1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận và phân tích về sự phát triển Chương Trình Không Gian Của Việt Nam !?, (hiện tại và tương

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi yphuong123, 24/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Thật đáng buồn khi nghe những ý kiến như thế này trong topic thảo luận về sự phát triển của chương trình không gian Việt Nam. Vấn đề ở đây không phải là VN nên làm hay không nên làm mà là chính bản thân mỗi người trong số chúng ta đây có muốn làm và dám làm hay không???
    Đối với những bạn có cái nhìn bi quan về tương lai của chương trình không gian Việt Nam thì cũng có nhiều lý do (tham nhũng, tự ti, khả năng kỹ thuật yếu kém...) tuy nhiên tôi cho rằng nếu cứ giữ cách suy nghĩ như vậy thì mãi mãi chúng ta sẽ không thể nào phát triển được.
    Cá nhân tôi thì ngày càng tin tưởng vào sự phát triển tất yếu của chương trình không gian Việt Nam và mong muốn góp sức và công cuộc này. Nhìn lại xuất phát điểm của đất nước, trải qua 2 cuộc chiến tranh và nhiều năm cấm vận, kinh tế trì trệ... cho đến những thành công hiện nay cả về kinh tế và xã hội là minh chứng rõ rệt nhất.
    Mọi thành công lớn đều bắt đầu từ những bước đi đầu tiên. Tôi muốn chia sẻ 1 số kinh nghiệm cá nhân trên con đường chinh phục không gian của bản thân mình:
    1. Tránh xa những người thuộc loại NATO - "No Action, Talk Only" - những người nói thì có vẻ rất hay nhưng thực tế thì chẳng làm được điều gì cụ thể cả.
    2. Hãy ước mơ và lạc quan vào tương lai. Hãy mơ về những điều bạn thực sự yêu thích và chẳng việc gì phải giới hạn mơ ước của mình cả.
    3. Đặt ra mục tiêu và bắt tay vào thực hiện từng bước mục tiêu đó. Có 1 điều tất yếu là trong xu thế phát triển, hội nhập hiện nay thì ngoại ngữ là điều không thể thiếu được nên bạn cần tự trang bị vốn tiếng Anh cho mình.
    4. Chương trình không gian là 1 chương trình rất lớn và bao gồm kiến thức tổng hợp của các ngành sau: Vật lý, Thiên Văn, Điện tử, Viễn thông, Hàng không, Tự động hóa, chế tạo robot... Hãy tự lên kế hoạch cho mình để học những kiến thức này 1 cách dần dần.
    5. Chia sẻ ước mơ, niềm đam mê của mình với những người xung quanh.
    Đây chỉ là những bước đi nhỏ bé đối với mỗi cá nhân, nhưng nếu tất cả chúng ta - những người quan tâm đến thiên văn học - vũ trụ cùng góp sức làm thì đó sẽ là 1 bước tiến lớn của chương trình không gian nước nhà.
  2. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Thật đáng buồn khi nghe những ý kiến như thế này trong topic thảo luận về sự phát triển của chương trình không gian Việt Nam. Vấn đề ở đây không phải là VN nên làm hay không nên làm mà là chính bản thân mỗi người trong số chúng ta đây có muốn làm và dám làm hay không???
    Đối với những bạn có cái nhìn bi quan về tương lai của chương trình không gian Việt Nam thì cũng có nhiều lý do (tham nhũng, tự ti, khả năng kỹ thuật yếu kém...) tuy nhiên tôi cho rằng nếu cứ giữ cách suy nghĩ như vậy thì mãi mãi chúng ta sẽ không thể nào phát triển được.
    Cá nhân tôi thì ngày càng tin tưởng vào sự phát triển tất yếu của chương trình không gian Việt Nam và mong muốn góp sức và công cuộc này. Nhìn lại xuất phát điểm của đất nước, trải qua 2 cuộc chiến tranh và nhiều năm cấm vận, kinh tế trì trệ... cho đến những thành công hiện nay cả về kinh tế và xã hội là minh chứng rõ rệt nhất.
    Mọi thành công lớn đều bắt đầu từ những bước đi đầu tiên. Tôi muốn chia sẻ 1 số kinh nghiệm cá nhân trên con đường chinh phục không gian của bản thân mình:
    1. Tránh xa những người thuộc loại NATO - "No Action, Talk Only" - những người nói thì có vẻ rất hay nhưng thực tế thì chẳng làm được điều gì cụ thể cả.
    2. Hãy ước mơ và lạc quan vào tương lai. Hãy mơ về những điều bạn thực sự yêu thích và chẳng việc gì phải giới hạn mơ ước của mình cả.
    3. Đặt ra mục tiêu và bắt tay vào thực hiện từng bước mục tiêu đó. Có 1 điều tất yếu là trong xu thế phát triển, hội nhập hiện nay thì ngoại ngữ là điều không thể thiếu được nên bạn cần tự trang bị vốn tiếng Anh cho mình.
    4. Chương trình không gian là 1 chương trình rất lớn và bao gồm kiến thức tổng hợp của các ngành sau: Vật lý, Thiên Văn, Điện tử, Viễn thông, Hàng không, Tự động hóa, chế tạo robot... Hãy tự lên kế hoạch cho mình để học những kiến thức này 1 cách dần dần.
    5. Chia sẻ ước mơ, niềm đam mê của mình với những người xung quanh.
    Đây chỉ là những bước đi nhỏ bé đối với mỗi cá nhân, nhưng nếu tất cả chúng ta - những người quan tâm đến thiên văn học - vũ trụ cùng góp sức làm thì đó sẽ là 1 bước tiến lớn của chương trình không gian nước nhà.
  3. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Hai vợ chồng Việt ở NASA
    Để đến được vị trí hiện tại, cặp vợ chồng đều là tiến sĩ họ Trịnh - Hữu và Diệp (ảnh) đã phải vượt qua một chặng đường dài. Từ một làng nhỏ ở Bạc Liêu, Việt Nam, giờ đây họ đã trở thành hai chuyên gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
    Hai nhà khoa học gốc Việt kết hôn và cùng làm việc cho NASA hơn 20 năm qua. Hiện bà Trịnh Diệp là kỹ sư chuyên ngành vật liệu xây dựng, còn ông Trịnh Hữu là kỹ sư chuyên ngành khoa học vũ trụ.
    [​IMG]


    Hai nhà khoa học Việt ở NASA. (Ảnh: VNE)Họ cùng làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu vũ trụ của NASA ở thành phố Huntsville, bang Alabama. Bà Diệp phát triển và thử nghiệm các vật liệu cho động cơ tên lửa của tàu vũ trụ, còn ông Hữu là trưởng nhóm nghiên cứu động cơ "LOX-methane", sử dụng khí ôxy và khí methane dạng lỏng, với mục tiêu sử dụng cho các phương tiện di chuyển trên mặt trăng. Từ một làng nhỏ ở tỉnh Bạc Liêu, họ tới Mỹ đầu những năm 1980. "Khi mới tới Mỹ, tôi còn không biết nói "xin chào" bằng tiếng Anh", bà Diệp nhớ lại và cho biết khi còn theo học ở trường, nhiều lúc bà thậm chí không hiểu giáo viên nói gì và về nhà thường phải tự học lại.
    Vượt qua mọi khó khăn về tài chính và ngôn ngữ, bà lấy bằng cử nhân hoá học ở Đại học Southern Illinois và bằng tiến sĩ ở ĐH Missouri. Ông Hữu nhận bằng cao học kỹ thuật ở Đại học Missouri và bằng tiến sĩ kỹ thuật ở Đại học Alabama. Ông bà có ba người con gái đang đi học và đều học rất giỏi. Họ vẫn thường xuyên liên lạc với gia đình ở Việt Nam và thỉnh thoảng đưa các con về thăm quê hương để chúng hiểu rõ nguồn cội.
    Theo Lao Động, Vnexpress
    Sưu tầm từ Khoahoc.com.vn: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=13&Cat_Sub_ID=0&news_id=15402
  4. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    CHủ đề này không có ai còn hứng thú để tiếp tục nữa sao?
    Tranh luận mãi túm lại có 3 hướng Ý kiến:
    1- VN không nên tham gia công nghệ vũ trụ (nhiều người ủng hộ).
    2- VN nên tham gia nhưng ở chừng mực nhất định thôi (không nghiên cứu chế tạo tên lửa đẩy, chỉ tham gia chế tạo vệ tinh hoặc các công cụ tham dò, tên lửa đi thuê của người khác (cũng nhiều người ủng hộ).
    3- Nên làm (không biết có bao người ủng hộ?)
    Ai theo ý 2 và 3 có thể cùng nói chuyện tiếp được không?
  5. xuandan

    xuandan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Tuần sau em nộp bài viết cho cuộc thi "Việt Nam năm 2030". Em quyết định sẽ chỉ viết về một khía cạnh, đó là sự phát triển của ngành hàng không vũ trụ VN. Xin phép anh Thư và một số bạn trong box để mình lấy một số ý cho bài viết. Các ý cần có trong bài viết:
    - Ước mơ của em năm 2030.
    - Những việc cần làm để hiện thực hóa ước mơ đó.
    Về cá nhân thì tất nhiên, em cũng như bao bạn yêu TV khác, cần cố gắng trau dồi kiến thức về nhiều lĩnh vực liên quan. Còn ước mơ? Em hi vọng trong thời gian tới, sẽ có những sự phát triển mạnh mẽ về thiên văn ở nước ta, đi đôi với sự bùng nổ CNTT. Cứ để ý số thành viên của box TV này là biết. Em tin chắc rất nhiều bạn trẻ, ko chỉ ở trong box này, cũng có sự tò mò, muốn tìm hiểu về TV. Tuy nhiên, để cho thiên văn VN phát triển, cần phải có sự giúp đỡ của những người có tầm ảnh hưởng lớn đến thành phố, hay thậm chí quốc gia, để có sự quan tâm đúng mực hơn, tiến tới sự đào tạo bài bản hơn. Tóm lại em định vạch ra kế hoạch như sau:
    - Từ nay đến 2010: Thu hút thêm thật nhiều sự chú ý của các bạn trẻ yêu thiên văn trên cả nước (bằng box này, HAAC, VACA,?.). Tiến tới giới thiệu hoạt động của các hội thiên văn nói trên rộng rãi trên các tờ báo uy tín, truyền hình,?Cái này cần bạn nào giỏi marketing xử lí giúp! Tất cả những điều trên cốt để tìm ra nhà tài trợ cho chúng ta, những người có quyền hạn và chức trách cao hơn giúp đỡ chúng ta. Hiện tại, theo mình biết mới chỉ có Viện Vật lí giúp về mặt kiến thức (đúng ko nhỉ, cái này mình ko rõ). Chúng ta cần cả tài trợ về mặt kinh phí(như các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm), cao hơn là sự giúp đỡ của những người đứng đầu thành phố, quốc gia. Có như vậy mới có thể nâng chúng ta lên một tầm mới để phát triển về sau, chứ nếu chỉ có mấy anh em bàn chuyện với nhau, vui đến mấy thì cũng khó mà khiến cho thiên văn VN phát triển. Xin nhắc lại là điều này không phải là dễ làm, còn phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan. Tốt nhất là anh em nào trong box phần đấu thành ************* thì okie! Bạn em nó học Kim liên, mở ra cái hội tin học gì gì đó cho trường nó, mà được một giám đốc tài trợ đến 20 triệu!
    - Từ 2010 đến 2015: Với nguồn tài chính và sự ủng hộ của nhà nước, chúng ta sẽ có những lớp học cho các bạn yêu thích TV để truyền đạt kiến thức, với sự giảng dạy của các giáo sư đầu ngành VN, thậm chí chuyên gia nước ngoài. Hoặc có cách khác là cử các lão làng trên box ra du học nước ngoài về dạy anh em. Lập ra một Viện riêng chuyên về thiên văn nói riêng cũng như ngành hàng không vũ trụ nói chung (kiểu như NASA ý).
    - Từ 2015 đến 2020: Lập ra các khoa trong các trường Đại học như ĐHQGHN, ĐHBK?về thiên văn. Muốn vậy phải làm cho đầu ra dễ, kiểu như ra là làm luôn trong viện chẳng hạn. Tất cả chỉ để có thêm nhân lực, vì thiếu người tài thì chả làm gì đc hết. Chúng ta cần đến sự giúp đỡ của các nước bạn cũng như chuyên gia nước ngoài để đào tạo cho các học viên này. Phấn Theo em đây là điều ko thể tránh khói, bởi muốn phát triển thiên văn phải có cơ sở đào tạo chính quy, có điều là nó xảy ra sớm hay muộn mà thôi. Việc của chúng ta là làm cho điều đó đến càng sớm càng tốt. Em đi hội thảo du học mấy lần, trường nào cũng có Astronomy Faculty.
    - Khi có người giỏi rồi, lúc đó nước ta cũng đã phát triển thêm về đời sống, nhà nước sẽ quan tâm nhiều hơn đến ngành hàng không vũ trụ. Đó là hệ quả tất yếu khi đã xóa được đói nghèo, dân trí tăng cao. VN sẽ hợp tác với Nhật, Trung Quốc xin hỗ trợ về kĩ thuật, máy móc?tiến tới tự lắp ráp vệ tinh viễn thông?
    - Hi vọng đến 2030, VN có thể tự đưa một cái gì đó lên mặt trăng! Có thể chỉ là một cỗ máy nặng vài chục cân, nhưng nó sẽ đánh dấu một bước ngoặt lớn của thiên văn VN!
    Bài này dài quá, hi vọng các bạn đọc hết và cùng góp ý, mới chỉ là phác ý ra thôi. Hix, điểm 1 tiết của mình!
  6. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Đây cũng là chủ đề yêu thích của anh :)
    Đến hôm WSW tới 7/10 em có đi được không? Anh có 1 số thông tin về ngành hàng không không gian sẽ trình bày hôm đó.
  7. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Phát triển nghiên cứu vũ trụ: cần hay không?
    1. Nếu chúng ta chỉ định trở thành một nước "tầm tầm", làm đủ no, đủ ăn, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, làm dịch vụ, du lịch mà thôi, thì theo tôi nghĩ là không cần. Cùng lắm nữa thì cố phát hiện thêm một vài cái mỏ dầu lớn nữa như Brunei hay Arap, thì thôi!! - làm công nghiệp không gian không cần lắm đâu - DẸP.
    Ai trong số các bạn đồng ý là chúng ta sẽ sống theo kiểu đó đề nghị giơ tay.
    2. NHƯNG, nếu mục đích của ta còn là: phát triển mạnh hơn nữa, vừa giúp làm giàu, vừa trở thành một nước mạnh, đóng góp thêm cho kho tàng trí tuệ của loài người, thực sự sánh vai với các cường quốc, tức là vừa có miếng vừa có tiếng, Thì con đường đó (phát triển dần công nghiệp vũ trụ), phải được tính tới.
    Dù cho bao nhiêu người giơ tay ủng hộ ý kiến 1, thì riêng cá nhân tôi cũng vẫn làm theo ý kiến 2.
    Kế hoạch dài hạn của tôi là Trước mắt tập trung cho phần tiếp cận việc làm sao có được và làm chủ (ở một chứng mực nào đó) phần tên lửa đẩy. Phần vệ tinh+thiết bị đưa lên không gian: tạm dẹp qua trong giai đoạn này. Để làm được việc này nhanh nhất ta cần những gì và đã có những gì? Tôi sẽ phân tích kỹ theo hiểu biết của cá nhân tôi, từ đó rút ra những việc phải làm. Cụ thể như sau:
    3. Cái ta có:
    - Về chế tạo động cơ tên lửa (các loại): con số 0.
    - Về công nghiệp chế tạo cơ khí: hầu như con số 0 tròn trĩnh.
    - Về tự động hóa và điều khiển: NHờ Trời, có một chút cơ sở + hàng loạt các cá nhân có nền tảng kiến thức và thực tế ở trong các lĩnh vực gần liên quan.
    - Có x người muốn làm thực sự (con số x là bao nhiêu? chiếm bao nhiêu phần trăm?)
    Hết
    4. Cái ta cần:
    - Có tên lửa đẩy của ta, được làm chủ ở một mức độ nào đó. Nôm na là nều người khác có thể chế tạo nó với 1 trăm triệu thì ta sẽ chế được với công sức 1 tỷ (tính cả tiền và công sức)
    => CÁI PHẢI LÀM:
    Nếu lẽo đẽo theo sau và làm lại từ đầu thì chắc 100 năm nữa cũng chưa có gì đáng kể. Làm thì phải biết suy tính thiệt hơn.
    Nếu mọi người quan tâm, tôi sẽ bàn tiếp ở lần post sau. Nếu không ai quan tâm - mọi người thứ lỗi và coi như chưa từng đọc cái này. Trong trường hợp đó, tôi sẽ..............đem ý kiến của mình đi chỗ khác.!!!
  8. xuandan

    xuandan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    @ntdu: Theo mình, việc phát triển nghiên cứu vũ trụ ko phải là việc cần hay ko cần. Điều này là việc tất yếu xảy ra, ko thể tránh, nếu chúng ta ko muốn tụt hậu với thế giới. Cái chính là chúng ta sẽ để ý đến nó sớm hay muộn mà thôi. Vấn đề này lại phụ thuộc vào đất nước ta. Có một khó khăn hiển nhiên là khi dân ta còn chưa ăn no mặc ấm thì việc đầu tư một khoản kinh phí lớn cho nghiên cứu không gian quả thực rất xa xỉ. Nhưng mình tin, với những thay đổi tích cực của Việt nam hiện nay, chúng ta có quyền hi vọng vào tương lai của ngành hàng không vũ trụ VN.
    Việc phát triển hàng không vũ trụ ko chỉ có mục đích là sánh vai với các cường quốc như bạn nói. Lấy VD đơn giản là các vệ tinh viễn thông. Lợi ích của chúng là vô cùng to lớn. Bạn chắc hẳn đã trải qua tắc đường, và thấy sự cần thiết của phát triển giao thông? Công nghệ thông tin cũng như vậy. Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, các nước đều đã phóng vệ tinh cho riêng mình. Hôm nọ nghe anh Thư nói chuyện bọn Thái Lan phóng liên tiếp, lấy cả khoảng không của ta, lòng mình rất ức .
    Việc phát triển ngành hàng không vũ trụ là công việc của tương lai, nhưng cần có sự chuẩn bị vững chắc, từng bước từ ngay bây giờ. Bạn có thể phân tích rõ hơn về vấn đề cơ khí hay chế tạo tên lửa đẩy đc ko? Phần này mình ko rõ lắm (mình ko phải dân kĩ thuật). Mong bạn tiếp tục đóng góp ý kiến, mình đang rất muốn tham khảo học hỏi!
    @anh Thư: Chủ nhật tới em sẽ đến, làm sao em lại bỏ qua buổi kỉ niệm WSW đó đc
  9. xuandan

    xuandan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Nhất trí với việc phát triển về động cơ đẩy trước!
    Bên cạnh đó, có bạn nào biết các nước quanh ta như Thái hay Malay phát triển như thế nào ko? Học hỏi luôn từ các nước bạn. Từ đó nhờ sự trợ giúp. Trung Quốc theo mình là nước có thể giúp ta nhiều nhất. Tiếp đó là các nước bạn và...Việt kiều (như 2 ông bà ở trên ý).
  10. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn đã thật sự quan tâm. Tôi đang đánh máy và sẽ post tiêp để trao đôỉ trong vòng 1h nữa. chúc khoẻ

Chia sẻ trang này