1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận về Kinh thánh, Jesus Christ và các vấn đề liên quan.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi vimouze, 09/04/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Thảo luận về Kinh thánh, Jesus Christ và các vấn đề liên quan.

    Do những thảo luận liên quan đến Kinh thánh bắt nguồn từ việc thảo luận về bộ phim The passion of The Christ, dần dần không thích hợp với box MFC. Tôi mở chủ đề này để những bạn quan tâm có thể tham gia tra đổi và thảo luận những vấn đề liên quan đế kinh thánh và Jesus Christ.

    Vì chủ đề có liên quan ít nhiều đến tôn giáo và tính ngưỡng cho nên đề nghị những bạn tham gia thảo luận trên tinh thần tôn trọng tôn giáo.


    Whoever control the present, control the past.
    Whoever control the past, control the future.
  2. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Tối ngày hôm qua trên kênh truyền hình History Channel của Mỹ đã phát sóng một chương trình về "the shroud of Turin" đây là tấm vải mà người ta cho rằng đã được dùng để quấn xác của Jesus Christ trước khi đem chôn, và khi Jesus Christ hồi sinh đã để lại. Tất nhiên chỉ là giả thuyết, có nhiều nhà nghiên cứu cho là phải, nhưng cũng có nhà nhiều người cho là trùng hợp. Nếu muốn biết thêm các bạn chỉ việc vào google.com nhập từ khoá là the shroud of Turin sẽ có nhiều trang web thảo luận về vấn đề này.

    Whoever control the present, control the past.
    Whoever control the past, control the future.
  3. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    The Shroud of Turin
    <P><FONT color=cadetblue><STRONG></STRONG></FONT></P>
    <P><STRONG>Whoever control the present, control the past.</STRONG></P>
    <P><STRONG>Whoever control the past, control the future.</STRONG></P>
    Được vimouze sửa chữa / chuyển vào 23:48 ngày 09/04/2004
  4. blue_libra

    blue_libra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2004
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    0
    Vậy thì chúa Jesus thực sự có tồn tại ko? Vì đã có rất nhiều bằng chứng về sự tồn tại của Jesus là giả mạo rồi ! The Shroud of Turin lần này có đáng tin ko nhỉ?
  5. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Bác hỏi câu này khó quá, ngay nhiều nhà khoa học còn chưa trả lời được làm sao tui trả lời nổi, nhưng như vậy: theo như kinh thánh là một trong những văn tự cổ nhất mà người ta tìm thấy được, và đựa vào kinh thánh cũng như những liên hệ có thật trong lịch sử thì Jesus là một nhân vật hoàn toàn có thật. Tuy nhiên những chuyện thần thoại xung quanh nhân vật Jesus rất khó xác minh.
    The shroud of Turin là một hiện vật có thật, được trưng bày tại nhiều bảo tàng trên thế giới và được nhiều nhà nghiên cứ xem xét, nhưng chưa khẳng định được điêgì, vì có người nói đúng, có người nó sai.
  6. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Em muốn hỏi các bác tí: ý nghĩa của Ba Ngôi (Trinity) trong đạo Thiên chúa là gì nhỉ? Em chỉ biết ba ngôi gồm có God the Father, Christ the Son, còn một "ngôi" nữa gọi là Holy Spirit, hay Holy Ghost. Trong các sách tiếng Việt trước đây hay dịch là "nhân danh Cha, Con và các Thánh Thần" , khiến em cứ tưởng "các Thánh Thần" là các thánh tông đồ Pie, Pôn hay thiên thần Gabriel, người đến báo tin mừng cho đức mẹ Maria... Nhưng mấy bản dịch gần đây và một số tạp chí công giáo lại gọi Holy Spirit là "Thần khí thánh linh", coi như một thứ "khí thiêng" nào đó của Chúa. Vậy rốt cuộc Holy Spirit là cái gì? Bác nào giỏi giáo lý giúp em cái.
    Về chuyện Jesus Christ có phải là người thật không thì em cũng chẳng dám có ý kiến. Nhưng theo em nếu Jesus có thật thì thời gian ông ta đi truyền giáo cũng chưa được nhiều, vì Jesus bị đóng đinh khi mới hơn 30 tuổi. Như vậy thì công đầu trong việc truyền bá giáo lý, kể cả việc sáng tạo ra các truyền thuyết xung quanh Jesus chắc phải thuộc về các tông đồ của ông ta.
    Được Amor sửa chữa / chuyển vào 11:21 ngày 11/04/2004
  7. Ica

    Ica Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2001
    Bài viết:
    1.783
    Đã được thích:
    0
    Tấm vải mà bạn đưa ra rất nổi tiếng, nhưng người ta đã từng xét nghiệm tấm vải, và kết luận rằng nó mới chỉ khoảng tám trăm năm tuổi.
  8. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Như đã nói từ trước tôi nghiên cứ về kinh thánh nhiều hơn nên không rõ lắm về giáo lý, nhưng dịch nguyên văn từ chữ "holy spirit" thì rõ ràng, holy là thuộc về thần thánh, cò chữ "spirit" thì là linh hồn, tâm hồn. Tôi không trả lời chắc chắn, nhưng chữ "holy spirit" nhất định không phải là mang ý nghĩa là các vị thần(angel, saint) như bạn nghĩ.
    Đúng như bạn nói thời gian Jesus truyền đạo chỉ khoảng 2 năm rưỡi, nhưng Jesus đã mang lại những lý luận khá khác biệt đối với những người cùng thời. Bạn nói các tông đồ có lẻ thần thánh hoá Jesus cũng không phải là sai, vì theo như tôi biết thì khi các tông đồ viết kinh thánh thì cũng một thời gian rất lâu sau khi Jesus chết. Nhưng có một vị tông đồ, tuy không phải là tông đồ chính thức trong 12 tông đồ của Jesus, nhưng người có tên Paul là người mà tôi chắc chắn co trong lịch sử, vì t6oi đã từng học về nhận vật này trong lớp về lịch sử Châu Âu. Paul cũng là người có ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử Châu Âu.
  9. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Jesus là nhân vật có thật . Chỉ có điều vô danh , không có gì nổi tiếng cả , chết đi mà không được một sử gia hay tài liệu lịch sử nào ghi nhận . Vài năm cho đến vài chục năm sau các môn đồ của Jesus mới ghi chép lại cuộc đời của thầy mình và đó chính là tiền thân của Kinh Thánh Tân Ước .
    Năm 330s sau CN , đại đế Constantine La Mã muốn lợi dụng tôn giáo - các giáo phái hậu thân của Do Thái Giáo - để chống người Do Thái , nên thống nhất các giáo phái Kito nguyên thủy lập nên đạo Gia Tô La Mã . Chiêu bài đầu tiên là buộc tội người Do Thái giết Chúa . Chúa nào bị giết ? Đó là Jesus , bị ngụy quyền Do Thái xử tử .
    -----------------
    1. NỖI NIỀM CỦA MỘT DÂN TỘC BỊ TRỊ
    Dân tộc Do Thái là một dân tộc lâu đời, họ cư ngụ trên miền đất cũng rất cổ xưa. Nhưng Cộng Hòa Israel lại là một quốc gia non trẻ, chỉ mới được thành lập cách nay nửa thế kỷ. Đất nước ấy lại nằm trên giao điểm của ba châu lục: Âu, Á, Phi nên luôn là mục tiêu xâm lược của đế quốc? Quyển Kinh Thánh Do Thái giáo đồng thời cũng là quyển lịch sử của dân tộc này đã ghi lại diễn biến lịch sử của dân tộc từ khoảng năm 1800 trước công nguyên. Dưới sự lãnh đạo của Abraham, một nhóm dân du mục từ Mesopotamia (Lưỡng Hà) đến định cư tại Canaan. Cháu của Abraham là Jacob có 12 người con trai, bắt đầu từ đây hình thành 12 chi tộc, phát triển đông đúc thành dân Israel ngày nay.
    Lịch sử dân tộc Do Thái là lịch sử của một dân tộc bị lưu đày. Con cháu của Abraham khi đến định cư tại vùng châu thổ sông Nile đã bị các Pharaông Ai Cập biến thành nô lệ. Khoảng năm 1300 trước công nguyên Môsê đã lãnh đạo dân nô lệ Do Thái trốn khỏi Ai Cập, họ đã gặp phải nhiều bất trắc trên đường chạy trốn... Chính trong hoàn cảnh này, Môsê đã thuyết phục họ phải tin tưởng vào vị thần tối cao là Yahweh, chính vị thần này đã dẫn dắt dân Do Thái ra khỏi Ai Cập. Môsê đại dịên dân Do Thái lập một giao ước thỏa hiệp với thần Yahweh là chỉ tôn thờ một mình Ngài? Khoảng năm 1250 trước công nguyên, sau khi Môsê mất, người kế nghiệp ông là Joshua dẫn dắt dân Do Thái quay về lại Canaan. Tại đây xung đột liên miên diễn ra giữa ba nhóm người: Người Canaan bản địa, người Philistine từ đảo Crete đến và người Do Thái. Trong đó, người Philistine mạnh nhất và họ làm chủ được Canaan. Mãi đến khi Đavid kế nghiệp Saul lãnh đạo người Do Thái mới chiếm lại được vùng Canaan. Năm 63 trước công nguyên đất nước lại bị La Mã đặt ách đô hộ. Chính lịch sử không may mắn của họ đã biến họ thành một dân tộc khao khát tự do, độc lập. Những cuộc đấu tranh với các thế lực ngoại bang diễn ra suốt chiều dài lịch sử của dân tộc này. Người Do Thái lưu lạc khắp thế giới. Đến năm 1947, họ trở về lập quốc theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
    Từ ngày lập quốc đến nay, xuất phát từ tâm lý ?osợ mất nước?, quá khứ lịch sử đen tối luôn ám ảnh họ, người Do Thái ngày nay đã không hề nương tay với người Palestine. Đối với người anh em Palestine, họ đã biến cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước thành cuộc chiến xâm lược tàn bạo, áp dụng luật ?omắt đổi mắt răng đổi răng? của kinh thánh Do Thái giáo, đối đầu với khối Ả Rập, biến Trung Đông thành lò thuốc súng. Cuộc chiến giữa Israel và người Palestine ngày nay đã làm cho vùng Trung Đông thành một trong những điểm nóng nhất của thế giới?
    2. VỊ CỨU TINH VÀ SỰ KHAO KHÁT TỰ DO ĐỘC LẬP CỦA DÂN TỘC DO THÁI
    Theo truyền thống văn hóa Do Thái, danh xưng Mashiah, Messiah (phiên âm Việt Nam là Mêsia) nhằm chỉ giới qúy tộc Do Thái. Mashiah, (Messiah) nghĩa là ?o người được xức dầu?. Đây là một nghi thức dùng trong việc phong vương cho vua chúa? Người Do Thái xưa sống dước ách thống trị của đế quốc La Mã, họ luôn mang tâm trạng kích động, khao khát trong chờ một ?oVị Cứu Tinh? cứu họ ra khỏi xiềng xích nô lệ. Theo Cựu Ước, vị cứu tinh đó phải là một Mêsia, nghĩa là một người thuộc dòng dõi qúy tộc đã được ?oxức dầu?. ?oVị Cứu Tinh? hoặc ?oCứu Thế? là vị anh hùng cứu quốc, mang sứ mạng giải phóng dân tôc Do Thái ra khỏi kiếp nô lệ ngoại bang.
    3. GIÊSU CÓ PHẢI LÀ MỘT MÊSIA KHÔNG?
    Giêsu ra đời trong bối cảnh dân Do Thái đang ngưỡng vọng về một anh hùng dân tộc, vị cứu tinh có khả năng giải phóng đất nước ra khỏi cảnh lầm than, cơ cực dưới sự thống trị của đế quốc La Mã. Kinh Thánh của Do Thái giáo mô tả sự xuất hiện của một Đấng Cứu Thế mang màu sắc huyền bí, đầy quyền lực, được Thượng Đế sai xuống nhằm thỏa mãn não trạng vốn rất khát khao mãnh liệt về nền độc lập, tự do dân Do Thái?.
    Giới qúy tộc Do thái bấy giờ thuộc nhiều khuynh hương khác nhau. Nhưng đáng kể hơn cả là hai nhóm Phariseô và Sađukê. Nhóm Phariseô bảo thủ, trung thành với luật Môsê, đặt quyền lợi của giới qúy tộc lên trên quyền lợi nhân dân, tách biệt quần chúng nên gọi là ?obiệt phái?. Nhóm Sađukê thuộc dòng dõi ?oThầy Cả? Sadoc thời Đavid và Salomon.
    Năm 30 tuổi, Giêsu bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc thuyết giảng về ?oTình Yêu? và ?oNước Trời?. Cả hai đề tài này rất hấp dẫn, tính thuyết phục cao, được quần chúng mà đại đa số là nhân dân lao động nghèo bị áp bức hưởng ứng nồng nhiệt. ?oTình yêu và sự công chính?, ?oNước Trời và sự sống đời đời? đã là một món ăn tinh thần hợp khẩu vị, Giêsu đưa ra đúng lúc quần chúng đang ?ođói? sự no ấm, tự do bình đẳng so với giới quý tộc Do Thái và bọn xâm lược La Mã? Đây là lý do vì sao dân chúng theo Giêsu ngày một đông. Chính sự kiện này đã đẩy Giêsu vào thế đối đầu với Phariseô và Sađukê. Họ đã thực sự lo ngại về ảnh hưởng của Giêsu đối với quần chúng. Hoạt động thuyết giảng của Giêsu đã tạo nên tác động kép, hình thành phong trào cách mạng chống đế quốc La Mã đồng thời ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế, chính trị mà giới quý tộc Do Thái đang nắm giữ. Vì vậy, các nhóm Phariseô, Sađukê quyết tâm trừ khử Giêsu và đó cũng chính là ý muốn của đế quốc La Mã?
    Giữa lúc Giêsu đang được lòng quần chúng, họ tôn vinh Giêsu là ?oMêsia, Vua dân Do Thái? cũng là lúc các nhóm đối lập Pharisesô, Sađukê lên kế hoạch diệt trừ Giêsu. Dân chúng vì tin tưởng khả năng lãnh đạo của Giêsu, nên đã tôn vinh ông là ?oMêsia?, kỳ thực ông không phải là Mêsia vì ông chưa hề được tấn phong qua nghi thức ?oxức dầu?, vả lại, các nhóm đối lập đang nghi ngờ về lý lịch qúy tộc của ông (dòng dõi vua Đavít). Cuối cùng họ cũng đã đạt được mục đích, bắt Giêsu nộp cho toàn quyền Philatô. Philatô đã hỏi ông : ?oÔng có phải là Mêsia, vua dân Do Thái không?? Vì Giêsu chưa hề được ?oxức dầu?, ông không thể nhận là Mêsia theo luật Do Thái, nên thay vì ông trả lời thẳng câu hỏi của Philatô là: ?ophải? hoặc ?okhông?, ông lại trả lời chệch đi: ?oThì cũng như ông nói đó thôi!? (Mc 15:2) Và để khỏi bị kết án phản loạn chống đế quốc La Mã, ông đã nói: ?oNước tôi không thuộc về thế gian này, nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi sẽ chiến đấu? nhưng nước tôi không thuộc về thế gian này? (Ga 18:36). Philatô nhận thấy với một người tự nhận mình là ?ovua? của một ?onước trời? nào đó, mà có lẽ chẳng ai như ông ta ví ?onước trời? của ông như ?ocây cải? lại to lớn như cây cổ thụ, cành lá sum suê, chim trời có thể đến làm tổ trên cành to!? (Lc 13:18,19). Một con người như vậy chắc không ảnh hưởng gì đến an ninh của đế quốc La Mã, có thể ông ta là người ?ođầu óc có vấn đề!?? như lời đồn đại: ?oGiêsu bị mất trí vì bị qủy vương Bêendêbun ám?? (Mc 3:21,22). Vì thế, Philatô đã trả Giêsu về lại cho dân Do Thái để họ xử ông theo luật Do Thái. Ông đã bị xử treo trên thập giá với một chiếc biển nhỏ ghi dòng chữ: ?oGiêsu Nazaret vua dân Do Thái? hàm ý chế giễu về cái mác ?oMêsia? tự phong của ông.
    Dựa vào thánh kinh Do Thái giáo, tức sách mà Kitô giáo gọi là Cựu Ước. Các tác giả đã ?otiên tri? về ?ođấng cứu thế? xuất hiện giải phóng dân Do Thái. Sau sự kiện Giêsu bị kết án tử hình trước Công nghị Do Thái bởi toàn quyền Philatô, án lệnh đã được thực hiện tại núi Calvariô. Giêsu mất đi nhưng đất nước Do Thái vẫn không có gì thay đổi về mặt chính trị, dân chúng vẫn bị áp bức, bốc lột, Đế quốc Rôma và bọn qúy tộc Do Thái thẳng tay đàn áp các phong trào đấu tranh của quần chúng.
    Dưới sự cai trị hà khắc, độc đoán của toàn quyền Gesse Flori, năm 66, quần chúng tập hợp lực lượng nổi lên đấu tranh, cuộc chiến khốc liệt bình địa Jêrusalem. Năm 70, Jêrusalem lại bị bao vây cô lập, hàng triệu người dân vô tội phải chết vì nạn đói và dịch bệnh. Lại một lần nữa, dân Do Thái tập hợp lực lượng giao chiến. Năm 112, hoàng đế Trajan mang quân sang dẹp. Thế là tia sáng hy vọng độc lập vừa loé lên đã bị dập tắt bởi bàn tay thô bạo của đế quốc Lamã. Nhưng niềm khát khao về ?ođấng cứu thế? của dân tộc Do Thái vẫn còn nguyên vẹn.
    Năm 132, một người tự xưng là ?ođấng cứu thế? tên Bar Kabeba dấy binh đánh chiếm Jêrusalem, tuyên bố nền độc lập cho đất nước Do Thái. Hoàng đế Hadrian (117-138) cử đại binh đến chiếm lại thành, cuộc chiến kéo dài suốt ba năm làm hàng triệu người phải bỏ mạng, Jêrusalem lại rơi vào tay đế quốc Lamã.
    Ngay từ thời Giêsu cũng không thiếu kẻ tự nhận mình là ?ođấng cứu thế?. Thời đó, để chứng tỏ mình là ?ovị cứu tinh?, người này thường dùng thủ đoạn ma thuật phù phép như chữa bịnh, trừ qủy, làm phép lạ v.v nhằm lôi kéo, thuyết phục quần chúng. Hiện tượng nhiều người tự nhận mình là ?ođấng cứu thế? làm pháp thuật đã đã được Maccô nhắc đến trong Mc 9:39.
    Par Fabran Lagerkvist là nhà văn lớn của Thụy Điển ở thế kỷ 20, với tác phẩm ?oBarabba? (1950) nổi tiếng, đã mang về cho tác giả giải thưởng cao qúy: Giải Nobel văn học. Với tác phẩm này, Lagerkvist đã đặt Barabba làm ?ophản đề? của Giêsu. Theo truyền thuyết, Giêsu bị bắt và bị kết án tử hình nhằm vào dịp lễ Vượt Qua của người Do Thái. Vượt Qua là một lễ hội lớn theo truyền thống văn hóa Do Thái. Vào dịp này, theo thông lệ sẽ có một tử tù được tha. Philatô muốn nhân dịp này để tha cho Giêsu, nhưng lại gặp sự phản đối của đám đông. Họ đòi giết Giêsu và tha cho tên tử tù Barabba. Barabba là một con người nguy hiểm, tàn bạo, tính hoài hoài nhưng lại là người trung thực. Khi hắn ta được Giêsu ?othế mạng?, hắn ung dung ra khỏi tù nhưng cũng đắn đo suy tư về con người vừa thế mạng cho hắn. Vì vậy hắn bắt đầu tìm hiểu về con người đó. Lời đồn đại về Giêsu lúc chưa bị bắt và nhất là sau khi bị chết treo trên thập giá. Nào là trời đất tối tăm, rồi Giêsu biến mất khỏi huyệt mộ, thiên sứ đến giải cứu Giêsu từ sự chết sống lại v.v? khiến Barabba bán tín bán nghi, hắn quyết định đi tìm hiểu sự thật về con người này. Hắn đã tiếp cận với đám môn đồ của Giêsu, quan sát và thu thập chứng cứ. Cuối cùng, cái gọi là ?omầu nhiệm phục sinh? đã không đánh lừa được Barabba, và hắn có thể chứng minh đó chỉ là một trò lừa bịp. Mặc dù tác phẩm ?oBarabba? của Lagerkvist chỉ là một tác phẩm văn học, các nhân vật và sự kiện đều là hư cấu, nhưng nó chuyển tải một nội dung lấy nhân bản làm chủ đạo. Trên đường hướng tới chân thiện mỹ, gạn lọc cái thiện, thủ tiêu cái ác, chỉ có con người với con người, không có một thế lực siêu nhiên nào can thiệp vào. Lagerkvist phủ nhận chủ nghĩa giáo điều, kiên quyết gạt bỏ sự sùng bái đau khổ để tìm sự cứu rỗi trong ảo tưởng. Tác phẩm ?oBarabba? đã mang về cho Lagerkvist giải thưởng văn học Nobel là hoàn toàn xứng đáng.
    Ngày nay, dù Israel đã được độc lập, vững về chính trị, đặc biệt mạnh về quân sự. Nhưng quá khứ lịch sử đen tối luôn ám ảnh họ, biến họ thành kẻ bạo ngược với người Palestine. Đặc biệt họ vẫn đang trong đợi một ?ođấng cứu thế? giữa thời đại nguyên tử, khả dĩ biến đất nước và con người Do Thái thành một đế quốc mới của vùng Trung Đông ngày nay.
    Tóm lại, quyển kinh thánh của Do Thái giáo đồng thời cũng là quyển lịch sử của dân tộc này, ghi lại tất cả các sự kiện mà phần lịch sử về các sự kiện ?ongười thật, việc thật? chỉ chiếm khoảng 10%, 90% còn lại là huyền sử với những sự kiện hư hư ảo ảo?, đôi khi thậm phi lý? Vì thế, không lạ gì với những anh hùng dân tộc (Mêsia, Vị Cứu Tinh, Đấng Cứu Thế) xuất hiện trong lịch sử Do Thái thường có một lý lịch rất huyền bí, họ được sai đến để cứu dân Do Thái bởi một vị Thượng Đế mà tính tình ?omưa nắng thất thường?, lúc nhân từ, lúc hung bạo, lúc phạt, lúc thưởng. Giêsu là một con người như vậy trong số những người được ?osai xuống?...
  10. the_tux

    the_tux Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    "Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần" (không có ''các'').
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này