọng . Một số người nói ?otôi không thề mang tiền theo , tôi sẽ xài hết? . Làm sao bạn có thể có tiền khi không tin tưởng được là mình giữ được tiền và biết sữ dụng tiền ?
    10. Đừng đổ tội cho cha mạ , thời tiết , nền kinh tế , chính phủ hay công việc , nền giáo dục ? vì tình trạng của mình .
    11. Luôn nhiệt tình và dấn thân trước mọi thách thức . Thật buồn cười là tất cả những người giàu có thấy rằng họ không thực sự bắt đầu kiếm tiền cho đến khi họ ngừng làm việc vì tiền .
    12. Hãy công nhận nghèo khổ là 1 bệnh tinh thần . Như nhiều căn bệnh khác , có thể chữa trị khi bạn tin là có thể . Và với bệnh tật thì pảhi có nỗ lực , có sáng kiến và lòng dũng cảm để đánh bại nó - nếu bạn đầu hàng là bạn thất bại ! Thật thích thú khi hiểu ra rằng tất cả những người giàu có đã đấu tranh chống lại căn bệnh này ở những lúc nào đó trong cuộc đời họ . Bạn cũng vậy
    CHALLENGE EVERYTHING
  3. letmebe

    letmebe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2003
    Bài viết:
    893
    Đã được thích:
    0
    Tiền bạc không phải là tất cả , nhưng thực sự nó rất quan trọng. Chẳng ai muốn bỏ 8h/ngày , 6 ngày 1 tuần chỉ để làm mỗi công việc duy nhất là kiếm tiền . Vậy tai sao chúng ta không đi tìm kiếm sự tự do về tái chính chứ ? Kiếm tiền như thế nào , thiết nghĩ không cần phải giới thiệu gì thêm vì đó chính là mục đích của những ai đang học ĐH Kinh tế , để làm giàu . Vậy tai sao chúng ta lại cứ chăm chăm vào làm công việc gì để kiếm thật nhiều tiền . mà không phải là cách kiếm tiền như thế nào , và làm sao sử dụng nó có hiệu quá . 20 tuồi , có thể cũng đã không còn trẻ trung gì để biến ước mơ của mình thành hiện thực . Việc cần làm trước hết là hãy đi từng bước 1 , mà quan trọng nhất là bước đầu tiên . Chúng ta có thể thông qua chủ đề này không chỉ để thảo luận mà còn là đặt mục tiêu cho chặng đường kế tiếp , khi bước ra trường , ta phải và ta nên bắt đầu kiếm tiền từ đâu và bắt đầu như thế nào ?
    1 câu hỏi khó phải không ? Có rất nhiều người kiếm đu75c rất nhiều tiền , nhưng luôn than thở về hoàn cảnh của mình . Vì sao , không hẳn vì họ chưa thoả mãn với những gì họ đạt đưọc , vì những gì họ đang có được đã là ước mơ kì vọng của họ từ những năm đại học . Cũng có nhiều người tiết kiệm , rất biết cách quản lý tiền bạc , song họ không hiểu tại sao họ không giàu lên . Vì đơn giản họ không biết lãnh đạo tiền bạc , mà chỉ bị cuốn theo dòng chảy của tài chính . Phải quản lý tiền bạc từ torng suy nghĩ , vì thật sự sự giảu có phải xuất hiện trong ý nghĩ các bạn trước , sau đó bạn mới có thể nắm nó trong tay !

    CHALLENGE EVERYTHING
    Được letmebe sửa chữa / chuyển vào 22:20 ngày 06/07/2003
  4. letmebe

    letmebe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2003
    Bài viết:
    893
    Đã được thích:
    0
    Tất cả mọi người , giàu cũng như nghèo , không ít thì nhiều đều có chung nỗi sợ hãi tiền bạc . Chúng ta càng sợ , chúng ta càng bị lệ thuộc vào nó . Nhưng chỉ có 1 số ít người biến nỗi sợ ấy thành nỗi khát khao được tự do về tiền bạc , trong khi phần lớn còn lại đều hướng tới sự đảm bảo về tài chính . Nhựng các bạn biết dấy , trên đời này không có thứ gì được gọi là bảo đảm cả . Họ càng sợ rủi ro , thì rủi ro đến với họ càng nhiều hơn . Rủi ro luôn tồn tại trong cuộc sống như 1 tất yếu khách quan , và những người thắng cuộc là những người biết quản lý rủi ro . Nếu tiền bạc không nằm trước tiên trong suy nghĩ cuả bạn , thì nó sẽ không nằm trong tay bạn đâu .
    Hãy bắt đầu trước tiên từ trong đầu óc bạn , vì thực thế của tiền chỉ là những tờ giấy . Giá trị nội tại của nó không hề tồn tại , mà chỉ thông qua sự tín nhiệm , cụ thể là sự tin cậy của bạn đối với nhà nước . Trước thế chiến thứ II , tiền có thể đãm bảo bằng lượng vàng , và giữ vững sự ổn định dao động của nó . Nhựng bây giờ , quá trình chu chuyển của nó diễn ra ngày 1 nhanh hơn , vớ vòng quay hơn 1400 tỉ USD/ ngày thì giá trị của nó đã không còn được đảm bảo bằng vàng nữa , mà chủ yếu dựa trên sự tin cậy giữa người và người . Hãy nhận biết nó bằng đầu óc chứ không phải bằng mắt thường . Điều đáng tiếc là con người luôn nhìn 95% sự vật hiện tượng bằng 5 giác quan + trạng thái cảm xúc, chỉ 5% bằng đầu óc phân tích suy luận logic . Trogn khi những nhà triệu phú thì lại làm ngược lại . Điều đó giả thích được vì sao họ luôn nắm bắt chính xác và nhanh nhất mọi cơ hội họ có được . Đo là điểm khác biệt đầu tiên giữa những người lệ thuộc vào tiền bạc và những người lãnh đạo tiền bạc
    . Hãy bắt đầu trước tiên từ suy nghĩ của chúng ta về những nỗi sợ hãi vô hình mà chúng ta vẫn nuôi dưỡng nó . 4 nỗi sợ ám ảnh ghê gớm nhất luôn tồn tại trong chúng ta là : sợ mất tiền , sợ chết , sợ cô đơn và sự ganh tị . Cần thiết nhất là phải làm chủ bản thân bạn , điều khiển nỗi sợ hãi , trong đó có cả nỗi sợ bị mất tiền .
    CHALLENGE EVERYTHING
  5. onlyfoolest

    onlyfoolest Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Kiếm tiền, đây là chiện tế nhị, mà hình như sinh viên tụi mình khoái nhắc tới nhứt !!!!chẹp chẹp
    Là sv xa nhà, đôi khi tiền bạc là rất cần thiết, đôi khi nó tất yếu.........uhmhu
    Thấy thiên hạ cùng tuổi mình làm ăn , buôn bán,lời lời, lãi lãi, cũng vui........thèm wá đi mất....... còn mình, chả làm được gì cho ra hồn cả hic hic, cứ xè tay xin tiền cha mẹ<===== buồn!!
    Thôi thì cố gắn học tốt, để sau này kiếm......... vậy

    EM ĐÃ THẢ ĐI BAO NỖI BUỒN.......BUỘC BẰNG TÓC.............
  6. TDCT

    TDCT Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2001
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Kiếm tiền ko có gì mà phải gọi bằng chuyện tế nhị cả...
    Từ sáng đến tối, thậm chí về khuya và cả thâu đêm suốt sáng, trên Trái Đất này mọi người chẳng phải vẫn đang có người làm cái việc ấy sao?
    Về việc sợ mất tiền thì có một câu thế này: "Ai cũng muốn lên thiên đang nhưng chẳng ai muốn chết cả, và ai cũng muốn giàu có nhưng ai cũng sợ mất tiền cả"
    .:: Open mind for a different view, and nothing else matters... ::.
  7. letmebe

    letmebe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2003
    Bài viết:
    893
    Đã được thích:
    0
    Làm giàu và lý tưởng của thanh niên:
    Người giàu sáng chế ra tiền
    Khi rời ghế nhà trường, đa số chúng ta đều biết trong thế giới thực, bằng cấp hay điểm cao không quan trọng và đáng kể bằng một thứ khác. Thứ đó chúng ta thường nghe như có gan, có chí lớn, can đảm, dũng cảm, khôn ngoan, dám chịu thử thách, ngoan cường? Yếu tố đó, dù với tên gọi nào, hoàn toàn quyết định tương lai của một người hơn là thứ hạng trong trường.
    Hiểu được sự vận động của tiền bạc, bạn đã bắt đầu biết cách sáng chế ra tiền rồi đấy!
    Bên trong mỗi chúng ta đều tiềm ẩn những tính cách của sự can đảm, dám chịu thử thách song song với sự nhu nhược, quỵ luỵ, và sẵn sàng quỳ xuống xin xỏ người khác khi cần.
    Với vị trí là một người đi dạy, tôi nhìn thấy chính nỗi sợ và nghi ngờ vào bản thân quá mức mới là những động lực lớn nhất kìm hãm và trói buộc những tài năng thực sự có trong mỗi con người chúng ta.
    Một buổi trưa nọ, tôi dạy một lớp học về đầu tư qua trò chơi do tôi sáng chế như là một đồ dùng giảng dạy. Một sinh viên trong lớp rủ theo một người bạn đến dự. Người bạn này vừa ly dị và hầu như trắng tay sau cuộc tranh chấp tài sản, nên cô ta muốn tìm câu giải đáp.
    Trò chơi được sáng chế nhằm giúp mọi người hiểu được sự vận động của tiền bạc. Khi chơi, họ hiểu được mối tương quan giữa bảng tóm tắt lời lỗ và bảng cân đối tài sản và nợ. Trò chơi còn giúp hiểu được sự lưu chuyển tiền bạc qua hai bảng tóm tắt tài chính này và nhận ra con đường làm giàu chính là làm sao tăng lượng tiền thu nhập mỗi tháng được tạo ra từ cột tài sản đến mức dư sức trang trải các chi phí sinh hoạt hàng tháng.
    Lúc bắt đầu, người phụ nữ này rút được một tấm thẻ có hình chiếc tàu vẽ trên đó, cô vui mừng và nói: ?oỒ tôi được một chiếc du thuyền?. Sau đó, khi người bạn cố gắng giải thích ý nghĩa của những con số nằm trên bảng tóm tắt lời lỗ và bảng cân đối tài sản và nợ, cô bắt đầu hoảng lên, bởi vì cô không bao giờ ưa thích môn toán. Người bạn tiếp tục giải thích và bất chợt cô hiểu ý nghĩa của các con số, cô nhận ra chiếc du thuyền đang gặm nhấm vào chi phí hàng tháng của cô. Khi trò chơi kết thúc, cô ở trong tình trạng sa sút, đó quả thật là một trò chơi tệ hại với cô.

    Người bạn cố giải thích là trò chơi như một cách trắc nghiệm xem có phản ánh đúng con người thực của cô không. Nghe giải thích như vậy, cô đòi lại học phí, vì chỉ có điên khùng mới vào một lớp học về đầu tư để chơi trò ngu ngốc.
    Từ năm 1984, tôi đã kiếm được hàng triệu USD nhờ mỗi việc dạy những gì mà trường lớp không dạy.

    Rồi người bạn của phụ nữ đó gọi lại và cho tôi biết tình hình của cô ấy. Cô ta đã lấy lại bình tĩnh và trong những lúc riêng tư, cô chợt nhận ra có một mối dây liên hệ giữa trò chơi trong lớp và cuộc đời thực của mình.
    Mặc dầu cô và chồng cô không có chiếc du thuyền nhưng cùng làm chủ sở hữu nhiều vật tương tự khác. Sau khi ly dị, cô rất giận dữ vì sau 20 năm chung sống, họ chẳng tích luỹ được một tài sản thực nào. Hầu như chẳng có gì để phân chia. Cuộc sống vợ chồng trong suốt 20 năm có nhiều kỷ niệm đẹp và hạnh phúc, nhưng họ chỉ tích luỹ được hàng tấn tài sản cá nhân không mấy giá trị.
    Cô cũng nhận ra rằng sở dĩ cô nổi giận với những con số trong trò chơi là vì nỗi giận đó xuất phát từ sự tự ái và lúng túng khi bộc lộ sự ngu dốt đó trước mặt mọi người. Cô vốn luôn tin tưởng rằng chuyện tiền bạc là công việc của người đàn ông. Cô làm công việc nội trợ, chăm sóc nhà cửa và sự giải trí của cả nhà, trong khi chồng cô lo việc tài chính gia đình. Cô cảm thấy đau đớn và khốn khổ cho chính mình vì không biết tiền đã đi đâu?
    Lược theo bản dịch
    Tạ Nguyễn Tấn Trương
    ( TIn tuc Viet Nam online)

    CHALLENGE EVERYTHING
  8. letmebe

    letmebe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2003
    Bài viết:
    893
    Đã được thích:
    0

    Làm giàu là lý tưởng của thanh niên:
    Ai hiểu cho người trẻ?
    Quả thật, chưa bao giờ giới trẻ Việt Nam phải đối diện với những thách thức, những giằng xé giữa cái riêng và cái chung như lúc này. Nhận định của những người đi trước đều tỏ rõ ý phê phán quan điểm ?olàm giàu và kiếm tiền bằng mọi cách hợp pháp cho chính bản thân? của giới trẻ hiện nay, và thường cổ vũ cho những cá nhân dám khước từ ?othảm đỏ? vì mục tiêu, cái lợi chung của cả xã hội.

    Mỗi người trẻ phải lựa chọn cho mình một lối đi, bất kể lối đi ấy là thực dụng hay lý tưởng

    Theo tôi, đây là điều có phần hơi bất công cho các bạn trẻ. Chúng ta hãy nhớ lại những ngày đầu mới giải phóng đất nước, hàng vạn thanh niên trên khắp đất nước đã không ngần ngại quên đi cái tôi của mình để khoác lên tấm áo thanh niên xung phong đi khai phá những vùng đất hoang. Yêu cầu của đất nước vào thời điểm đó là như vậy, và giới trẻ đã Việt Nam đã hưởng ứng nhiệt liệt, không ngại gian lao.
    Thế còn hiện nay, đâu là những yêu cầu của đất nước đối với người trẻ? Có phải đó là cố gắng làm cho đất nước được giàu mạnh, thoát khỏi vị trí là một trong những nước nghèo nhất hay không?
    Chúng ta đang nghe thông điệp ?okích thích tiêu dùng?, ?okích cầu? của các nhà lãnh đạo để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, bởi vì sẽ không có công nghiệp hoá nếu không có tiêu dùng và sẽ chẳng có tiêu dùng nếu người ta không chịu kiếm tiền, không chịu làm giàu.
    Như vậy, hiện nay giới trẻ đang đứng trước sự căng thẳng giữa một bên là việc dấn thân vì cái chung và một bên là phải biết làm giàu cho bản thân để có tiền. Hoàn thành được cả hai mục tiêu thì đúng là lý tưởng, nhưng nếu chỉ hoàn thành được một mục tiêu thì cũng hoàn toàn đáng được ủng hộ.
    Khi cá nhân giàu thì gia đình sẽ giàu và xã hội cũng sẽ giàu, bởi vì như mọi người thường nói, gia đình là một xã hội thu nhỏ. Các bậc cha mẹ không ngại gian lao lo lắng cho con cái mình ăn học thành tài. Họ mong muốn trước hết là người con sẽ thoát cảnh nghèo khó và cũng mong sau khi con thành đạt sẽ giúp cả gia đình thoát cảnh nghèo?
    Việc có rất nhiều cửa hàng kinh doanh tại Tp HCM mà từ người chủ đến người làm công đều có chung một sinh quán (miền Trung hoặc miền Bắc) là một minh chứng cho cơ chế cá nhân giàu - gia đình sống khoẻ - cộng đồng được nhờ.
    Chính vì vậy, tôi cho rằng chúng ta nên có cái nhìn của người trẻ trong mọi đánh giá, phán xét về cung cách sống và lối hành xử của các bạn trẻ ngày nay. Giới trẻ đang cần sự đồng hành chứ không phải sự phê phán. Phải có cái nhìn như vậy thì chúng ta mới có những hướng dẫn phù hợp hơn là những phê phán mang tính đạo đức đối với bạn trẻ (biểu hiện của sự xung đột văn hoá giữa các thế hệ).
    Mỗi người trẻ đều cần được cổ vũ chọn cho mình một lối đi, bất kể lối đi ấy là thực dụng hay lý tưởng, miễn là phù hợp với khả năng của bản thân và đừng vi phạm pháp luật cũng như các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
    Th.S. Lê Minh Tiến
    Theo Tuổi trẻ
    ( Tin tuc Viet Nam online )
    CHALLENGE EVERYTHING
  9. letmebe

    letmebe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2003
    Bài viết:
    893
    Đã được thích:
    0
    Lý tưởng thanh niên thời đại:
    Nghèo là nỗi nhục lớn nhất?
    Ông cha ta vẫn dạy rằng: ?ođói cho sạch, rách cho thơm?, rằng buôn bán là hạng nghề dưới đáy. Giàu luôn dễ bị gắn với mác trọc phú. Nhưng thời đại thay đổi, thế hệ trẻ ngày nay quan niệm rằng: đói không thể sạch mà rách cũng không thể thơm. Nghèo luôn gắn với nỗi hèn nhục khi mở cửa nhìn ra thế giới. Còn bạn, bạn nghĩ sao? Chuyên đề Nhịp sống Trẻ xin mở trang thảo luận dành cho các bạn về chủ đề này. Với bạn, làm giàu có là mục đích lớn nhất của tuổi trẻ thế hệ Thiên Niên Kỷ thứ Ba?

    Người ta cứ ca ngợi phố cổ với những ngôi nhà rêu phong, còn với tôi, đó là phố nghèo chứa đầy nỗi tủi hèn của xứ sở

    Anh bạn trẻ vừa tốt nghiệp đại học được mấy năm. Qua trò chuyện cởi mở và tin cậy, anh thể hiện rõ lòng khao khát, hăm hở làm giàu. Anh bảo, mặc dù anh kính trọng sự cần cù và lương thiện của cha mẹ, nhưng anh rất bất mãn vì chỉ được thừa hưởng ở họ cái nghèo hèn và sự tủi nhục?
    Sự tủi nhục ấy anh đã phải chịu thua kém bạn bè thời đi học từ quyển vở, cái bút đến bộ quần áo. Đặc biệt khi bước chân vào trường đại học, sự cách biệt của anh với giới con ông cháu cha quá rõ: trong khi anh phải cọc cạch đạp chiếc xe cà tàng, phải đi làm tiếp thị, gia sư, phải suốt tháng ròng ăn mì tôm, thì bọn họ đi xe phân khối lớn, đến vũ trường?
    Để phá vỡ cái thân phận nghèo hèn ấy, anh chẳng ngại ngần làm bất cứ việc gì, bước đầu từ việc rửa bát thuê, bán máu, nhưng quyết tâm sẽ phải trở thành ông chủ. Anh thề sẽ không trở về quê nếu chưa thành đạt. Thậm chí anh còn nêu cụ thể sẽ chỉ ngồi trên ô tô riêng để về làng.
    Một mặt tôi chia sẻ với nỗi niềm bức xúc của anh, thậm chí thầm phục ý chí quyết tâm làm giàu của anh mà thế hệ chúng tôi không có được. Mặt khác trong thâm tâm tôi vẫn vương vấn một nỗi lo ngại mơ hồ.
    Quả thật, đất nước ta có biết bao chiến tích oanh liệt, nhưng vẫn nghèo. Bây giờ lớp trẻ phải coi cái nghèo ấy là nỗi nhục lớn của đất nước. Mà muốn nước mạnh thì dân phải giàu. Hiện nay chúng ta đang hô hào các bạn trẻ phấn đấu lập thân, lập nghiệp. Làm giàu là một cách lập nghiệp rất đáng khuyến khích. Các doanh nghiệp trẻ thành đạt là những tấm gương sáng để các bạn trẻ noi theo và đáng để xã hội ngưỡng vọng.
    Tuy nhiên, nếu lấy giàu làm mục đích cuối cùng như của anh bạn trẻ của tôi thì dường như vẫn chưa ổn lắm. Ngày xưa người ta đã đúc kết trong một câu tục ngữ: Có chí làm quan, có gan làm giàu. Có gan, tức là phải dám chấp chận mọi sự phiêu lưu mạo hiểm và chấp nhận cả những việc làm sai trái với đạo đức, bất chấp cả pháp luật nữa.
    Tôi có cả nghĩ quá không? Có phải cách nghĩ của tôi không còn phù hợp nữa chăng? Tôi vẫn mong anh bạn trẻ sẽ thành đạt, sẽ không còn phải nghèo đói như cha mẹ anh, như chúng tôi. Nhưng tôi vẫn mong cái chí làm giàu của anh sẽ vượt lên trên cái gan làm giàu mà anh đã manh nha thể hiện.
    Ý tôi muốn nói đến cái chí với nghĩa là ý chí vươn lên, là ý chí sáng suốt, và cao hơn nữa là lý tưởng của cuộc đời. Làm giàu, tốt lắm! Nhưng cũng vẫn nên đặt ra cho mình những câu hỏi: Làm giàu để làm gì? Làm giàu như thế nào cho sạch, cho thơm? Làm giàu có phải chỉ cho riêng mình hay còn để cho cộng đồng, cho đất nước?
    Có như thế việc làm giàu mới thực sự có ý nghĩa, cao hơn rất nhiều cái việc làm giàu của một kẻ trọc phú hay một kẻ gian thương.
    Vâng, có thể là tôi đã cả lo. Mong sao không phải như vậy!
    Nhữ Nguyên
    Sinh viên VN
    ( Tin tuc Viet Nam online )
    CHALLENGE EVERYTHING
  10. letmebe

    letmebe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2003
    Bài viết:
    893
    Đã được thích:
    0
    Be heo doc xong cuon Day con lam giau chua ? cho xin y kien di !
    Được letmebe sửa chữa / chuyển vào 17:44 ngày 23/08/2003

Chia sẻ trang này