1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận nghiêm túc về Vovinam

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Vove, 27/06/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NavySeal

    NavySeal Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2007
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Bác ấy chắc copy paste nhầm. Hĩ hĩ
  2. newdom

    newdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    0
    E hèm!!
    Có lẽ đúng , VVN cực kỳ hiểm ác nên nó mới phát triền mạnh ở các nước phưong Tây được , bọn đấy người to lớn, ăn nhiều thịt thích cuồng loạn , giết chóc. Dân ta bé nhỏ lại nghèo , trải qua bao khó khăn gian khổ dùng VVN giết giặc ngoại xâm đã phát ngán chém giết , buông đao súng về với con trâu , cái cày , với ruộng nương ngày xưa gửi bọn địa chủ giữ hộ...còn mơ gì đến cắt kéo hay chiến thuật thứ nhất thừ nhì .!!!
    Dân số tăng nhanh quá , đât chật người đông nên lại càng không cần đến các đòn hiểm nữa, những đòn đó chỉ khi dân cư thưa thớt vắng người mới dùng được. Mới lại không dùng đến các đòn đó nữa thì càng ít người biết , càng quý .
    -Duy có một yếu tố VVN được sáng lập vào năm 1936 thì những chiêu kẹp cổ được dùng để kẹp cổ bọn giặc Pháp , Mỹ không hợp lý lắm thì phải . nếu đu trên cây giữ mình còn khó đừng nói đến kẹp cổ nó để nó treo lửng, còn nếu dơi phịch xuống đất cứ cho là thằng đó gãy cổ đi thì mời ông cũng xơi viên keọ đồng của thằng bên cạnh . Ấy vậy mà nghe bác nào còn bàn đến cả ngựa Mông nó bé( tức ý nói là có công góp phần đánh giặc Mông cổ), không đúng ,chỉ có ngựa H.Mong nhà mình mới bé thôi !
    Nhưng vẫn phải công nhận một điều : VVN cực hiểm, cực độc
  3. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Tớ khoái niềm tin của cậu.
    Có lẽ vì thế mà cậu trở thành 1 trong Tam hổ - 1 loại thú thời nay vô cùng quí hiếm
    Theo tớ, tuy ''Thể chất người Việt thua xa thế giới'' nhưng người Việt rất thông minh, thức thời và nhất là rất tự hào bản thân. Bởi vậy nên người Việt đã sáng tạo nên môn Vovinam hơn hẳn các môn khác về độ tàn độc.
  4. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Sẵn các bác đang bàn về các đòn chân của Vovinam, em xin giới thiệu một đòn chân đặc sắc và hiểm độc của Võ cổ truyền.
    [​IMG]
  5. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    lão cuong nhảy hiphop cho a e coi
  6. danhaiphong

    danhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.537
    Đã được thích:
    0
    Bác Cường cho em hỏi phát: Đòn này dùng kẹp vào đâu??? Kẹp lên cổ e hơi cao!!!!.
    Nói theo Ka hay Tae chắc dùng kẹp phần trung đẳng!!!! Điều đó chứng tỏ lão anhquanjp phán bừa, lão dám bảo là không thể kẹp được khúc ruột miền Trung!!!!.
    Sát thủ này mà kẹp khúc ruột ấy, em e là cả Box này chả mấy ai thoát nổi!!!!
  7. akdo47

    akdo47 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2008
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Thương thay đồng chí BÙ Y
    Y nguyên lành lặn chuyển sang ngặt nghèo.
    (Sửa thơ BT)
  8. yeuvovietnam

    yeuvovietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2008
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Vovinam - Việt võ đạo
    Có một sự thật nghe không kém phần nghịch lý nhưng quả là khi nhắc tới Vovinam, bạn bè nhiều nước trên thế giới có thể nhận ra ngay một môn võ tinh tuý được xem là quốc võ của đất nước Việt Nam, nhưng ngay ở Thủ đô Hà Nội - cái nôi sáng tổ của Vovinam, không phải mấy ai cũng biết.
    Không thể để cho một môn võ chính thống của đất nước bị diệt vong theo thời gian, những võ sĩ và môn sinh tâm huyết của Vovinam hàng chục năm nay đã âm thầm luyện tập quên mình với mục đích cao cả nhất, đó là khôi phục và phát triển Vovinam trở thành quốc võ.
    [​IMG]
    Ban huấn luyện Vovinam - Việt võ đạo - Hà Nội
    Cụ tổ và cái nôi sáng lập ra môn phái Vovinam
    Võ sư sáng tổ của môn phái Vovinam - Việt võ đạo là cụ Nguyễn Lộc, sinh ngày 8 - 4 -1912 tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Sơn Tây. Ông lớn lên trong thảm cảnh nước mất nhà tan. Giữa lúc các nhà chí sĩ yêu nước ngày đêm vận động, cổ súy tinh thần yêu nước trong quốc dân để thúc đẩy thanh niên vào con đường cách mạng, thì võ sư Nguyễn Lộc lại âm thầm theo đuổi con đường riêng thể hiện tấm lòng và chí khí của mình.
    Ông quan niệm muốn đưa cuộc cách mạng dân tộc đến chỗ thành tựu, cần gây cho thanh niên một ý thức cách mạng, một tinh thần quật cường, một nghị lực quả cảm song song với một thân thể đanh thép, vững chắc, sức mạnh dẻo dai, có đầy đủ khả năng tự vệ. Nuôi hoài bão lớn ấy, ngoài việc trau dồi học vấn và đạo đức, ông nỗ lực sưu tầm học hỏi, luyện tập hầu hết các môn võ thuật và ông nhận thấy nếu chỉ đem phổ biến một phương pháp nào đó với thể trạng mảnh khảnh nhỏ bé của người Việt thì khó đạt kết quả như ý.
    Hơn nữa, trong mọi cuộc chiến đấu vấn đề tinh thần và danh dự vẫn là 2 yếu tố quan trọng để quyết định sự thành bại. Bởi vậy, ngoài phần võ thuật và tinh thần võ đạo, ông còn muốn ràng buộc các môn đệ sau này của ông vào danh dự Tổ quốc. Nghĩa là thanh niên Việt Nam phải có phương pháp tự vệ mang danh dân tộc Việt Nam, tiêu biểu cho tinh thần tự chủ bất khuất của tiền nhân để khi chiến đấu phát huy được cái hùng khí, quyết đem vinh quang về cho Tổ quốc, cho môn phái.
    Một môn sinh Vovinam với tư cách cá nhân có thể rất hiền lành, nhã nhặn, song khi bắt buộc mang danh dân tộc và môn phái chiến đấu với ai thì chỉ có thể chiến thắng vinh quang hoặc chết vẻ vang chứ không chịu làm nhục quốc thể và tổn thương danh dự môn phái. Với luận cứ đó, ông đã lấy môn vật và võ cổ truyền Việt Nam làm nòng cốt, khai thác tinh hoa võ thuật đã có trên thế giới để sáng tạo thành môn phái riêng đặt tên là Vovinam.
    Năm 1938 cuộc nghiên cứu hoàn tất, ông bí mật đem Vovinam ra huấn luyện cho một số thân hữu cùng lứa tuổi. Ngót một năm sau, mùa thu năm 1939, ông đem lớp võ sinh đầu tiên công khai ra mắt dân chúng tại Nhà hát lớn Hà Nội mà thành công rực rỡ. Từ đó, Vovinam trở thành môn phái võ riêng của Việt Nam, châm ngòi cho phong trào công khai chống Pháp trong dân chúng.
    Trong quá khứ, Vovinam phát triển mạnh mẽ trong quần chúng. Sự hâm mộ Vovinam bộc lộ bằng những khẩu hiệu: không học Vovinam không phải là người yêu nước. Sau này, võ sư Nguyễn Lộc vào Sài Gòn gây dựng phong trào và thành lập Việt Nam Võ Sĩ Đoàn. Ông mất năm 1960, an táng tại Sài Gòn, sau khi trao quyền trưởng môn cho môn đệ trưởng tràng - võ sư Lê Sáng.
    Gã đạo diễn điện ảnh lãng tử - Người đặt những viên gạch đầu tiên cho sự trở lại của Vovinam tại Hà Nội
    Trải qua những thăng trầm và biến thiên của lịch sử, chiến tranh kéo dài liên miên và ác liệt, Vovinam dần dần mai một đi. Sau năm 1975, một số môn sinh ra nước ngoài định cư sinh sống và mang theo Vovinam như một thứ hành trang linh thiêng khẳng định cốt cách hồn vía của dân tộc Việt trong tinh thần người Việt.
    Tâm niệm của họ dù phải sống xa hương xa xứ bất cứ nơi đâu thì họ vẫn là người Việt Nam, tinh thần thượng võ thể hiện trong Việt võ đạo. Theo bước chân người Việt lan toả khắp thế giới, Vovinam phát triển hoàn toàn bằng con đường tự phát. Ban đầu các du học sinh mở lớp huấn luyện tại châu Âu. Sau này, số người Việt Nam ra nước ngoài định cư ngày càng nhiều, các võ đường Vovinam phát triển ngày càng đông ở nhiều nước.
    Trên bình diện quốc tế, Liên đoàn Vovinam được sáng lập từ tháng 8 - 1996, phổ biến ở 25 quốc gia với hơn 200.000 môn sinh thường xuyên luyện tập. Hiện nay, trên thế giới có tới 40 quốc gia có liên đoàn Vovinam và Vovinam trở thành môn võ yêu thích của đông đảo võ sinh trên thế giới theo luyện và thi đấu. Trong đó phong trào Vovinam phát triển mạnh mẽ nhất ở Liên bang Nga và các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ, Pháp, Mông Cổ, v.v.
    Sự trở lại ngày một lớn mạnh và hùng hậu của Vovinam Hà Nội không thể không nhắc đến một nhân vật khá nổi tiếng. Đó là võ sư Phạm Quang Long - xuất thân là một đạo diễn sân khấu điện ảnh nhà nghề từng công tác tại Hãng phim Truyền hình Việt Nam. Anh theo học Vovinam từ năm 1982 với người thầy đầu tiên là võ sư Nguyễn Văn Chiếu tại Sài Gòn, (ông hiện là Chủ tịch Vovinam - Việt võ đạo - TP. HCM). Tốt nghiệp Đại học Sân khấu Điện ảnh, công việc của một đạo diễn phim đã đưa Phạm Quang Long trở về với nghiệp võ, niềm đam mê yêu thích từ bé. Mơ ước xây dựng được những bộ phim về võ thuật của Việt Nam hấp dẫn người xem, anh âm thầm miệt mài tiếp tục luyện võ thành tài.
    Song song làm công tác đạo diễn, Phạm Quang Long mở võ đường dạy Vovinam và là người đã chiêu sinh khoá đầu tiên huấn luyện Cascadeur đầu tiên tại trường Sân khấu Điện ảnh. Năm 1994, Hà Nội thành lập Câu lạc bộ Cascadeur đầu tiên do võ sư Phạm Quang Long làm chủ nhiệm. Từ bấy đến nay, CLB hoạt động được 11 năm với khoảng 2000 võ sinh theo học môn Vovinam - Việt võ đạo. Hiện CLB chọn được 20 võ sinh điêu luyện hành nghề Cascadeur.
    Năm 1998, võ sư Phạm Quang Long sang Nga học khoá đạo diễn nâng cao. Cũng chính tại đây, Phạm Quang Long đã dày công phát triển và xây dựng phong trào Vovinam trên đất bạn. Với niềm đam mê Vovinam, anh đã cùng đội ngũ am hiểu về thể thao xây dựng phong trào luyện tập.
    Nhờ vậy Vovinam bước đầu bám rễ tại các nước Cộng hoà thuộc Liên Xô cũ. Trước sự lớn mạnh của phong trào, Bộ tư pháp Liên bang Nga đã cấp giấy phép cho Liên đoàn Vovinam hoạt động. Lãnh đạo chủ chốt của Liên đoàn có võ sư Phạm Quang Long là giám đốc kỹ thuật. Hằng năm, ngoài các giải tỉnh, Liên đoàn còn tổ chức giải Vô địch Vovinam toàn nước Nga, thu hút hàng ngàn thanh niên Nga tham gia thi đấu.
    Trong khi phong trào Vovinam phát triển mạnh mẽ trên thế giới, thì ở Việt Nam, ngoài địa bàn TP.HCM phát triển khá sôi động, thì ở quê hương của cụ tổ và TP. Hà Nội - cái nôi sáng lập ra môn phái, nhiều người còn chưa biết đến Vovinam. Nung nấu một quyết tâm xây dựng lại Vovinam, năm 2005 võ sư Phạm Quang Long trở về nước cùng các cộng sự và môn sinh yêu qúy Vovinam đã bắt tay vào việc truyền bá, phát triển Vovinam trong cộng đồng.
    Đến nay, Vovinam - Việt Võ Đạo đã phát triển lớn mạnh trong nước và nước ngoài, được nghành Thể dục Thể thao chú trọng phát huy và quảng bá. Vovinam - Việt võ đạo là môn phái võ Việt Nam duy nhất có hệ thống các giải thi đấu chính thức của Hội khoẻ Phủ Đổng và Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc. Các vận động viên Vovinam - Việt võ đạo đạt thành tích cao cũng được Uỷ ban Thể dục Thể thao phong cấp kiện tướng như các môn thể thao khác. Trên thế giới, Vovinam đã được phổ biến ở hầu hết các châu lục. Các giải vô địch trên thế giới cũng như nhiều giải quốc tế Vovinam - Việt võ đạo cũng đã được tổ chức.
    Vovinam - mở đường vào Asia Indoor Game 23
    Thành công mới đây nhất của Vovinam - Việt võ đạo là nhân dịp Uỷ ban Olympic Việt Nam sang họp Hội đồng thể thao Đông Nam Á tại Thái Lan vừa qua, môn võ Vovinam đã được giới thiệu nhằm thuyết phục các nước trongkhu vực ủng hộ để đưa vào thi đấu chính thức tại Asian Indoor Games 2009. Về cơ bản buổi thuyết trình và giới thiệu đã thành công tốt đẹp. Hiện nay, Lào, Campuchia, Thái Lan đã đang chuẩn bị gửi huấn luyện viên sang tập huấn Vovinam để chuẩn bị cho Asia Indoor Games 3 sắp tới.
    Với sự ủng hộ tuyệt đối của Nhà nước, sở Thể dục Thể thao Hà Nội và Uỷ ban Thể dục Thể thao quốc gia, Vovinam đã đặt được nền móng vững chắc để đưa Vovinam Việt Nam bước ra khu vực và thế giới như một môn thể thao chính thức.
    Trước tương lai sáng sủa của Vovinam, sở Thể dục Thể thao Hà Nội đã thành lập Liên đoàn Vovinam - Việt võ đạo lâm thời do ông Trần Đức Dũng (Tiến sĩ - PGS, Hiệu trưởng trường Đại học Thể dục Thể thao làm Chủ tịch và khi Vovinam đã trở thành bộ môn thể thao thi đấu chính thức ở các giải đấu thì việc thành lập Liên đoàn Vovinam là điều tất yếu phải xảy ra.
    HLV Lê Hải Bình hiện đang công tác ở Bộ Ngoại giao, thư ký riêng của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, một trong những gương mặt huấn luyện viên xuất sắc của Vovinam (đang huấn luyện tại trường thể thao 10 - 10) tâm sự:
    "Nhiều người nước ngoài đã hỏi tôi, Hàn Quốc có Taekwondo, Nhật có Karater, trong khi đó Việt Nam có Vovinam, một môn võ đặc sắc, lại mang tính thể thao cao, không hề thua kém bất cứ môn phái nào sao các bạn không xây dựng phát triển thành quốc võ của dân tộc. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về điều này. Anh em trong ban huấn luyện chúng tôi sẽ cố gắng đến mức cao nhất làm sao để truyền bá cho mọi người hiểu về Vovinam và khi nhắc đến Vovinam là nhắc đến tinh thần thượng võ của dân tộc, là niềm tự hào của người Việt Nam vì Vovinam chứa đựng bản sắc dân tộc Việt Nam, là tinh tuý, hồn cốt của dân tộc Việt trong môn võ.
    Học Vovinam thể hiện tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Chúng tôi đã và đang đưa Vovinam vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục nhà trường, trở thành một môn học thể chất cho học sinh, sinh viên. Hiện nay có trên 10 trường trung học và đại học đưa Vovinam vào giảng dạy. Sắp tới mô hình này sẽ còn được nhân rộng trong trường học để cho các em học sinh ngoài việc học văn hoá còn được rèn luyện bản lĩnh, chí khí và sức mạnh, lòng tự hào dân tộc thông qua Vovinam".
    Nguyễn Ngọc Quân, vận động viên hạng 50kg của đội tuyển Vovinam Hà Nội bộc bạch: "Em lựa chọn Vovinam là bởi môn võ này chứa đựng Đạo của người Việt với triết lý nhân sinh quan mang đậm bản sắc dân tộc phối hợp với những nét tinh hoa của văn hoá thế giới. Vovinam - Việt võ đạo rèn luyện cho môn sinh một tinh thần yêu nước, bản lĩnh vững vàng, đoàn kết, nhân ái, lối sống trong sạch và nhiệt huyết. Có một điều không phải là ai cũng biết là Vovinam mang lại sức khoẻ cho mọi người, giúp con người chiến thắng được các căn bệnh mãn tính. Nhắc đến Vovinam là nhắc đến niềm tự hào của người Việt nam. Đã là người Việt Nam, chúng ta nên học võ Việt Nam".
    Lê Bình
    http://tintuconline.com.vn/vn/thethao/119630/
  9. yeuvovietnam

    yeuvovietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2008
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Võ Việt Nam mang văn hoá Việt đến với thế giới
    Năm 1938, Việt Võ Đạo (Vovinam) ra đời tại Hà Nội. Cho đến nay, đây là môn võ thuật hiện đại của Việt Nam, được bạn bè quốc tế công nhận sánh ngang với những môn võ đặc trưng cho từng quốc gia như Karate của Nhật Bản, Teakwondo của Hàn Quốc, Muay Thái hay thậm chí cả Kungfu của Trung Quốc- nơi được coi là cái nôi của tinh hoa võ thuật thế giới.
    Việt Võ Đạo kế thừa tinh hoa các võ phái cổ truyền Việt Nam, võ thuật Trung Hoa, phát triển theo chiều hướng hiện đại, lược đi nhiều yếu tố rườm rà nên được giới võ thuật đánh giá cao về mặt thực chiến. Ví dụ tại Nga, quốc gia có liên đoàn Vovinam và phong trào luyện tập rất phát triển, Việt Võ Đạo đã được đưa vào huấn luyện cho lực lượng cảnh sát bởi võ sư Phạm Quang Long, người đã gây dựng, phát triển Việt Võ Đạo ở Nga và nhiều nước Đông Âu khác.
    Người Việt có vóc dáng nhỏ bé, bản tính hiền hoà luôn phải đối mặt với những kẻ địch hung bạo, to khoẻ hơn. Để chống quân Nguyên Mông, thời Trần có môn võ vật. Chống quân Minh, thời Lê có võ Lam Sơn. Chống quân Thanh, quân Xiêm (Thái Lan ngày nay), có võ Tây Sơn Bình Định?.. và thực tế chiến đấu cho thấy, võ thuật Việt Nam mạnh về các đòn thế hiểm hóc, nhanh nhẹn lợi cho việc lấy ít đánh nhiều, dùng yếu chống mạnh.
    Ngoài quyền cước, kỹ thuật chiến đấu, môn phái luôn chú trọng đến phần Đạo với phương châm của võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc: ?oSống cho mình, giúp cho mọi người khác sống, sống cho mọi người". Chính phương châm hướng thẳng đến cuộc sống một cách giản dị, cao thượng này đã định hướng cho mỗi võ sinh một đường tiến đến chân, thiện, mỹ trong cả thể chất lẫn tinh thần.
    Về khía cạnh văn hoá, Việt Võ Đạo mang trong mình những tinh hoa của dân tộc được đúc kết từ lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vì thế ngay trong quá trình phát triển môn phái trên toàn thế giới, các thế hệ võ sư và môn sinh đã đem tinh hoa văn hoá Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế. Nói cách khác, con đường ra biển lớn của Việt Võ Đạo cũng nằm trên con đường hội nhập văn hoá thế giới của cả dân tộc.
    Từ Việt Võ Đạo đến ?othương hiệu?văn hoá Vovinam
    Vovinam-Võ Việt Nam- là cách gọi ngắn gọn, mang tính quốc tế của Việt Võ Đạo. Cũng giống như Karatedo, Taekwondo, Kungfu?. Vovinam đã xuất hiện tại tất cả các châu lục trên thế giới, có khoảng 40 liên đoàn Vovinam cấp quốc gia với hàng trăm ngàn võ sinh đủ mọi chủng tộc.
    Song ngay tại Việt Nam lại chưa có được một liên đoàn Vovinam cấp quốc gia. Ở Hà Nội, nơi khai sinh ra Việt Võ Đạo, gần đây mới thành lập liên đoàn cấp thành phố. Vấn đề phát triển Vovinam gặp khó khăn không phải vì Vovinam thua kém các môn võ thuật khác mà chính là những tính ưu việt của Vovinam chưa được biết đến rộng rãi. Và chẳng ở đâu xa, ngay tại Việt Nam, không phải ai cũng biết đến Vovinam.
    Người Việt Nam đến với Vovinam như một môn thể thao ngoài tác dụng nâng cao sức khoẻ, lòng tự tin còn được hấp thụ tinh thần thượng võ của dân tộc và càng cảm thấy tự hào hơn về dòng máu Việt trong chính bản thân mình.
    Người nước ngoài, đến với Việt Võ Đạo cũng là đến với tiếng Việt và văn hoá Việt. Khi khoác lên mình bộ võ phục Vovinam, họ biết đến màu xanh của biển trời Việt Nam, đến cây tre-biểu tượng con người Việt Nam cứng cáp mà mềm dẻo, quật cường, đoàn kết trong mọi giông bão.
    Khi nghiêm lễ chào, họ đặt bàn tay phải lên trái tim, mắt hướng về phía trước, họ biết đến triết lý của môn phái và đồng thời cả tinh thần nhân văn của dân tộc ta.
    Còn trong từng động tác, đòn thế, họ sẽ tiếp xúc với cá tính thông minh, nhanh nhẹn của người Việt.
    Nhờ thế mà mỗi một người nước ngoài học Vovinam sẽ là chiếc cầu nối, hay đúng hơn là vị sứ giả văn hoá tốt nhất đưa văn hoá Việt ra cộng đồng quốc tế.
    Về việc truyền bá văn hoá bằng con đường võ thuật, chúng ta phải công nhận các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã làm cực tốt. Chẳng hạn như người Trung Quốc đi đến đâu cũng được hỏi: ?o Anh có luyện Kungfu không? Có biết Thành Long, Lý Liên Kiệt, Lý Tiểu Long không? Anh đã đến Thiếu Lâm Tự chưa? Có đọc Kim Dung không?...? Và cứ càng tìm hiểu võ thuật người ta lại càng bị lôi cuốn vào đủ các loại hình nghệ thuật cổ điển lẫn hiện đại của đất nước 1,5 tỉ dân này. Còn với đất nước mặt trời mọc, nhờ Judo, Karatedo, Aikido..v.v. mà người ta biết đến trà đạo Nhật Bản, nghệ thuật cắm hoa Ikêbana, truyền thống võ sĩ đạo. Sau thế chiến II, chính những môn võ thuật này đã nuôi dưỡng tinh thần và ý chí vươn lên của người Nhật để không đầy 20 năm sau chiến tranh họ đã làm nên một thần kỳ Nhật Bản ở lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ. Trong khi đó, Teakwondo của Hàn Quốc lại hầu như được phát triển trên thế giới bằng các du học sinh người Hàn. Họ mang Teakwondo như một hành trang cùng với tiếng Hàn để vừa giữ gìn bản sắc dân tộc, vừa giới thiệu văn hoá Hàn Quốc với quốc tế. Hiện nay liên đoàn Teakwondo thế giới có 166 thành viên và hơn?50 triệu người tập luyện, cao hơn hẳn với dân số 48,5 triệu người của chính đất nước này. Đây quả là lực lượng hung hậu, mạnh hơn bất cứ một tổ chức văn hoá nào.
    Đến nay, so với họ có thể nói Vovinam bước vào vạch xuất phát muộn hơn nhiều năm song không hề thua kém về bất cứ yếu tố nào khác như kỹ thuật, triết lý và cả bề dày lịch sử bởi lịch sử của Việt Võ Đạo không phải bắt đầu từ năm 1938 mà là cả đúc kết từ mấy nghìn năm chống ngoại xâm của dân tộc. Việc xây dựng một thương hiệu văn hoá Vovinam cần nhiều nỗ lực của không chỉ các võ sinh Việt Võ Đạo. Các con đường hiệu quả nhất là điện ảnh, văn học, những du học sinh Việt Nam trên khắp thế giới. Bộ phim ?oDòng máu anh hùng? mới đây chẳng hạn. Xem phim có hay thì người ta (và cả người tây) mới có hứng thú tìm hiểu cái cô Thuý xinh đẹp đánh võ gì mà hay thếchứ! Chỉ riêng mặt này ta phải học tập anh bạn Trung Quốc nhiều.
    Điện ảnh võ thuật - nhân lực và kinh phí
    Đến nay cả nước mới chỉ có một đạo diễn Phạm Quang Long là võ sư hồng đai Vovinam mà thôi. Và dàn diễn viên thì còn thiếu cả chất lẫn lượng. Không thể nào cứ làm phim võ thuật cũng lại lấy những Johnny Trí Nguyễn hay Dustin Nguyễn ra được.
    Còn về vấn đề muôn thuở là kinh phí nay cũng đã khác do có sự xuất hiện của các hãng phim tư nhân, của Việt kiều. Bỏ ra 1,5 triệu USD như để làm ?oDòng máu anh hùng? bây giờ cũng không còn là một cái gì to tát quá!
    Võ sư Long cho biết, để phát triển Vovinam như một phương thức quảng bá văn hoá, hơn lúc nào hết công tác đào tạo phải đặt lên hàng đầu. Cũng may là giới trẻ rất hào hứng với Vovinam nên ngày càng có nhiều người đến theo học, mà đã học là hăng say lắm. Nhiều người đến tập chỉ để khoẻ song cũng có người đến tập vì một hoài bão lớn. Bạn Phạm Viết Hưng, 21 tuổi, tập Vovinam với mong ước mang võ thuật Việt Nam vào điện ảnh. Ngoài ra Hưng còn tham gia nhóm Cascadeur do thầy Long phụ trách tại trường TDTT 10-10 và nhảy?hiphop. Hưng nói tất cả những hoạt động ấy ngoài việc mang lại cho tinh thần và cơ thể khoẻ mạnh cường tráng còn giúp cho ta nuôi dưỡng ý chí ngày càng mạnh mẽ hơn.
    [​IMG]
    (Phạm Quang Hưng, CLB cascadeur Vovinam trường TDTT 10-10)
    Đây chính là lực lượng kế cận đảm trách việc phát triển môn phái sau này.
    Có điều ngay tại Hà Nội, phong trào Vovinam vẫn rất thiếu huấn luyện viên. Võ sư Phạm Quang Long là người khơi dậy lại môn Việt Võ Đạo trên ngay mảnh đất khai sinh ra nó hiện nay gần như một mình làm tất cả các khâu quản lý, kỹ thuật, đào tạo?. Một số huấn luyện viên khác như thầy Dương Như Thể ở câu lạc bộ đại học Thuỷ Lợi, thầy Lê Hải Bình ở câu lạc bộ học viện Quan hệ quốc tế cũng bận bịu với công việc bên ngoài song vẫn hăng say đến lớp hàng ngày. Đến thời điểm này có khoảng 1.500 võ sinh Vovinam đang theo học tại 28 trung tâm và câu lạc bộ. Liên đoàn Vovinam thành phố Hà Nội mới thành lập không lâu song là một tín hiệu đáng mừng bởi môn phái đã được nhìn nhận một cách đúng mực.
    Vovinam Hà Nội luôn tham gia các hoạt động văn hoá xã hội của thành phố, vừa để giới thiệu với công chúng, vừa góp phần tôn vinh một nét đẹp văn hoá của thủ đô. Đây cũng là một yếu tố cần thiết để có thể áp dụng trong các hoạt động quảng bá văn hoá, du lịch. Khách du lịch nước ngoài đến Hà Nội nói riêng, và đến Việt Nam nói chung cần biết đến môn võ của người Việt để hiểu thêm về lịch sử và con người Việt. Hy vọng trong tương lai không xa, Vovinam-Việt Võ Đạo sẽ trở thành một đầu tàu mang văn hoá Việt đến với cộng đồng quốc tế.
  10. yeuvovietnam

    yeuvovietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2008
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Vovinam góp sức vào đánh giặc Mông Cổ như nào xem ở đây nhé các bạn, sẽ rõ ngay, khỏi tranh cãi
    http://www.youtube.com/watch?v=etnVI1Djc9I
    http://www.youtube.com/watch?v=tEnG-RqE01Y
    http://www.youtube.com/watch?v=yp42Al4VJ2Q

Chia sẻ trang này