1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Lonelymanus, 28/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Thảo luận

    Hôm nay tôi đi xem một kỳ thi thăng đai , thấy có một chuyện không hay xảy ra , trong một trận đấu , mũ che của một cậu bị tụt ra , cậu ta giơ tay xin sửa lại , thế nhưng đối thủ của cậu ta ngay lúc đó lại chơi một cú đá tạt phải (cũng có thể là đá vòng cầu) vào ngay đầu cậu ta , thế là cậu ta choáng và té ngất ngay tại chỗ , mọi người phải khiêng ra và làm công tác sơ cấp cứu ... lúc chuyện xảy ra thì trọng tài chưa ra hiệu dừng trận đấu ... có thể đối thủ của cậu ta đúng luật , nhưng tin thần võ sĩ như thế thì kém quá , các bác có nghĩ thế không ? Thảo luận tinh thần võ sĩ đê ...


    Lonelymanus
  2. tomsawyer

    tomsawyer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    681
    Đã được thích:
    0
    Cái này thi đấu Karate thấy suốt. Một cậu tiến lại định bắt tay hữu nghị trước khi thi đấu, đúng lúc tiếng cồng vang lên, thế là 1 trong 2 (hoặc cả 2) tấn công luôn (kèm thêm KIAI cho nó sát thủ) => có thể họ chứng minh được phản xạ nhanh, tập trung cao độ, tinh thần quyết chiến, nhưng về Tinh thần Võ sĩ đạo thì ....
    Một chuyện nữa thường thấy là việc gây ức chế cho đối phương bằng các hành động có tính dằn mặt hoặc các đòn đánh sai luật nhưng có hiệu quả giảm sức chiến đấu của đối phương (ví dụ đòn đấm thẳng vào cổ họng) => rất tốt cho một cuộc chiến sống còn, nhưng trên sàn đấu (kể cả tại các đấu trường mà chiến thắng là mang lại vinh quang cho Tổ quốc) thì ....
    Tôi nghĩ, Tinh thần Võ Sĩ đạo trước hết phụ thuộc vào người Thầy, sau đó là tính cách của bản thân học trò.
    tom
  3. syhieu

    syhieu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    ừ thì tinh thần thi đấu của đối thủ kém, nhưng mình bị nó đánh trúng thì còn kém hơn, phản xạ quá kém, chiến thuật lại rất kém. bị đánh 1 lần thì lần sau đỡ kém ngay.
    chú nào đang thi đấu, chưa có tín hiệu ngừng mà đã thôi, không phòng thủ nữa thì ăn đòn cũng đáng thôi. phải chuẩn bị mọi tình huống chớ. có những chú, hay đánh đùa vào bạn bè, nhẹ thôi, nhưng bị bạn phản lại đau quá, chẳng dám kêu. vì đánh người ta, tưởng chỉ là chơi thôi, không phòng thủ===> ăn đòn phản. kết luận: phải nghĩ cách phòng thủ khi sắp tấn công. hì hì.
    Làm sao? Như thế nào? Làm sao?
  4. Nguyen_Son

    Nguyen_Son Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/06/2002
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Hè hè thi đấu đối kháng mà...không có tinh thần võ đạo gì cả, nhưng đúng luật
  5. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    (trích Sổ Tay Võ Thuật số 21 , xuất bản 1995)

    Những Điều Không Đẹp Trong Thi Đấu Võ thuật

    Lão võ sư Từ Thiện

    Võ thuật , từ ngàn xưa , đã được xem là một lĩnh vực rèn luyện tính khí con người ngày một cao đẹp hơn . Hai từ "thượng võ" dùng để chỉ thái độ xử thế cao thượng của con nhà võ , đã càng chứng minh cụ thể về hiệu quả tất yếu của võ thuât vậy . Thế nhưng rải rác đây đó , trong làng võ , thỉnh thoảng người ta vẫn phát hiện một vài nét vẩn đục đáng lý không nên có . Bởi nhiều khi , chính nhiều nét vẩn đục này đã làm cho nhiều người đánh giá sai phẩm chất của con nhà võ "chân chính" . Con sâu làm rầu nồi canh là thế .

    Bài viết ngắn sau đây là một ký ức tổng hợp từ nhiều bậc võ sư lão thành đã từng có quá trình gắn bó với làng võ Việt Nam trên dưới nửa thế kỷ , giới thiệu những điều không đẹp mà đáng lý ra không nên có trong võ thuật .

    Điều không đẹp đáng nói trước tiên là việc đánh xấu trong thi đấu võ thuật . Đó là sử dụng những đòn cấm để công kích vào đối phương . Chẳng hạn như trong thi đấu "Võ Tự Do" , trước đây , có một trận thi đấu ở Tân Vạn (Biên Hòa) , một võ sĩ đã lợi dụng sức bật của dây đài để bung mình nhanh vào đối thủ của mình và đưa ra một cùi chỏ ghim ngay vào trán , đến nỗi trán đối thủ của anh bị đánh thủng vô một lỗ sâu hoắm ! Mục đích của anh võ sĩ lợi dụng sức bật của dây đài (điều cấm) có lẽ chỉ nhằm thắng nhanh đối thủ của mình thôi , nhưng anh có ngờ đâu sau đó đối thủ của anh đã bị chấn thương sọ não ! Một trường hợp đánh xấu khác là sử dụng đòn ... cắn trong thi đấu . Trường hợp này hay xảy ra đối với những trận thi đấu Võ Tự Do nữ trước đây . Tuy nhiên , thỉnh thoảng trong các trận thi đấu Võ Tự Do nam vẫn có người sử dụng ngón đòn "cẩu xực" này . Giới hâm mộ võ đài từng dự khán các đêm võ đài tổ chức tại sân Tinh Võ (Chợ Lớn) vào những năm 1969, 1970 chắc hẳn không thể nào quên võ sĩ TCQ đã luôn sử dụng đòn "cắn" này trong những pha nhập nội bị đối thủ tấn công quá ngặt nghèo ! Dĩ nhiên là sau mỗi lần như vậy , TCQ đều luôn bị trọng tài cảnh cáo trừ điểm, và thường kết quả cuối cùng đối với TCQ không mấy khả quan . Bên cạnh việc sử dụng đòn cấm trong thi đấu còn có một lối đánh xấu nữa , đó là tấn công đối thủ ngay sau khi lệnh trọng tài vừa phát ra . Nguyên tắc thì việc này không có gì là sai phạm , bởi lệnh thi đấu đã được phát . Tuy nhiên , trong thực tế thì có nhiều trường hợp cần xem lại . Bởi trong thi đấu Võ Việt Nam và Thiếu Lâm vốn có lệ "bái Tổ" trước khi thi đấu . Lệ "bái Tổ" này được thực hiện ngay sau khi lệnh trọng tài phát lệnh và thường là không choán nhiều thời gian . Có trường hợp một võ sĩ bái Tổ xong trước đã tấn công ngay đối thủ của mình trong tư thế bái Tổ , khiến đối thủ trở tay không kịp ! Tuy vậy , gặp nhằm những võ sĩ có tầm cỡ thì kẻ hỗn láo bị trừng trị thích đáng : nữ võ sĩ LN , tấn công bằng đòn đá song phi vào nữ võ sĩ Hồ Thanh Sương khi nữ võ sĩ sau này đang bái Tổ , tưởng rằng có thể chơi trên tay , nào ngờ võ sĩ họ Hồ đã nhanh chóng tung ngay ngọn cước "bàn long" chặn sự tấn công của đối phương lại , và kết quả nữ võ sĩ đánh hỗn LN đã bị té lăn nhào ra giữa sàn đài do ngọn cước phản công quá ư dũng mãnh .

    Nói chung lại thì có nhiều trường hợp một số võ sĩ đã lợi dụng tình huống đặc biệt để sử dụng đòn cấm để kết thúc sớm trận đấu . Nhưng nhìn chung , nếu bị phát hiện thì thường kết quả sẽ ngược lại , hoặc nếu không bị phát hiện thì dù có được giơ cao tay chiến thắng chắc chắn sẽ không bình an , mà luôn luôn bị xốn xang , áy náy , nhất là khi đối phương bị thương tổn trầm trọng .

    Điều không đẹp thứ hai trong thi đấu võ thuật chính là đấu "cụi" , tức giả vờ đánh nhau . Đây là một thái độ xem thường khán giả đáng trách . Thật vậy , ai lại không bực mình khi phải xem những cặp võ sĩ thi đấu với nhau như đùa giỡn , đòn đáng đánh lại không đánh , thậm chí tung đòn vào nhau nhẹ hều còn hơn là "phủi bụi" . Dĩ nhiên , nếu trọng tài phát hiện thì trận đấu sẽ bị chấm dứt ngay . Chẳng hạn như trận đấu giữa võ sư NHM với võ sư MC vào những năm 70 tại võ đài Tinh Võ đã bị trọng tài võ sư Minh Sang phát hiện khi nghe võ sư NHM nói với võ sư MC là "Sao mày đánh mạnh quá vậy?" trong một pha nhập nội . Kết quả là trận đấu bị ngừng lại và cả hai võ sư đều bị mời xuống đài và sau đó báo chí được một phen đăng tải tin bài khá hấp dẫn . Rõ ràng là thái độ xem thường khán giả đã được trả một giá thích đáng - tiếng tăm của võ sư NHM mất luôn từ đó .

    Trong thi đấu võ thuật còn có trường hợp tệ hơn là đánh "cụi" đó là những trận đấu "mua độ" . Nghĩa là một võ sĩ thi đấu sẽ được nhận nhiều tiền của võ sĩ kia , với điều kiện hoặc làm bao cát cho võ sĩ kia đánh , hoặc có đánh lại thì vờ đánh không trúng hoặc đánh nhẹ , sao cho kết quả sau cùng phần chiến thắng thuộc về người bỏ tiền ra ! Đây phần nhiều là trường hợp của những võ sĩ vốn không có tài nghệ , nhưng lại muốn nổi danh . Chẳng hạn như ca sĩ Hùng Cường trước đây có lần thi đấu Quyền Anh với võ sĩ Văn Hai , với kết quả là Hùng Cường thắng cuộc trong mệt nhọc và chẳng hay ho gì bởi võ sĩ Văn Hai chỉ chịu đòn , chứ không đánh trả gì cả . Đó cũng là trường hợp của võ sư LK đấu với một võ sĩ của võ đường Mã Thành Long , hay võ sư NHM đấu với võ sư Ng ..v.v.. Tuy nhiên cũng đôi khi sự mua độ như vậy gặp trường hợp tổ trác : võ sư KK đấu với võ sĩ Long Mouse của võ đường Long Hổ Hội trong một giây phút nhập nội chẳng may họ Long đánh trúng một đòn chỏ láy vào chân mày của võ sư KK làm máu tuôn không cầm được , và kết quả đảo ngược ngoài ý muốn ; hay võ sĩ HC thi đấu với võ sĩ Phạm Công Thành , trong một pha tấn công họ Phạm vô tình tung ngọn cước bàn long vào hông võ sĩ HC , khiến võ sĩ HC bị rớt đài , làm cho hợp đồng ban đầu giữa hai người không thực hiện được ! Thi đấu võ thuật vốn là một quá trình thử thách và rèn luyện của con nhà võ , nhưng có một số ít võ sĩ đã xem đây là một cái cớ để ... kiếm tiền . Để đối phương mua độ như kể trên đã là tệ , nhưng trường hợp này còn tệ hơn .Đối với những loại võ sĩ này , không cần luyện tập gì cả mà vẫn dám lên thi đấu . Họ quan niệm rằng , nếu vài phút đầu họ không hạ được đối phương thi khi bắt đầu thấm mệt , họ sẽ lựa thời cơ để ... nằm đài , chịu thua . Mục đích chính của họ là nhận tiền bồi dưỡng thi đấu , chứ không phải trau dồi nghệ thuật ! Đó là trường hợp của võ sĩ HVM mà hơn một lần chính anh đã thú thật với bản thân tôi .

    Chưa hết , trong thi đấu võ thuật , hãy còn lắm điều không đẹp và đáng chê trách . Chẳng hạn võ đường NL trước ở Thị Nghè , mỗi khi đưa võ sĩ thượng đài thi đấu đều cho đeo dây cà-tha đã vô bùa ! Rõ ràng là võ đường này đã luôn luôn muốn dùng ma thuật để mưu cầu sự chiến thắng ! Tuy nhiên , phải chăng "gieo gió , gặt bão" khi thực tế 90% kết quả các trận thi đấu của võ đường NL đều là thất bại ?!

    Có trường hợp vô cùng trắng trợn đã diễn ra gần đây , trong một kỳ tranh giải , trong một kỳ tranh giải võ cổ truyền , về việc lợi dụng quyền hành trong thi đấu võ thuật . Ở kỳ tranh giải này , có hai võ sĩ lọt vào vòng chung kết : một là môn đệ của võ sư HĐT -lúc đó đang giữ chức Vụ Trưởng ban Giám định Trọng tài của giải - và một là môn đệ của võ sư LVL . Trận đấu kết thúc với kết quả là võ sĩ môn đệ của võ sư HĐT thắng cuộc . Võ sư LVL xin được xem phiếu chấm điểm của các giám định , vì thấy rõ ràng phần thắng thuộc về môn đệ của mình . Kết quả cho trong phiếu điểm thì đa số các giám định đều chấm môn đệ của võ sư LVL thắng cuộc . Võ sư LVL hỏi nguyên nhân tại sao lại có sự đảo ngược kỳ lạ như vậy , thì võ sư HĐT trả lời rằng các giám định chấm điểm chưa chính xác , cho nên ông ta ,với cương vị là trưởng ban giám định trọng tài , đã điều chỉnh lại kết quả cho phù hợp hơn ! Lợi dụng quyền hành để điều chỉnh kết quả trận đấu như vậy quả là một việc làm chưa tốt trong võ thuật vậy . (Võ sư LVL đã sửa ngay việc chưa tốt này bằng cách : tung một đòn đánh vào mặt của võ sư HĐT liền sai khi câu trả lời của võ sư HĐT vừa chấm dứt , giữa chốn ...võ đài !)

    Tóm lại , võ thuật là một lĩnh vực vốn được mang tiếng là mã thượng , nhưng trong thi đấu đã diễn ra nhiều tình huống phức tạp nhằm hướng tới kết quả chiến thắng trận đấu , làm ảnh hưởng chung cho giới võ thuật . Tuy nhiên , chúng tôi cũng mong rằng đó chỉ là những trường hợp giới hạn của một số ít người thực ra chưa có bản lĩnh cao trong võ thuật , chứ không phải là phổ biến với tất cả mọi người trong làng võ . Hãy mãi mãi giữ vẹn được hai từ "thượng võ" thật đẹp trong tâm hồn mọi người Việt Nam vậy .

    Lonelymanus
  6. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Tại sao có rất nhiều người học võ 5 -10 năm mà ra đường đánh lộn không lại một người chưa hề học võ bao giờ?
    Tại sao hai người học chung một thầy, nhập môn cùng ngày cùng tháng cùng năm và cùng giờ mà có người giỏi người dở?
    Tại sao có nhiều ông thầy dỡ ẹc nhưng đệ tử của ổng lại rất là giỏi?
    Tại sao có nhiều ông thầy rất giỏi, rất nổi tiếng mà đệ tử của ổng thì lại chẳng ra cái thể thống gì cả?
    (câu hỏi này lấy từ Thư viện Việt Nam)
    Anh chị em cùng nhau thảo luận đê ...

    Lonelymanus
  7. NUOC8

    NUOC8 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    .....Cái vụ này thì tui thấy thường xuyên ấy chứ.....tui chỉ học ở lớp thường thui chứ không có lên lớp trên học vậy mà đấu tập thường xuyên...đang đấu thì không bao giờ có chuyện ngừng giữa chừng...chưa có hiệu lệnh của thầy thì cứ tiếp tục mà ra đòn...cho dù đối phương giơ tay xin nghỉ vì mệt quá.... ...những lúc như thía thì một là "tẩu"...hai là cắn răng lại mà đấm tiếp ..không có thì lĩnh đủ...cái chuyện lúc đã mệt rùi mà cố ra đòn thì.......có hôm về mà mấy đứa không ăn được cơm vì sái quoai hàm...................Lớp trên là đào tạo vận động viên thi đấu còn choáng hơn nhiều..........lúc lên võ đài thì chỉ còn tinh thần chiến đấu thui bạn à!

    CUỘC SỐNG ƠI TA MẾN YÊU NGƯỜI
    TỰ ĐIỀU ẤY KHÔNG CÓ GÌ ĐÁNG LẠ
    CUỘC SỐNG ƠI TA MẾN YÊU NGƯỜI
    VÀ HI VỌNG CŨNG ĐƯỢC NGƯỜI YÊU LẠI.
  8. NUOC8

    NUOC8 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Tại sao có rất nhiều người học võ 5 -10 năm mà ra đường đánh lộn không lại một người chưa hề học võ bao giờ?

    ...thía bác đã nghe câu "...mười năm võ tàu không bằng một chầu củ đậu..."chưa zậy????...mà với lại cái kiểu học xuân thu nhị kì mới lên tập một buổi thì .....20 năm cũng ăn đòn.........
    ....Nói vậy thôi chứ ,có học võ thì phản xạ có nhanh hơn bình thường....có nguyên tắc riêng của mỗi môn phái...còn đánh lộn thì...làm gì có nguyên tắc gì...chỗ nào đánh được là đánh liền...càng hiểm càng tốt......Bạn anh tui có học võ gì nhiều đâu...thế mà đánh nhau với dân cơ động ...bốn chú ăn đòn,trong đó có một chú đi mất cả 4 đồng chí ở hàng tiền đạo<4 chú răng cửa> ....

    CUỘC SỐNG ƠI TA MẾN YÊU NGƯỜI
    TỰ ĐIỀU ẤY KHÔNG CÓ GÌ ĐÁNG LẠ
    CUỘC SỐNG ƠI TA MẾN YÊU NGƯỜI
    VÀ HI VỌNG CŨNG ĐƯỢC NGƯỜI YÊU LẠI.
  9. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    - Trời đất thế đồng chí không biết câu "Vua thua thằng liều" nhiều khi học võ 5-10 năm đến hơn nữa (như iem ) thì cũng vẫn choáng khi gặp chú liều hơn mình. Mình đấm hay đá gì đó cảm thấy rất nét nhưng nó vẫn phi vào thế là lại ngại ... he .. he
    - Hai người học chung một thầy, nhập môn một tháng, một tuần, một ngày , một giờ hay một giây.... thì xin thưa vẫn có thằng giỏi thằng dốt khác nhau một trời một vực, thứ nhất là do năng khiếu, thiên bẩm hay nói đơn giản là tố chất, thứ 2 là do quá trình rèn luyện kỹ thuật cá nhân chăm chỉ hay lời biếng, thứ 3 là khi đã có một vốn kỹ thuật tương đối khá thì lại phải có kinh nghiệm thi đấu thì mới OK được chứ không thì lại chỉ có một mớ kỹ thuật để múa chơi cho đẹp thì vẫn toi như "phim trưởng" khi giao đấu.
    - Một ông thầy dở ẹc nhưng đệ tử ông vẫn giỏi thì hơi hiếm tui chưa thấy, nhưng cũng có thể lý giải rằng thầy tức là người có một số vốn chiêu thức để có thể truyền dạy cho người khác, cũng với mấy chiêu thức ấy ông thầy không vận dụng một cách hiệu quả trong chiến đấu bằng chú học sinh thì đương nhiên là "ông" học sinh giỏi hơn rồi. Nhưng rõ ràng trường hợp này khó xảy ra bởi vì ông thầy dở ẹc thì ổng chỉ dậy những cái dở ẹc như là ông biết thì tui hổng hiểu tại sao chú học sinh lại giỏi được.
    - Còn vụ cuối cùng này thì quá đơn giản, đại diện là Lý Tiểu Long, đại huynh này rất siêu chế được ra cả Triệt quyền đạo nhưng chẳng có ông học sinh nào phát dương quang đại được cả đó là bởi vì nhiều khi ông thầy là một cá nhân kiệt xuất rồi học sinh thì bị ở dưới cái bóng của thầy chưa kể lười tập, hoặc không tiếp thu được kiến thức của thầy đưa ra => "không ra thể thống gì"
    Hình như mấy câu hỏi này nội dung đều móc nối vào với nhau hết, thấy ý nó cứ lặp lặp thế nào ấy nhể
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  10. gemmenoire

    gemmenoire Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Híc...Sao tự nhiên sư huynh khó tính thế nhể? Có nhất thiết phải móc thêm một câu không thế? híc...Dù sao thì Lonely cũng không phải là dân võ thuật...Chỉ là vấn đề đưa ra thôi mà... Híc....

    Tại sao mỗi lần tung cánh, đại bàng không quay trở lại nơi nó vừa xuất phát?

Chia sẻ trang này