1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận về Kinh thánh, Jesus Christ và các vấn đề liên quan.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi vimouze, 09/04/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Nhiều chỗ trong Phúc Âm, Giê-su nhấn mạnh ông ta vừa là God Cha vừa là God Con (John 3: 36; Luke 10: 22; John 10: 30; John 17: 22). Giê-su, God Cha, và Thánh Ma (Holy Ghost) họp thành God Ba Ngôi. Cái tín điều đó của giáo hội thật là cần thiết để duy trì chủ thuyết độc thần (monotheism) của Ki Tô Giáo.
    Không có tín điều God Ba Ngôi, Ki Tô Giáo có thể coi như là có bốn God: God Cha, God Con, God Thánh Ma, và Satan. Satan, có vẻ như có quyền năng hơn cả ba God trên, nên có thể coi như là God thứ tư trong Ki Tô Giáo. Một vài đoạn trong Thánh Kinh đã thách đố tín điều God Ba Ngôi một cách rất hữu hiệu: ?oCha Ta vĩ đại hơn Ta? (John 14: 28) và ?oTa yêu Cha Ta? (John 14: 31). Đó là những lời của Giê-su, mâu thuẫn với thuyết God Ba Ngôi (Mat. 5: 17-18).
    Về ?oJesus của lịch sử? , chúng ta biết rất ít về ông ta. Thậm chí người ta cho rằng chỉ có 20% các lời nói của Jesus trong các sách Tân Ước là đúng thật của Jesus, 80% còn lại là những lời bịa đặt do người ta gán cho Ngài mà thôi.. Jesus chưa bao giờ bước chân ra khỏi sinh quán xa tới 90 dậm ! Không hề được bước chân tới trường học ngày nào, nên ông ta là một kẻ hoàn toàn mù chữ và thất học.
    Tuy nhiên, do những hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử, ?oJesus của lịch sử? đã biến thành ?oJesus của niềm tin? (The Christ of Faith):
    - Trước hết, những người Do Thái mến mộ Jesus ở thủ đô Jerusalem trong đầu thế kỷ 1 đã trở thành những tín dồ KiTô giáo đầu tiên (Jewish Christians). Họ không nghĩ là một tôn giáo mới đã được hình thành mà chỉ nghĩ rằng: Jesus là một tín đồ của đạo Do Thái và chính họ cũng vẫn là những tín đồ Do Thái giáo.
    - Từ sau thế kỷ 4, KiTô giáo được công nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã, các tín đồ KiTô giáo gốc La Mã (Roman Christians) đã đem vào KiTô giáo rất nhiều nghi lễ và tập tục của Đa Thần giáo La Mã: nhận ngày sinh của Jesus là 25 tháng 12 dương lịch, đi lễ ngày chủ nhật (sunday). Những ngày này thật ra là những ngày tế thần Mặt Trời của Đa Thần giáo La Mã. Giáo hoàng đầu tiên của KiTô giáo là Miltiades (giám mục thứ 32 ở Rome) được hoàng đế Constantine phong là ?oPontifex Maximus?. Đó chính là chức vị của người đứng đầu Đa Thần giáo của đế quốc La Mã.
    Có lẽ biến cố quan trọng nhất trong lịch sử KiTô giáo là vào năm 325, hoàng đế Constantine triệu tập công đồng Nicaea với sự tham dự của trên 300 giám mục (gồm hầu hết các giám mục trong toàn đế quốc hồi đó) để bỏ phiếu quyết định về bản chất của Jesus. Kết quả là do quyền lực của hoàng đế, các giám mục đã quyết định chiều theo ý nhà vua là ?oChrist có cùng bản chất với Chúa Cha? (Christ was of one substance with Father).
    Như thế là chỉ trong một sớm một chiều, Jesus từ một người thường (a man) bỗng nhiên trở thành ?oThiên Chúa xuống thế làm người? (a God-man) Yahweh của Israel trở thành Chúa Cha (God the Father) và Jesus thành Chúa Con (God the Son). Jesus được gọi là ?oChúa Hóa Thân? (God Incarnate). Đó là nguồn gốc của ?oThe Incarnation of God? !
    Quyết định của công đồng Nicaea do Constantine triệu tập năm 325 thật sự đã lập ra một tôn giáo mới là Ki Tô giáo. Cái cốt lõi của KiTô giáo là: Ta có thể biến một người tầm thường thành Thiên Chúa Toàn Năng để tôn thờ, miễn là điều này được một công đồng như công đồng Nicaea quyết định ! Công đồng Nicaea là sản phẩm quyền lực của Constantine và chính Constantine mới thực sự là cha đẻ của đạo Ki Tô.
    Cuối cùng, đối với các tín đồ KiTô giáo (Christians), Jesus là Thiên Chúa, là chính đấng tạo hóa toàn năng tạo thành vũ trụ, là Chúa Cứu Thế (Savior) chuộc tội thiên hạ. Tóm lại, Jesus là ?oChúa Ki Tô của niềm tin? (The Christ of Faith). Cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, Jesus kết hợp với hai người kia tạo thành Thiên Chúa Ba Ngôi (Holy Trinity). Cả ba người là Một Thiên Chúa. Với lý luận như vậy về ?oThiên Chúa của đạo Ki Tô? (The Christian God), KiTô giáo tự xác định tôn giáo của mình là Độc Thần giáo thứ hai sau đạo Do Thái.
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 17:14 ngày 22/04/2004
  2. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Bác newgod này hay thật, cáo tật cũ vẫn chưa chịu bỏ, vẫn quote những đoạn trong kinh thánh để làm bằng chứng, thế nhưng quote trật lất. Đó là đều thứ nhất, điều thứ hai là bác nói là khoa học chứng minh nhưng những lời trên là của tác giả newgod mà không có một câu dẫn chứng nào là nói do nhà khoa học viết cả. Một đều nữa, nhà khoa học nào nói là Jesus sinh vào ngày 25 tháng 12 thì chứng tỏ là nhà khoa học đó không biết gì hết.
  3. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Có bác nào biết nguyên nhân tại sao Copecnic bị toà án xử tội, sau khi ra toà đã đẫm chân xuống đất mà than rằng "dù sao thì trái đất vẫn quay ko" nhỉ ?
  4. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Câu đó là của Galileo, ko phải của Copecnic do dám phản bác lại học thuyết của Aristole về thiên văn học sáng lập vào thế kỉ 3 BC vốn được coi là chuẩn mực của thời đó.
  5. BTX

    BTX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Bác nào hiểu biết về đạo thì giải thích giùm mình mấy cái này: Matthew 10, 34-39. Tui viết ra đây cho mọi người dễ đọc luôn:
    Matthew 10, 34-36
    "Anh em đừng tưởng Thầy đến đem bình an cho trái đất; Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo. Quả vậy, Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng. Kẻ thù của mình chính là người nhà".
    Matthew 10, 37-39
    "Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy thì không xứng đáng với thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy thì không xứng đáng với Thầy. Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai giữ lấy mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm được."
    Tui không hiểu nổi sao kinh Thánh lại có thể dạy mọi con chiên như vậy, nhất là trong cách ứng xử giữa ông bà, cha mẹ, con cái v...v... Nếu đúng vậy, tui cũng nghĩ đạo này nó không phù hợp với phong tục tập quán VN.
    Nhưng cũng không dám chắc, mấy bác uyên thâm giải thích giùm. Còn nhiều nữa, để từ từ tui viết tiếp.
    Về Trinity thì tui giải thích thế này. Trinity gồm Father, Son và Holy Spirit. Theo Bible thì Father (là Lord) gửi Son là Jesus xuống trần gian để chịu tội (sin) thay cho người ở trần gian vốn đã nhiều tội lỗi. Holy Spirit chính là "God inside of you", nó giống như spiritual belieft thôi, theo tụi trong đạo giải thích thì phải sau baptism mới có thể feel được các Holy Spirit này. Thật ra Trinity (Tri là 3) tuy 3 mà là 1. Nguời trong đạo giải thích như sau. Giống như 1 ly nước, chia nó ra 3 phần thì nó cũng là nước. Họ nói là giống như Father, Son và Holy Spirit, cũng là 3 phần, nhưng thực ra là 1 phần. Do đó, theo họ, thì trong Bible lúc Jesus xưng là Son of God, lúc xưng là God thì hoàn toàn make sense.
    Mọi người giải thích giùm cái verses ở trên hen.
  6. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Ngày 25-12 là ngày cổ truyền xưa kia người dân vùng Bắc Âu ăn mừng ngày Đông Chí mặt trời ló dạng chiều sáng mặt đất . Nó cũng là ngày mà các đa thần giáo Châu Âu khi xưa (ví dụ như Hy Lạp cổ đại) ăn mừng sinh nhật Thần Đại Thắng Mặt Trời .
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Hôm trước tôi ngồi trao đổi với một chú Đạo Hồi về tôn giáo. Chú này nói khá hay.
    Về đại ý thì có thể tóm tắt như sau
    Trên tất cả các tôn giáo thì có vị chúa tối cao(God) quyền uy nhất.
    Sáu đó thì qua mỗi một giai đoạn có một vị tiên tri khởi xuớng cho một tôn giáo.
    Đầu tiên là Mose tiên tri cho đạo Do Thái
    Sau đó là Jesus cho Đạo Thiên Chúa
    Mohamed(nguời Arab) cho đạo Hồi
    Nên nhớ ba đạo chính trên là có cùng một nguồn gốc.
    Rồi từ ba đạo chính trên thì có các nhà tiên tri như tiên tri cho dòng Hồi Giáo ****e, dòng Tin Lành.....
  8. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Jesus , sự thật đằng sau những huyền thoại
    ?oDie Wahrheit hinter der Legende?
    Tác giả: Frank Ochmann
    Báo ?~Stern?T số ra ngày 17.12.2002, Ðức Quốc.
    Chuyển ngữ: Ðoan Hùng email: www.stern.de
    Xa xa phía chân trời, cát bụt mờ mịt bụi tung trời, báo hiệu họ đang tới. Chẳng bao lâu sau, ánh nắng chói chang lấp lánh phản chiếu trên những chiếc nón sắt, những chiếc khiên. Mặt đất cắn cỗi rung lên dưới bước chân của đoàn quân Lê Dương . Ðoàn quân chiếm đóng với nét kiêu căng của một siêu cường đang diễu hành bên những căn lều đất với những cư dân nghèo nàn của nó. Họ rầm rập tiến buớc và nghiền nát mọi thứ cản đường dưới bước chân. Bởi vì dưới ý Chúa, đất Judäa và Galiläa (Giuđê, GaLiLê) cũng như toàn thế giới được biết đến thủa đó, vùng xung quanh Ðịa Trung Hải, đang nằm dưới ách thống trị nghiệt ngã của đế quốc La mã. Và với sự đòi hỏi của các bậc đế vương ở La Mã, người dân Do Thái bị bóc lột đến từng đồng tiền cuối cùng mà họ kiếm được một cách cực nhọc. Trong những ngày ấy, lần đầu tiên trong lịch sử, Hoàng Ðế Augustus ra lệnh ghi tên tất cả người dân trong đế quốc vào sổ thuế. Lúc ấy Thái Thú của vùng Syrien là Quirinius. Mỗi người phải về thành phố nơi mình ở để ghi danh. Và Josef người thành Nadaret vùng Galilê cũng trở về thành David vùng Giuđê. Ông muốn ghi danh cùng với Maria, hôn thê của mình, người đang chờ đón một hài nhi.
    Từ đó bắt đầu môt huyền thoại kéo dài hai ngàn năm và tạo nên nền văn hóa của ?ophương tây thiên chúa giáo?. Nếu như ngày nay, trên đất nước này, hình ảnh dễ thương của Maria và Hài nhi vẫn còn hấp dẫn khách hàng trong những ngày giáng sinh thì Jesus cũng thế? Không! Ngay đến cả nhà thờ có vẻ như cũng không giải quyết được. Người đàn ông xứ Galilê vẫn còn là một vấn đề, một vấn đề không hẳn như giới tăng lữ quan niệm. Hàng triệu người xem cuốn video về Jesus của Andreas Eschbach. Với sự tốn kém của Hollywood, Mel Gibson đang làm phim về muời hai giờ cuối trong cuộc đời của người nhận mình là con của Ðức Chúa Trời. Và Xavier Naidoo, ca sĩ Hip-Hop nổi tiếng nhất nước Ðức, hát về về Ngài trong rạp hát bán không còn một vé. Như hòn than vẫn tiếp tục cháy âm ỷ mặc dầu ngọn lửa của niềm tin truyền thống đã tắt từ lâu trong nhiều người.
    Jesus người thành Nazaret là một trong những người có tông tích lờ mờ nhất trong lịch sử cũng như phần đông các giáo chủ khác. Mỗi người có Jesus theo kiểu của mình. Khoảng hai tỷ người, ít nhất là theo chứng chỉ rửa tội, tin vào đấng cứu thế. Ngày sinh chính thức của ông trở thành điểm mốc của lịch quốc tế. Và ngày nay nếu chúng ta tranh cãi về vấn đề có thể mở cửa hàng vào ngày chủ nhật [ii] hay không thì cũng xuất phát từ đó mà ra. Bởi đây là ngày dành cho Chúa.
    Chúng ta phải dè chừng là: Không một hình ảnh nào về Jesus có tính trung lập. Giáo sư Gerd Theissen, cảnh giác như thế. Ông là nhà nghiên cứu về Tân Ước, viện Ðại Học Heildelberg và là chuyên gia sử học về người Nazaret[iii] . Hình ảnh ấy, bao giờ cũng chịu ảnh hưởng bởi mục đích nào đó. Có thể là từ sự mong ước bảo vệ truyền thống đã trở nên đáng yêu, hay ngược lại, tạo một hình ảnh trái ngược vời hình ảnh của giáo hội.
    Phải chăng Jesus giống thế này?
    Ðất Galilê rất phì nhiêu và vì thế là một trong những vùng có mật độ dân số cao nhất trong đế quốc La mã. Tuy thế do không rộng lắm nên chỉ có khoảng 250.000 dân. Phần lớn sống trong những làng mạc nhỏ bé. Dân chúng là những nông dân và thợ thủ công. Trên mảnh đất ấy Jesus sống suốt cả đời mình.
    Thế nhưng, về mặt nghiên cứu khoa học, như sự khám phá mới đây về một hàng chữ thuộc thế kỷ thứ nhất, soi thêm tý ánh sáng vào người con Josef, thì về mặt sử học còn khá lờ mờ. Ngay cả di vật như tấm vải liệm ở thành Turin cũng không giúp được gì. Mới đây các nhà nghiên cứu Nga đã định tuổi vật này. Tấm vải liệm thuộc thế kỷ 14 và là một vật giả mạo một cách ngoan đạo. Ở một con người mà người ta biết rất thiếu chính xác thì thật là dễ để sửa chữa thêm bớt vào hình ảnh ông ta cho đến khi ta hài lòng hay đạt được mục đích.
    Những tín đồ của Jesus vào thủa đầu tiên dương cao vị giáo chủ của họ chết trên cây thánh giá với tất cả óc tưởng tượng một cách Ðông phương. Khởi đầu nó được truyền miệng. Qua các thế kỷ sau mới được ghi lại qua trí nhớ vào các quyển sách, vào thời đó sách thường được cuốn lại thành cuộn, và đó là nguồn của Phúc Âm ngày nay. Và như thế hình ảnh Jesus, được trang điểm, và mang những nét quen thuộc và cuối cùng trở nên Jesus Ðấng KiTô. Nói năng kiểu như thế chẳng phải là chỉ riêng bọn nổi loạn vô thần mà ngay cả những giáo sư thần học trước đám sinh viên của mình, và khi ông ta dám mạnh miệng, ngay cả với đám Laie [iv] ngoài ngưỡng cửa đại học.
    Tấm vải liệm Turin
    Ngay cả những người theo Jesus rất lâu sau ngày ông chết vẫn tìm kiếm sự gần gũi với ông. Ðể kéo Ðấng Cứu Thế về mình, các họa sĩ thời trung cổ cho các nhân vật trong thánh kinh ăn mặc hợp thời trang và trình bày máng cỏ (theo kiểu) như ở vùng Flamen [v] hay vùng sông Rhein. Ngay cả những người Quốc Xã cũng có thể dùng đến đấng Cứu Thế. Người Do Thái lạ thường này được Arier-hóa một cách thô bạo [vi] . Nếu cần thiết cũng phải nhuộm tóc Ngài cho vàng [vii]. Họ lôi đấng Cứu Thế ra làm nhân chứng chính trong phiên tòa, dẫn đến cuộc ?ogiải quyết cuối cùng? [viii] cái dân tộc mà chúa nguyền rủa, cái bọn giết chúa. Cái chuỗi luận tội một cách thô bỉ như thế chẳng mới chút nào. Cả ngàn năm người ta vẫn dùng đi dùng lại ?otin mừng? [ix] để biện minh cho áp bức và kỳ thị. Chẳng phải vì bọn Do Thái mà Jesus bị đóng đinh trên cây thánh giá hay sao? Chẳng phải là chính lời lẽ của chúng, những lời lẽ đã ghi rành rành trong thánh kinh, những lời mà chúng tự chuốc lấy sự nguyền rủa hay sao?: ?oXin huyết của người lại đổ trên chúng tôi và con cháu chúng tôi? [x]. Ô! Ông Ma-thi-ơ và các vị rao giảng Phúc Âm! Máu của người vô tội từ lâu cũng đã đổ lên quý vị. Lịch sử Jesus và cả giòng lịch sử đã trộn lộn lẫn nhau sau hai ngàn năm đã trở nên một mớ hỗn độn khó phân chia. Nếu ai mà muốn tìm người Nazaret thật sự, con người Nazaret lịch-sử thì không còn cách nào khác hơn là làm như các nhà khảo cổ học. Với bàn chải đánh răng, với bàn chải nhỏ mềm người ta phải bóc từng lớp vỏ để cho sau cùng có thể sự thực lộ ra dưới lớp bụi và lạc tinh [xi].
    Vào ?oTân ước? thì chỉ có thể tin một cách giới hạn. Bởi vì các tác giả của nó muốn tạo niềm tin chứ chẳng phải để gieo nghi ngờ. Thật ra cũng có thêm các nguồn sử liệu phi-Ki-tô nữa. Và điều này đáng ngạc nhiên, như giáo sư Theissen nhìn nhận, ở một hình ảnh mà vào thời đại đó hoàn toàn đứng bên lề của sự chú ý của thế giới và chỉ hình thành theo quá trình lịch sử, hình thành cái mà nó là hiện nay. Thế nhưng cũng phải thận trọng. Bởi vì cả những tác giả Do thái hay La mã cũng chỉ ghi lại các sự kiện sau đó hàng chục năm theo lời đồn đại hay huyền thoại. Thêm nữa họ cũng không chú tâm đến người Do thái lạ kỳ này một cách đặc biệt gì lắm nên chỉ nhắc đến ông bằng vài hàng sơ lược, ngắn ngủi. Trải qua các thế kỷ sau các nguồn tài liệu phi-ky-tô [xii] này lại được chép lại sạch sẽ trong các tu viện Ki-tô-giáo. Trong quá trình đó nếu như các tu sĩ có thêm bớt gì theo ý mình thì điều đó theo giáo sư Gerd Theiss không những là chỉ một khả năng mà còn là điểu hầu như có thể xảy ra. Thế nhưng sự thật cũng không chìm mất hoàn toàn trong văn chương. Với sự so sánh các văn bản ít ra ta có thể làm sáng tỏ vài sự kiện.
    Thí dụ như Tacitus, nhà quý tộc và sử gia La mã, sinh ra khoảng giữa thế kỷ thứ nhất, viết về một tà giáo vào thời của ông vua đốt thành phố Nero, những người Christiani: Từ Christiani phát xuất do Christus, người bị Thái thú [xiii] Pontitus Pilatus (Phi-Lát) dưới thời hoàng đế Tiberius (vua thứ hai của La Mã A.D. 14-37) xử tử. Niềm mê tín này tạm thời bị đè nén, song lại trỗi dậy và lan truyền không những ở Giuđê mà còn lan sang La mã , nơi đủ mọi thứ tệ hại, ghê tởm khắp nơi trên thế giới tụ về. (Lời lẽ Tacitus) không được dễ mến lắm nhưng cũng là điểm khởi đầu. Thực ra lời Tacitus cũng không được chính xác cho lắm, bởi vì trên một bảng đá được ở Casarea năm 1961 người ta được biết Phi-Lát không phải là Thái thú mà chỉ là một viên [xiv] Tổng Ðốc thường mà thôi.
    Cũng không sao. Dẫu sao đi nữa thì nhân vật chính của câu chuyện khổ nạn của Jesus quả thực đã từng sống. Người Do thái mà đồ đệ của ông nhất định không từ bỏ cũng được hai người La mã Plinius và Sueton nhắc tới. Thế nhưng không một ai nhắc tới tên Jesus. Cũng có thể là họ lầm tưởng danh hiệu Christus [xv] một từ có gốc Hy Lạp vốn không quen thuộc với họ là một tên riêng. Và Sueton nhà luật pháp và tác gia tiểu sử hoàng đế cũng có vấn đề khi viết tiểu sử Claudius: ông xua đuổi người Do Thái, những kẻ bị xúi dục bởi Chrestus mà liên tục làm giặc. Tên của tên giặc này viết bằng e hay i, điều đó nào có khác biệt gì đâu đối với một kỵ sĩ La mã?
    Ít nhất không một ai trong các tác giả này nghi ngờ việc vài mươi năm trước đó có một người được gọi là Christus. Và việc xử tử ông ta có thể là khả tín. Ngay cả khi những chi tiết cuộc đời ông không được ghi lại trong những sử liệu này thì ta còn một sử liệu khác do một tác gia Do Thái phục vụ cho La mã tên là Josephus Flavius. Tài liệu về mối liên hệ gia đình, mới đây trở nên có tầm quan trọng rất lớn. Josephus tường thuật về một buổi họp của hội đồng Do thái vào năm 62. Tại hội nghị này người ta quyết định một số án tử hình. Một trong những kẻ bị ném đá được Josephus gọi là Jakobus, người anh em của Jesus, kẻ được gọi là Christus. Tên của anh em người bị xử tử được nhắc đến. Sự kiện khác thường này có vẻ vô ích nếu như ông Jesus này là kẻ không ai biết đến.
    Jesus như thế không những có cha mẹ mà còn có anh em ruột, một điều đi ngược lại giáo điều của giáo hội Ka-tô về sự đồng trinh của thánh nữ Maria, là một vấn đề cho Công Ðồng La Mã. Sự kiện người Nazaret thủa ấy ít ra khá nổi tiếng trong vùng làm cho một phát hiện khảo cổ mới đây trở nên vững vàng hơn. Một hàng chữ khắc trên một chiếc hòm dài độ nửa mét, bằng đá vôi. Ðây là một cái Ossuare (tiểu đựng xương) người ta dùng để cải táng. Chuyên gia chữ cổ ở Paris là André Lemaire đọc được hàng chữ gây chấn động: Theo đó thì chiếc tiểu rỗng này, đi từ nhà buôn bán đồ cổ sang viện nghiên cứu, xưa kia chứa xương của một người tên là Jakobus, con của Josef , anh em của Jesus. Ở đây được viết Jeschua, tức là Jesus trong ngôn ngữ Aramaisch.
    Trong tài liệu của Josephus có hàng chục người tên là Jesus. Như vậy đó là một tên khá phổ biến. Cái làm cho chiếc tiểu đơn giản kia trở thành hấp dẫn chính là sự kết hợp không dễ xảy ra của cả ba tên: Jakobus, Josef và Jesus. Nhìn một cách thống kê thì, như Lemaire tính toán, có thể có chừng 20 người tên là Jakobus, có cha là Josef và lại có anh là Jesus.
    Mặc dầu vậy, giờ đây có một chút ánh sáng giáng sinh chiếu vào thời thơ ấu mù mịt của Jesus. Các nhà khoa học chỉ biết chắc nhất cái gì đã không xảy ra: Máng cỏ, Thiên Thần và Ba vua. Nhà nghiên cứu Tân Ước Theissen bảo: Khi một nhân vật đặc biệt được mô tả thì, theo truyền thống Ðông Phương, nhân vật này thế nào cũng phải chào đời một cách thật lạ thường. Thí dụ như phải được điềm báo trước của vũ trụ qua một ngôi sao bản mệnh, sinh ra bởi người nữ đồng trinh. Theissen nêu nhiều ví dụ tương tự về các sự phát sinh các huyền thoại, không lấy gì là sáng tạo lắm. Trước Jesus thì các Pharao Ai Cập, các bậc quân vương ở Babylon cũng đã tự trang điểm như thế. Và ngay trong thần thoại Hy Lạp cũng đầy dẫy những thánh nhân ra đời một cách diệu kỳ.
  9. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Thế nhưng chúng ta nên để yên cho cô hôn thê hoài thai của Josef, một trường hợp độc đáo, mà Vatican vinh danh, để chuyển sang vấn đề cái sổ thuế. Bởi vì nó sẽ làm rõ những thủ thuật mà những tín đồ đầu tiên của người quét dọn miếu đền [xvi] dùng để lôi kéo từ đồng ruộng đến bàn thờ. Vị rao giảng tin mừng Luca đã kể rằng lý do khiến Josef phải di cư từ Nazaret thuộc Galilê đến BêLem vùng GiuÐê là do việc kiểm kê thuế dân. Josef thuộc giòng dõi của vua David và giòng này xuất phát ở vùng cách Jerusalem vài cây số về phía nam như Cựu Ước từng quả quyết.
    Thế nhưng đó quả là một việc làm mọi sự rối tinh rối mù cả lên. Bởi làm như thế thì không thể lập một sổ thuế một cách hợp lý với một đất nước chỉ có một thủ phủ Jerusalem với có số dân khoảng 30.000 người. Chỉ vào những dịp lễ lạc thì thành phố mới phải chứa chừng 10 lần nhiều hơn do những người hành hương. Sepphoris, trung tâm của Galilê cách đó chừng 100 cây số còn nhỏ hơn Jerusalem. Người thống trị La mã chỉ có thể ngu xuẩn như thế trong sự tuyên truyền của kẻ địch khi làm một cuộc kiểm tra thuế dân theo cái kiểu mà Luca đã thuật, cái kiểu làm đảo lộn tùng phèo cả một vùng. Thật ra, ngoài Thánh Kinh ra thì không có một bằng chứng nào cho chuyện đó. Thường tình thì ngày xưa cũng thế, cũng như thủ tục của sở thuế ngày nay: Người ta đóng thuế nơi mình ở.
    Còn thêm một vấn đề nữa: Augustus [xvii], con nuôi của Gaius ****** Caesar, kẻ trở thành hoàng đế sau cuộc ám sát Caesar cho đến năm 14, theo sử liệu, không hề làm một cuộc kiểm tra thuế khóa nào trong toàn đế quốc. Riêng các vùng Judäa, Samaria và Idumäa thì có một cuộc kiểm kê dân số vào năm thứ 6. Vào thời điểm này thì Augustus là hoàng đế ở La Mã và Publius Sulpius Quirinus, kẻ được LuCa nhắc tới đang cai trị vùng Syrien. Thế nhưng Hê-Rốt vua xứ GiuÐê, bạo chúa giết sạch trẻ con [xviii] vùng BêLem đã chết từ 10 năm trườc và Jesus, nếu tin đưọc các vị rao giảng thì cũng đã sinh ra từ lâu: Thời Hê-Rốt, vua xứ GiuÐê. Mọi sự cứ không ăn khớp một cách đáng bực.
    Câu chuyện nổi tiếng về Giáng Sinh của Lu-Ca cũng như của đồng môn của ông ta là Ma-thi-ơ, người kể về ngôi sao trên máng cỏ , mang hương vị bánh Spekulatius [xix] , gợi cho ta cảm giác như xem phim màn ảnh rộng với hình ảnh dàn đồng ca của các thiên sứ, những chuyện đó đối với con mắt của các nhà thần học phê phán chỉ là văn chương tôn giáo. Hay nói một cách chính xác hơn, ấy là một sự tuyên truyền được dựng một cách ít nhiều khéo léo. Và điều này đúng cho những gì mà Luca và Mathiơ tuyên truyền, không chỉ riêng về chuyện giáng sinh mà thôi, theo những nghiên cứu từ hai thế kỷ nay.
    Nếu như Jesus đã phải được sinh trong máng cỏ BêLem thì điều này chẳng vì kiểm tra dân số mà vì lý do ý thức hệ từng ghi trong Cựu Ước: ?oHỡi Bết-lê-hem Efrata, ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Đấng cai trị trong Y-sơ-ra-ên; gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng?. Ðấy là lời của nhà tiên tri Mi-Ca. Còn cách nào để chứng minh cho sự sắp đặt của Chúa tốt hơn nếu như sự việc xảy ra đúng theo lời tiên tri? Thế nhưng phiền một nỗi là ở thời ấy ai ai cũng biết rằng Jesus đến từ Nazaret, một vùng bé cỏn con xứ Galilê, điều đó gắn liền với tên tuổi người ấy cho đến ngày nay. Bởi thế Lu-Ca mới phải bẻ quẹo lịch sử một tý ty, đẩy sự kiện kiểm tra dân số của Quirinus xảy ra vài năm sớm hơn và mở rộng nó ra trên toàn đế quốc La Mã. Ngay cả phần lớn còn lại của những gì Lu-Ca và Ma-thi-ơ thuật lại, dưới quan điểm sử học, chỉ có thể thưởng thức một cách đầy thận trọng. Cả hai tác giả thánh kinh kia cũng thế, hai tác giả đã được nhà thờ thời đại trễ hơn quyết định đưa thêm vào thánh kinh chính thừc: Mác và Giăng. Những người viết tiểu sử Jesus sớm hơn như Thomas hay Petrus, hay cũng có thể thực ra là những tác giả vô danh dùng hai tên tuổi này để gây ấn tượng cho tác phẩm của họ, kém may mắn hơn, không được đưa vào thánh kinh. Thế nhưng cả họ cũng theo cái mẫu mực cổ đại, theo những gì được công nhận, những gì của các tên tuổi lớn hay cả những đồng môn vô danh: Ðây trắng , kia đen. Kìa, chẵng hạn như bọn La Mã ngu xuẩn và tàn bạo. Ðây, những người Do Thái bị nô dịch. Kia, những người Pha-ri-si đạo đức cứng nhắc hay những giáo sĩ tham quyền lực. Ðây, sự tốt lành không được biết tới, dưới hình ảnh nhân ái của người Nazaret. Hãy nhìn vào đó, hỡi con chiên của Chúa. Và như mọi kịch bản của thể loại này, câu chuyện được đẩy lên những cao điểm đầy tính bi kịch. Ở khúc cuối người ta nghẹn thở khi thấy người hùng không còn đường thoát. Thế là sự ác đang thắng thế, phe thiện ngã gục trong sự khoái trá của kẻ ác. Thế nhưng đúng vào lúc bạn tưởng không còn cơ cứu vãn thì từ đâu chiếu đến một làn sáng của Tân Ước, một kết thúc có hậu: Phục sinh và Thăng Thiên.
    Từ thủa sinh ra cho đến cuối đời người Galilê là tròn 30 năm. Nhưng cái gì khiến cho một người nơi thôn dã tự cho mình là kẻ được lựa chọn? Và cái gì làm cho người khác tin là anh ta nói đúng? Có thể thấy yếu tố thời thế sau đó. Bởi vì Jesus là một trong nhiều kẻ, đi khắp đất nước làm những điều kỳ bí và đòi hỏi thay đổi nếu không là cách mạng. Và họ dựa trên niềm tin của tổ tiên, những người được Môi-se, dưới ân sủng của Chúa GiêHôVa, dẫn dắt đến miền đất hứa bên giòng sông Giô-Ðanh (Jordan). Ðến năm 63 trườc thiên chúa người La Mã mới xâm chiếm và dựng nên những chư hầu thần phục. Thế nhưng không phải ở mỗi ngóc ngách xứ Palaestin có một người lính Lê Dương đừng trong tư thế đầy cảnh giác như trong các phim về thánh kinh thích thể hiện. Quá lắm là chỉ có khoảng 30.000 lính La mã đóng quân, và phần lớn ở xứ Syrien vùng Ðông Bắc, ít hơn nhiều so với phim Ben Hur. Và họ chỉ kéo tới Jerusalem khi đánh hơi thấy sự bất ổn. Ðến như các quan Tổng Ðốc như Pilatus (Phi-Lát) cũng thích tránh xa các ngôi đền kỳ bí của dân Do Thái mà dành phần lớn thời gian ở vùng Caesarea ven biển, nơi những người La mã sống chung với nhau và cùng mơ, cùng hướng mắt nhìn về La mã phía bên kia sóng biển.
    Dầu rằng tình thế có thể xấu hơn thế, nhưng dù sao sự chiếm đóng đã gây cho nhiều người Do Thái oán hận. Bởi vì ở đây có sự đối đầu của hai nền văn hóa với tham vọng thế giới, Gerd Theissen nói như thế. Siêu cường bên giòng Tiber cho rằng chỉ họ có thể mang lại sự ổn định trên thế giới, nền Thái bình La mã [xx] (Pax Romana). Nhưng đó có phải là Thái Bình của dân tộc duy nhất được Chúa lựa chọn [xxi] ? Có thể chấp nhận được chăng nếu tất cả thánh thần đủ loại, của chính mình hay vay mượn, cùng ngồi trong thánh đường La mã. Tội lỗi! Những người giáo điều thét lên. Ngoài ra lại còn những bọn hơp-tác như Hê-Rốt cúi đầu khuất phục bọn ngoại bang vô đạo để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Tôn giáo cũng nằm trong tay bọn La Mã. Không có sự nhúng tay của bọn chiếm đóng thì Cai-Phe [xxii] làm sao đứng đầu hội nghị các bậc trưởng lão. Ngay cả viên thầy cả thượng phẩm này, người đã làm khó Jesus lúc cuối đời, cũng có thật. Mười năm trước đây, người ta đã khám phá ra ngôi mộ gia đình của ông ta.
    Mặc cho những hoa lá cành mà Phúc âm thêm thắt, hẳn là một lúc nào đó trong thời đại sôi động này một cuộc gặp gỡ đã xảy ra,giữa Jesus và người đi trước: Giăng [xxiii], người rửa tội khổ hạnh bên giòng Giô-Ðan. Sự kiện này là một nỗi bối rối cho các nhà ý thức hệ Ki-Tô vào buổi đầu. Và ngày nay những người giải thích thánh kinh đồng ý rằng đáng lẽ ra người ta phải lờ nó đi, nếu như việc này không mấy ai biết tới. Jesus cũng phải chịu phép rửa tội. Thế thì giải thích sao đây về vị thế đặc biệt mà ông ta tuyên bố sau này? Ông phải làm phép rửa tội cho Giăng mới phải lẽ chứ? Thêm phiền nữa là: Phép rửa của người Do Thái, một phép có từ trước, theo truyền thống là để rửa sạch tội lỗi. Làm thế nào mà người con của Chúa lại có thể có tội được? Thế thì chỉ còn thủ pháp thần học có thể giúp đỡ. Và công việc này thì đã có nhà rao giảng phúc âm Giăng, mang bỏ xuống sông Giô-Ðan những sự bất toàn của thầy mình thành tội lỗi của toàn thế giới, làm Jesus thành con chiên của chúa, mang tội lỗi của người khác. Cảm ơn Chúa, mọi sự lại đúng cả. Quả là một giải thích thần tình, Theissen nói thế.
    Thế còn cái gì nữa? Ðể đạt được sự chú tâm, người xứ Galilê, kẻ sống suốt đời trong một vùng còn nhỏ hơn hạt Saar [xxiv], còn phải làm nhiều thứ. Không thế thì chúng ta ngày nay chẳng thể biết về ông. Văn bản khác của Josephus Flavius gọi Jesus là người công bằng và tốt lành, với lòng chí nhân của Ðức Chúa Trời, mà truyền bá dấu hiệu của Ngài bằng những phép lạ và những điều tốt lành: trục quỷ, chữa lành kẻ bệnh, hóa phép bánh ít thành nhiều. Các thầy Rabbin Do Thái sau này kết tội ông là làm ảo thuật. Thế nhưng, dĩ nhiên Jesus chẳng phải là một thứ Harry Potter cổ đại, và học cho cuộc đời ở Nazaret chứ chẳng phải nơi lâu đài Hogwart [xxv]. Ông hẳn phải là một người có nhiều sức thuyết phục, gây ấn tượng. Bằng chứng là ông có đông người theo. Xung quanh ông có cả nhiều tín đồ trong giới nữ, điều chẳng phải là thông thường. Jesus sống như thế nào trên cương vị một người thường, không phải trên cương vị một ứng viên [xxvi] đấng cứu thế, điều đó chỉ có thể suy đoán. Nhưng có lẽ ông đã giúp được lắm kẻ khó và vực được họ dậy từ nỗi thống khổ. Và với phép lạ đó ông còn ảnh hưởng tới bây giờ.
    Ông có từng tin rằng mình là con của Chúa trời? Không ai biết được thực sự, cái gì thúc đẩy ông và cuối cùng mang ông đến Jerusalem. Cũng như nhiều người đương thời có vẻ ông xác tín rằng lịch sử sắp đi đến đoạn cuối của nó. Tâm lý về ngày tận thế đang lan tràn và một cách rõ ràng Jesus cũng rao giảng về một nước Chúa đang đến gần, và điều này ít ra cũng làm người La mã nghi ngại. Nếu những người Zelot [xxvii] dựa vào sức mạnh của khí giới thì Jesus dựa trên sức mạnh của bản thân, sức mạnh của lời nói, của ý thức. Sức mạnh, nội lực đến từ trong nào phải là một công thức hiện đại. Không cần làm suy yếu những người La mã và bọn tay sai của chúng mà cần tăng cường niềm tin của chính mình. Tính đối lập đối với quan hệ thống trị dù thế nào đi nữa cũng vẫn khá rõ ràng. Chống lại người La mã là một sứ điệp hòa bình không phải rầm rập bước tới với áo giáp và mũ trận. Và chống với sự thối nát của giới giáo quan trong đền miếu, Jesus ca ngợi tầng lớp dưới. Phước thay cho những kẻ nghèo. Và như thế đã dẫn đến chung cục tại Jerusalem.
    Ngay cả ở giai đoạn này thì dữ kiện cũng rối bời. Có lẽ khoảng năm 30, trễ lắm là ba năm sau khi xuất hiện ở Galilê, Jesus cùng các tín đồ đến trung tâm của thành phố đầy người nhân dịp lễ Passah. Và xuất hiện ở ngôi đền mà Hê-rốt đã cho xây dựng một cách lộng lẫy và ở thời đó đối với quang cảnh thành phố cũng sừng sững ngự trị như ngôi nóc tháp vàng của nhà thờ Felsen ngày nay. Ông ta thực sự nói gì, làm gì, chẳng hạn như đuổi bọn buôn bán ra khỏi miếu chẳng hạn, điều đó còn nằm trong đám mây mù lịch sử. Nhưng sự kiện đó ắt hẳn có tính đe dọa: Ðối với giai cấp tăng lữ Sa-Ðu-Xê[xxviii] và cả những kẻ thống trị La mã, những kẻ sẵn sàng vũ khí trên tay trong những dịp lễ lạc như thế. Và như hàng ngàn người trước và sau ông, con người nổi loạn bị Pilatus lên án tử hình và chết gần như khỏa thân trên cây thánh giá. Một hình thức tử hình có tính lăng nhục mà người La mã lấy từ Phương Ðông.
    Còn sau đó? Phục Sinh? Có một điều chắc chắn là: Chung cục của Jesus trở thành khởi đầu của Christus.
    Chú thích (của người dịch):
    --------------------------------------------------------------------------------
    Legion : Quân đội La mã .
    [ii] Ở Ðức ngày chủ nhật các cửa hàng đều đóng cửa. Ðiều này gây tranh cãi trong các năm gần đây.
    [iii] Jesus là ngườ Nazaret vùng Galilê. Trong bài này tác giả hay dùng từ người Nazaret hay người Galilê để chỉ Jesus
    [iv] Laie: những người phục vụ trong nhà thờ mà không phải là giáo sĩ. Còn có nghĩa là những người không hiểu chuyên môn, không học chuyên môn.
    [v] Flamen: Vùng ở Hòa Lan, Bỉ . Quê hương của những họa sĩ lớn như Rubens. Tác giả muốn nói về những bức họa tôn giáo của các họa sĩ vùng Flamen.
    [vi] Arier: Thuyết của Ðức Quốc Xã. Họ cho là người Ðức thuộc chủng Arier, một chủng tộc cao quý thuộc giòng Bắc Âu, Indo-German.
    [vii] Tóc vàng là biểu hiện của chủng tộc Arier!
    [viii] Endloesung: Giải quyết cuối cùng. Từ ngữ Ðức Quốc Xã dùng để chỉ sự diệt chủng dân Do Thái.
    [ix] Evangelium, trong thánh kinh tiếng Việt thường được dịch là ?oTin Mầng?, hay ?oPhúc Âm?, ?oTin Lành?.
    [x] lời dân Do Thái đáp Phi-Lát trong Thánh Kinh- Chương MaThi Ơ.
    [xi] Patina: lớp đóng trên các di vật khảo cổ.
    [xii] Heidnisch: chỉ thời kỳ, những gì trước Ki-Tô hay Phi-Ki-Tô
    [xiii] Prokurator: Quan La Mã cai quản một xứ, tạm dịch là ?oThái Thú?
    [xiv] Praefekt: trong thánh kinh thường dịch là ?oquan tổng đốc?
    [xv] Người được xức dầu.
    [xvi] Tempelreiniger: Tác giả dùng tích Jesus đuổi bọn buôn bán ra khỏi đền thờ. ?oNgười quét dọn miếu đền? là chỉ nhân vật Jesus.
    [xvii] Augustus, Hoàng Ðế La Mã từ 27BC-14AD.
    [xviii] Herodes. Thánh kinh dịch là Hê-Rốt. Vua Do Thái, theo thánh kinh là kẻ đã ra lệnh giết hết con trai từ hai tuổi trở xuống để ngăn ngừa ?ovua dân GiuÐa? (tức là Jesus)
    [xix] Spekulatus: bánh nướng người ta dùng trong dịp lễ giáng sinh
    [xx] Pax Romana
    [xxi] Chỉ dân Do Thái
    [xxii] Kaipha : Trong thánh kinh thường gọi là Cai-Phe. Tên của viên ?oThầy Cả Thượng Phẩm? thời Jesus.
    [xxiii] Johannes: Giăng , hay còn gọi là Giăng Báp-Tít.
    [xxiv] Saar : Vùng ở Ðức , miền Tây , giáp ranh với Pháp
    [xxv] Harry Potter, nhân vật nổi tiếng hiện nay trong truyện nhi đồng. Một cậu bé phù thủy , học nghề ở lâu đài Hogwart.
    [xxvi] Messiaskandidat
    [xxvii] Zelot: Nhóm người Do Thái chống La Mã
    [xxviii] Sadduzäer: Một phái tăng lữ Do Thái, đối nghịch với phái khác là Pha-Ri-Xi

  10. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Galile Galileo bị xử tội thuộc về lịch sử hơn tôn giáo, tuy nhiên cũng có thể nói một chút. Trước hết khi Galile phát hiện được trái dất quay và trái đất chỉ là một trong những hành tình như bao hành tinh khác, nhà thờ lúc đó đã đồng ý cho Galile xuất bản quyển sách nói về phát hiện của mình, nhưng với đềiu kiện chỉ được giới thiệu với tư cách là một giả thiết chứ không đuợc khẳng định. Galile sau quyết khẳng định luận điểm của mình mới dẫnđến bị xử tội. Chuyện nói ai đúng ai sai cũng rất khó, khi học lớp West and the World trong trường đại học, chúng tôi đã không ít lần tranh luận về vấn đề này. Thế này, bây giờ chúng ta biết được thì chúng ta dễ dànd chấp nhận, nhưng vào thời đó, một xã hội dựa và tôn giáo là chính thì việc chấp nhận luận điểm của Galile có thể sẽ làm đảo lộn hoàn toàn xã hội. Hơn nữa quyền lục của nhà thờ vào thời điểm đó rất mạnh, nếu bạn là một người dân bình thuờng sống trong cái xã hội tôn giáo như thế thì bạn tin vào những điều nhà thờ nói hay nhửng lời một Galili nói.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này