1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận về "Thất kiếm hạ thiên sơn" đê.

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi byallmean, 01/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. doan-hoang-nam

    doan-hoang-nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    a di đà phẹt
    thiện tai, thiện tai
    lão nạp xuất gia nâu roài nên mấy ngàn năm lay kô can dự vào việc can qua nơi giang hồ hiểm ác. Thật tự thẹn với mình chỉ vì mắc phải mấy chữ: tham, sân, si... các loại mà suốt đời quay mình nhập điện, kô có chút trách nhiệm gì với đại hoạ võ nâm.
    chẹp, não nạp năm nay 25 tuổi, đi tu từ bé, chỉ chuyên nghiên cứu điện ảnh, ca nhạc, vũ kịch và các thể loại hát xẩm, hát xoan, hát ghẹo... Ngặt vì tâm hồn vẫn còn điên đảo trước sắc giới, lại thấy các vị tranh nuận về đúng cái sở học nên có nói bậy vài câu, kô ngờ hậu quả biến thành gió tanh mưa máu, các lộ anh hùng ùn ùn kéo đến, chửi nhau noạn xạ mà kô cần biết ai chửi ai, há há... thật nà đại noạn. khiếp quá khiếp quá.
    não nạp nghĩ mình tuổi tác đã cao, lại ham trần tục, thực nà đáng chết, bất luận kiểu gì cũng phải một phen chịu khổ để hứng cái tiền oan nghiệp chướng mà mình gây ra. Vậy não nạp xin có ý kiến mong các vị anh húng, các bé anh hùng, các bá anh thư, các chị anh thử khá bình tĩnh. Đồng thời kính mong vin hạt tiêu bang chúa cởi bỏ tấm nòng, phát huy âm đức biến thành vin hạt táo đặng mang sự bao dung cao cả khỏi chấp mê mấy vị tiền bối, chấp dứt trường đại noạn mạ lỵ nhau này được chăng?
    Lại khá hỏi tiểu thư Thanh Hằng phái thanh thành, hằng nga, nga mi, yên tử dừng cơn cuồng nộ, bãi bỏ những lời uất ức, tận thu nhân tâm sao cho to bằng quả táo, đặng tao phúc cho chúng sinh thoát khỏi cảnh máu chảy đầu rơi được chăng?
    mấy nời ngu xuẩn, chỉ vì chấp mê 7 thanh sắt rỉ mà ra. Khá khen cho não Từ Khắc, sống ở bên Tàu, nàm phim ở bên Tàu, vậy mà vẫn gây ra một trường thảm ở đất Việt...
    Các nộ anh hùng hãy lắm tay nhau cùng tiến ra nhạn môn quan, chém bỏ miẹ thèng ku Từ Khắc, nhét vào đít nó cái máy quay phim, phá tan mấy cái rạp chiếu bóng, có phải là sảng khoái lắm ru?
    há há
  2. yen_nam_thien

    yen_nam_thien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    525
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    éu?c kieuphong s?a vo 06:33 ngy 17/09/2005
  3. ITforever

    ITforever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2004
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Sao nhiều người chê ỏng chê eo những pha võ thuật trong Thất kiếm vậy nhỉ. Bản thân tại hạ rất thích cảnh Nhật Nguyệt Kiếm tung hoành, cắt chân bọn lính và song đấu cặp Lăng Khiên. Cảm giác những cảnh chiến đấu trong bộ phim này rõ ràng là thật hơn nhiều so với các bộ khác, do đó có thể không hoành tráng bằng, nhưng lại là mới. Thật là ngán đến tận cổ khi cứ nhìn mãi các cao thủ võ lâm lướt trên mặt hồ, chạy 100 m trên không, đẹp thì đẹp đấy nhưng mà xem chưởng bộ mãi rồi, lại tưởng tượng ngay đến mấy cái giây buộc lưng các diễn viên.
    Nhìn kỹ chiêu thức gắn liền với mỗi thanh kiếm thấy rõ là đạo diễn diễn đạt rất tốt ý nghĩa mà chúng đại diện. Thanh Xá Thần của Hàn Chí Bang có sức mạnh khai sơn phá thạch, thiên về đòn quay, quật. Thanh Cạnh tinh thì kiếm xuất nhanh như sao băng, chỉ có công không có thủ, thanh Thiên Bộc thì chiêu thức hư hư thực thực, như mây như thác đổ từ trời..
  4. alex_fsvn

    alex_fsvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Về Xá thần kiếm, ngoài cảnh Hàn Chí Bang rút kiếm ra khỏi đống tuyết rồi bị nó lăng mạnh quanh mình mấy vòng, không còn cảnh nào chứng tỏ rằng nó thiên về đòn quay, quật.Tính chất của thanh kiếm là thô mãng, chất phác, thêm một chút hoang dại. Nó thi triển tính chất mạnh mẽ vô song khi kiếm khách trong lòng chứa nỗi uất ức, phẫn giận. Hàn Chí Bang xuất thân là một người chăn ngựa, tính tình gan dạ, tình cảm đơn giản, sau này lại vướng phải mối sầu tình với Lưu Úc Phương, là người thích hợp để dùng và tận dụng được đặc tính của thanh kiếm. Có điều ở tập phim này, thanh kiếm ấy chưa hề phát huy tác dụng.
  5. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    Các bác nào trình cao có thể nhìn ra khuyết điểm của phim thì ra làm tư vấn cho các phim của Việt Nam ý, có phải thực tế hơn ko ?
    Dễ dàng chứng mính hiểu biết của mình là đúng, cũng là giúp cho điện ảnh Việt Nam tiến bộ hơn.
    P/s: Hôm qua tớ thấy 1 thằng chíp con hình như tầm lớp 3 cũng vào ttvn post bài mới ngại chứ
  6. Loving

    Loving Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Tại sao muốn xem được Thất Kiếm, trước hết PHẢI xem Đao? Tôi thấy câu này có điều gì đó hơi lạ. Đao với Thất Kiếm có phong cách và thủ pháp dàn dựng giống nhau phải không, vậy muốn xem Đao, trước hết phải xem cái gì? Hoàng Phi Hồng chăng? Có nhiều người bạn của tôi, chưa xem Đao nhưng cũng mê tít Thất Kiếm (và đa số khán giả phương Tây cũng vậy), nhưng cũng nhiều người, xem Đao rồi mà vẫn chê Thất Kiếm chẳng ra gì. Cảm nhận nghệ thuật mà, mỗi người một ý. Áp đặt kiến thức vào vấn đề cảm nhận có vẻ hơi khiên cưỡng. Ngay như những phim kinh điển của Hollywood cũng có người khen người chê, đâu phải ai cũng thấy hay đâu.
    Bây giờ, so Thất Kiếm với Đao. Những người chê Thất Kiếm không phải vô lý đâu. Nội dung của Đao chặt chẽ và xuyên suốt, còn Thất Kiếm, lỏng lẻo, nhiều tình tiết vô lý (như Võ Nguyên Anh và Hàn Chí Bang, chỉ cần lấy được đồ tốt là đánh như cao thủ. Không có quá trình tập luyện gì hết. Hình như chi tiết này đã có người nói rồi, tôi chỉ nhắc lại. Mà thời gian trong phim từ lúc lấy kiếm cho đến khi chiến đấu với quân của Phong Hoả Liên Thành rất ngắn). Điều này cũng dễ hiểu vì TK chỉ trích vài chương trong TKHTS để làm kịch bản, nhưng với một người như TKhắc, không nên có cái phốt to đùng trong tác phẩm của mình như vậy. Hơn thế, một bộ phim hay đòi hỏi nội dung phải có thắt, có lên cao trào, có mở, buộc người xem phải suy nghĩ, phải đoán già đoán non. Đằng này, Thất Kiếm thắt không chặt, cao trào không có. Cứ bình bình mà trôi. Hay tại Từ Khắc muốn tập trung vào khâu xử lý tình tiết nhiều hơn? Tôi nghĩ chả phải.
    Thất Kiếm, diễn viên chính quá đông, dẫn đến tình trạng hời hợt, các biến chuyển trong tâm lý nhân vật gần như không được khai thác, chỉ là tinh thần "cưỡi ngựa xem hoa", mỗi người một chút. Khán giả không phải ai cũng hiểu biết, không thể nào nắm bắt, dẫn đến cảm thấy phim thiếu sức thuyết phục. Đao hơn hẳn. Nhân vật chính ít, nội dung cô đọng, những thay đổi trong nội tâm nhân vật của Triệu văn Trác và Dương Cung Như (tôi thích nhân vật này. Hao hao Khổng Từ trong phim điện ảnh Phong Vân) được khắc hoạ rất chi tiết. Võ công của Triệu Văn Trác cũng tiến bộ có lớp có lang chứ không theo kiểu nhảy có như 2 nhân vật trong TK. Dương Vân Thông, Phó Thanh Chủ là tuyến nhân vật quan trọng thứ 2 nhưng quá mờ nhạt, thậm chí Dương Vân Thông còn không có nổi một trận đánh cho ra hồn (đang đánh với PHLT thì bị Sở Chiêu Nam giành mất, khổ thân). Tội cho Lê Minh vào vai này. Thập Nhị Môn tướng đông quá, thành ra lẫn lộn hết cả. Có mỗi cô em trông đặc biệt một chút thì lại chết sớm quá. Đoạn nội gián trong hang cũng nhạt, lại hơi khiên cưỡng.
    Phong cách thì giống nhau, khỏi bàn. Cũng kiểu trang phục đó, cũng màu vàng khắc khổ đó, nhưng nhân vật Phi Long của Hồng Hân Hân trong Đao hay hơn Phong Hoả Liên Thành dù thời gian xuất hiện ngắn hơn. PHLT tuy giỏi mà không giỏi. Để Sở Chiêu Nam thoát lãng xẹt.
    Về võ, dĩ nhiên Thất Kiếm vẫn xứng đáng là con đẻ của Từ Khắc. Đánh rất hay, rất lạ. Tôi thích. Hơn hẳn Thyập diện mai phục. Tuy không sát phạt, không tàn khốc như Đao nhưng vẫn để lại trong lòng người xem nhiều ấn tượng. Ai đó đã nói đoạn SCN đánh với PPHLT trong ngõ hẹp chịu ảnh hưởng của trận đánh giữa LLK và CTĐ trong Hoàng Phi Hồng 2. Chỉ đúng 1 phần. Có lẽ người đó chưa xem Trung Hoa vũ khí truyền thuyết (Legend Weapon of Kungfu chiếu năm 1980), diễn ra vào đời Thanh mạt, mô tả những nỗ lực của võ lâm Trung Hoa tìm kiếm những thứ vũ khí, võ công chống lại được súng của phương Tây - một trong những bộ phim xuất sắc nhất trong sự nghiệp của Lưu Gia Lương - người đảm nhiệm vai trò võ thuật chỉ đạo trong TK. Cái ngõ trong Tk chỉ hẹp hơn trong THVKTT một chút, và những đoạn đu tường, đâm kiếm... trong HPH 2 là hoàn toàn không có. Nhưng tất cả đều có trong THVKTT.
    Bac nào chê đoạn lên đỉnh núi xem hoàng hôn là lãng xẹt, là dư thừa thì phải. Tôi lại không thấy vậy. Đây là một trong những cảnh đạt hiệu quả hình ảnh tốt nhất - nói đơn giản là đẹp nhất. Hơn thế, nó còn được coi là bước đệm để đi từ diễn biến này sang diễn biến khác, một cách chuyển tiếp giai đoạn. Bỏ cảnh này đi sẽ làm bộ phim khô khan hơn rất nhiều.
    Lại một bác nào nữa, kiến thức cũng tốt, nói rằng bác ấy thích những phim khác của Từ Khắc là Hoàng Phi Hồng, Tiếu ngạo giang hồ, Tân Long Môn khách sạn, Mặt nạ đen (Hắc Hiệp) và Đao thì phải. Phim của Từ Khắc là sao? Theo tôi hiểu thì đó là phim do Từ Khắc làm đạo diễn, phải không? Lại thêm nữa là bác ấy nói là những phim đó mang phong cách đặc trưng của Từ Khắc. Tôi nghĩ có chút nhầm lẫn. Trong những phim đó, TK chỉ đạo diễn có mỗi HPH và Đao. Riêng TNGH, có lẽ bác ấy đề cập đến phần 2 - Đông Phương Bất Bại. TK chỉ đạo diễn phần 1 thôi (do Hứa Quan Kiệt, Diệp Đồng, Trương Học Hữu, Trương Mẫn thủ vai chính), còn 2 phần kia do Trình Tiểu Đông đạo diễn. Phim Mặt nạ đen thì do Lý Nhân Cảng đạo diễn, Viên Hoà Bình chỉ đạo võ thuật. TLMKS thì do Lý Hải Minh (ko nhớ rõ tên), đạo diễn. Tất cả đều do Từ Khắc làm Nhà sản xuất (Producer). Vậy phải nói phim mang phong cách Trình Tiểu Đông, hay phim của Trình Tiểu Đông, Lý Nhân Cảng mới đúng chứ. Bởi đạo diễn mới là người để lại dấu ấn của mình lên phim nhiều nhất. Còn nhà sản xuất. Chắc là không. Mà Lý Nhân Cảng, Trình Tiểu Đông đều là người tài, chắc không cần TK can thiệp vào chuyên môn quá sâu đến mức để lại dấu ấn, thành phong cách đâu nhỉ.
    Có một bác nhắc đến phim Thiếu hiệp Song Kỳ Trấn. Tôi cũng thích phim đó. Tên gốc của nó là Song Kỳ trấn Đao khách, là bộ phim kiếm hiệp Trung Quốc duy nhất trước năm 1997 có thể sánh ngang với phim HK về mọi mặt. Chỉ tiếc là đạo diễn Hà Bình sau này lại làm Thiên địa anh hùng quá tệ.
    Mỏi tay quá. Có gì không phải xin mời các bác vào chỉ giáo thêm cho.

  7. ITforever

    ITforever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2004
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Alex chắc xem không kỹ rồi. :)
    Đoạn giải cứu Sở Chiêu Nam, sau khi được Sở Chiêu Nam tung lại thanh Xá Thần, Hàn Chí Bang mới như hổ thêm cánh, đòn đánh của anh ta không là đòn quay và cuối cùng là một cú vít kiếm vào thân đối thủ khiến hắn xuyên tường là gì?
    Ngay cả trong đoạn đánh với một trong Thập Nhị Môn Tướng sử dụng vũ khí là lưới móc câu, đòn cuối cùng của Hàn Chí Băng cùng là một đòn quật (không phải đâm hay chém) mũi kiếm vào đối thủ.
  8. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    @Loving: Khi tôi nói muốn "xem được" Thất kiếm, trước hết phải xem Đao, tôi muốn hướng tới những người đã xem Thất kiếm mà không thấy hay. Đao, đúng như bạn nói, là một phim có lớp lang hơn, trọn vẹn và vì thế dễ xem hơn, vậy thôi. Đây chẳng phải là một tiên đề theo kiểu Euclid, đơn giản chỉ là một lời gợi ý, nhưng tiếc là có mấy thằng ít óc cứ cố hiểu theo hướng đó. Nó cũng tương tự như toán học vậy, giải một bài toán chính tắc trước rồi mới chuyển sang dạng không chính tắc, hẳn sẽ dễ dàng hơn đôi chút.
    Tôi nhắc tới top 5 của Từ Khắc trong nhóm phim kiếm hiệp, vì ở mỗi phim tôi đều nhìn thấy dấu ấn Từ Khắc rất rõ ràng, không chỉ ở khâu chỉ đạo diễn xuất mà còn ở kịch bản, và tôi nghĩ kịch bản cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng khi đánh giá một tác phẩm điện ảnh. Trong 5 phim đó thì kinh điển nhất là Tiếu ngạo giang hồ chi Đông Phương Bất Bại (Swordsman II). Kịch bản của Swordsman II có thể nói là tiền vô cổ nhân hậu vô lai giả, có lẽ chỉ Vương Gia Vệ với Ashes of Time mới sánh nổi. Một bên là Đông Phương Bất Bại yêu Lệnh Hồ Xung, một bên là Độc Cô Cầu Bại yêu Hoàng Dược Sư. Cái ma mị khác thường đó chỉ có thể là Từ Khắc.
    Nếu bạn chỉ căn cứ vào cái tên đề sau chữ "đạo diễn" để xác định đó là tác phẩm "của ai" thì tôi nghĩ chưa hẳn đã chính xác đối với trường hợp của Từ Khắc. Đơn cử như Swordsman II, chính Từ Khắc chứ không phải Trình Tiểu Đông mới là người lựa chọn Lâm Thanh Hà cho vai Đông Phương Bất Bại, dù bị mọi người kể cả Kim Dung phản đối kịch liệt. Nhưng cuối cùng vẻ huy hoàng mỹ lệ của Lâm Thanh Hà đầu đội mũ tử kim quan, tay cầm quạt nhật nguyệt rẽ tán lá bay ra lại là yếu tố quyết định thành công cho tác phẩm. Đến nay nhắc tới Swordsman II người ta chỉ nghĩ đó là tuyệt phẩm của Từ Khắc chứ chẳng mấy ai coi đó là phim của Trình Tiểu Đông. Trình về bản chất là một chuyên gia về chỉ đạo võ thuật chứ không phải là đạo diễn - bạn thử xem qua filmography của Trình thì biết.
    Về sự nghiệp của Từ Khắc, người ta nói thế này: Từ chính là người đã làm nên những Ngô Vũ Sâm, Trình Tiểu Đông, Châu Nhuận Phát, Lý Liên Kiệt và Lâm Thanh Hà. Từ Khắc thừa nhận mình là người rất độc đoán, mặc dù làm nhà sản xuất nhưng vẫn can thiệp vào từng chi tiết, từng cảnh quay, và đạo diễn phim do Từ Khắc sản xuất thật ra chỉ là đạo diễn trên danh nghĩa. Đây cũng là lý do khiến tại sao Tân Long Môn khách sạn và Swordsman II dù rất hay nhưng không hề được đề cử giải thưởng đạo diễn xuất sắc nhất trong Giải thưởng điện ảnh Hong Kong lần thứ 12 năm 1992.
    Bạn đọc thử vài đoạn viết về Từ Khắc thì sẽ rõ:
    1. At Film Workshop, Tsui did not cuddle or coddle his directors. He fired esteemed auteurs King Hu (A Touch of Zen) and Yim Ho (Homecoming) off their projects; Woo (Ngô Vũ Sâm) walked out after Tsui re-e***ed three of his films, including The Killer. "I was not a good producer," Tsui admits. "The roles of producer and director should be like coach and fighter: the coach has to tell the boxer he is strong on the left or the right, that his eye is weakening, that it is time to call it quits. Back then, I got frustrated. I never learned the difference between producing and directing." (Times Asia Pacific)
    2. Tsui admits that he is too much of a hands-on producer, often dictating every single detail of every single shot to the ostensible director. John Woo and Tsui Hark both claim they were working on A Better Tomorrow for years before they met and, given the Hollywood successes of Woo, he can probably butt heads with the best of them. That said, it is best to consider A Better Tomorrow 1 and 2, and The Killer as 50% Tsui Hark and 50% John Woo.
    3. http://www.subwaycinema.com/frames/archives/tsui2001/tsuibio.htm
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 18:32 ngày 17/09/2005
  9. L337Krew

    L337Krew Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.111
    Đã được thích:
    0
    nếu e k nhầm,xem đoạn giới thiệu có 1 cảnh nó cầm kiếm quật ngang, 1 chú bay vèo vèo, thế đó là quay hay quật nhỉ, mà kiếm lưỡi to, thô, k đánh bằng cách đó chẳng nhẽ dùng để cắt thịt :D
  10. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    Tên phim là Thất Kiếm, tức là chủ yếu nói về 7 kiếm khách, không quá tập trung vào một nhân vật nào cả, nên các nhân vật ko được khai thác. Theo thiển ý của em, cái mà Từ Khác muốn đề cập đến là "Tập thể anh hùng" chứ không phải "Cá nhân kiệt xuất".
    Nhân vật chính đã không được tập trung khai thác thì chuyện Thập Nhị Môn Tướng bị mờ nhạt hẳn là chuyện đương nhiên. Thời lượng 150 phút của phim kô thể nào đủ để nói đến từng nhân vật trong Thất Kiếm, đừng nói gì đến Thập Nhị Môn Tướng.
    Về ĐAO, nói thật ra thì em chưa xem, nhưng vẫn thấy thích Thất Kiếm, đơn giản vì nó hợp với gu Kiếm Hiệp của em, khi nào rảnh sẽ ghé qua Bảo Khánh kiếm cái Đao về xem thử.
    Mong được chỉ giáo thêm

Chia sẻ trang này