1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận và phân tích về sự phát triển Chương Trình Không Gian Của Việt Nam !?, (hiện tại và tương

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi yphuong123, 24/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Tôi coi bạn như người để thảo luận và trao đổi, vì vậy cởi mở thế này:
    - Bạn nói quá đúng: không phải làm chỉ để cho oai, mà nếu làm được thì có lợi lớn về kinh tế, sẽ bù lại được phần lớn chi phí.
    - Về hợp tác hay nhờ vả - có lẽ không nên tính đến - bởi họ không ai muốn mình có cái này cả. Nhưng vậy bó tay sao? KHÔNG. Ta sẽ lợi dụng. Lợi dụng thế nào tôi sẽ nói cho bạn ý của tôi.
    - Về Việt kiều - sẽ trao đổi vào dịp khác.
    - Bạn là dân kỹ thuật hay không, điều đó chả có ảnh hưởng gì. Cái chính bạn có là người có thực sự dám góp sức (ở chừng mực nào đó) cho vấn đề này không? Tôi đã làm nhiều, nhưng thực ra rất đơn độc. Tuy nhiên suy đi xét lại thì tôi vẫn cứ làm, chả sợ điều gì cả.
    - Rất xin lỗi vì tôi định nói chi tiết nhưng lại có việc gấp quá phải đi bây giờ, hy vọng 1h đồng hồ tôi xong việc quay lại sẽ nói chi tiết tiếp tục, nếu bận qúa thì hẹn bạn đến thú 2.
    "Mặt đất vốn không có lối, con người đi thành lối mà thôi"
    Cứ đi rồi sẽ đến.
  2. xuandan

    xuandan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Nghe hấp dẫn quá, mình đang đợi bạn đây. Tôi và các bạn khác nữa, chúng ta hãy cùng nhau góp sức, dù là vô cùng nhỏ bé đi chăng nữa. Tất cả vì Việt Nam
  3. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    @ các bạn quan tâm. Tôi xin tiếp tục một chút.
    Treen Nền tảng kinh tế, kỹ thuật gần ZERO, vậy đặt ra kế hoạch vào VT có ảo tuởng hay không?
    Cái đó phụ thuộc vào tính thực tế, khả thi của kế hoạch đặt ra. Nó gồm mấy phần chính như sau:
    1- Con người: có người có khả năng để tham gia hay không? và có bao nhiêu người (cái này là nguồn nhân lực).
    2-Nền tảng kinh tế-kỹ thuật: có đủ tiền không? đủ tiền rồi thì có đủ năng lực sản xuất để thực thi công việc không? Trong cai này có hai cái nhỏ: nền tảng kiến thức cơ bản và nền tảng kỹ thuật.
    3-Sự ủng hộ (hay đúng ra là ta chỉ cần sự không phản đối) của chính phủ, luật pháp, công chúng trong nước, và quốc tế (có chú nào muốn thọc gậy bánh xe không? nếu nó muốn nó có làm được không?)
    Trong 3 vấn đề lớn trên là hàng vô số vấn đề nhỏ kèm theo. Tôi sẽ đưa ra giải pháp cơ bản nhất để giải quyết 3 cái lớn trước. Sau đó tôi sẽ thảo luận về Mục đích trước mắt của cá nhân tôi là: chế tạo đơn chiếc. Ta sẽ chế tạo và thử trọn vẹn 01 chiếc tên lửa đẩy sao cho thành công và sau đó ngồi lại, tính toán xem: ta đã dốc tổng cộng bao nhiêu tiền, bao nhiều người, và mất bao nhiêu thời gian? Cái này sẽ thuận lợi cho việc "quy ra thóc" tất cả cái giá phải trả trong tương lai.
    Phần 1: LÀM SAO ĐỂ CÓ ĐỦ NỀN TẢNG KIẾN THỨC?
    - Một chút nhìn lại lịch sử: ta sẽ phân tích về nền công nghiệp vũ trụ LX những ngày đầu tiên. Tại sao không phải Mỹ mà là LX? xin thưa rằng: hồi mới phát triển CNVT, LX gặp khó khăn cực lớn về tài chính, kinh tế. Còn Mỹ, Châu Âu, TQ, Nhật Bổn thì không. Do đó phân tích LX sẽ rút ra nhiều bài học bổ ích cho ta hơn. thế thôi.
    Sau nội chiến 1918-1922, quân của 14 nước đế quốc rút đi để lại một LX có tiềm năng nhưng kiệt quệ về kinh tế-kỹ thuật, tiềm năng chưa thể ngày một ngày hai đào lên ăn ngay được. Vậy nhưng cũng chính vào thập kỷ 1920, họ đã có gần đủ nền tảng kiến thức và kỹ thuật để phát triển CNVT. Những năm phát triển sau này là dựa chính vào những năm 20. Vậy những Xionkovsski, Tsander, Glushko, Korolev đã là như thế nào? Chính phủ LX đã làm thế nào? trong cái thời "trai k thắt cà vạt, gái không dùng son phấn" đó.
    Đầu tiên, mấy nhân vật nhiệt tình đã bằng mọi cách tiếp cận và làm chủ các kiến thức về hàng không, về phản lực (hồi đó thông tin và sách báo hiếm hơn bây giờ nhiều) - qua trường lớp (con đường chính quy) như Glushko, Korolev..., cũng như không hoàn toàn qua trường lớp: Tsander, Xionkovskii...Kiến thức đó có đủ không? không ai biết. Vậy họ lập thành các nhóm nghiên cứu mà ban đầu kinh phí hoàn toàn ít ỏi, thử các tên lửa đầu tiên trong điều kiện làm việc quên mình và hết sức vất vả. Nhưng thành tựu vẫn đến. Sau đó, một số "Câu lạc bộ" kiểu đó được chính phủ tập hợp lại - đi lên bắt đầu từ đây. Vậy CP LX đã ửng hộ như thế nào?Xin thưa: bằng vật chất ít ỏi và sự động viên tinh thần mạnh mẽ.
    Trong khi cần bánh mì, thức ăn, lửa sưởi, nhưng khi có trong tay một số tài liệu của Xionkovski, Lenin đã có các hành động hết sức kịp thời. Stalin sau đó cũng vậy. Nên nhớ rằng trước và sau thời kỹ NEP-chính sách kinh tế mới - CPLX đều ủng hộ hết mình cho KHKT nói chung và nghành CNVT nói riêng.
    Dài dòng không cần thiết vì có lẽ nhiều người biết chi tiết lắm rồi. Nhưng quay lại câu hỏi: từ bài học của LX, ta rút ra là làm thế nào?
    - Tập hợp lực lượng: tất cả những ai có giấc mơ đó, dù nhiều hay ít kiến thức, dù có làm KHKT hay không, chỉ cần: muốn và muốn đi đến cùng, không sợ khó. Trao đổi kiến thức, lợi dụng cái gì sẵn có để làm từng bước các thử nghiệm ban đầu, khái quát hóa chúng lại - sẽ ra con đường phải đi. Trong 80 triệu người, chỉ cần có 100 người đã vui lắm rồi. ta ngày nay không đói rách bằng LX những năm 20, không thiếu thông tin bằng hồi đó, lại có trong tay các điều kiện mặt bằng hơn hẳn về thông tin, làm là phải được.
    - Còn sự ủng hộ thì sao? Khi đã có mục tiêu, có các thử nghiệm và có một chút thành công nhất định, không thiếu sự ủng hộ tàm tạm về vật chất để ta tiếp tục. Nên nhớ rằng: hai anh chế tạo máy bay trực thăng (mà không được cho bay thử ấy) đã đổ vào đó bao nhiêu tiền. Dù không kêu gọi được chính phủ và các tỷ phú triệu phú, cũng có nhiều "trăm phú", "nghìn phú" kiểu đó sẵn sàng tham gia. Nhiều "trăm phú", "nghìn phú" cũng sẽ bằng tỷ phú thôi. Không ít người như thế.
    Mời ai quan tâm thảo luận. Giải pháp về phần 2 và 3 tôi sẽ post tiếp sau vì nó hơi dài. Tạm nghỉ đi làm việc cái đã.
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Sau đó, một số "Câu lạc bộ" kiểu đó được chính phủ tập hợp lại - đi lên bắt đầu từ đây. Vậy CP LX đã ửng hộ như thế nào?Xin thưa: bằng vật chất ít ỏi và sự động viên tinh thần mạnh mẽ.
    Liệu bạn có chắc lịch sử sẽ lặp lại như vậy ở Việt Nam không.
    ------
    Một tín hiệu đáng mừng là mới đây "Viện Công Nghệ Vũ Trụ" của Việt Nam đã được thành lập, chứng tỏ tầm quan trọng của những thứ mà chúng ta đang thảo luận.
    Hi vọng mới những thế hệ tiếp theo chúng ta sẽ còn hơn cả NASA chẳng biết chừng
    ----
    http://rsc.gov.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=151
    --
    Viện phó Viện Công nghệ vũ trụ Doãn Minh Chung: Việt Nam sẽ sản xuất vệ tinh viễn thám

    Đến năm 2010, VN sẽ lần đầu tiên tham gia sản xuất và phóng vệ tinh viễn thám. Kể từ đây, VN sẽ chủ động hơn trong dự báo khí hậu thời tiết, bão tố... Viện Phó Viện Công nghệ vũ trụ - Viện Khoa học và Công nghệ VN, TS Doãn Minh Chung, cho biết việc Thủ tướng Chính phủ chính thức ra quyết định thành lập viện nghiên cứu đầu ngành về công nghệ vũ trụ vào cuối năm 2006 đã mở ra một thời kỳ mới cho lĩnh vực công nghệ vũ trụ của VN.

    * Đến lúc này, VN mới thành lập một cơ quan nghiên cứu về công nghệ vũ trụ, phải chăng đã quá muộn, thưa ông?
    - Phát triển công nghệ vũ trụ là vấn đề bức xúc của nước ta hiện nay và không thể muộn hơn được nữa. Bởi ứng dụng công nghệ vũ trụ trong nghiên cứu khoa học và thực tế sản xuất, cuộc sống là rất rõ như quản lý tài nguyên thiên nhiên môi trường, cảnh báo sớm về thiên tai, dự báo khí hậu, thời tiết..., gắn kết viễn thám phục vụ quản lý, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lũ lụt, hạn hán...
    Nhìn ra các nước trong khu vực thì công nghệ vũ trụ đã phát triển rất mạnh. Ngay cả các nước có trình độ kinh tế tương đương VN như Algeria, Nigeria, Malaysia, Thái Lan... cũng đã có vệ tinh riêng. Họ đã làm trước VN 10 năm và trong 10 năm qua, ngành công nghệ vũ trụ các nước này đã làm được rất nhiều việc. Do vào cuộc muộn nên ngành công nghệ vũ trụ VN sẽ bắt nhịp trên tinh thần đi tắt đón đầu theo cách hợp tác, chuyển giao công nghệ với nước ngoài.

    * STI đưa ra những mục tiêu cụ thể, mang lại lợi ích khoa học nào?
    - Cùng với việc thành lập STI, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt ?oChiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020?, trong đó đã khẳng định công nghệ vũ trụ là một trong các hướng công nghệ trọng điểm. Theo đó, STI sẽ tự thiết kế và lắp ráp vệ tinh cỡ nhỏ và đến năm 2010 VN sẽ phóng vệ tinh viễn thám nhỏ đầu tiên (nặng trên 100 kg, có độ cao 800 km). Đồng thời sẽ xây dựng các trạm thu và xử lý hình ảnh.
    Cụ thể, STI sẽ tự chế tạo các trạm mặt đất, thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất, làm chủ được công nghệ và kỹ thuật tên lửa, đào tạo đội ngũ cán bộ trình độ cao. Đến năm 2020, cố gắng phóng được vài vệ tinh viễn thám. Với những vệ tinh này, chúng ta sẽ có những bức ảnh độ chính xác trung bình viễn thám từ 2,5 m đến 10 m. Lúc đó, ngành công nghệ vũ trụ VN sẽ làm chủ công nghệ chế tạo các trạm mặt đất, tự chế tạo các trạm mặt đất có giá cạnh tranh...
    Việc tiến hành phóng vệ tinh viễn thám sẽ phục vụ cho công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng, thủy văn, giám sát tài nguyên, thiên tai (ảnh mây xoáy, hướng đi của gió, mắt bão...), cháy rừng, an ninh, quốc phòng... mà hiện tại VN đang phải mua ảnh vệ tinh của nước ngoài với giá thành đắt. Việc chủ động này sẽ giúp ích cho công tác dự báo, cảnh báo sớm, đặc biệt là sóng thần, động đất...

    * Ông có thể nói về vốn đầu tư sản xuất vệ tinh viễn thám và tỉ lệ nội địa hóa?
    - Hiện tại, chúng tôi chưa thể nói chính xác số tiền đầu tư sản xuất và phóng vệ tinh viễn thám. Tuy nhiên, cũng không dưới vài chục triệu USD. Chúng tôi sẽ cố gắng vận động và thu hút các nguồn tài trợ và giúp đỡ từ nước ngoài trong phát triển công nghệ vũ trụ. Còn về tỉ lệ nội địa hóa, STI cũng đang trong quá trình xem xét, nghiên cứu để lựa chọn công nghệ vệ tinh, do vậy vẫn chưa có xác định chính xác về tỉ lệ nội địa hóa. Nhưng STI sẽ cố gắng lựa chọn công nghệ phù hợp với năng lực trình độ, nguồn đầu tư và phải có hiệu quả.

    * Công tác đào tạo đội ngũ nghiên cứu khoa học vũ trụ sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
    - Hiện tại, VN chưa có cơ sở đào tạo chính thống về công nghệ vũ trụ. Do vậy, trong thời gian tới, STI sẽ đẩy nhanh hoạt động hợp tác với nước ngoài, chuyển giao công nghệ và cử cán bộ đi học tập, bồi dưỡng ở các nước có ngành công nghệ vũ trụ phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu... Sau đó, trong quá trình hình thành và phát triển, STI sẽ chính thức tổ chức đào tạo kỹ sư công nghệ vũ trụ.
    Việc phóng vệ tinh nhỏ là bước đầu của công nghệ vũ trụ và mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt trình độ trung bình khá trong khu vực về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ. Phải nói thêm là thế giới nhìn một quốc gia có ngành công nghệ phát triển cao qua lĩnh vực công nghệ vũ trụ. Vì vậy, VN không thể đứng ngoài cuộc. Ngành công nghệ vũ trụ sẽ đi vào nghiên cứu những lĩnh vực khoa học sát với thực tế sản xuất-đời sống.
    Theo NLĐ
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 14:29 ngày 08/10/2007
  5. xuandan

    xuandan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Tổng hợp bài 2 bài trên: CNVT hiện nay vừa có đc sự ủng hộ của chính phủ, lại thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia - một tín hiệu đáng để chúng ta lạc quan. Mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của tất cả các bạn!
    Chậc tiếc quá, mai là phải nộp bài luận nè rùi!
  6. xuandan

    xuandan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    @ntdu: Còn 1 điều băn khoăn muốn hỏi bạn: tại sao bạn lại muốn bắt đầu bằng việc chế tạo tên lửa đẩy? Theo mình biết thì chế tạo tên lửa đẩy vô cùng đắt đỏ, ko phải nước nào cũng có thể tự làm đc. Sao ta ko nghiên cứu thêm về chế tạo vệ tinh (như ta đang làm hiện nay), vừa thiết thực lại đỡ tốn kém?
  7. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Vang, tại sao lại là tên lửa đẩy (hay nói rộng hơn là thiết bị có thể mang thiết bị khác vào vũ trụ)?
    Nó đắt đỏ nhất, và khó nhất, nhưng phải làm đầu tiên. Tôi không đồng tình với việc VN sẽ chế vệ tinh trước rồi thuê phóng, vì làm như vậy dễ hơn thật, nhưng chả khác gì việc cần chế tạo ô tô về tổng thể thì lại đi chế tạo cái ĐV hay cái điều hoà cho ô tô trước. Rồi đợi bao lâu nửa? Trong khi lẽ ra muốn chế được ô tô dần dần thì phải chế tạo động cơ trước, hoặc chí ít cũng là chế tạo cái chế hoà khí (cacbua ratơ) trước mới đúng.
    Làm chủ cái cơ bản mới là điều quan trọng. Nó khó khăn, nhưng bạn xem đấy: Italia, TQ...tham gia váo dự án ISS thì italia chỉ chế các thiết bị đặt trên ISS mà thôi. Cái đó chả giúp gì mấy cho Y phát triển CNVT vì các thiết bị đó nhìn chung dễ hơn nhiều, không có tên lửa đẩy thì thiết bị mãi mãi chỉ nằm trên Trái Đất mà thôi.
    Vả lại, chế được tên lửa thì lợi mấy đường. Ta còn có thể phóng thuê cho người khác với giá cả phải chăng để tái đầu tư. Hơn nữa, đối với riêng VN ta, tôi chắc rằng chế tạo vệ tinh hay thiết bị kiểu đó nói chung chúng ta rành hơn nhiều việc chế tạo tên lwả. vệ tinh chúng ta có thể chế được trong thời gian ngắn hơn nhiều (cú cho là vệ tinh của người khác hoạt động được 5 năm, của ta chỉ cần trước mắt hoạt động được 5 tháng thôi cũng tốt. Làm được rồi thì việc làm cho nó tôt hơn không khó lắm.
    Việc đi vào vũ trụ cũng chẳng khác gì viêj ra biển lớn để đánh cá chẳng hạn: cái quan trọng nhất phải là có thuyền không, sau đó mới đến là có lưới tôt hay không. Giả sử bạn cần ra khơi đánh cá, thì bạn chọn cái nào: có một chiếc lưới cực tốt và đi thuê thuyền của người khác hay là có thuyền tốt rồi đi thuê lưới hoặc có một cái lưới không tốt lắm? Câu trả lời là: muồn tự chủ trọn vẹn thì làm theo phương án chế tạo thuyền, còn chỉ muốn đánh cá 1 lần mà chưa biết làn sau có đánh cá được không thì chọn cách có lưới và thuê thuyền.
  8. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    to Xuandan:
    Mở ngoặc thêm thế này: hôm nọ tôi gặp 1 chú Việt kiều, kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề kiểm tra siêu âm. Chú ta khoảng 45 tuổi gì đó, có kể rằng chú ta đi kiểm tra 1 thiết bị dạng hình trụ dẹt của ESA, chế tại Ý, cho trạm ISS. một h, công trả là 20 nghìn USD, nhưng cũng thiết bị khác, cần công nhiều hơn, chỉ có điều không phải cho CNVT thì chú ta chỉ được trả 7000 USD/h. Hỏi tại sao thì nó nói: chúng tao rất cần thiết bị của tao lên được ISS!!! vậy nên trả cho mày cao hơn thiết bị thường, mặc dù yêu cầu của thiết bị mặt đất còn ngặt nghèo hơn (tính riêng cho kiểm tra siêu âm thôi).
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đây cũng là chủ đề mà mình quan tâm.
    Cũng xin nói như thế này.
    Bạn thử nhìn xung quanh có bao nhiêu nước có công nghệ tên lửa đẩy. Nga, Mỹ, TQ, Liên Minh Châu Âu (Pháp ...), Nhật .. đếm trên đầu ngón tay.
    Chưa kể khoảng cách giữa công nghệ giữa các nước và Việt Nam. Liệu bạn có hỏi ông bạn "béo" TQ của chúng ta có sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm tên lửa cho chúng ta hay không, và ngay cả Nga cũng vậy. Tên lửa đẩy là yếu tố an ninh quốc phòng nên chẳng dễ mà chia sẻ được, ngay cả Nhật nếu không phải là đồng minh tay chân của Mỹ và có anh hàng xóm tốt bụng Bắc Triều Tiên kế bên lâu lâu phóng lao vèo vèo qua bầu trời Nhật, thì liệu Nhật có được Mỹ chia sẻ công nghệ tên lửa không ?
    Chế tạo tên lửa giờ không chỉ là yếu tố công nghệ vũ trụ mà còn là kỹ thuật quân sự
  10. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Đúng
    Vì vậy đừng mong giúp đỡ. Chỉ có thể tự làm, cùng lắm là lợi dụng mà thôi. Lợi dụng còn khó!

Chia sẻ trang này