1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận về Thiền và Phật học

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi dumb, 16/10/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Thảo luận về Thiền và Phật học

    AQ là một nhân vật nổi tiếng của Tàu với phép thắng lợi tinh thần. Nếu có ai chửi, AQ sẽ tự nhủ:
    "Nó chửi mình cũng như nó chửi bố nó."

    Hãy xét trả lời kiểu Đức Phật:

    - Nếu nó là thằng đánh giày( để sau, vì nó tương tự, Đức Phật kô phân chia con loại người)

    - Nếu nó là nhà bác học uyên thâm (ta biết về người bác học này là vì ta được biết về vị bác học qua sách, báo, nghĩa là hình ảnh của người bác học trong tâm của anh ta.)
    Giả sử nó chửi ta là ngu. Như vậy thì ta cũng đã biết thế nào là ngu( cũng qua sách báo, qua nhìn người ngu, chứ ta biết ngu - như nó thế nào).Ta "thông minh" mà.
    ( Có thể tương tự cặp "ngu" và "thông minh"bằng hình cặp yên lặng - ồn : phải có một tiếng máy bay đi qua một vùng cực tĩnh lặng thì ta mới biết đó là yên lặng. Và khi bay với tốc độ cực nhanh, ta như bất động. Tức là một sự kiện , sự vật thì kô phân chia, hay chỉ là cách biểu hiện khác nhau)
    Như vậy hình ảnh người bác học và hình ảnh người ngu đều có trong tâm trí ta, và hình ảnh người bác học đang chửi hình ảnh ngưòi ngu. Tất cả đều là biểu hiện của tâm trí. Một tâm trí thì không phân chia. Cả "bác học" và "ngu" đều là hình ẩnh của tâm trí. Như vậy thì kô có mâu thuẫn, nó cũng như việc "yên lặng - tiếng động" là của cùng một sự kiện.

    Như vậy thì Đức Phật đã quy đấu tranh vào một đối tượng bên trong( bản thân).
    Còn AQ chuyển mâu thuẫn về một đối tượng bên ngoài.
    Cả hai cùng thấm nhuần và áp dụng nhuần nhuyễn.

    Nhưng Đức Phật dùng lý trí để bó cảm xúc, do đó kô làm gì
    Còn AQ dùng lý trí để bao che cho cảm xúc nên bị người đời khinh.

    Bài này không có ý thanh minh cho AQ, chỉ là một cách nhìn mới về Đức Phật Và Thiền học.
    Mời các vị tìm hiểu về thiền tham gia.

    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Đây là một ý kiến có tính chất tham khảo về Phật Giáo, đề nghị các bác khi trao đổi nên nhẹ nhàng một chút nhé, và đừng có quá sa đà rồi lại thành nhạy cảm và nặng nề nhau thì chẳng hay tí gì.
    Nhìn theo quan điểm em về vấn đề bác dumb nêu thì em có suy nghĩ như sau:
    Đức Phật thường lấy chữ Nhẫn để ứng xử, lấy chữ Ngộ để làm mục đích đạt tới. Khi mà có hai cái trên thì tâm trạng con người sẽ vừa có trí, vừa có nhẫn cần thiết để phản ứng trước cuộc sống. Có nghĩa là sẽ có các hành động ứng xử đúng mực nhất. Biết nhường nhịn khi cần thiết và biết phản ứng một cách có trí tụê để người khác hiểu rằng họ đã hành động đúng hay sai.
    Cũng cần phải thừa nhận rằng đôi khi đạo Phật cũng hơi cực đoan hoá(tôn giáo nào cũng vậy). VD như việc Quan âm thị kính, ko hề phản ứng lại trước búa rìu dư luận và mặc dù mình bị oan. Hoặc điển tích đức Phật có thể xẻo thịt cho con hổ mẹ ăn để nuôi con?.. Tuy nhiên về cơ bản, đạo Phật dạy cho con người biết mềm mỏng và đúng mức trong hành xử.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  3. Littlemeomeo

    Littlemeomeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2001
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0
    bác có nói đến cái gọi là "biểu hiện của tâm trí" . Thế tâm trí là gì hả bác? biểu hiện của tâm trí là những biểu hiện như thế nào? Cái đối ngược với tâm trí là cái gì? , cía gì thì có phân chia? mong bác giải thích rõ cho em với!!!
    Đức phật dùng lý trí để bó cảm xúc hả bác, em mới nghe thấy lần đầu tiên đó ạh, bó cảm xúc là bó như thế nào hả bác? nó khác với bao che cho xảm xúc như thế nào?
    Bác hiểu gì về Đức Phật và đặcc biệt là về Thiền? cách nhìn mới này là cách nhìn của ai hả bác???
    it"s enough for today!

    Chán đời cắt tóc đi tu
    Quyết tâm kiếm ít ô dù trời cho.
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Theo bác thì với Đức Phật có cái gọi là "đấu tranh" àh, và cái đối tượng bên trong mà bác nói đó là cái gì thế, tâm trí ah? mà họ thấm nhuần cái gì ý nhỉ?
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Nhưng Đức Phật dùng lý trí để bó cảm xúc, do đó kô làm gì
    Còn AQ dùng lý trí để bao che cho cảm xúc nên bị người đời khinh.[/QUOTE] Đức phật dùng lý trí để bó cảm xúc hả bác, em mới nghe thấy lần đầu tiên đó ạh, bó cảm xúc là bó như thế nào hả bác? nó khác với bao che cho xảm xúc như thế nào?
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Bài này không có ý thanh minh cho AQ, chỉ là một cách nhìn mới về Đức Phật Và Thiền học.
    Mời các vị tìm hiểu về thiền tham gia.[/QUOTE]
    Bác hiểu gì về Đức Phật và đặcc biệt là về Thiền? cách nhìn mới này là cách nhìn của ai hả bác???
    it"s enough for today!

    <P align=center><FONT color=red size=5><STRONG>Chán đời cắt tóc đi tu</STRONG></FONT></P>
    <P align=center><FONT color=#ff0000 size=5><STRONG>Quyết tâm kiếm ít ô dù trời cho.</STRONG></FONT></P>
    [/QUOTE]
    Tâm trí là gì?
    Khi con người sinh ra, có hình hài thể chất, và trong đó có hệ thần kinh. KHi bị kích thích, nhờ có hệ thần kinh, con người có cảm giác: đau, lạnh, nóng...
    Dần dần con người biết phân biệt các kích thích. Tứ đó lựa chọn để tránh những kích thích gây cảm giác khó chịu, và tìm kiếm, nghĩ cách đạt được những cảm giác dễ chịu
    Cái chọn, nghĩ cách đó là bước đầu của tư duy( thingking)
    Dần dà, khi phát triển lên, các cảm giác(sense) được gia cố lâu và lặp tại trong tâm trí tạo nên cảm xúc và tâm trạng(feeling). Đồng thời có một dạng luôn ngầm ẩn đó là trực giác( intution)
    Như vậy, cảm giác, tư duy, tâm trạng, trực giác là bốn thành phần của tâm trí. Đó cũng là biểu hiện nhìn thấy được của tâm trí( bản thân tâm trí kô nhìn thấy được)
    Còn một biểu hiện khác của tâm trí: Đó là với mỗi cảm xúc, cảm giác, tư duy khác nhau, đều có một vùng não với những tế bào não tương ứng hoạt động. Chẳng hạn như lo sợ, giận giữ, mơ mộng, ...Đó là biểu hiện về thể chất của tâm trí.
    Kô có gì đối lập với tâm trí. Hệ thần kinh là tổ chức quan trọng nhất của tâm trí.( Nhưng kô phải là tất cả. Để hình thành tâm trí còn phải có máu,...)
    Như vậy, cảm giác rồi sau đó là cảm xúc là khởi thuỷ của các hình thức tư duy trong tâm trí( mà tôi gọi trên là lý trí)
    Khi các nhà theo Phật học muốn đạt tới "NGỘ", một trạng thái của tâm trí mà họ gọi là vô tâm trí, phi thời gian, họ đã thủ tiêu tâm trạng( ý chí, tưởng tượng), lọc đi cái nguồn của tư duy( cảm xúc, cảm giác: Vì nhờ tưởng tượng mình được sung sướng, được dễ chịu, người ta mới tham vọng, mói ý chí, mới tư tưởng...). KHi đó tư duy( thinking) còn tồn tại, nhưng dưới dạng trực nhận ( có nguồn gốc là trực giác). Họ gọi đó là niết bàn. Tất nhiên, như thế thì làm gì có đấu tranh. Tôi đâu có nói Đức phật đấu tranh. Bên trong là từ của tôi. Đức Phật kô có bên trong, bên ngoài. Tất cả, tâm trí rỗng, tâm thể, cũng như cây cỏ, hoa là, đều là MỘT.
    Nhưng để đi tới cái đó, Đức Phật cũng đã từng có lý trí, ham muốn thôi thúc,ham muốn đạt tới cái gì đó, ham muốn trốn cuộc đời, ham muốn tự mình chứng nghiệm chân lý ( điển hình qua tác phẩm Câu truyện của Dòng sông). Và do đó, vô hình lý trí theo kiểu đó) để bỏ đi những kiểu tư duy( thinking) có nguồn gốc từ cảm giác, cảm xúc, chỉ còn lại tư duy "trực thức".
    Ỏ đây, kô cắt cảm giác, cảm xúc, mà cắt bằng cách nói cái muốn đạt được là vô nghĩa, vì nó không phải là tay, không phải là chân, cũng kô phải là đôi đũa thần. Nó đơn thuần chỉ là tuởng tượng.
    Như vậy, chặt đi cảm giác, cảm xúc bằng một con đường khá hoàn hảo. Vì chỉ có khát vọng , động lực, ham muốn...tức là tưởng tượng ta mới có nhiều cơ hội, một cách chủ động đạt đến cái cảm giác, cảm xúc mà ta mong muốn. (Lý tưởng cũng là một loại cảm xúc được kết tinh. NGười ta hướng đến lý tưởng vè nó có giá trị cảm xúc đẹp.) Tất nhiên, không phải là mất hết cảm xúc, cảm giác, nhưng theo cách trực thức( tính trực giác nhiều), và cũng kô mất tư duy, mà ngược lại, lên một loại tư duye gọi là NGỘ( kô có động lực từ cảm giác, cảm xúc quá khứ).
    Tất cả những điều trên đây đều là do TÔI phát biểu.
    ( Bạn cứ bình tĩnh đọc hết phần này, tôi sẽ trả lời tiếp)
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  5. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2

    Khi sợ kô đạt đến những giá trị cảm xúc, hoặc thấy cảm thấy đủ giá trị, người ta sẽ tìm cách khống chế cảm xúc. Người thường thường nín nhịn một số cảm xúc trong 1 số TH
    AQ hầu như hề sợ gì, làm theo cảm xúc. Nhưng AQ thì kô điên, lại muốn đi ngoài chuẩn mực và không dám đối đầu, AQ lại hướng ngoại, nên để ra ngoài, và nguỵ biện.
    Những người theo Phật thừa hiểu đè nén cảm xúc là ngu ngốc, nên họ chọn cách dùng lý trí "HIỂU " để mất cái làm nguyên nhân cho cảm xúc. Nhưng là cách hiểu về con người.
    AQ thì dùng lý trí, và lý của AQ được coi là nguỵ biện. Chẳng hạn như nói người thì ai cũng giống ai, suy ra nó chửi mình, cũng như con chửi bố. Đó là sự đồng nhất và dịch chuyển. Đức Phật cũng coi con người là tổng thể, chuyển cái bên ngoài vào bên trong. Mà khi đã hiểu một người thì hiểu toàn vụ trũ. Mỗi con người là một tiểu vũ trụ. Và là tất cả, thế thì làm gì có mâu thuẫn.
    Xét về góc độ nào đó, cũng thế cả thôi.
    Thiền là gì?
    Thực ra cũng là một loại ma tuý, nhưng dùng tự lực, kô phải tha lực. Ma tuý gây hại, vì nó chỉ làm sinh ra một số hoá chất trong não, kìm hãm một số vùng não, và gây hưng phấn ơ những vùng khác.
    Thiền và các phương pháp tập khác do làm giảm ý thức( tức là hoạt động một số vùng não hay dùng), do đó những vùng não ít hoạt động sẽ có cơ hội được máu lưu thông tới, các tế bào não đó hoạt động, tạo cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái, vô vi...
    Có lẽ thiền lành mạnh hơn ma tuý, trên góc độ thể chất.
    Còn về Đạo đức, hiển nhiên rồi
    Mà khoe với bạn này, khi tôi tập YOGA, tôi cũng đã nhìn thấy được những luồng khí lạ đó...và đôi lúc tôi cũng đạt tới trạng thái phê.
    Thân mến
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  6. Littlemeomeo

    Littlemeomeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2001
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0
    phản ứng của não bộ, đó là phương tiện, chứ bản thân nó chẳng có lien quan gì đến các quá trình tâm lý hay tư duy, bác gộp nó vào làm gì? Giống như là bác cần ăn để sống, nhưng ăn đâu phảI là biểu hiện của bác đâu, híc!!!
    Bác hiểu về cái NGỘ của nhà Phật như thế nào mà phát biểu càn rỡ như vậy?
    ?omột trạng thái của tâm trí mà họ gọi là vô tâm trí? câu này bác hiểu bằng tâm trí có phảI không? Cái mà bác hiểu về sự ?ovô tâm trí? này vẫn chỉ là một thứ gì đó là sản phẩm trí tưởng tượng của bác mà thôi, và nó là sản phẩm của Tâm trí, tất nhiên!
    Tặng bác bài kệ này nhé:
    Tâm trí không thể thành Phật
    Thân xác không thể thành Phật
    Chỉ điều mà không thể trở thành Phật
    MớI có thể thành Phật.
    Xin bác xem lạI đi ạh, em sẽ thảo luận vấn đề này cho rõ ràng nhé, nhưng sau khi chúng ta đã thống nhất về cái gọI là Tâm trí, được không ạh, vì đó là cái then chốt!!!
    Em xin không thảo luận vớI bác về AQ nhé, em không khoái nói về ông ta lắm, hehe!!!
  7. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Đây là phát biểu của tôi về NGỘ. Còn nếu đũng nghĩa về NGỘ của nhà Phật thì kô có chứng nghiệm nào hết, và cũng không thể nói ngộ là gì. Khi quy về là cái X, nghĩa là tâm trí không rỗng( vì chứa X), nên không thể là NGỘ
    Chỉ có thể nói NGỘ là cái đang trở là. Trong trạng thái Ngộ, người ta chỉ ĐANG LÀ, chứ chẳng bao giờ LÀ.
    Nhưng vì tôi không phải là người đạt tới NGỘ, nên tôi phát biểu theo quan điểm của tôi, dựa trên nghiên cứu rất kỹ về tâm lý học hiện đại( có tài liệu kèm theo về mặt sinh học)
    Cũng như vậy, theo tôi tâm trí là cái để chứa hoạt động tinh thần của con người. Dùng theo tiếng Anh là mind. Còn lúc thì nó thể hiện là cảm giác, lúc là tư duy
    Theo phân loại mà tôi thấy hợp lý( dựa trên Triết học), hoạt động tâm thần bao gồm hai hoạt động chính:
    Cảm năng và Trí năng
    Lý trí là một phạm trù thuộc trí năng.
    Tôi tự nghĩ mình đã đã có thể tư duy bao quát và tổng hợp hơn Đức Phật, vì tôi đang sống trong thời hiện đại, với sự phát triển của Y học. Và tôi liên hệ, xem xét lại quan điểm của Đức Phật dưói ánh sáng khoa học.
    Tôi sẽ trả lời tiếp theo, nghỉ một lát đã, khà khà.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  8. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Thế ma tuý có phải là hoá chất kô? Và nguồn giảm đau ngoại lai thay thế morphin đó liệu là cái gì, nếu kô là hoá chất
    hồng phiến, bạch phiến, thuốc phiện kô phải là hoá chất a`.
    Tôi không nói tôi thiền theo Phật, tôi thiền theo YOGA. Thiền theo Phật làm gì có sự chứng nghiệm nào, kể cả luồng khí .
    Tôi chưa biết kiến thức về tâm lý học hiện đại dựa trên sinh lý học thần kinh của bạn đến đâu, nhưng đó là cái tôi quan tâm khi đề cập đến tư tưởng Phật giáo.
    Tôi không chống Phật, cũng như bất cứ tôn giáo nào.
    Tôi không phản đối ai theo Phật, nhưng cái tôi muốn bàn là sự suy tôn đôi lúc mù quáng đã làm mất đi cuộc sống - ở cái nơi mà cuộc sống có lý do để tiếp tục
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  9. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Tôi không nói NGỘ là làm giảm ý thức một cách có chủ ý. Nhưng một số thí nghiệm khoa học đã chứng minh khi thiền, thì tế boà não ở vùng vỏ não( gồm bán cầu não trái, phải) đều hoạt động yếu đi, và một số vùng não khác kô hoạt động trong TH bình thường được hoạt động. Nó khác với khi ngủ, nếu không mơ, mọi vùng não đều giảm hoạt động.
    Thực ra, kể cả những người theo Phật cũng kô biết là mình có ham muốn. Khi những nỗ lực ý chí thất bại, hoặc đã nhàm chán, thì vô hình chung, người ta tự hiểu và cơ thể cùng hệ thần kinh và hệ thống nội tiết được tự tổ chức theo hướng đạt tới NGỘ. Cái ham muốn đó không được nhận biết, vì từ trước đến giờ, không ai nhân ra những ham muốn kiểu do trtánh rất nhiều những ham muốn tạo thành.
    Tôi sẽ lý giải vấn đề dười góc độ sinh học trong chuyên đề của mình. Ở đây, chỉ tạm nói thế.
    Đâu cần phải co giãn như cơ bắp mới có thể kích hoạt những vùng não khác nhau và điều khiển tim bơm máu về vùng nào đố. Tim bơm máu đến đâu là do hệ thần kinh.
    Bạn có thể luyện những vung não ít hoạt động bằng cách đánh răng bằng tay không thuận.
    Thế thôi nhỉ, có lẽ bạn nên nhờ người khác nói với tôi đi. Tôi hơi ngại, "liếu yếu đào tơ"
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  10. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Xin chào các bạn!
    Chào bạn dumb!
    Bạn luận về Đức Phật mà bạn chưa biết gì về giáo pháp của ngài hết! vậy luận như vậy có hợp lý không?
    Những cái được bạn luận đến ở đây, mà bạn cho là của Phật thực ra chỉ là triết thuyết của Thiền mà thôi, đâu phải là của Phật!
    Giáo pháp của Đức Phật chỉ dành cho những người cần đến nó, chứ đâu phải là thứ dành cho tất cả mọi người mà bạn đem ra phê phán vậy? bạn muốn chứng tỏ là mình giỏi hơn Phật à?
    Nếu bạn cho là mình đúng thì cứ lẳng lặng mà theo cần gì phải đi đả kích người khác(mà đả kích theo cách hiẻu không đúng) như vậy?
    Ba chấm như sao sáng!Móc ngang tợ trăng tà!Đọa sa hay thành Phật!Cũng từ đó mà ra!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này