1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận và trao đổi về vấn đề ảnh huởng " Toàn cầu hoá" với Văn hoá

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi blue_talisman, 01/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. blue_talisman

    blue_talisman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Thảo luận và trao đổi về vấn đề ảnh huởng " Toàn cầu hoá" với Văn hoá

    nguoi ta noi rang toan cau hoa gay la mat an toan van hoa. da co cong tim hieu nhung chua tim duoc tai lieu nao co cai dinh nghia hay khai niem "an toan van hoa". ai biet gi thi chi giup duoc khong. cam on nhieu

    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 01:58 ngày 12/09/2003
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Nhiệm vụ bất khả thi.
    Nhưng mà tôi cũng chưa bao giờ gặp khái niệm này, theo tôi quan điểm "an toàn văn hoá" là khái niệm khá mơ hồ. Vì chẳng hạn bàn về *** ở Hồi giáo là hoàn toàn cấm kị, ở VN là thoáng hơn một chút và ở Mỹ và Phương Tây thì chuyện thường ấy mà.
    Bạn có thể tham khảo việc phát triển văn hoá ở VN trong thời đại mới ở trang web Đảng cộng sản VN(Vào fpt hoặc vdc tìm đường liên kết). Tìm đến phần văn hoá là biết ngay.
    Thân.
    Tức nước vỡ bờ
  3. pvc1

    pvc1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2003
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Toàn cầu hoá, phát triển và những ảnh hưởng của nó đến nền văn hoá của mỗi quốc gia thì có nhiều lắm, tôi cũng được tham khảo khá nhiều tài liệu về vấn đề này. Trong hầu hết các tài liệu mà tôi được tiếp cận cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt tôi cũng chưa gặp khái niệm "An toàn Văn hoá" bao giờ cả, bạn có thể nêu rõ hơn về vấn đề này không?
    I came, I saw, and I conquer" - ****** Caesar
  4. blue_talisman

    blue_talisman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    tôi đã đọc một số tài liệu nói về ảnh hưởng tiêu cực của Toàn Cầu hoá (Gzn) tới các nền văn hoá của các nước. Họ chỉ ra một số vấn đề như:
    - Mất bản sắc dân tộc
    - Luồng văn hoá không cân bằng (từ các nước phát triển đổ về các nước kém pt)
    - Mất đa dạng văn hoá.
    Và có một số tác giả gọi chung những ảnh hưởng đó dưới một tiêu đề là "Mất an toàn văn hoá". Chính ở điểm này tôi băn khoăn. Nói "mất" có nghĩa là vốn phải có, dúng không? Ví như khái niệm "an ninh lương thực" và mất an ninh lương thực.
    Tôi đang tiếp tục tìm hiểu xem có tài liệu nào đề cập tới khái niệm "ân toàn văn hoá hay không"
    Ngoài web của ĐCS còn có gì hay không nhỉ? Những trang web của nước ngoài ấy?
    Tiếp tục cho tôi biết thông tin từ các bạn nhé. Cảm ơn nhhiều
  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào blue talisman. Chúc mừng bạn đã đến với học thuật.
    Tôi xin trả lời qua câu hỏi của bạn.
    Hiện tượng mà bạn nói là "an toàn văn hoá" thì tôi hiểu, nhưng chưa được nghe thụât ngữ này.
    Tôi chỉ nêu một hiện tượng đơn giản mà chúng ta rất dễ nhìn thấy là hiện tượng mất dần ngôn ngữ của các bộ tộc thiểu số.
    Văn hoá Mỹ đang tràn ngập thế giới kể cả ở các nước Pháp, Đức,... kết quả là họ có quy định mỗi tuần phải có bao nhiêu giờ chiếu phim nội địa....
    Để tìm các trang web cho bạn, có lẽ bạn vào UNesco mà tìm, chỗ đó là Cơ quan thế gíơi về văn hoá, chắc chắn giúp được bạn nhiều điều. (Bạn vào google mà search)
    P/S: Tôi thấy cái tiêu đề của topic này khó hiểu quá, nếu bạn muốn thì tôi sẽ giúp bạn sửa lại tên có dấu để dễ đọc hơn.
    Tức nước vỡ bờ
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Toàn cầu hoá về kinh tế
    Jeffrey Frankel
    Tháng 8 năm 2000
    Tóm tắt
    Quá trình toàn cầu hoá về thương mại và tài chính đã diễn ra trong một thời gian dài suốt nửa thế kỷ qua. Nhưng quá trình này ít ấn tượng hơn những gì mà đa số những người không phải là các nhà kinh tế đã nghĩ, khi xem xét dựa trên tieu chuẩn của hơn 100 năm trước hoặc tiêu chuẩn định giả định của sự thống nhất toàn cầu hoàn hảo. Tài liệu này giới thiệu phạm vi toàn cầu hoá, và một số nguyên nhân cho việc duy trì các rào cản. Sau đó, tài liệu này xem xét chi tiết các ý nghĩa với tăng trưởng kinh tế và các ý nghĩa không đo luờng được bằng Tổng san rphẩm quốc nội - vấn đề công bằng và môi truờng. Kết luận là toàn cầu hoá không phải là trở ngại nguyên thuỷ đối với những cố gắng đưa ra những mối quan tâm này.
    Jeffrey Frankel
    Trường Chính phủ Kennedy
    79 JFK Street
    Đại học Havard
    Jeffrey - Frankel@harvard.edu
    Tài liệu này được viết là một bản điều tra ngắn gọn về toàn cầu hoá cho các bạn đọc không chuyên, được in trong cuốn Quản lý trong 1 thế giới toàn cầu hoá, Joseph Nye và Jhon Donahue, nhà in viện Brookings xuất bản. Tác giả muốn cảm ơn những bình luận của Jagdish Bhagwati, Ash Carter, Dani Rodrick...
    (còn tiếp)
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  7. pvc1

    pvc1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2003
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Tôi đoán liều rằng tài liệu bạn tham khảo bằng tiếng Việt, do đó cái từ "Mất an toàn văn hoá" chỉ là do dịch thuật. Các vấn đề bạn nêu ra đều là các vấn đề được đề cập đến trong khi nói về Toàn cầu hoá đó là "Culture Threat". Nhưng nếu chỉ nói đến culture threat không thì chỉ mới phản ánh được một mặt của vấn đề globalization thôi, chúng ta nên phải nhìn nhận một cách toàn diện hơn đó là Culture threat/Oppotunity.
    Nếu bạn thích thảo luận về vấn đề này, tôi sẽ post lên một số bài về vấn đề Culture threat/Oppotunity. Chúng ta thảo luận cho vui.
    Chán, box này sắp biến thành chùa bà "luuthuy" rồi
    ____________________________
    I came, I saw, and I conquer
  8. blue_talisman

    blue_talisman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Đúng là như vậy, đó là bản dịch tiếng Việt Báo cáo của UNDP - vì một sự phát triển mang tính nhân bản hơn. Bên cạnh vấn đề văn hoá người ta chỉ ra môtloạt những vấn đề khác bắt đầu bằng "mất an toàn": mất an toàn chính trị, mất an toàn kinh tế, mất an toàn môi trường... - là những thuật ngữ ta cũng nghe quen rồi, cho nên tôi nghĩ có thể người ta dịch sát. Bạn có ý kiến gì không?
    Có gì về Culture Threat các bạn cung cấp cho tôi với nhé. Tôi đang phải tìm hiểu về văn hoá trong thời kỳ toàn cầu hoá, tài liệu thì mênh mông nhưng trong biển thông tin ấy mà tìm ra được trọng tâm mà lại mới mẻ thì cũng khó.
    Theo cách hiểu cá nhân của tôi thì an toàn văn hoá là để chỉ môi trường đảm bảo được cho những giá trị văn hoá đa dạng được gìn giữ và phát huy và thoả mãn được những quyền lợi căn bản của con người.
    Nếu có thể, các bạn hãy cho ý kiến về cái gọi là định nghĩa hoàn toàn mangtính chất cá nhân này. Thực ra tôi thấy nó cũng rất mơ hồ. Tôi sẽ tiếp tục sửa chữa và bổ sung.
  9. pvc1

    pvc1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2003
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Có thể ở VN chúng ta vẫn hay dùng từ "mất an toàn" do thói quen, và chúng ta vẫn dùng như vậy cho dễ hiểu. Quan điểm cá nhân tôi cho rằng dùng cụm từ này chưa chính xác, khi nói đến "mất" thì chúng ta luôn liên tưởng đến điều xấu, và mọi việc tồi tệ, và bị hỏng rồi không thể ngăn chặn được, ta sẽ bị đặt vào thế bị động. Tôi vẫn thích nói về culture threat là "sự đe doạ đến văn hoá" hơn, vì đe doạ nghĩa là sẽ đến và ta có thể phòng chống được. Nhưng thôi, không sao đó chỉ là chuyện từ ngữ không phải là vấn đề quan trọng, chúng ta có thể dùng cách nào cũng được miễn là ta hiểu đúng về nó.
    Giữ gìn văn hoá là chuyện cần, nhưng tạo ra một môi trường an toàn văn hoá thì khó có thể đảm bảo được sự thoả mãn những quyền lợi căn bản của con người. Ví dụ: quan hệ TD là một nhu cầu của con người, nhưng với chúng ta việc nói về nó, nghĩ về nó ... là vi phạm giá trị văn hoá, ...vậy thì làm sao mà vừa có thể bảo tồn giá trị văn hoá lại có thể đảm bảo được quền cơ bản của con người được.
    ____________________________
    I came, I saw, and I conquer
  10. blue_talisman

    blue_talisman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Tôi thửc ra cũng đồng ý với bạn thetabp về những lợi ích văn hoá mà Gzn đem lại. Các dòng văn hoá giao luu với nhau cũng là một điều tất yếu của quá trình phát triển. Người ta, và nói rộng ra là các quốc gia nhờ đó có điều kiện để hiểu thêm về người khác và quan trọng hơn là hiểu thêm về chính mình, có thể thấy được mình trong nhiều người. Còn như nguy cơ đồng hoá, mất bản sắc vv như người ta vẫn nói, thì đúng là có thật. Bởi vì một số người và một số nhà lãnh đạo một số quốc gia coi văn hoá cũng là một thứ sản phẩm thông thường và nhìn nó thường là từ góc độ kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, chính mối đe doạ ấy lại là hòn đá thử vàng, mất bản sắc hay không, hoà nhập mà không hoà tan (nói như sách của ta hay nói) được hay không thì tuỳ vào bản lĩnh của từng người và của từng quốc gia.
    Cái mà tôi đang phải tìm hiểu, cụ thể hơn là Quản lý của Nhà nước về vấn đề văn hoá trong bối cảnh Gzn. Mong các bạn tiếp tục đóng góp ý kiến.
    Ngoài lề một chút: Chúc các bạn trung thu vui vẻ (Trung thu cũng -một nét văn hoá truyền thống tốt đẹp đang bị mai một và mất dần ý nghĩa , thật tiếc)

Chia sẻ trang này