1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận về tác phẩm Suối nguồn - The Fountainhead

Chủ đề trong 'Văn học' bởi tonganhquan, 27/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. longanhn

    longanhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Cách đây 06 tháng, mình đã đọc Suối Nguồn, đọc xong thấy day dứt và ngộ ra nhiều điều. Tôi đang lên kế hoạch đọc lại cuốn này. Là thành viên mới, hôm nay lại tình cờ phát hiện ra chủ đề này trên box văn học, vui lắm. Xin chia sẻ cùng các bác những suy nghĩ của tôi.
    - Đúng là Ayn Rand đã xây dựng lên một tuyến nhân vật (có thể coi là chính diện) với tính cách cực đoan; đó là Howark Roark, Henry Cameron, Dominique Francon, và Gail Wynand.
    Về tổng thể, tôi thấy họ là những người đàng hoàng, sống dấn thân và quyết liệt và đương nhiên sẽ có sự đồng cảm với nhau. Mặc dù ở một khía cạnh nào đó, họ dường như tương phản nhau, chẳng hạn như Cameron thất bại, chết trong nghèo khó và thành công, vô cùng giàu có như Gail Wynand.
    Trên góc độ văn học, các bạn cảm nhận rõ sự cưc đoan của họ là vì Ayn Rand (cũng như các nhà văn khác) đã dùng phương pháp điển hình hóa nhân vật của mình. Sự cực đoan này cũng phù hợp với thực tế mà. Cuộc sống vẫn có những mẫu người như vậy, song chúng ta ít gặp hoặc chưa gặp vì những người này thường bị mọi người gắn cho cái mác hoặc "ngạo mạn", hoặc "lập dị", hoặc "ngố" đấy thôi.
    - Bên cạnh đó, Ayn Rand đã xây dựng một tuyến nhân vật có thể tạm coi là phản diện mà điển hình là Ellsworth Toohey và Peter Keating. Trong một chừng mực nào đó, ta cũng thấy Ellsworth Toohey cũng cực đoan đấy chứ. Tôi thấy họ không đàng hoàng, thậm chí hèn. Hèn như Peter Keating thì rõ rồi. Nhưng đối với Ellsworth để phát hiện ra cái hèn của thằng cha này là hơi khó; vì vậy, Ayn Rand đã không mô tả trực diện cái hèn của cha này, và rất ẩn ý, khéo léo làm thoát ra cái sự "hời hèn" của Toohey.
    - Về nhận xét mang nặng tính triết lý: trước tiên, Ayn Rand là một nhà triết học, bà thông qua Suối Nguồn để thể hiện, truyền tải chủ nghía "vị thân". Đúng là có nhiều đoạn thoại mang nặng tính triết học, điển hình là những đoạn thoại giữa Howark Roark và Gail Wynand ở phần cuối, song đó cũng là cách thoại hợp lý nhất giữa những người "cực đoan". Song tổng thể, tôi thây Ayn Rand đã cân bằng rất hài hòa, khéo léo giữa "tiểu thuyết" và "triết lý" đấy chứ.
    Tóm lại, tôi quí cuốn này lắm. Ai đang lên kế hoạch đọc nên lấy nhanh dũng khí đọc đi. Ai đọc rồi thì nên đọc lại.
    Trên đây là những cảm nhận của tôi, xin mạnh dạn chia sẻ cùng mọi người. Hẹn gặp lại.

  2. binhminhmuap

    binhminhmuap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng đang đọc lại lần hai.
  3. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Oh. Rất hay vào box nhưng lại không biết có topic này.
    ... Mình đã đọc cuốn này...
    Không có gì để nói, và cũng không muốn nói gì ngoài sự day dứt của chính bản thân. Day dứt với chính mình chứ không phải với các nhân vật trong cuốn sách.
    http://thuhuyen252.blogspot.com/2009/05/suoi-nguon-ayn-rand-fountainhead.html
    Đây là một chút chia sẻ.
  4. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Sáng nay không hiểu gõ từ khóa khỉ gì trên google mà nó ra cái link này và vào đọc.
    http://www.thanhnien.com.vn/2007/Pages/200751/219726.aspx
    Cái bài viết này thấy từ lâu lắm rồi nhưng không quan tâm nên chả đọc chi.
    Sáng nay hình như trời mưa nên mát, nên vào đọc xem thiên hạ viết gì.
    Và kết cục là như thế này trên facebook cá nhân:
    Chưa bao giờ quan tâm đến mục điểm sách hoặc giới thiệu sách hay trên các loại báo. Vậy nên không có gì lạ khi hôm nay mới "vô tình" nhìn thấy bài này vì 1 đường dẫn từ google. Stupid. Người ta bảo người ta thích nó, người ta yêu nó, người ta blabla đủ đủ thứ về nó... trong khi cái cốt lõi, cái xây dựng lên nó thì người ta không nhớ được (ở đây là viết sai tên của người có cái họ quan tâm)... Một nhận xét giả tạo và một đội ngũ biên tập rởm.
    Được silver_place sửa chữa / chuyển vào 12:40 ngày 25/05/2009
  5. Imaginary

    Imaginary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    Mình mới đọc truyện này.
    Mình nghĩ đó là quyển sách mà mọi người nên có trong danh sách những quyển sách cần đọc của mình.
    Một tác phẩm vĩ đại và chẳng thể có từ nào diễn tả hết sự thán phục của mình dành cho tác giả. Quyển sách với những tư tưởng "Vì con người", "Tôn vinh con người và lao động chân chính" viết từ những năm 1940s mà đến năm 2009 mình mới được đọc làm mình cảm thấy những quyển sách đã đọc ít ỏi quá.
    Dù cho quyển sách này nặng về tính triết lý, xây dựng nhân vật cực đoan. Nhưng mình nghĩ, con người phải có gốc rễ, có niềm tin căn bản vào điều gì đó,. Sống mà không chết theo từng ngày với sự sụp đổ niềm tin ấy là khó nhất.
    Đây là quyển sách thực sự làm mình phải suy nghĩ lại về cuộc sống.
    Các bạn đừng nghĩ nó dầy mà ngại đọc. Nó là mình phải hăng say đọc trong hai ngày liền chỉ để tìm xem, làm thế nào để nhân vật chính này tin tưởng, theo đuổi lý tưởng và sự chính trực của mình. Với những cú đánh của cuộc đời vào người đàn ông này, ông ta có thay đổi không, và ông ta sẽ nhận được những gì ở cuộc đời này.
    Hì hì, mình nghĩ là quyển sách này giống như môn Triết học ở trường ấy.Tuy nó không khô khan như thế, nhưng mà nó cần thiết để xây dựng nền tảng cho một con người.
    Khen quyển sách này vĩ đại, có khi cũng chỉ giống như nhận xét "Biển nhiều nước thật". Một điều quá hiển nhiên. :D
    Được Imaginary sửa chữa / chuyển vào 22:09 ngày 30/05/2009
  6. hollowheart

    hollowheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    Cực đoan sao? quá lý tưởng sao? Không phải Ayn Rand đã nói đây là lí do cuốn sách này tồn tại sao?
    Có một điều là. Suối Nguồn làm cho một số sách khác trở nên vô giá trị đối với người đã đọc nó. Nhưng đây cũng là lúc đọc sách có chọn lọc hơn.
    Tôi không bình phẩm là hay hay dở vì tôi tôn trọng điều mà tác giả đã thể hiện trong tác phẩm, cũng như Roak vậy, chỉ có roak và thiết kế, sau đó xây, người khác phải ngậm miệng. Ayn Rand cũng vậy, viết để đọc, để hiểu , để bạn sống trong tác phẩm và đừng phẩm hay chỉ trích.
    Cho dù mọi người nói gì thì tất cả đều không quan trong hơn chính bạn. Khi đọc, chỉ có bạn và cuốn sách tồn tại, không ai khác.
    Xin chia sẽ với ai đã đọc, đang đọc và sẽ đọc.
  7. Moscovitz

    Moscovitz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    497
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài trên thanhnien thấy buồn nôn. Đúng là nó đã làm tầm thường hóa đi tác phẩm vĩ đại của Ayn Rand
    Em thích cách nghĩ của hollowheart nhg vẫn muốn bàn luận với mọi người, để hiểu hơn, vì cách hiểu, cách nghĩ của mình với mỗi tác phẩm vẫn còn hạn chế lắm. Nhìn vào suy nghĩ cảm nhận của mọi người cũng thấy sáng ra nhiều điều
    Cá nhân em đọc truyện này thấy khó thở. Khó thở vì tiết tấu nhanh, vì cách nghĩ lý tưởng và quyết liệt mà cuộc sống đã bào mòn ở mình lâu lắm rồi, khó thở vì cái tension của truyện. Đã cuốn vào truyện là không thể dứt ra, không chỉ vì cốt truyện kịch tích đầy nút thắt, những đoạn tả cảnh gợi cảm, mà còn vì mỗi người có lẽ đều tìm thấy mình trong đó. Đọc và cảm truyện cũng là để tìm được một triết lý sống cho mình mà trg XH hiện đại người ta thường đánh mất.
    À, in rep to bác longanhn trên kia: :D Peter Keating em thấy là 1 NV đáng thương hơn là NV phản diện. Đáng thương, đáng khinh, pathetic, mà lại nhan nhản trg những con ng mình gặp hàng ngày. Có khi lại là chính bản thân mình nữa :D.
    Đáng lưu ý là cái tên của Howard Roark cũng có ẩn ý. Cái tên đọc lên nghe đã thấy tough và gai góc, và trg cái họ Roark là từ ROAR: gầm. Nó hoàn toàn phù hợp với tính cách nhân vật, và cả cái kết, khi Roark đc khẳng định bản thân và lý tưởng của mình với nhân loại bằng việc thiết kế tòa nhà cuối truyện.
    À, lại vừa đọc xong cái review trên tuanvietnam. Muốn lôi thằng tác giả ra vả vào mồm quá. Epic tale của Aya Rand mà nó review cứ như truyện tình cảm sướt mướt Marc Levy.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    "Bạn có thể tìm thấy mọi thứ ở cuốn sách này!"
    Bài học về cuộc đời, lừa lọc, gian trá, bẩn thỉu, đê tiện và hào hùng, kiêu hãnh.
    Bài học về tình yêu, trọn vẹn, mãnh liệt, dám bước vào nỗi đau, dám bước vào lửa cháy, để yêu và hiểu nhau như thể mình chính là người tình, và người tình chính là mình.
    Bài học về những cách làm giàu và thăng tiến, có thể thắng hoặc thua, có thể đến đích hoặc gục ngã giữa đường, nhưng quan trọng là đã bước đi, vượt qua những hố bẫy mà đồng loại đã gài sẵn.
    Bài học về lựa chọn con đường sống. Bài học sống.
    Đọc Suối nguồn, lại thấy náo nức muốn bước giữa cuộc đời, lại dũng cảm hơn để dấn bước, lại khôn ngoan hơn để đối mặt và nhận diện kẻ thù, lại kiêu hãnh hơn để bỏ qua bụi cát dưới gót chân. Sống và Trải nghiệm, cuối cùng sẽ đi đến đích đời mình! "
    [/QUOTE]
    Bố khỉ =))
    Có vẻ nhiều người đọc cuốn này mà không nhận ra, triết lý lớn nhất của The Fountainhead là Individualism :)
    Ayn Rand cũng có Anthem về cái philosophy này, hnào chắc phải đọc thôi
    Được moscovitz sửa chữa / chuyển vào 18:34 ngày 09/06/2009
  8. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Oh. Không nhận ra nó mà lại thích được nó thì hơi lạ đấy bạn

    Vì ngay trong bài viết (ở blog của mình, có dẫn link ở bài viết trên) mình đã trích đoạn hội thoại với một người bạn.
    "Anh đã đọc Suối nguồn chưa?"
    - "Chưa".
    "Có rất nhiều điều để suy nghĩ, cần phải suy nghĩ. Nhiều day dứt với chính mình nữa".
    "Đọc cũng hơi lâu. Hơn 1170 trang và 19 trang giới thiệu. Chữ khá nhỏ nhưng bản in tiếng Việt cũng được. Bản tiếng Anh là The Fountainhead".
    "Chủ nghĩa vị thân xuyên suốt tác phẩm. Nhưng cái cụm từ này khoa học quá. Em thích hiểu là Sống cho chính mình như em vẫn hiểu hơn".
  9. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    À, Còn 1 câu hỏi tớ muốn trao đổi với các bạn ở đây. (Đã hỏi với một người bạn rùi).
    Roark và Wynand có một câu giống nhau: ?o.. mọi nỗi đau chỉ đến được một giới hạn nhất định và bị chặn lại...?.
    Không có gì để nói về câu này nữa. Nhưng tớ muốn hỏi các bạn. Nỗi đau sẽ đến một giới hạn nhất định và bị chặn lại. Thế còn niềm vui, hạnh phúc? các bạn có thấy cái ?ogiới hạn? đó khi được đón nhận (ở bản thân mình) không?
  10. hollowheart

    hollowheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    Một câu trả lời, chắc không làm bạn thõa mãn được. Nhưng
    cơ quan để cảm nhận nỗi đau và hạnh phúc là 1. nếu nói đến giới hạn thì sẽ có 1 thước đo mới biết được giới hạn đó. Mỗi người sẽ có một chuẩn mực riêng, 1 thước đo riêng. Có 1 số người không đo nổi hay không biết làm thế nào để đo nên họ nói là vô hạn.
    Khi bạn hỏi hạnh phúc có giới hạn hay không? thì chính trong bạn đã trả lời cho bạn là có giới hạn. Nhưng bạn còn nghi hoặc nó nên hỏi 1 người nào đó. Ngoài ra còn 1 khả năng khác là bạn biết câu trả lời rõ ràng và bạn muốn biết rằng người khác cảm nhận giống bạn hay không. Do đó câu trả lời của mọi người sẽ không thõa mãn được bạn.
    Ngôn từ có giới hạn. dùng ngôn từ diễn đạt niềm vui hay hạnh phúc thì đã tự giới hạn cảm xúc rồi.

Chia sẻ trang này