1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận về "Thất kiếm hạ thiên sơn" đê.

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi byallmean, 01/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. byallmean

    byallmean Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2005
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Thảo luận về "Thất kiếm hạ thiên sơn" đê.

    Tại hạ sau khi xem xong "Thất kiếm" - seven swords of moutain của Từ Khắc thấy phê quá, muốn tìm nguyên bản để đọc mà tìm hoài ko ra.

    Xưa nay kiếm cũng như người, người chon người thì kiếm cũng chọn người. Kiếm khí hợp người có thể hoà vào làm một để phát huy sức mạnh. 7 thanh kiếm trên Thiến sơn đều là 7 kì kiếm, mỗi cây một khí chất và vì thế chủ của chúng cũng đều là 7 người kiệt xuất, mỗi người một tính cách khác nhau, nhưng lại cùng nhau sống chết trong bước giang hồ.

    7 cây kiếm có thể tượng trưng cho 7 loại người khác nhau, mà mỗi người có thể tìm thấy được mình trong 7 thế giới đó.

    Ngay cả đạo diễn từ khắc cũng nói rằng tác phẩm của ông, mặc dù rất thành công cũng chưa lột tả được hết cái hay của nguyên tác. Đáng tiếc là tại hạ tìm hoài ko thấy được bản dịch nào của thất kiếm hạ thiên sơn ở VN.

    Thỉnh giáo các bằng hữu bốn phương, vị nào có hoặc biết ở đâu có xin chỉ dẫn. Tại hạ sau khi có được xin nguyện ko bo bo giũ làm của riêng mà share nó lên internet để hào kiệt khắp nơi có cơ hội thưởng thức.

    Bằng hữu nào muốn kết giao xin reply, PM hoặc mật thư về:

    hungtt1922@yahoo.com
  2. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Nghe quảng cáo phim THẤT KIẾM háo hức ,vừa chiếu vội vàng đi xem ngay xuất đầu. Hỡi ơi....
    Không biết nguyên tác ra sao ,xem bài phân tích về 7 cây kiếm rất hay trong tạp chí KTNN nhưng xem phim thất vọng hoàn toàn.( Có lẽ do kì vọng nhiều quá chăng?).
    Đã từng thích thú khi xem những phim đạo diễn Từ Khắc làm như " Trung Hoa ngày ấy "bao nhiêu thì nay thất vọng về TK bấy nhiêu.
    Trang phục diễn viên đặc biệt giáp trụ chẳng giống ai không ra Minh cũng chẳng ra Thanh mà giống như truyện tranh... Nhật -có lẽ vì mục đích thương mại(mở thị trường ra phương Tây chăng?) Tóm lại là mất bản sắc.
    Võ thuật quá kém cỏi chỉ nghe choang choang ,hự hự... cứ như phim ...Tây chẳng có tí gì chất phương Đông. K ra mang tính biểu diễn như Vĩnh Xuân Quyền của LLK cũng chẳng cô đọng như Tiệt quyền đạo như LTL. Tóm lại là tệ hại.
    Có lẽ vì cố gắng gói gọn các tình tiết câu chuyện vào 150 phút phim nên tính cách nhân vật hời hợt k có sự chuyển tiếp. Phó Thanh Chủ đang từ 1 kẻ khát máu ở bộ Hình Tiền Triều (nhà Minh) tự dưng thành kẻ từ bi k muốn giết ai. 2 kẻ kém cỏi của Kiếm trang Võ Nguyên Anh và Hàn Chí Bang thoắt trở thành cao thủ trong Thất kiếm.....
    Đối tượng chính là 7 thanh dị kiếm chỉ được biết tới về hình thức (khá ngầu) còn triết lí gửi gắm vào đó biến mất tăm làm toi luôn cả ý đồ tư tưởng câu chuyện.
    ***g ghép vào nội dung là chuyện tình tay 3 tay 4 (có lẽ ảnh hưởng của phim HQ vì có 2 nhân vật gốc Cao li và 1 trong 2 là do diễn viên HQ đóng) nhưng chẳng thuyết phục đc ai mà chỉ muốn người xem.....văng tục vì sự ngô nghê của nhân vật.
    .............
    Tất nhiên vẫn có cái để xem như cảnh quay hoành tráng ,cảnh chiến đấu đầy bạo lực ...nhưng tất cả những cái đó k đủ che lấp những cục sạn to như ....cối đá .
    Tóm lại đi xem mất tiền lại mang cục tức to tướng về nhà. Đúng là.......thật sự......cái đồ......bè lũ......( những đoạn .... là do người viết tự kiểm duyệt k cần đến MOD)
  3. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Một điều rất ngộ trong cái thế giới mạng này là có rất nhiều chú công khai thú nhận cái sự dốt của mình một cách thật thà đến phát sợ.
    Chán chả buồn nói!
  4. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Chào bác vinhattieu, rất vui vì lâu lắm mới được gặp.
    Cám ơn những lời nhận xét của bác. Có câu nói rằng :người chê ta mà chê đúng là thày ta. Vậy tôi rửa tai lắng nghe bác đây.
    Nhưng trước tiên xin cho hỏi bác đã xem bộ phim này chưa?Nếu rồi xin bác cho ý kiến về bộ phim để cho tôi mở rộng thêm tầm mắt để bớt dốt hay chăng . Tuy ngôn ngữ điện ảnh có điểm khác biệt với tác phẩm văn học ,nhưng diễn biến câu chuyện luôn phải dựa trên phát triển logic vậy nếu chưa từng xem qua tp gốc khi xem phim liệu có thể hiểu được ý tưởng mà tác giả gửi gắm k? hay là muốn xem phim phải biết truyện trước? khi đó có thể hiểu phim lại minh hoạ cho truyện hay không?
    Rất mong chờ hồi âm
  5. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Thôi xin em, học ở đâu cái kiểu khiêm tốn nghe hãi quá.
    Em tưởng là nó khởi chiếu 1/9 nên mới chỉ có mỗi mình em xem rồi đấy nhỉ.
    Anh xem rồi, và thấy rằng cần phải xem lại lần nữa rồi mới có thể nhận xét được.
    Chỉ bảo em thế này thôi: xem một lần mà không hiểu phim nói gì thì đầu tiên nên tự hỏi "có phải mình ngu quá không hiểu nổi không?", rồi hãy nghĩ đến chuyện chê bai.
    Phê bình nghệ thuật đòi hỏi cái đầu, đòi hỏi kiến thức và trình độ thẩm mỹ chứ không phải nhắm mắt chê bừa là hay.
    Anh hỏi em 3 câu:
    (1) Em đã xem bao nhiêu phim của Từ Khắc rồi. Em hiểu gì về phong cách điện ảnh của Từ Khắc?
    (2) Em chê võ thuật phim này không hay, vậy em có biết action director và action choreographer của phim này là ai không?
    (3) Em chê trang phục của phim, vậy em có biết thời Minh và thời Thanh võ phục thật sự thế nào không?
    Một điều làm anh rất kinh là nhiều chú cứ tưởng mình là bố của thiên hạ, chỉ mình mới nhìn ra những sai lầm thiếu sót, còn đoàn làm phim toàn một bọn mù không biết gì. Một đạo diễn như Từ Khắc mà phải đợi một thằng chíp hôi như em mách cho mới biết là trang phục của phim chẳng có tí nào giống thời Thanh hay thời Minh hết, thế mới sợ chứ.
  6. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Thực ra tôi cũng chẳng vì khiêm tốn mà nói vậy đâu. Chỉ vì khi nói đến tp của LVS thì tôi đạt trình độ ...cán mai, vì vậy muốn nghe ý kiến thật sự của người hiểu biết mà thôi .Đồng thời qua các bài của bác ,như tôi đã có lần nói tôi tin bác là người từng trải và có trình độ thực sự mà tôi có thể tham khảo thêm về kiến thức trên lĩnh vực này. Nhưng nói thực lần này tôi có cảm giác thất vọng ít nhất là lần này.
    Tôi có cần phải nhắc lại 1 lần nữa về tiêu chí khi tôi viết bài hay k. Với tinh thần cầu thị tôi chẳng có gì phải "giấu dốt" của mình. KT(nếu tôi k nhầm) có nói đại ý :cứ 3 người đi trên đường thì ít nhất có 1 người là thầy ta .Do đó tôi chẳng ngại ngần gì mà k vác cày ra đường mà đẽo.
    Trở lại bài của bác khi viết :Phê bình nghệ thuật đòi hỏi cái đầu, đòi hỏi kiến thức và trình độ thẩm mỹ chứ không phải nhắm mắt chê bừa là hay.. Điều này đương nhiên chẳng có gì mà bàn cãi. Bác thận trọng khi cho rằng cần phải xem lại lần nữa mới nhận xét được -điều này cũng đúng luôn. Nhưng điều này đúng khi bác đứng trên quan điểm nhà phê bình tp. Còn tôi lại đứng trên vị trí của người xem phim vì k cảm thấy được như mong đợi mà cáu tiết (xin lỗi) văng tục. Bác nhìn tp bằng lí trí mổ xẻ tp dưới mọi góc độ thẩm mĩ, logic, .....Còn tôi ngả theo hướng cảm tính cá nhân đôi khi cực đoan.
    3 câu hỏi của bác tôi có thể trả lời mặc dù còn lâu mới có thể đạt đến độ mĩ mãn. Nhưng dù có trả lời hoàn hảo tôi cũng sẽ k làm. Đơn giản là khi thưởng thức tp tôi chỉ cần quan tâm đến chất lượng của chính nó mà thôi.
    Cái tên Từ Khắc là 1 bảo chứng chất lượng cho tp mà ở đây cụ thể là bộ phim TK nhưng k phải là mọi bộ phim ông ta làm là chất lượng hoàn hảo -đó là 1
    Phong cách điện ảnh TK không là bất biến ,xem TK khác hẳn Ngày xưa ở Trung Hoa tuy đối tượng chính vẫn là những nhân vật võ hiệp sống lẫn trong dân gian vì hoàn cảnh mà trở thành anh hùng rồi.... -đó là 2
    Tôi k quan tâm ai là đạo diễn võ thuật ,ai phụ trách hình ảnh. Cái tôi quan tâm là hiệu quả mắt thấy tai nghe và hiệu ứng của nó tác động trực tiếp có thể lay động tâm lí tình cảm đến bản thân mà thôi.
    Còn về trang phục diễn viên ,hãy thử nhét cái đám Phong hỏa liên thành vào bộ phim Chúa tể nhẫn mà xem -sự khác biệt là bao nhiêu. Tôi k coi trọng trang phục diễn viên phải tuyệt đối chính xác như giai đoạn lsử mà nó diễn ra. Đạo diễn có thể biến tấu cho phù hợp với hiệu quả hình ảnh hay làm nổi bật tính cách nhân vật hoặc đơn giản chỉ nhằm mục đích bắt mắt để tăng thêm sức hút với người xem nhằm đạt hiệu quả ktế. Nhưng với cá nhân tôi khi nhìn chiếc mũ trụ với miếng che sống mũi và che khít ôm lấy cằm giống như hiệp sĩ Trung cổ là thấy phản cảm rồi. Lại còn mái tóc cạo 1 nửa ,những gương mặt kẻ vẽ dữ tợn tuy đạt hiệu quả cao về mặt trực giác nhưng khá lạ lẫm với hình tượng lính Tàu rồi.
    Tôi cũng chẳng phải là thằng điên để cho rằng đoàn làm phim ngu dại hết hay cái gã đạo diễn là kẻ dốt nát cần phải chỉ bảo. Ai có việc người ấy ,ông cứ việc làm phim ,tôi tò mò thì mua vé xem.Tiền ông ông bỏ túi mà cóc cần biết có thằng tôi đang thưởng thức bộ phim đó ,tôi xem k thích thì chửi đổng vài câu cho sướng miệng . Rồi tiếp tục ai lại vào việc đó.
    Nhưng tôi cũng chẳng đánh giá 1 bộ phim hay vì có ....1ông đạo diễn tiếng tăm ,trầm trồ là võ thuật trong phim tuyệt vời vì có ....đạo diễn võ thuật đỉnh của đỉnh mà k cần biết sự thật ra sao.
    xem một lần mà không hiểu phim nói gì thì đầu tiên nên tự hỏi "có phải mình ngu quá không hiểu nổi không?", rồi hãy nghĩ đến chuyện chê bai.
    Hãy đơn cử nhân vât Phó Thanh Chủ .Trong nguyên tác gã là 1 nhân vật thuộc bộ Hình triều Minh là 1 nhân vật tàn nhẫn giết người không gớm tay. Khi xảy ra biến cố ,PTCtrở nên như điên dại rồi đưọc thiền sư Hối Minh cứu sống .Và cũng chính thiền sư rèn lại thanh tán kiếm đầy sát khí của y thành thanh Mạc vấn -thân kiếm đen và dài ,dẻo dai biến hoá khôn lường .Người sử dụng phải có đầu óc thông tuệ và tấm lòng bao dung. Từ cõi chết trở về PTC giác ngộ "mạc vấn tiền trình hữu quí, chỉ cầu kim sinh vô hối" (đừng hỏi tương lai có gì trắc trở chỉ mong kiếp này k thẹn với lương tâm) .Chữ Mạc vấn lấy từ 2 chữ đầu câu này.
    Nhưng trong phim TK người xem ngơ ngác k hiểu từ đâu xuất hiện 1 cao thủ nhưng k giết người ,rồi bỗng nhiên lại phát giác ra lí lịch k tốt của y tại Kiếm trang .Rồi quan hệ của y với Thiên sơn ra sao mà y lại khuyên lên đó tìm viện binh. Rồi ý nghĩa thanh kiếm y đeo ra sao.....tất cả cứ mù mù mờ mờ.
    Phong Hỏa Liên Thành xuất hiện là 1 gã săn tiền thưởng lợi hại .Nhưng qua các đoạn thoại với PTC chứng tỏ trước đó y và PTC có giao tình khá sâu đậm .Nhưng mối quan hệ đó ra sao thì phim k nói- PHLT trước là tướng Minh triều là quan đồng triều với PTC .Nếu k biết trước người xem có nghĩ nát óc cũng k ra.
    Hàn Chí Bang là người Kiếm trang được thiền sư nhận làm đệ tử và trao cho thanh Xá thần. Thanh kiến này mang tinh thần mạnh mẽ phải cùng 1 lúc 3 thanh kiếm đánh cùng 1 điểm mới gãy đc.Lúc đầu do chưa biết cách sử dụng nên y chưa phát huy hết sức mạnh của kiếm. Sau này khi luyện kiếm trong sơn động với sự chỉ bảo của PTC điểm thông các kỹ pháp :"Cắt, lê, dẫn , lượn , tẩy , liên, hợp "cộng với tư tưởng thất tình nà HCB ngộ ra công dụng đặc điểm của kiếm ,có thể sử dụng chiêu "nộ bật tình hải" (dứt chốn tình trường) . Nhưng trong phim ,các chi tiết này bị bỏ qua -vì vậy người xem cảm thấy khó hiểu khi thấy con đường HCB trở thành cao thủ trong Thất kiếm quá đột ngột k theo logic thông thường
    .........
    Chính từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt như vậy mà tôi cảm giác k thoả mãn khi xem phim -cảm giác như ăn bát cơm ngon chốc chốc lại nhai phải sạn rất khó chịu. Tính cách nhân vật k đến đầu đến đũa. Cái thần của 7 thanh kiếm quá mờ nhạt.
    Và từ đó chuyện cáu tiết chưi vung lên là điều dĩ nhiên.Chứ k phải là vì tức mấy bộ quần áo chẳng ra Minh cũng chẳng ra Thanh kia đâu thưa bác Vinhattieu.
    Tôi nhấn mạnh lại lần nữa -đó là những ý kiến mang tính cá nhân nên rất mong được nghe các ý kiến khác nữa rất là những người có tuổi như bác Vi(nếu tôi k nhầm chắc bác cũng đến tuổi ngũ tuần rồi)
  7. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Thất Kiếm review - Thieu_iot múa phím

    http://traicasau.com/forum/index.php?showtopic=211&view=findpost&p=3910
  8. jouki

    jouki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    ừm, hôm qua định nói thọt vài câu, mắc công con zơi phải dời gót vào gõ đầu chửi ngu nên thôi.
    Ác 1 nỗi, thấy anh mabun lo cho các em như em hơi ái ngại tí- thú thật, em út chưa đọc Thất kiếm hạ Thiên sơn ạ, lại học thói đua đòi, đi xem phim cho nó sướng mắt. May là cũng chả thấy mấy khó hiểu đâu anh mabun ạ.
    Hay anh lại cứ mong kể lể lòng thòng kiểu mười mấy năm của TH phinh Kim Dung. Thế anh đợi xem nhé, nghe đâu TH cũng sắp tung ra rồi.
  9. Loving

    Loving Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Góp 1 bài viết về Thất kiếm đăng báo nè. Cho cuộc cãi cọ của các bác thêm phần hào hứng nhé. Thất kiếm, bộ phim kiếm hiệp được mong chờ nhất mùa hè năm nay đã chính thức công chiếu ở Trung Quốc, đạt doanh thu 2,73 triệu Nhân dân tệ sau 3 ngày đầu tiên, một con số rất khả quan. Thất kiếm là tác phẩm đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Từ Khắc - ông vua phim võ hiệp trên ảnh đàn Hoa ngữ - sau 3 năm ?ogác kiếm?. Trước khi Thất kiếm ra mắt khán giả, đã có nhiều luồng ý kiến trái ngược về phim, trong đó lời chê bai không phải là ít. Nhưng dù thế nào, Thất kiếm vẫn là một ?osiêu tác phẩm?, một tác phẩm không thể bỏ qua với các fan trung thành của dòng phim võ hiệp.
    Thất kiếm được dàn dựng dựa theo một phần trong tiểu thuyết Thất kiếm hạ Thiên sơn của nhà văn Lương Vũ Sinh(tên thật là Trần Văn Thống). Cuốn sách này nằm trong chùm tác phẩm được gọi chung là Thiên Sơn hệ liệt, bao gồm các tác phẩm: Tái ngoại kỳ hiệp truyện, Thất kiếm hạ Thiên Sơn, Giang hồ tam nữ hiệp, Băng hà tẩy kiếm lục, Băng xuyên thiên nữ truyện, Vân hải ngọc cung duyên, Hiệp cốt đan tâm, Mục dã lưu tinh, chủ yếu viết về các biến động lịch sử từ đầu cho đến giữa triều đại Mãn Thanh. So với các tác giả nổi danh khác như Kim Dung, Cổ Long, Ngoạ Long Sinh, Trần Thanh Vân, tác phẩm của Lương Vũ Sinh hầu như không được biết đến nhiều ở Việt Nam, cho đến thời điểm này, mới có bộ Đại Đường du hiệp ký được chính thức phát hành mà thôi. Truyện của ông được dựng thành phim cũng không nhiều, chỉ có một vài bộ nổi tiếng nhất: Bạch phát ma nữ truyện, Vân hải ngọc cung duyên, Bình tung hiệp ảnh lục (phát hành ở Việt Nam dưới tên Anh hùng thành Ngoã Trì). Thế nhưng, trong làng kiếm hiệp, địa vị của Lương Vũ Sinh lại không thấp chút nào. Ông được toàn thể cộng đồng văn học Hoa ngữ coi là ?okhai sơn *****? cho dòng tiểu thuyết võ hiệp hiện đại, xếp ngang hàng với Cổ Long, chỉ dưới ?ovõ lâm minh chủ? Kim Dung mà thôi.
    Bộ phim điện ảnh Thất kiếm của đạo diễn Từ Khắc chỉ tập trung khai thác một số chương đầu của bộ Thất kiếm hạ Thiên sơn, kết hợp một số chi tiết lấy từ Tái ngoại kỳ hiệp truyện, lấy bối cảnh ở Võ trang và Thiên môn, nằm ngay chân núi Thiên Sơn ở vùng Tân Cương. Câu chuyện bắt đầu khi Phó Thanh Chủ, một hiệp khách (vốn là đại tướng quân tàn ác dưới triều Minh, nay đã cải tà quy chính), tới Võ trang để báo cho người dân nơi này biết triều đình Mãn Thanh đã ra lệnh giết hết người luyện võ trong thiên hạ và đoàn quân của Phong Hoả Liên Thành đang trên đường tìm tới. Phó Thanh Chủ cùng Hàn Chí Bang và cô gái gan dạ Võ Nguyên Anh quyết định lên tuyệt đỉnh Thiên Sơn cầu cứu sự trợ giúp của Thiên Sơn lão tổ. Không những đồng ý cho 4 đệ tử Sở Chiêu Nam, Dương Vân Thông, Mục Lang và Tân Lôi Tử hạ sơn giúp dân làng, Thiên Sơn lão tổ còn ban 7 thanh bảo kiếm cho 7 người, và kể từ đó, nhóm hiệp sĩ này được gọi là Thất kiếm. Cuộc chiến đấu giữa Thất kiếm và đội quân của Phong Hoả Liên Thành diễn ra rất khốc liệt, đan xen vào đó là mối tình thơ mộng của Dương Vân Thông và Võ Nguyên Anh, của Hàn Chí Bang và cô thôn nữ Lưu Ngọc Phương, quan hệ tay ba rất phức tạp giữa Lục Châu, cô gái người Triều Tiên với một bên là Phong Hoả Liên Thành ?" kẻ yêu cô đến điên cuồng và bên kia là Sở Chiêu Nam ?" người cô yêu tha thiết? Có thể nói Thất kiếm đã đảm bảo được 4 yếu tố tối thiểu cho 1 tác phẩm ăn khách: võ ?" hiệp ?" kỳ ?" tình.
    Thất kiếm có vốn đầu tư hơn 140 triệu HKD, phần ngoại cảnh được quay ròng rã trong vòng 9 tháng ở vùng Ô Lỗ Mộc Tề thuộc Tân Cương, Trung Quốc. Xem phim, chắc chắn khán giả sẽ ngây ngất trước một dãy Thiên Sơn hùng vĩ với những đỉnh núi trắng xoá quanh năm tuyết phủ, đại mạc hoang vu trải dài ngút tầm mắt? Để có được những đại cảnh hoành tráng, đạo diễn Từ Khắc đã phải huy động tới xấp xỉ 1.000 diễn viên quần chúng, hàng trăm con ngựa. Ngoạn mục nhất có lẽ phải kể đến cảnh hai sư huynh đệ Sở Chiêu Nam và Dương Vân Thông lướt băng băng trên sườn núi đầy tuyết hay cảnh 7 kiếm khách đứng ngắm hoàng hôn trên đỉnh đồi trước khi bước vào trận chiến cuối cùng?

    Là bộ phim võ hiệp, dĩ nhiên võ thuật phải được coi là phần quan trọng nhất trong Thất kiếm. Nếu là fan hâm mộ của thể loại phim này, sẽ không quá khó để nhận ra đạo diễn Từ Khắc đã chịu khá nhiều ảnh hưởng từ một tác phẩm cũ của ông: Đao (do Triệu Văn Trác thủ vai chính, ra mắt năm 1994). Từ lối trang phục, diện mạo của các nhân vật cho đến hình dáng vũ khí, cách xuất thủ, giữa Thất kiếm và Đao có khá nhiều điểm tương đồng. Thậm chí cả bối cảnh, màu sắc, cách dẫn, nhập câu chuyện cũng không ngoại lệ. Nhưng điều này cũng khó trách, bởi đơn giản, Đao được coi là một trong những tác phẩm thuộc dòng ?otân kiếm hiệp? xuất sắc nhất của nền điện ảnh Hong Kong, có tên trong danh sách 10 phim võ thuật ?obuộc phải xem? (must see) của thập niên 1990. Tuy làm phim dựa theo tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh nhưng võ công trong Thất kiếm lại mang dáng dấp của Cổ Long: tất cả nằm gọn trong 3 yếu tố: nhanh ?" chuẩn - độc. Những ai thích sự hoa mỹ, bay **** như trong các phim Ngoạ hổ tàng long hay Anh hùng khi xem Thất kiếm có lẽ sẽ hơi thất vọng. Không như những dự đoán ban đầu, đạo diễn Từ Khắc đã hạn chế tối đa các yếu tố kỹ xảo trong Thất kiếm. Tất cả đều là ?ochân công phu? của các diễn viên và đội ngũ đóng thế. Các nhân vật trong thất kiếm cũng không có khinh công cao cường, không thể ?ođăng bình độ thuỷ? (đứng trên ngọn bèo, lướt trên mặt nước) như trong truyện mô tả, cũng chẳng đứng từ xa vung tay đả thương người. Theo lời đạo diễn Từ Khắc, kiếm khách trong Thất kiếm mặc dù võ công phi phàm nhưng cũng chỉ là những con người bình thường, chịu những sự hạn chế nhất định. Như thế mới manglại cảm giác thật nhất cho người xem. Nhưng không vì thế mà các màn đấu võ trong Thất kiếm lại kém phần hấp dẫn. Phụ trách phần võ thuật cho phim là Lưu Gia Lương ?" hiện được coi là nhà võ thuật chỉ đạo kì cựu nhất thế giới, đàn anh của lớp Viên Hoà Bình, Nguyên Khuê, Trình Tiểu Đông. Trận chiến cuối cùng giữa Thất kiếm và đội quân của Phong Hoả Liên Thành ở Thiên Môn thực sự đạt đến đỉnh cao, tuy không hoành tráng như trong Anh hùng nhưng lại có nét kịch tính cao hơn hẳn, còn so với Thập diện mai phục hay Ngoạ hổ tàng long thì đã vượt xa một bậc. ở đoạn Phong Hoả Liên Thành quyết đấu với Sở Chiêu Nam trong lối đi chật hẹp, người sành phim sẽ dễ dàng thấy bóng dáng của Trung Hoa vũ khí truyền thuyết (bộ phim nổi tiếng do Lưu Gia Lương chỉ đạo võ thuật) kết hợp với Hoàng Phi Hồng 2: Nam nhi đương tự cường (do Từ Khắc sản xuất). Khéo léo, tinh tế, đòn thế tuy không màu mè mà vẫn đẹp mắt, lại thực dụng, nhìn rất có hiệu quả. Đúng là trận chiến của hai đệ nhất danh gia võ thuật.
    Cũng cần phải nói thêm về 7 thanh kiếm trong phim. Tất cả đều do Từ Khắc vẽ bản thiết kế, được chế tác công phu, dựa theo những gì mà nhà văn Lương Vũ Sinh đã mô tả trong tiểu thuyết. Xá Thần kiếm to, nặng, có thể khai sơn phá thạch, Nhật Nguyệt kiếm gồm 2 thanh, có thể chập một, có thể tách đôi, luân chuyển tuỳ ý, như mặt trời, như mặt trăng. Kinh Tinh kiếm phóng ra thu về nhanh như sao xẹt ngang trời, Giao Long kiếm ở chỗ che tay có khảm hình con rồng uốn khúc, sắc bén vô ngần? Vũ khí của Thập nhị môn tướng dưới trướng Phong Hoả Liên Thành cũng hết sức quái dị, thuộc dòng ngoại môn, đòi hỏi người sử dụng phải có võ công hết sức cao cường.
    Dàn diễn viên trong Thất kiếm cũng là một trong những yếu tố then chốt đảm bảo thành công cho bộ phim. Bên cạnh nhà võ thuật chỉ đạo Lưu Gia Lương vào vai Phó Thanh Chủ còn có ngôi sao ?othực lực? Chân Tử Đan vai Sở Chiêu Nam, Lê Minh vai Dương Vân Thông, Lục Nghị vai Hàn Chí Bang, Trương Tịnh Sơ vai Lưu Ngọc Phương, Tôn Hồng Lôi vai Phong Hoả Liên Thành, người đẹp Hàn Quốc Kim So Yeon vai Lục Châu và nàng ?oNgọc nữ? một thời vang bóng Dương Thái Ni vai Võ Nguyên Anh. Tất cả những màn nguy hiểm trong phim hầu hết do các diễn viên đích thân thực hiện, và người nỗ lực nhiều nhất chính là Lê Minh. Chỉ tiếc là nhân vật Dương Vân Thông của anh lại được khắc hoạ hơi mờ nhạt so với Sở Chiêu Nam và Hàn Chí Bang nên ngoài các màn đấu võ, Lê Minh chưa thể hiện được nhiều khả năng diễn xuất của mình. Còn Chân Tử Đan, anh đã chứng tỏ được mình không chỉ biết đấm hay đá giỏi mà còn có thể diễn rất tốt trong các cảnh lãng mạn. Kim So Yeon, Dương Thái Ni, Trương Tịnh Sơ, ba người đẹp cũng hoàn thành khá tốt vai của mình, đặc biệt là Kim So Yeon ?" đây là lần đầu tiên cô chịu diễn những cảnh tương đối ?onóng? ?" với Tôn Hồng Lôi và Chân Tử Đan. Mặc dù khán giả châu á còn có ?olời ra tiếng vào? với Thất kiếm nhưng khán giả châu Âu đã hoàn toàn bị phim chinh phục. Việc Thất kiếm được chọn chiếu mở màn tại LHP Venice lần thứ 62 đã chứng tỏ được sức hấp dẫn của nó lớn đến mức nào. Và bây giờ, điều mọi người thắc mắc nhiều nhất là liệu Vô cực ?" một siêu phẩm võ thuật khác của đạo diễn Trần Khải Ca, sẽ công chiếu vào cuối năm nay, liệu có qua mặt nổi Thất kiếm?
  10. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1

    Có kì vọng mà k được như ý mới có ghét, có quan tâm mà k thoả nguyện mới bực mình. Thật ra nếu k được nghe nói nhiều về LVS và k đọc bài phân tích cái hay của TKHTS thì đã k bbất mãn khi xem phim.
    Thực ra công tâm mà xét ,bộ phim k quá tệ. Chẳng phải vô cớ mà bộ phim thu đc khối tiền cho chủ. Nghệ thuật trong phim k bàn đến ở đây vì k hợp tinh thần diễn đàn đồng thời nếu quan tâm bạn có thể tìm thấy vô khối trong các báo và tạp chí cả viết nghiêm túc lẫn lăng xê trong thời gian gần đây.
    Nếu chỉ nhìn ở góc độ câu truyện trong phim thì câu chuyện cũng chẳng có gì khó hiểu .Quanh quẩn vẫn chỉ ân oán tình thù pha thêm chút yêu đương cho thêm mùi thêm vị.
    Ở đây tôi chỉ cung cấp góp vui vài điểm mà bộ phim chưa đề cập hoặc chỉ lướt qua để nếu xem phim có thể dễ hiểu hơn.
    7 thanh dị kiếm được sử dụng dở 7 nhân vật chính (Phó Thanh Chủ, Hàn Chí bang, Võ Nguyên Anh ,Sở Chiêu Nam,Dương Văn Thông, Mộc Lan Vân và Tân Long Tử) có tên : Mạc Vấn kiếm, Du long kiếm, Thanh Can kiếm, Cạnh Tinh kiếm, Thiê Bộc kiếm, Xá Thần kiếm. Những thanh kiếm này do Hối Minh thiền sư- 1ẩn sĩ núi Thiên sơn rèn ra. Tại sao tác giả lại sắp xếp có vẻ trái tréo ngoe như vậy , bởi thực ra những thanh kiếm này mỗi thanh có những điểm mạnh yếu khác nhau. Thiền sư HM gửi gắm cho 7 người k chỉ trang bị cho họ 1 vũ khí lợi hại mà mỗi người nếu muốn sử kiếm đến cảnh giới cao độ phải tự hoàn thiện nhân cách của mình .
    2 thanh Mạc Vấn và Xá thần tôi đã đề cập qua .Còn lại 5 thanh:
    -Thanh Thanh Can kiếm người sử dụng DVT
    là 1 thanh kiếm cụt nhưng sắc bén la binh khí thiên về phòng thủ được HM rèn cuối cùng. Mặt kiếm k phẳng mà sần sùi làm ánh sánh khi chiếu vào kiếm khúc xạ nhiều phía. Thâm kiếm kèm những hạt bi hình thoi lấp lánh ánh cầu vồng khi vung lượn đồng thời vô cùng sắc bén. Khi ánh sáng chiếu vào, thanh kiếm phát quang ra tứ phía khiến đối phương k biết đâu là mũi kiếm.
    Thanh kiếm này là khắc tinh của thanh Du Long .
    Nhật Nguyệt kiếm người sử dụng là Mộc lang
    Là kiếm đôi bao gồm 2 thanh 1 dài, 1 ngắn. 2 thanh phối hợp biến hoá khi chiến đấu ,khi tấn công thường là lúc cận chiến. Người sử kiếm luôn chủ động di chuyển thay đổi trọng tâm trong chiến đấu. Đây cũng là thanh sáng nhất trong 7 thanh.
    Thiên Bộc kiếm người sử dụng là Võ Nguyên Anh
    Đây là thanh kiếm 2 đầu, công thủ khó lường. Người sử kiếm phải hoàn toàn chú tâm và phải rèn luyện tính kỉ luật cao.
    HM ẩn cư 6 năm tại Thiên Sơn lấy rèn kiếm để tu dưỡng thân pháp. Một lần ,khi quan sát một áng mây trắng có hình thù như 1 ngọn thácđổ xuống trần. Ông nhận ra rằng thanh Xá Thần thần chưa đủ mà hình thức còn bó buộc nên đã phá bỏ hình thức cũ rèn nên thanh TBk.
    Từ thanh kiếm này ông ngộ ra "thức tuỳ ý biến" trong kiếm pháp.
    Thanh kiếm này được thực hiên theo ý người, âm dương tương hỗ "đến cũng như đi,tuỳ ý tiện dụng, thuỷ cũng như chung hà tất phải nhọc lòng cố chấp" Do đó k có chiêu số nhất định ,dễ dàng thay đổi chiêu thức chuôi ngọn khó phân thoắt công thoắt thủ ý đến tất thành.
    Người sử kiếm phải nắm vững tâm pháp "thủy vân"dựa trên đặc tính của mây và nước lấy vô vi làm hữu vi, lấy vô hình làm hữu hình cương nhu tương hỗ.
    Thanh kiếm này mang hàm ý cân bằng.
    Cạnh Tinh kiếm người sử dụng Tân Long Tử
    Là 1 thanh đoản kiếm. Người sử dụng phải luôn nắm chặt chuôi kiếm với tinh thần quyết thắng cao độ và có cá tính mạnh mẽ. Khi rèn thanh kiếm này HM buộc thêm chùm tua thép ,đầu tua có bi sắt dành riêng cho TLT.bởi TLT là người chỉ công chứ k thủ trong chiến đấu. Do đó binh khí có tinh thần hỗ trợ và kìm chế.Khi xuất chiêu ,những chùm bi có giá trị hỗ trợ mặt tinh thần đồng thờikhi TLT nổi máu cuồng sát chùm bi sẽ đánh vào tay nhắc nhở.
    Sau này TLT mới hiểu được điều này.
    Trong phim đạo diễn chú trọng đến hình thức và đi sâu nhiều vào những cảnh chiến đấu nên k làm nổi bật ý nghĩa mang tính giáo dục của kiếm với người sử kiếm. Với cách xoay góc máy nhanh khi quay nhân vật xuất chiêu tuy lột tả đc sự khốc liệt, sự dứt khoát trong chiêu thức nhưng lại mất đi sự diễn tả thế mạnh dị biệt từng thanh kiếm. Sự diễn tả oai lực của kiếm cũng hạn chế .Duy nhất khi quay cảnh chiến đấu giữa PHLT và SCN có diễn tả kiếm khí khi 2 thanh Du Long và Thanh Can khá sinh động nhưng hơi khó hiểu.

Chia sẻ trang này