1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận về tác phẩm Suối nguồn - The Fountainhead

Chủ đề trong 'Văn học' bởi tonganhquan, 27/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nonstophit

    nonstophit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    nghe phát biểu kiểu này nản
    bởi vậy mấy cái ông cục xuất bản ko bao giờ là bạn cả
    dù có nói tôi ko muốn ,tôi chả cần, ko hợp với tôi
    dịch ra là :tôi ko thể thôi....
    ..
    nói ra cái mà bạn tôn thờ và tư tuởng con một của bạn đi
    bài sẽ lộ thôi
  2. hollowheart

    hollowheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    Favercode xây được phần móng và phần thô cũng coi là được 2/3. Rồi đem bán và đưa lên sàn. Hiện trạng này đầy rẫy ở ngoài đường kìa! Tư tưởng này trong Luật cũng có ghi rõ. Đang tiếc là sướng chưa đạt được. Không được cử động nha, càng lòi ra đó.
  3. longanhn

    longanhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Cái nhà bác Favercode xem ra là bậc thày về ngôn ngữ đây, bác đưa ra những từ nghe rất mới và hoành tráng "tầm vóc triết lý", "Ý thức cộng đồng". NHân đây, phiền bác cắt nghĩa cho kẻ tập tành này những từ trên nhé.
    Bên cạnh đó, bác mới chỉ đọc 2/3 cuốn này mà đã cảm thấy "sự vĩ đại" của Suối Nguồn, đồng thời quăng nó đi ngay vì đã thấu hiểu nó, chứng tỏ khả năng cảm thụ và sự hiểu biết của bác thật tuyệt vời. Thông thường, nguời ta chỉ quăng một cái khi cái đó là vô giá trị, .... đằng này bác lại quăng đi một cái thứ được mình cho là "vĩ đại", bác quả thật phi thường.
    Nhưng chứng vì những dị biệt nêu trên, bác cho tôi hỏi một câu "phải chăng bác cảm nhận thấy cái sự vĩ đại của Suối Nguồn là do bác nắm được cái gọi là ý thức cộng đồng, tức là a dua theo thiên hạ, thấy thiên hạ nói hay và vĩ đại thì bác cũng cho là vậy luôn?"
  4. nonstophit

    nonstophit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    clap clap clap
    1 chàng pháo tay~~~!!!!
    tôi có thể suy đoán điều này,bác ta ắt hẳn là nguời miền Bắc có than thích là Đảng viên chẳng hạn
    nếu ko đc cả như thé thì ôi thôi...đời ta phung phí trong cơn ngủ mê(bài hát Đời Đá vàng)
  5. BLOODHUNTER

    BLOODHUNTER Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    ---> Bull**** !
  6. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Mình bắt đầu đọc cuốn này, cũng vì vào đây lang thang gặp topic và cảm thấy mình cũng bị lôi kéo một chút, ban đầu là vì muốn tìm một cuốn sách hay để luyện ngoại ngữ. Mình đọc bản tiếng anh, chèn vào mobile và hễ có thời gian là đọc, giờ cũng được gần 500 trang ebook pocket rồi, đến cái đoạn Cameron đang cố đuổi Roark. Roark là một cá tính đặc biệt có lẽ cũng vì tài năng của anh chăng, thiên tài thường khác thường, anh lạnh lùng, kiệm lời và rất chắc nịch, mỗi câu trả lời của anh như đinh đóng vào cột và anh cũng là mẫu người hướng tới sự lý tưởng. Cái hay ở chỗ chỉ cần đọc phần miêu tả phong thái nhân vật tác giả đã cho người đọc cảm nhân được điều gì sẽ diễn ra, cuộc nói chuyện sẽ đi đến đâu, như đoạn Roark từ chối ở lại trường chẳng hạn. Hoặc vì tác giả đã tạo nên hình ảnh nhân vật quá sắc nét, quá điển hình ngay từ đầu truyện, mình không biết nữa....
    Mình đọc đến đoạn này nhưng vẫn chưa hiểu vì sao công trình mà Cameron và Roark muốn xây cho thế giới lại không được đón nhận? Và phải chăng mọi công trình tồn tại được đều ít nhiều là công trình tập thể, như chuyện người ta đã xây không y như thiết kế của Roark chẳng hạn? Roark bảo vệ cho điều gì? Bất kì ai đã thẩm thấu hết truyện có thể giải thích giùm mình không? Mình sẽ biết ơn nhiều.
  7. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Individualism hay cái gì khác hơn nhỉ?
  8. dung005

    dung005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Mục đích chính của Ayn Rand, mục địch cơ bản và rốt ráo nhất của bà khi viết cuốn tiểu thuyết này là khắc hoạ chân dung của Howard Roark như cái đich tự thân, như hình ảnh của con người lý tưởng.
    Trong cái thế giới xoay quanh Howard Roark, Ayn Rand phân chia xã hội loài nguời thành hai loại, những người sáng tạo và những kẻ ăn bám thứ sinh.
    ?oLoài người không được cho sẵn bất cứ cai gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần ?" anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách - bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tư nhiên thông qua những trung gian.
    Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người.
    Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản cả anh ta là chính bản thân anh. Kẻ ăn bám sống cuộc sống thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.
    Nhu cầu cơ bản của người sang tạo là sự độc lập. Một bộ óc biết tư duy không thể hoạt động dưới sự cưỡng bức theo bất cứ hình thức nào. Nó không thể bị đóng yên cương, không thể hy sinh hay khuất phục trước bất cứ điều gì. Nó đòi hỏi sự độc lập tuyệt đối trong cả chức năng và động cơ. Đối với một người sáng tạo, tất cả những mối quan hệ với con người đều là thứ yếu.
    Nhu cầu cơ bản của một kẻ thứ sinh là củng cố quan hệ của anh ta với mọi người để được họ nuôi sống. Anh ta đặt quan hệ lên hết. Anh ta tuyên bố rằng loài người tồn tại là để phục vụ người khác. Anh ta rao giảng về chủ nghĩa vị nhân sinh
    Vị nhân sinh là học thuyết đòi hỏi con người phải sống vì người khác và đặt những người khác lên trên bản thân mình.
    Môt người cố gắng sống vì người khác là một người luôn lệ thuộc. Anh ta là một kẻ ăn bám trong động cơ của mình, và anh ta cũng biến những người mà anh ta phục vụ thành những kẻ ăn bám. Mối quan hệ này chẳng tạo ra cái gì khác ngoài sự suy đồi cho cả hai bên?
    Một người luôn nói hy sinh cho người khác thì chính là người ích kỷ nhất luôn đòi hỏi có một sự trao đổi qua lại. Họ sẽ không là gì cả, không tồn tại theo đúng nghĩa của nó nếu không có những người mà họ nói là họ hy sinh cho, những đối tượng mà họ cố gắng biến thành người lệ thuộc mình cũng như chính họ đang lệ thuộc những con người đó. Họ độc quyền đặt ra các quy định đạo đức để định ra thế nào là kẻ tốt và người cần được hướng thiện, họ độc quyền cho mình cái quyền được làm người tốt và mọi người khác là những tâm hồn cần được cứu. Họ tạo ra ?okẻ xấu? để mình được tồn tại, tồn tại dưới một cái áo choàng cao quý nhất.
    ?oLoài người chỉ có thể tồn tại nhờ trí tuệ của mình. Loài người đến trái đất mà không được trang bị vũ khí nào. Bộ óc là thứ vũ khí duy nhất của họ? Nhưng sau vạn năm phát triển của xã hội loài người, chúng ta đã học được cách lười biếng với bộ não của chính mình, chúng ta đã tạo ra hàng loạt những bằng cấp, tiêu chuẩn, đánh giá, giải thưởng, hội đồng vân vân để dựa và đó mà thay mình nhận xét và đánh giá con người cũng như vạn vật.
    Ngẫm về lịch sử phát triển của nhân loại, có biết bao nền văn minh rực rỡ rồi cũng phải lụi tàn khi đã đạt tới một số thành tựu nhất định. Càng phát triển con người càng đặt ra nhiều quy tắc nhân danh sự ổn định và coi đó là những chuẩn mực, những thước đo của xã hội, trước khi nó trở nên quá nặng nề và mình là những kẻ thứ sinh trên chính cái quá khứ rực rỡ của mình.
    Ngẫm về sự thăng trầm của một triều đại, đa phần sự đổ vỡ của nó bắt đầu tự sự rối ren nơi hậu cung, vì nạn hoạn quan hay ngoại thích. Các ông vua trẻ về sau không còn cần phải chăm chú vào việc ?osáng tạo? tranh giành thiên hạ hay xây dựng vương quốc của mình nữa, mà chỉ chú tâm chinh phục con người, chinh phục các mối quan hệ nơi cung cấm với mục đích đoạt ngôi thừa vị, họ là những kẻ thứ sinh của những tính toán của chính mình.
    Ngẫm về chuyện tình cảm, người ta thường nói mối tình đầu thường để lại những dấu ấn khó phai. Có lẽ vì sự tồ tệch và dại khờ nào đó mà cho phép ta sống những tình cảm đó một cách thật thà nhất, trước khi những trải nghiệm của cuộc đời cho phép ta đưa ra những phép so sánh giữa con người với con người. Tôi đã từng nói cái suy nghĩ của mình về vấn đề này: nhiều người trong chúng ta vốn sai lầm khi luôn chỉ chăm chăm quan tâm đến việc đi tìm người thích hợp nhất với mình để yêu (dịch theo thứ tiếng Anh word by word của tôi là to find the right person to love). Nhưng tôi nghĩ nhiều khi ta quên một câu hỏi khác không kém phần quan trọng, là chính bản thân mình đã biết yêu đúng cách, đã biết thế nào là yêu một con người hay chưa (the right way to love a person). Nhưng ngay cả khi đặt câu hỏi về con người đi chăng nữa, có lẽ chúng ta cũng không hỏi đúng cách. Chúng ta không hỏi trực tiếp xem anh ta có là người thích hợp, mà luôn làm những phép so sánh với những người khác (mà chúng ta gặp trong những hoàn cảnh và bối cảnh hoàn toàn khác) để đưa ra nhận định của mình. Chúng ta không sử dụng cái tôi của mình, mà lại phải dựa dẫm vào nhũng cảm tính thứ sinh khác.
    Ngẫm về sự bế tắc trong sự đối thoại giữa các thế hệ. Các bậc phụ huynh thời nay thường có câu than thở ?onhiều lúc không thể hiểu nổi chúng nó, thời của mình đâu có thế, hay thời buổi bây giờ nó vậy, hay thôi cứ để trăng đến rằm trăng lại tròn? Có chăng do những giá trị chưa hẳn đã không còn đúng nhưng cần cách trình bày mới. Chúng ta không thể copy-paste ngay bản thân mình?
    Ngẫm về từng trường hợp cụ thể, ta chọn tìm hiểu quy luật tự nhiên hay quy luật xã hội. Một cô gái nghĩ cách làm giàu hay lấy chồng giàu.
    Ngẫm một lúc tôi lạnh tóc gáy, vì tất cả các thứ trên đều đối nghịch với thứ hàng ngày mình vẫn tuân thủ. Kiểu ?ocon người phải tuân theo xã hội chứ không thể nào bắt xã hội tuân theo mình?. Nhưng mà là với Ayn Rand ?otrong mỗi thế hệ người, sẽ chỉ có một số ít hiểu rõ và đạt được nhân dạng thật sự của con người; số còn lại sẽ phản bội nó. Chính số ít kia mới là những người xoay chuyển thế giới này và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống ?" và chính số it này mới là đối tuợng mà tôi muốn hướng tới. Số còn lại ?" tôi không quan tâm. Họ không hề phản bội tôi hay cuốn sách này. Cái mà họ phản bội chính là linh hồn của họ.
    Chẳng một chút do dự, tôi đặt mình vào danh sách những người phản bội linh hồn mình.
    PS: Nháp, nháp nháp.
  9. nonstophit

    nonstophit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    chiaky về lại box TLH nhà ta đọc topic La Bàn là biết liền
    phải đọc hết cuốn sách đã
  10. foolishbeats

    foolishbeats Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    633
    Đã được thích:
    0
    tớ thấy nó rất dầy, thích hợp để gối đầu khi ngủ

Chia sẻ trang này