1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận về "Thất kiếm hạ thiên sơn" đê.

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi byallmean, 01/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zombie85

    zombie85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    0

    Trong thời buổi khi con ăn cắp lên dạy mọi người về văn hoá, mấy thằng tham nhũng đứng lên hô hào chống tham nhũng, mấy ông dốt đi dạy triết học cho mọi người thì một thằng với mới kiến thức truyện trưởng đã tưởng mình giỏi nhất đời cũng là chuyện có thể hiểu được.
    Tiếc là thằng bạn mình cũng không nhận ra điều này. Có lẽ phải còn lâu nữa Việt Nam mới xác lập lại được những giá trị đích thực về văn hoá và tri thức.
    ZOMBIE
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Mod Kiều Phong cũng vào loại kì cựu trên TTVNOL mà còn viết lách thế này thì chả trách là mạng xuống cấp. Ngày xưa KHC hoàng kim một thủa, bây giờ chỉ còn lại là một đống hoang tàn. Thành viên thì đa số là còn trẻ, mod lại chẳng gương mẫu thì lấy đâu ra chất lượng?
  3. Loving

    Loving Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay lên cq, vì thế mới có thể tiếp tục cuộc tranh luận thú vị này.
    Bạn VNT ạ, tôi cho rằng Trình Tiểu Đông không tệ, chỉ vì ông này (và cả Viên Hoà Bình nữa) quá chuyên tâm vào công việc chỉ đạo võ thuật mà xao nhãng phần đạo diễn mà thôi. Bạn còn nhớ năm 1981, 1982 không? Khi đó, phim kiếm hiệp trên ảnh đàn HK bắt đầu suy thoái, nhường chỗ cho phim đấm đá, phim gangster (mà mình quen gọi là xã hội đen). Nhưng đã có 2 phim kiếm hiệp xuất sắc - được coi là nền tảng cho dòng tân kiếm hiệp trong thập niên 1990, một phim của Từ Khắc - (Thục Sơn kỳ hiệp - The legend of Zu - Lâm Thanh Hà, Trịnh Thiếu Thu, Nguyên Bưu, Lưu Tùng Nhân, Hồng Kim Bảo thủ vai chính) và phim kia của Trình Tiểu Đông (Sanh tử quyết - Duel to death - Lưu Tùng Nhân, Từ Thiếu Cường, Trương Thiên Ái, Cao Hùng thủ vai chính, nói về cuộc chiến Trung - Nhật cuối đời Minh. Phim này chắc ít bạn được xem). Thục Sơn kỳ hiệp mang nhiều màu sắc thần thoại, còn Sanh tử quyết thì đúng nhất, gần gũi nhất với tinh thần kiếm hiệp "dưới mặt đất", người xem có thể cảm nhận được tràn ngập bầu không khí "chưởng". Các ẩn giả (hoặc nhẫn giả - Ninja) trong phim này được coi là thiên biến vạn hoá nhất, nhiều sức mạnh nhất và khó đối phó nhất trong lịch sử phim kiếm hiệp HK cho đến thời điểm đó. Phim này hoàn toàn là tác phẩm của Trình Tiểu Đông làm cho hãng Gia Hoà, không hề có bàn tay của Từ Khắc nhúng vào. trong cuốn Best of Martial Movies, vị trí của Sanh tử quyết cao hơn bất cứ phim nào do Từ Khắc đích thân làm đạo diễn, bạn ạ. Đến năm 1984, Viên Hoà Bình cũng có 1 phim có thể sánh với Sanh tử quyết - đó là Tuý Thái Cực - Drunken Taichi, do Chân Tử Đan thủ vai chính. Chỉ tiếc đây là phim quyền cước (kungfu) chứ không phải kiếm hiệp (swordplay) mà thôi.
    Bổ sung: Tôi đi ăn cơm đã, lát về viết tiếp...
  4. Loving

    Loving Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Ngoài ra còn 1 phim nữa, tên là Danh kiếm (The sword - Trịnh Thiếu Thu, Từ Thiếu Cường, Mễ Tuyết - 1980), không biết bạn VNT đã xem chưa. Phim này do Trình Tiểu Đông chỉ đạo võ thuật, được coi là tác phẩm đầu tiên làm nên tên tuổi của anh ta. Rất xuất sắc.
    Còn về Từ Khắc. Tôi không phủ nhận gì tài năng của nhà đạo diễn tài ba này. Trong top 5 phim kiếm hiệp bạn nói, tôi thực sự chỉ thấy dấu ấn của TK rõ ràng nhất trong Tân Long Môn khách sạn mà thôi, còn phong cách võ thuật bay **** trong Tiếu ngạo giang hồ thì rõ ràng bạn sẽ thấy ngay đó là Trình Tiểu Đông (rất giống những Thần Kinh đao & Phi thiên mi, Tân Lưu tinh hồ điêpk kiếm, Tiên hạc thần châm...). Bay bổng và "thoát tục". Còn Từ Khắc thì khác. Bạn để ý xem, võ công trong phim của ông đạo diễn bao giờ cũng gần gũi thực tế hơn, tuân thủ hầu hết các quy luật vật lý cơ bản (Hoàng Phi Hồng, Đao, mới đây là Thất kiếm...). Còn về phong cách và thủ pháp dàn dựng thì đi theo một đường lối riêng. Tân Long Môn khách sạn có thể giống Hoàng Phi Hồng, Đao nhưng rõ ràng Đông Phương Bất Bại đi theo một con đường khác. Về phim hiện đại thì tôi không bàn tới nhiều, nhưng Hắc hiệp tôi thấy không giống tẹo nào. Trong 3 tập Anh hùng bản sắc (A better 2morow), giới phê bình phương Tây đánh giá 2 phần do Ngô Vũ Sâm làm đạo diễn cao hơn phần 3 do đích thân Từ Khắc làm đạo diễn rất nhiều. Mặc dù phần tài liệu của bạn VNT cung cấp có viết rằng trong loạt phim đó, TK 50% và NVS 50% (cả Điệp huyết song hùng - The killer) nhưng theo tôi, Từ Khắc "chơi" với súng đạn và xã hội hiện đại không "hay" bằng NVS. Bộ phim khá nhất của ông về cái thời bắn súng, đi ô tô có lẽ là Opera Bắc Kinh (Lâm Thanh Hà, Chung Sở Hồng, Diệp Thiên Văn vai chính) và gần đây có Time and tide (Tạ Đình Phong, Ngô Bái vai chính mà thôi). Bạn VNT nhớ không, TK làm đạo diễn Rồng sinh đôi (Twin Dragon) cho Thành Long, rốt cuộc không thể để lại một dấu ấn nào, biến phim đó thành "nửa ngô nửa khoai", rất đáng tiếc.
    Có bạn nào đã nói Thục sơn chính truyện bản 2001 không mang phong cách Từ Khắc. Cái đó cũng không đúng. Từ Khắc bắt đầu nổi danh trên ảnh đàn nhờ vào Thục Sơn chính truyện năm 1981, bản năm 2001 dựng lại, chẳng qua là ông quay trở về cái thời ban đầu của mình mà thôi. Nhiều người không thích phim đó nhưng tôi vẫn thấy nó hay. Hãy quan niệm đó là phim thần thoại, đừng nghĩ nó là phim kiếm hiệp, có lẽ sẽ dễ xem hơn. Bởi đây là phim dựng theo cuốn Thục Sơn kỳ hiệp truyện của Hoàn Châu lầu chủ, viết về các "tiên hiệp" chứ không phải người thường. Nhưng so với 3 phim kiếm hiệp thế hệ 4 khác là Phong Vân, Trung Hoa anh hùng và Quyết chiến trên đỉnh Tử Cấm thì Thục Sơn chính truyện 2001 vẫn là khá nhất.
  5. nhanhmanhchinhxac

    nhanhmanhchinhxac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2005
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Sanh Tử Quyết Và Danh Kiếm đều được xem ,Sanh tử Quyết thì mình còn nhớ rõ nhưng Danh Kiếm thì còn nhờ được vài đoạn,2 phim này có nét na ná trong phong cách xử kiếm (có người nhầm 2 phim này là 1)
    nhưng nói phim TK nói ko bay bổng cũng ko đúng,cực âm thì sinh dương........phim của TK thô ráp đến độ hoàn hảo,như trong Đao chẳng hạn người ta vẫn có cái cảm giác như trên mây vậy khi xem cái cảnh Định An vung đao kèm tiếng la hét của kẻ mất chân tay ,cái kỹ thuật bộ pháp xử đao trong phim đều được chăm chút kỹ lưỡng tuy trong thô sơ nhưng đẻ ý kỹ nó lại đẹp vô cùng,các pha đánh đấm trong phim ông rất phức tạp.............theo cá nhân tôi thì TK là 1 đạo diễn tuyệt vời,tôi văn kém nên diễn tả đưọc hết
    còn xem Thất Kiếm thì cũng chả nên phải nghĩ tới Đao làm gì,như thế nó mất đi cái cá tính riêng của Thất Kiếm,khiến người xem có cảm giác lệ thuộc và cũng ko cần biết đến truyện làm gì,chỉ cần xem những gì có trong phim là ổn rồi
    Phim này đánh kiếm rất thật và đẹp
  6. Loving

    Loving Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Làm sao có thể nhầm giữa Danh Kiếm và Sanh tử quytết được hả bạn? Danh kiếm nội dung đơn giản lắm, chỉ về kiếm mà thôi, nhưng cái "hồn" kiếm hiệp của nó toát lên đầy đủ nhất. hai nhân vật Lý Mạc Ảnh và Lân Hoàn theo tôi, cũng từa tựa Tây Môn Xuy Tuyết và Diệp Cô Thành vậy. Lâm Hoàn, khi bị hỏi là "Tư cách hèn hạ vậy cũng xứng đáng là kiếm khách sao", anh ta đã trả lời "kiếm khách, chỉ cần là người biết sử kiếm". Bạn xem, có giống Diệp Cô Thành trả lời Tây Môn Xuy Tuyết không: "Huynh đài học kiếm chắc cũng hiểu, kẻ luyện kiếm chỉ cần Thành với kiếm, không cần Thành với người".
    Chữ bay bổng tôi dùng có lẽ hơi trừu tượng. Ý tôi là ít bay lượn, ít khinh công, ít "kiếm khí" hay "cách sơn đả ngưu", "cách không đả huyệt" hơn, tức là gần gũi hơn, chất "quyền cước" nhiều hơn. Nhân vật Phi Long trong Đao - mới chỉ nhấc người lên khỏi mặt đất 1 chút thôi đã được gọi là Phi Long biết bay rồi, bạn hình dung được chứ.
    Quên, nhân vật nữ chính trong Danh kiếm không phải do mễ Tuyết đóng.
    Thất Kiếm dĩ nhiên đánh võ quá hay. Tôi rất thích.
  7. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    @Loving: Tệ thì không tệ, nhưng tôi vẫn cho rằng Trình chỉ có thể đứng vào hàng đạo diễn "khá" thôi. Thục Sơn và Sinh tử quyết tôi có may mắn là mua được DVD của cả hai, tiếc là sau này mất STQ :((
    Những đánh giá theo kiểu Top 10 phim kiếm hiệp theo tôi chỉ mang tính tham khảo là chính, vì thật sự khó có thể so sánh những phim như Đao với Tiếu ngạo hay Sinh tử quyết với Ngọa hổ tàng long, vì đây là những trường phái riêng rẽ. Nói về phong cách, võ thuật của Trình Tiểu Đông sở trường về kỳ ảo (fantasy), còn võ thuật của Viên Hòa Bình thì thiên về "thực chiến", cái đó đúng. Nhưng yếu tố bối cảnh của tác phẩm cũng có sự ảnh hưởng nhất định: Hoàng Phi Hồng là một bộ phim về những nhân vật có thật trong lịch sử - phần 1 có Lưu Vĩnh Phúc chủ tướng quân Cờ Đen từng sang Việt Nam, phần 2 có Tôn Trung Sơn v.v... nghĩa là rất gần với thời hiện đại, võ thuật cũng theo đó mà phải "thật" một chút. Còn Tiếu ngạo giang hồ thuộc một thể loại hoàn toàn khác, cho phép hư cấu thoải mái, cho dù lời mở đầu là "Minh triều Vạn Lịch..." nhưng cũng không vì thế mà tính kỳ ảo của nó bị hạn chế.
    Nói tiếp về phong cách Từ Khắc trong những tác phẩm mà tôi đề cập. Tôi đồng ý rằng xét về võ thuật thì ta có thể thấy dấu ấn của Trình trong Swordsman II, nhưng võ thuật không phải là tất cả, cho dù là đối với một phim kiếm hiệp. Kịch bản, tình huống, lời thoại etc cũng là những yếu tố thể hiện phong cách tác giả rất rõ ràng, vì thế cho nên tôi vẫn nhìn ra bóng dáng của Từ ẩn hiện trong những danh phẩm của ông, ngay cả khi ông không làm đạo diễn.
    Chẳng hạn, Từ rất thích cái motif nàng ngã, chàng vươn tay ra đỡ, ống kính từ trên chiếu xuống, bờ môi nàng ứa máu, mái tóc dài bay phấp phới. Trong Swordsman II có đoạn Lệnh Hồ Xung & Đông Phương Bất Bại ở cuối phim. Trong Black Mask là đoạn Hắc hiệp đỡ Nhược Lan trên tháp. Tôi không chắc lắm về Thục Sơn truyền thuyết 2001 nhưng nếu nhớ không nhầm thì Thiên Vương và Bình Minh cũng có một đoạn tương tự như vậy.
    Từ Khắc là người có biệt nhãn với đàn bà, vì thế nên xem phim của Từ người ta nhớ vai nam thì ít mà nhớ vai nữ thì nhiều, cũng bởi nhân vật nữ trong phim của Từ thường chói sáng rực rỡ hơn nhân vật nam. Xem Thanh xà - Bạch xà, người ta nhớ Bạch Tố Trinh dám yêu dám hận, nhớ Lục Tiểu Thanh ngây thơ nghịch ngợm, mấy ai nhớ Hứa Tiên. Hay như Tiếu ngạo, trong tuyến nhân vật phụ thì những vai nữ đều rất độc đáo: Nhậm Doanh Doanh, Lam Phượng Hoàng, Nhạc Linh San mỗi người một vẻ, đều có phong cách riêng, khiến khán giả khó mà quên được. Trong khi đó bọn Lục Hầu Nhi, Hướng Vân Thiên, Nhậm Ngã Hành lại chẳng có gì đặc biệt. Từ luôn dành cho những nhân vật nữ của ông những khoảnh khắc vô cùng đẹp đẽ và bi tráng. Từ Đông Phương Bất Bại tới Thi Thi, từ Bình Minh tới Bạch Tố Trinh, từ Khưu Mạc Ngôn tới Nhược Lan, cái chết của họ thảy đều khiến người ta phải ai oán xót xa. Đây cũng chính là một nét điển hình Từ Khắc.
    Viết qua loa mấy câu, còn một điểm nữa muốn bàn là chất thơ trong phim Từ Khắc, nhưng để lúc khác vậy.
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 22:54 ngày 20/09/2005
  8. Dracula2001

    Dracula2001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy có báo nói trong "Thất kiếm" có màn múa của Lục Châu, sao xem trên rạp không thấy vậy, hay bọn kiểm duyệt cắt đi rồi? Nếu vậy thì tiếc quá!
  9. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    Được đấy! chắc phải xem phim này thôi. tại hạ chưa xem nhưng hình như la` đánh nhau rất điên loạn (theo 1 tên huynh đệ nói vậy). lại thấy mấy huynh đệ này cãi nhau om som` (ko biết là vì tư thù hay vi` gi`...)---> cần phải xem rồi.
    hehe, đi đêm lắm có ngày gặp ma. Lão dơi già họ Vi xứng đáng bị cho 1 trận. Nhưng ma` hơi tiếc là mình ko biết gì để bồi thêm . hêehe. Để xem xong phim đã.
  10. Loving

    Loving Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    To Vinhatieu
    Nói TK ưu ái phái nữ thì đúng rồi, khỏi bàn. 3 cái Thiên nữ u hồn (Chinese Ghosth story) đó, nhân vật chính toàn là nữ - Vương Tố Hiền xinh tệ, nhưng tôi thích Lợi Trí hơn (vợ của Lý Liên Kiệt), Thanh xà cũng tương tự vậy. Vai Pháp Hải của Triệu Văn Trác kém quá. Theo tôi thì Thanh xà không phải phim thành công của TK. Tôi thấy cái Tân Lương Sơn bá Chúc Anh Đài khá hơn nhiều chứ. À quên, bạn xem mà xem, võ công trong Thiên nữ u hồn thì đặc sệt Trình Tiểu Đông nhé - ông này cũng làm đạo diễn luôn, TK chỉ là producer. Còn về Lâm Thanh Hà vào vai Đông Phương Bất bại thì chả có gì để bàn cả vì từ thập niên 80 cô nàng này đã nổi tiếng với các vai "phản xuyến" (nữ cải nam trang) rồi - bắt đầu lài cái Hồng Lâu Mộng đóng với Trương Ngãi Gia. Sau Thục Sơn kỳ hiệp 1981, đến khi quay Opera Bắc Kinh, vai diễn của Lâm Thanh Hà đã giống y con trai. Trong Đao Kiếm Tiếu, vai Danh Kiếm của LTH cũng là nam, còn vai Độc Cô Cầu Bại trong Đông Tà Tây Độc của Vương Gia Vệ thì chả nói làm gì. Nói thêm về phim này, có lẽ VGV chỉ muốn mượn khung cảnh xưa cũ để nói về chuyện tình yêu trong xã hội hiện đại, vì thế, quan hệ chồng chéo giữa các nhân vật trong phim mới là điều chủ yếu, còn thân phận thật sự của họ thì chỉ là mệnh đề phụ. Tất cả chỉ có cái tên, còn lại chả có gì giống truyện của KD nữa. Âu Dương Phong làm nghề môi giới giết người, Hồng Thất Công làm sát thủ, Hoàng Dược Sư chả có chút tà nào... Chỉ yêu và hận mà thôi. Chính ra, tôi lại thích nhất vai kiếm khách sắp mù của Lương Triều Vỹ. Rất độc đáo. Rất đời. Dương Thái Ni hơi mờ nhạt.
    Vì là phim võ hiệp - nên yếu tố võ, theo tôi, chiếm 1 phần quan trọng. Nếu không có những Trình Tiểu Đông, Viên Hoà Binh hay Lưu Gia Lương, Từ Khắc chắc chắn không thể tạo dựng được tên tuổi như hôm nay. Phim Đao cảu TK thực ra cũng dựa vào Độc thủ đại hiệp của Vương Vũ xưa kia thôi. Nhưng đã vượt qua được nguyên tác. Đúng là Trường Giang sóng sau dồn sóng trước!!!
    Thất kiếm dựa vào 7 samurai, chuyện đó bình thường. Đến 1 phim cao bồi xuất sắc của Mỹ - 7 tay súng oai hùng còn mượn ý tưởng của 7 samurai để dựng thành phim nữa là. Vấn đề là làm thế nào cho hay và để lại dấu ấn của mình mà thôi.

Chia sẻ trang này