1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận về việc người đang ở Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và chuyện xây dựng ở Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 21/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Bạn không hiểu ý của tôi rồi.
    Ý tôi nói ở đây không phải là tôi sẽ mua nhà ở Bắc Cực hay Nam Cực. Ý của cả bìa viết đó chung quy chỉ là việc người Việt Nam đầu tự vào bất đoọng sản ở Mỹ không hẳn đồng nghĩa với việc người ta muốn bỏ quê hương ra đi. Phần lớn những người mua nhà đó là dân có tiền và đang làm ăn tốt ở Việt Nam, không cần biết là họ làm cách nào nhưng việc họ bỏ ra ngần ấy tiền để mau nhà trên giấy chứng tỏ là họ có tiền. Dân có tiền và có tương lai ở Việt nam thường không bao giờ muốn bỏ đi, ngay cả con cái của họ có đi du học cũng sẽ quay trở lại. Đó là lý do tại sao sứ quán Mỹ lại phải phỏng vấn người xin visa xem có phải là dân có tiền và có tương lai ở Việt Nam không? Nếu đúng họ sẽ cấp visa bởi vì họ biết những người đó sẽ quay trở về. Chẳng ai đánh đổi một cuộc sống nhàn hạ ở Việt Nam lấy một cuộc sống vất vả ở Mỹ hết cả? Có phải dễ mà sống ở Mỹ đâu, phải không? Bản thân tôi đã từng có thời làm việc ở Việt nam với Expatriate Package. Tôi luôn luôn tìm kiếm cơ hội như thế này lần nữa bởi vì quá sướng. Tiền lương, benefit, v...v như ở Mỹ, có thêm tiêu chuẩn nhà, tiêu chuẩn xe, cuộc sống sinh hoạt Việt Nam rẻ, lại được sống ở Việt Nam. Quá Tốt! Không nói là cung cách làm việc ở Việt Nam cũng khác, nhàn hạ hơn bên này. Ở bên này, nói là làm việc 40 tiếng/tuần, khi bạn lên làm quản trị bạn có bao giờ làm dưới 40 tiếng/tuần đâu. Lương quản trị là không có overtime nhé. Không làm xong việc hiểu rõ kết quả ra sao, sức ép của công việc của cuộc sống của đống bill ở nhà như thế nào? Khác với cuộc sống ở Việt Nam lắm,
    Các khái niệm Bắc Cực - Nam Cực ở trên chỉ là khái niệm Cự tiểu và cực đại ( min & max) trong cách nói chuyện khi muốn nhấn mạnh vào việc gì, bạn đừng nên hiểu theo nghĩa đen. Bạn có bao giờ nghe thấy ai nói: " Bạn có đi từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh cũng sẽ không tìm thấy ái hiểu câu nói như bạn chưa". Đó chính là khái niệm.
    Tôi rất thích các bài viết của bạn, có điều bạn hiểu lầm ý tôi thôi,
    Chúc bạn vui!
    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
  2. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Okidoki, mèo trở về vấn đề nguời Việt giàu hơn Mỹ nhé
    theo tôi thấy thì dân Việt mình khi qua đây , có phuơng tiện đi làm, có nguời làm 3 tháng không 1 ngày nghỉ, 12 hour một ngày
    đến khi hãng gửi thư về nhà bảo ông bà ơi làm ơn cash giùm cái check cho con nhờ kẻo hết hạn, không có thời giờ ra bank ...
    có nguời làm mệt quá kiết sức lăn quay ra, xe ambulance đến chở vào nhà thuơng, tỉnh dậy, gọi cell phone ngay vào chỗ làm viẹc hỏi là ngày mai , thứ 7, có overtime không để ông quay lại làm việc ..đây là chuyện có thật 100% ...xảy ra tại cơ quan tôi làm việc cách đây vài năm
    một câu chuyện nữa về làm giàu nhé ...một gia đình kia có 3 tiếm tạp hoá (convenience store) rồi , vẫn muốn mua thêm 2 tiệm nữa để ngồi thu tiền đếm cho nó thích ..trong khi con cái còn bé , không dạy dỗ , để cho cái TV, vâng, cái TV dạy thì cac bạn nghĩ sau này có bạc triệu trong băng đi nữa , đứa con chắc gì đã ra nguời ???
    còn có những vụ như WMA ...hay gọi là multi level marketing, nôm na la pyramid scheme, tôi bán cho anh, anh đi tìm 2 nguoi bán cho họ rồi họ đi tìm 4 nguời cứ thế mà nhân lên ...khi bán đuoc, khoảng 100 nguời sẽ đuợc in 1 cái business card thật kêu là
    Nguyen văn Soài Tuợng M.D.
    rỗi vẫn tiep tục đi bán bảo hiểm tiep... chữ M.D, này là bịp
    tai sao họ không spell out ra là Marketing Director mà lại để cho mọi nguoi tuởng là Bac sĩ rảnh rang đi ban insurance ???
    một cách làm giàu đấy, tối có ngủ yên hay không thì còn tuỳ
    Viet Nam ta ăn xài cũng khac Mỹ xa nên nếu có dư chút đỉnh thì cũng chả lấy gì làm ngạc nhiên....nhiều nguoi làm 5 năm không nghỉ bệnh hay vacation 1 ngày nào cả ... chỉ có vào mà không có ra ..sống như thế thì giàu mà làm gì cac bạn nhỉ
    chúc 1 ngay vui nhé
    Alleykat
  3. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Thật ra vấn đề ai giàu hơn ai rất khó nói vì tùy theo cách so sánh và điều kiện so sánh. Ví dụ hầu hết những người ở Mỹ bán hết nhà cửa tài sản để về VN thì tất nhiên là được gọi là tỷ phú. Cũng như hầu hết những người ở Mỹ đều dùng khoảng trên dưới 100 lít xăng mỗi tuần.....ngược lại một người tại VN có thể có những người mua giày 1000USD, áo quần vài trăm đô trong khi bên Mỹ biết bao người dùng dồ chỉ dưới 20USD.....Nói chung là không thể so sánh trên một khung chính xác tuy nhiên có những điều sau tôi nghĩ là đúng:
    - Ở Mỹ có cơ hội để làm những điều mình muốn làm. Ví dụ bạn muốn mua một tivi 50 inch chỉ cần chịu khó vài tuần là có thể có chứ không phải là mơ ước hoặc phải là người giàu sang. Cơ hội học hành và làm việc ở Mỹ có thể coi là rất cao chỉ cần chịu khó và chịu khổ trước đã.
    - Cơ hội làm giàu ở Mỹ là khá cao hơn nơi khác. Thứ nhất về giá trị đồng đô. Mọi người vẫn nghĩ rằng bên Mỹ thì ai tự lo lấy mình và tình cảm chỉ còn là số 0 (zero). Thực tế đều ngược lại, hầu hết những người có một cuộc sống yên ổn đều phải lo cho người thân trong gia đình. Họ có thể làm giàu mau chóng nếu bỏ lại tất cả sau lưng để lo cho riêng mình. Phần lớn đã không làm vậy, vì cuộc sống không phải tiền bạc là trên hết. Tình cảm thân mật của gia đình bên này còn cần hơn VN vì nó không dễ dàn kiếm được.
    - Ở Mỹ có được nhiều tự do nhất. Bạn muốn đi đâu và làm gì chẳng ai hỏi giấy tờ trừ khi phạm pháp. Nói chuyện không bị ràng buộc. Ở đây không nói vấn đề gia đình mà là xã hội. Khi đi làm dù là VP hay CEO mà nói không hợp lý tôi cũng có thể nói lên suy nghĩ của mình mà không ngại bị trù dập. Tất nhiên khi đã thành "lệnh" thì phải phục tùng 100% vì tất cả trách nhiệm lúc đó thuộc về thượng cấp. Khi bước ra xã hội tôi thích Bush và đảng CH còn anh thích Gore và đảng dân chủ thì cũng chẳng sao. Chẳng cần biết ai đúng ai sai miễn tôi thích là tôi có quyền ủng hộ và bầu cho họ. Chính vì vậy mà khi bé người Mỹ thường ủng hộ dân chủ vì họ hy vọng sẽ lãnh được nhiều trợ cấp. Lớn lên đi làm là trở qua CH vì lúc này muốn kiếm được nhiều tiền và ít đóng thuế. Khi già nhảy về dân chủ vì lúc này lại cần trợ cấp xã hội. Không phải là người Mỹ không có chính kiến mà chính trị vốn là một thứ không đơn giản và nó chỉ phục vụ cho lợi ích từng cá nhân, từng thời điểm chứ không bao giờ hoàn chỉnh. Không một đảng phái nào trên trái đất này là hoàn chỉnh, và con người có quyền tự do lựa chọn một cuộc sống tốt đẹp. Utopia vốn chỉ là một giấc mơ.
  4. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Tại sao các bác không nghĩ đó là chiêu bài quảng cáo của Phương Nam?
    Họ có thể lừa bịp rằng tất cả đều đã được bán hết để tạo ra một sự cuốn hút giả tạo. Nhưng nếu bạn muốn mua thì vẫn có thể vì thế nào chẳng có vài suất mua rồi nhưng ... có trăm nghìn lý do để bạn vẫn còn hy vọng ...
  5. tranganh16

    tranganh16 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2003
    Bài viết:
    1.728
    Đã được thích:
    0
    Bay gio mua nha o My thi re hon o Vn la cai chac roi . O Hanoi mua cai nha khoang vai tram trieu thoi thi goi la be xiu . O the nao duoc co chu ( ko co thi van cu phai o ) . Dan VN minh moi thang trung binh mot nguoi kiem duoc 1 trieu ( cho nhieu len chut di ) thi lam sao mua noi mot can nha co chu .
    Con chuyen dan VN minh giau hon dan My thi con tuy a . Tuy vao song o dau lam gi nua . Nhieu nha o Vn con giau hon dan My la cai chac chan roi . Noi chang ai tin nhung day la su that . Em thu hoi nhe . Rat nhieu anh chi o day di hoc tu tuc , vay bo me anh chi lay tien o dau ra ? 1 la kinh doanh , 2 la lam quan chuc cao . Ko thi tien dau ra a ? O Vn cai gi cung re , noi the ko co dung cho lam nhung ma nhieu thu nhu o to hay quan ao do hieu , nha cua dat kinh khung . Em so mai kia ve Vn ko co dat ma o ne . Dan cang ngay cang nhieu . Dat dai thi cu goi la cao chot vot .
    Suy cho cung , dan VN minh cung giau ko kem dan My dau a .
    Are you stylish ?
  6. pollution

    pollution Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Tổng lãnh sự Mỹ tại TP HCM ngày 23/6 thông báo:
    Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự Mỹ tại TP HCM không ủng hộ các dự án thương mại tư nhân trong các quảng cáo. Người không phải là thường trú nhân hoặc không phải là công dân Mỹ đều được yêu cầu phải có visa nếu muốn theo học hoặc định cư tại Mỹ. Việc sở hữu tài sản không đảm bảo cho việc được cấp visa du học.
    Bất kỳ sự khẳng định nào rằng Đại sứ quán Mỹ hay Tổng Lãnh sự Mỹ tại TP HCM sẽ công chứng các hợp đồng tài sản đều không chính xác. Việc công chứng sẽ được xem xét trên cơ sở từng trường hợp, nếu có lý do để nghi ngờ sự gian lận hay các hoạt động bất hợp pháp, hoặc nếu có nghi vấn về tính xác thực của các khai báo nêu trong hồ sơ, các viên chức lãnh sự sẽ không công chứng.
    Ý kiến của luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, Trưởng văn phòng luật Mekong:
    Không thể có chuyện một dự án lớn của Mỹ bán đất cho các công dân nước ngoài trong đó có VN mà người mua chỉ có thể biết được dự án đó qua các giấy tờ quảng cáo mà không hề thấy miếng đất hình thù ra sao, quy hoạch thế nào... Bên cạnh đó, các hợp đồng mua bán bất động sản đều phải được công chứng cả bằng hai thứ tiếng Việt và Anh. Trong trường hợp các bên có đặt cọc thì khoản tiền này cũng phải có hợp đồng riêng.
    Ý kiến của luật sư Nguyễn Ngọc Bích:
    Thông thường, ở Mỹ, công dân nước ngoài muốn mua nhà hoặc đất phải có thời gian cư trú nhất định, hợp đồng phải thông qua chuyên gia về địa ốc... Vì vậy, người mua cần tìm hiểu xem mình có thuộc đối tượng được sở hữu bất động sản hay không.
    (Thanh Niên)
  7. pollution

    pollution Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Mới có ba hợp đồng mua đất ở Diamond Star
    Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư - Tin học và Tư vấn xây dựng Phương Nam (SEI) Nguyễn Thị Ngọc Châu cho biết, mới có 3 khách hàng chính thức ký hợp đồng mua đất trong dự án khu biệt thự Diamond Star tại Houston (Texas, Mỹ). Thông tin này trái ngược với những gì mà đại diện của SEI nói trước đây, rằng toàn bộ 81 lô đất đã được bán hết.
    Cũng theo bà Châu, lễ ký kết hợp đồng mua bán đất trong dự án này giữa US Southern Corp (công ty con của SEI tại Mỹ và là đơn vị trực tiếp đầu tư vào dự án Diamond Star) với các khách hàng dự kiến diễn ra trong ngày 30/6 cũng không thực hiện được, vì một số khách hàng rút tên khỏi danh sách đăng ký mua đất do chưa tin tưởng vào dự án.
  8. blueoceanvn

    blueoceanvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0
    Hơ! Cái này trên VnExpress mà bác.
    Em là em muốn lắng nghe phản ứng chung của mọi người dân bình thường nhà mình như thế nào chứ mấy ông kia thì... em tự đọc báo đc mà bác.
    Hơn nữa vấn đề này ko nằm nhiều lắm trong phạm vi văn hoá, văn minh Mỹ nhiều lắm mà có tính thời sự nhiều hơn nên em mới bỏ vào Thảo luận để mong có nhiều thông tin. Ai ngờ lại bị bỏ rơi sang đây cơ chứ ;(
    Dù sao cũng cảm ơn bác nhiều :)
    Nỗi nhớ đã đầy, giọt nước nào làm tràn nỗi nhớ của tôi??
    -----------------------------------------------------------------------
    Ocean
    Được blueoceanvn sửa chữa / chuyển vào 01:59 ngày 06/07/2003
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chuyện xây dựng nhà cửa ở Mỹ
    Phần lớn nhà ở Mỹ được làm bằng gỗ và các vật liệu nhẹ, tường không được xây bằng gạch mà sử dụng các tấm ốp ( sheet rock). Ưu điểm của loại nhà này là thi công nhanh, có thể dấu được các dây điện , đường ống ở trong tường => đẹp, giá thành thấp. Trong một thành phố, khu vực d trung tâm thành phố (downtown) thường tập trung các cơ quan hành chính, toà nhà thương mại và các trung tâm mua bán, giả trí, v...v. Bên ngoài downtown thường là các dịch vụ hỗ trợ khác như bệnh viện, trường học, các cơ sở cần diện tích lớn hơn, ra ngoài chút nữa là khu dân cư. Khu vực này thường yên tĩnh. Thanh niên trẻ tuổi và người châu Á thích sống ở Downtown vì sầm uất nhộn nhịp, người cao tuổi và người da trắng thích sống ở ngoại ô vì yên tĩnh. Phần lớn nhà dân ở Mỹ rất thấp, khác với suy nghĩ của người Việt Nam chúng ta là nhà giầu phải là nhà lầu xe hơi. Nhà dân ( resident home) ở Mỹ cùng lắm cao 3 tầng và loại đó được gọi là "multi -family", còn cao hơn nữa người ta gọi là khu căn hộ (apartment building) hay khu tập thể ( từ này chắc bắt nguồn từ Nga, Trung quốc ). Nhưng nhà dân đơn lẻ chỉ cóa một hộ gia đình sống ở đó được gọi là "single family". Nếu được xây một tầng và chiều dài của nhà khá dài, gọi là "ranch", nếu nhà nhỏ gọn xây kiểu hình vuông sẽ gọi là "cottage", nếu nhà xây 2 tầng ( hay một trệt, một lầu) thường xây theo kiểu "colonial", nhà ở Mỹ thường được xây nằm giữa khu đất, có vườn trước, vườn sau, rất quan trọng về cảnh quan (landscaping) không có chuyện phá hàng rào hay ban công để xây thêm cái bếp ( vì đất nó quá rộng), nhưng có nhiều khách sạn ở Việt Nam được xây theo kiểu sử dụng tối đa diện tích và nếu có thể lấn chiếm thêm càng tốt. => phá vỡ cảnh quan là hỏng về thẩm mỹ. Nhà ở đây thường đi kèm với garage để chứa ô tô một phương tiện đi lại không thể thiếu trong mọi gia đình người Mỹ và đúng như ước nguyện của ông Ford khi đưa ra dây chuyền sản xuất ô tô đầu tiên là sẽ bảo đảm cho mỗi gia đình Mỹ một chiếc xe ô tô.
    Ở Mỹ nhà gạch mắc tiền hơn nhà gỗ và tất nhiên nhà gạch bền hơn nhà gỗ. Thường thì các tòa nhà dùng cho mục đích thương mại được xây bằng gạch, bê tông hoặc khung thép. Các nhà dân mà xây bằng gạch là nhà giàu và cũng thường được xây ở những khu mắc tiền, khu rẻ tiền xây nhà mắc làm chi. Nhà bình thường ở Mỹ được đổ móng bê tông cốt thép (những nhà cũ ngày xưa móng được xây bằng gạch). Nhà ở các vùng phía Bắc thường có thêm tầng hầm (basement). Trên nền móng đó người ta dựng cấu trúc nhà bằng gỗ ( phần lớn là gỗ thông cỡ 4x4 và 2x4 đã qua xử lý kiln dried). Lúc này nhìn cái nhà trông chẳng khác gì trò chơi xếp hình bằng que diêm của trẻ con. Sau đó người ta đóng một lớp gỗ dán( plywood) trên nóc và phủ mái nhà bằng giấy dầu( lớp giấy dầu này thường được bảo hành từ 10 đến 25 năm). Sau khi lợp mái người ta bắt đầu dựng các tấm vật liệu ép (sheet rock) như K.. nói. Nhà ở miền bắc thường được ngăn cách bằng 2 lớp sheet rock ở giữa có các lớp bông cách nhiệt (insulation).
    Phía ngoài của ngôi nhà ( exterior) người ta có thể lắp các miếng gỗ lát (shingle) rồi sơn lên ( exterior paint) hoặc dùng vinyl siding. Shingle trông đẹp nhưng cứ vài năm lại phải sơn lại một lần, vinyl siding bền có giá trị sử dụng vài chục năm nhwung làm cho ngôi nhà trông như là doll house. Nhà được xây bằng gạch hoặc đá hộc ở Mỹ có vẻ đẹp sang trọng và gạch thường được để trần không trát vữa giống như ở Việt Nam. Nhiều nhà ở Mỹ mái nhà cũng được bọc một lớp đồng mỏng sau đó được lát đá thiên nhiên loại mỏng ( tất nhiên rất đắt tiền).
    Sau khi bọc kín nhà, người ta bắt đầu làm nội thất, làm các hệ thống điện nước, bả ma tít trần tường, sơn phết nội thất, làm sàn nhà có thể là đá hoa ( phổ biến ở các vùng nóng), sàn gỗ, thảm (phổ biến ở các vùng lạnh), vinyl, laminate, v...v. Sau đó đến phần tủ bếp ( kitchen cabinet), phòng tắm ( bathroom). Tùy theo độ lớn của ngôi nhà mà có bao nhiêu buồng tắm. Có những nhà single house nhưng có đến 5-6 cái buồng tắm, thậm chí có Master bathroom cho Master Bedroom với bồn tắm sủi (jacuzzi), có walk-in closet to rộng đầy gương kính không khác gì cửa hiệu bán quần áo ( window shop ỏ kiosque) ở Việt Nam. Đại loại là tiền nào của nấy.
    Về xây nhà, thường người ta hay thuê một ông chủ thầu (general contractor) và mua thiết kế nhà có sẵn của những ông chủ thầu này. Thiết kế có sẵn rẻ hơn là thuê thiết kế nhà riêng cho mình. Vì vậy ở Mỹ có rất nhiều nhà giống nhau vì chung một thiết kế. Nhiều lúc đi vào một khu vực ( neighborhood or community) có cảm giác tất cả nhà ở đấy giống nhau vì cùng chung một developer. Người chủ thầu nhiều khi không làm gì cả, chỉ bán thiết kế và giao lại các phần việc cho các nhà thầu phụ ( sub contractor). Sau đó theo dõi công việc của các nhà thầu phụ và ăn tiền hoa hồng từ 15 đến 35 %. Để xây nhà ở Mỹ cần phải xin giấy phép (building permit) và xây theo luật xây dựng và các tiêu chuẩn xây dựng của liên bang và tiểu bang. Khi xây xong, sẽ có các thanh tra về xây dựng ( inspector) đến kiểm tra chất lượng và tiêu chuẩn (không có chuyện hối lộ để được duyệt công trình).
    Sơ bộ về nhà cửa và việc xây dựng ở Mỹ là như vậy. Tôi cũng không phải dân chuyên ngành mà chỉ viết theo kinh nghiệm bản thân cho nên chắc cũng có sai xót.
    Một điều nữa, ở Mỹ gần như ai cũng biết tự sửa chữa lặt vặt trong nhà và hay tự làm linh tinh vì tiền thuê người đến sửa chữa lặt vặt rất đắt. Vài vậy không có gì ngạc nhiên khi thấy nhiều nhà có basement hoặc garage trông như cái xưởng làm việc ( workshop). Đó cũng là lý do tại sao HomeDepot ( cửa hàng bách hóa bán vật liệu xây dựng và đồ nhà cửa) ở Mỹ làm ăn rất phát đạt. Nghe nói ở Việt Nam cũng sắp sửa có người ở Mỹ về mở dạng trung tâm như vậy?!?!?
    Chúc các bạn vui!
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Những thị trấn nhỏ ở vùng quê Hoa Kỳ và các biện pháp đối phó với tình trạng mất dân.


    Trong lúc giá nhà đất tại hầu hết các vùng thị tứ ở Hoa Kỳ cứ tăng vùn vụt thì lại có những thị trấn ở vùng quê ngày càng thu nhỏ lại khiến cho hội đồng thị xã phải lo ngại và đưa ra các biện pháp để đối phó với tình trạng mất dân ( mất dân: là một thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng dân số thiếu hụt ở một địa phương. Hiện tượng phân bố dân cư không đồng đều ảnh hưởng không tốt đến nhiều mặt trong việc quản trị một đất nước).
    Hoa Kỳ có thể nói là một trong những quốc gia khá thành công trong việc phân bố dân cư khá đồng đều. Có thể nói hệ thống hạ tầng cơ sở của các vùng cao nguyên, miền núi, miền trung nước Mỹ cũng rất phát triển.
    Tại những khu vực đông dân ở Hoa Kỳ như miền nam và bắc California, vùng thủ đô và phụ cận thủ đô Washington, các thành phố lớn dọc theo vùng bờ biển miền đông và tây, giá nhà đất cứ tăng vọt đến nỗi người ta không thể tiên liệu được là rồi sau này giới đi làm với đồng lương cố định sẽ làm sao mua nổi một căn nhà.
    Nhưng đồng thời ở một số cộng đồng nhỏ bé thường là thuộc vùng quê, thì người dân ngày mỗi già mà trẻ thì không có mấy khiến cho hội đồng thị xã lo ngại là một ngày kia thị trấn của họ sẽ không còn hiện hữu nữa. Để chống lại tình trạng này, các thị trấn đang lo tìm biện pháp đối phó và một thí tụ tiêu biểu là Marquette trong bang Kansas.
    Chúng tôi sẽ có một thửa đất để xây nhà ngay tại đây, và từ sân sau chúng tôi sẽ được thưởng ngoạn cảnh đẹp. Chúng tôi đã dàn xếp với công ty Oakwood Homes để họ xây cho chúng tôi một căn nhà tiền chế và sau khi được chở tới, căn nhà sẽ tọa lạc ở ngay chỗ này đây.
    Những giải lụa vàng giăng quanh các cọc gỗ đánh dấu khu vực vườn sau của sân nhà gia đình ông Lilly bay phất phơ trong gió. Từ vườn sau căn nhà tương lai, gia đình ông sẽ nhìn thấy những cánh đồng xanh mướt trồng đậu nành và lúa mì, xa xa là một căn nhà trại đã cũ kỹ vì nắng mưa. Nhưng không phải khung cảnh tĩnh lặng thanh bình ở nơi đây đã khiến ông Lilly, một y tá, muốn đưa gia đình về sống ở thị trấn vỏn vẹn có 550 dân tại miền trung bộ bang Kansas này. Lý do chính là vì ông được thị trấn cho không đất để xây nhà và trường học ở đây với khung cảnh thân mật, nhỏ bé, theo ông, sẽ tốt hơn cho hai con nhỏ của ông.
    Ban nhạc của học sinh trường cấp hai trong thị trấn đang tập trình diễn trên sân khấu ở 1 góc phòng tập thể dục của trường cấp một Marquette. Mặc dù trường có đến lớp 9, nhưng số học sinh tổng cộng của cả cấp 1 lẫn cấp 2 chỉ có 130 em. Có một số lớp bỏ không. Cấp lớp 3 và 4 chỉ có tất cả 18 học sinh. Theo ông hiệu trưởng trường cấp 1 Marquette thì trường có ít học sinh đến nỗi các giới chức trong quận đã bàn đến chuyện dọn cấp lớp 6, 7 và 8 sang một trường khác cách đấy 14 kilomét.
    Chúng tôi đã chứng kiến cảnh ngân sách bị cắt giảm, giá sinh hoạt tăng và bằng cách nào đó phải hy sinh để giải quyết vấn đề. Đây là một vấn đề rất lớn đối với một cộng đồng như thế này.
    Đó là một vấn đề lớn đến nỗi giới quản trị thị trấn Marquette phải tìm phương cách để gia tăng số học sinh ghi tên học tại trường sở tại. Họ đã vận động gây được một ngân quĩ 100 ngàn đô la nhờ tiền tặng giữ và tài trợ, tức là đủ để mua 20 hecta đất ở bên rìa thị trấn, chia ra va đem tặng không cho người ngoài.
    Chẳng cần phải thông thái gì mới hiểu được vấn đề . Có được dân đến sống ở đây vẫn tốt hơn là chỉ có một thửa đất trống rất nhiều .
    Theo ông thị trưởng Steve Piper của thị trấn Marquette thì mỗi một lô đất tặng không trị giá 10 ngàn đô la. Chủ nhân mới của những lô đất này sẽ chỉ phải trả tiến thuế nhà và lệ phí sử dụng nước và hệ thống cống rãnh của thị trấn. Theo thị trưởûng Piper thì đây là một điều tốt cho cộng đồng mà ông cai quản. Ông cho biết tiếp:
    Thành phố sẽ thu dược tiền thuế nhà mỗi năm, và hàng tháng thu được tiền sử dụng nước và lệ phí sử dụng hệ thống cống rãnh. Nếu cứ giữ thửa đất trống này mà ngồi chờ thì không biết đến bao giờ mới có người đến mua mà chẳng thu được đồng tiền thuế nào về cho thị trấn, và một đàng thì quí vị thấy được nhà cửa mới được xây trên mảnh đất đó, trẻ con cắp sách đến trường và do đó ngân sách quốc gia sẽ đổ vào cộng đồng để chi trả cho những phí khoản này.
    Có tiếng chuông nhà thờ ngân lên nơi công trường thành phố. Các mảnh giấy quảng cáo dán trên các cửa hàng dọc theo con đường chính ca ngợi cuộc sống êm đềm của một thị trấn nhỏ. Người ta thấy hình ảnh những cư dân tươi cười chơi đùa với con cái ở hồ bơi của thị trấn. Ông chủ ngân hàng Allan Lindfors nói rằng nỗ lực quảng cáo để thu hút thêm cư dân đến sinh sống tại Marquette căn cứ phần lớn trên hình ảnh gợi nhớ lòng hoài niệm quá khứ.
    Một số lớn cư dân dọn về đây sinh sống thường là từ những thành phố lớn hơn, hoặc là đã dọn trở lại đây một khi họ có con nhỏ, vì họ muốn có trường sở rộng rãi, lớp học ít học sinh để thầy cô có thể theo dõi chúng được chu đáo hơn. Tôi ngại rằng nếu trường học của thị trấn bị đóng cửa vì thiếu học sinh thì chúng ta phải dọn đến sống ở những thành phố lớn hơn vì không còn trường sở cho học sinh ở đây nữa. Rồi dần đà thành phố sẽ chẳng còn ai nữa.
    Những thị trấn nhỏ như Marquette này đã mọc lên như nấm từ các vùng đồng cỏ ở miền trung nước Mỹ trong khoảng thế kỷ thứ 19 khi chính phủ liên bang cấp đất miễn phí cho những ai muốn thực hiện cuộc tây tiến lập trại, tạo dựng các làng mạc. Giới quản trị thị trấn Marquette thấy một thị trấn gần đấy đã cấp đất miễn phí để thu hút cư dân đến sinh sống . Chỉ có 15 căn nhà mới được xây lên ở thị trấn láng giềng này nhưng hội đồng thị trấn Marquette lại có tham vọng lớn hơn. Tất cả 21 lô đất cho đi đã được nhanh chóng đón nhận và thị trấn đang chuẩn bị một loạt cấp đất miễn phí thứ nhì nữa, với hy vọng thu hút được cư dân in hệt như xưa kia chính phủ đã làm để kêu gọi dân chúng đến vùng tiểu bang Kansas này trong những năm của thế kỷ thứ 19.
    ( Theo VOA)

Chia sẻ trang này