1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thập diện mai phục

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi yen_nam_thien, 29/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lamthanh_hn

    lamthanh_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2003
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    0
    Bài này của lamerbleu
    ====================
    17g 40 tôi có mặt tại Diamond Plaza, vé suất 18g45 hết sạch, suất 21g còn 3 vé hàng đầu và vài vé đơn. Điện thoạI sang Đống Đa: không ai thèm nhấc máy. Đua sang Cinebox, suất 19g còn mỗi hàng đầu, may quá, suất 21g 15 còn khá nhiều chỗ trống.
    Thập Diện Mai Phục thực sự chinh phục các khán giả khó tính nhất. Các màn giao đấu trong phim không hư ảo, nặng về kỹ xảo như Anh Hùng mà vẫn đẹp như mơ. Với bốI cảnh là một cuộc rượt đuổI, Trương Nghệ Mưu đưa ngườI xem từ rừng phong lúc giao mùa vớI thảm lá đỏ ối sang thảo nguyên bát ngát hoa vàng, khán giả lúc nín thở vớI cảnh các tinh binh triều đình truy sát trên các ngọn tre, khi đau đớn chứng kiến cuộc tỉ thí đẫm máu kết thúc mốI tình tay ba trong cơn bão tuyết mịt mờ. PhảI công nhận hệ thống âm thanh của Cinebox xứng đáng là ?othiên hạ vô địch? trong các rạp ở Sài Gòn, cả khán phòng lặng ngắt sững sờ trong tiếng tên xé gió, tiếng trống trận, tiếng binh khí, và đặc biệt tiếng rít rợn tóc gáy của những lưỡI dao bay ra từ tay các sát thủ của Phi Đao Môn. Trận bão tuyết bi thảm ở đoạn kết phim thật sự là làm ngườI xem ?otan nát cõi lòng?, liên tục nghe các tiếng nức nở, thút thít y như cảnh đi xem ?oMùa thu lá bay? mấy chục năm về trước. VớI mục tiêu là một phim võ hiệp giảI trí, đạo diễn họ Trương hoàn toàn thành công.
    Thỏa mãn sau khi xem nhưng hầu như không ai có ấn tượng nào thật sự sâu sắc về nộI dung phim. Một mốI tình tay ba chưa đủ độ say đắm là cho ngườI ta tin được một cô gái có thể vì một mốI tình 3 ngày mà dứt bỏ cuộc tình 3 năm chờ đợi. Một hiệp khách 3 năm mai phục trong hàng ngũ triều đình lạI có thể dễ dàng dứt bỏ nhiệm vụ để trả thù tình. Một Phi Đao Môn vớI lèo tèo hơn chục sát thủ nón rơm, dày công gài bẫy mai phục quan quân triều đình tạI sào huyệt để ?otiêu hao sinh lực địch? lạI có thể xứng danh đệ nhất thiên hạ.
    Xem xong Thập Diện Mai Phục bỗng ngẩn ngơ nhớ một Anh Hùng giàu kịch tính, sâu sắc với những triết lý về lòng dũng cảm, niềm tin, ý chí và đức hy sinh vì lý tưởng. Những nhân vật thật sự xứng đáng được gọi là Anh Hùng quên đi tình riêng xả thân cho sự nghiệp, một Anh Hùng với kết thúc bi nhưng không lụy, làm người ta nhói đau với triết lý ?ophải có một Anh Hùng đủ bản lĩnh để thống nhất thiên hạ?.
    Sinh sau đẻ muộn, Thập Diện Mai Phục không có được những mối tình tuyệt đẹp như Ngọa Hổ Tàng Long, không thể sánh với Anh Hùng về nội dung sâu sắc. Tuy phim rất hứa hẹn thành công về doanh thu nhưng theo tôi Trương Nghệ Mưu khó đạt được mục tiêu dành giải thưởng tầm cỡ như Cannes, Oscar.
  2. nghemua_noinay

    nghemua_noinay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Anh Hùng như rượu càng để lâu uống càng ngon.
  3. khunglongmapu

    khunglongmapu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Thú thật đứng dướI khía cạnh giải trí, tôi khá thích ?oThập diện mai phục? vi rằng để ăn khách và hấp dẫn bộ phim này có thừa mứa những yếu tố bảo chứng cho việc lôi khán giả đến rạp vớI dàn diễn viên khá nổI tiếng tại Châu Á và được dàn dựng bởI một êkip quá sức chuyên nghiệp + tên tuổi của Trương Nghê Mưu và những khung hình trau chuốt xuyên suốt bộ phim, bấy nhiêu đủ lôi kéo khán giả đến rạp lũ lượt (như trong những ngày qua tại Cinebox trong Sài Gòn).
    Tôi đã đi xem phim này vào Thứ Bảy và Chủ Nhật tuần vừa qua (2 lần trong 2 ngày liên tiếp). Xem đến lần thứ hai mà vẫn còn thích, vì có quá nhiều thứ để ngắm nhìn cho no nê con mắt. Tuy nhiên như đã nói, đây chỉ đơn thuần là một bộ phim thương mạI và đã bị chê bai khá nhiều khi trình chiếu tại Trung Quốc.
    Nhiều người thất vọng khi xem bộ phim này, tuy nhiên tôi suy nghĩ rất thoáng, phim ảnh hay văn học ngoài các chức năng khác thì còn có chức năng giảI trí, vậy lẽ nào những đạo diễn như Trương không thể nào làm phim giảI trí được sao? Hơn nữa có thể thấy hình như Trương đang cố lăng xê cho nàng ?oTiểu Củng LợI? của mình thì việc có những phim thế này không có gì là khó hiểu. Một bộ phim không thực sự xuất sắc cũng không được tầm thường quá, một bộ phim đủ nổi đình nổI đám để tham dự các liên hoan phim quốc tê làm nàng ?oTiểu Củng Lơi? có cơ hộI được biết đến nhiều hơn cũng không quá triết lý để lôi kéo khán giả đến rạp nhằm bảo đảm doanh thu.
    Cho nên cuốI cùng tôi vẫn chọn ?oThập Diện Mai Phục? là bộ phim hay cho những ngày cuối tuần với mục đích đơn thuần là giải trí và rất thích chiêm ngưỡng những khung hình trau chuốt của nó. Ekip làm phim đã chuẩn bị cho ?ođại tiệc màu sắc? này khá chu tất, sao ta không ngồI vào ghế mà ?ohưởng thụ? nhỉ?!
    Tuy nhiên nếu suy nghĩ nhiều hơn tý về kịch bản thì vẫn thấy đầy chỗ không thuyết phục: Mei và Leo cuốI cùng thì sao bao nhiêu gian khổ để làm nộI gián cũng chả?làm ăn được gì, và cô Mei kia làm cho tớ chả hiểu là cô ta khổ công dzụ anh chàng Tuỳ Phong về bản doanh của mình để làm gì, vì anh ta cũng chả phải là cớm bự, tự dưng Leo bày mưu để Tuỳ Phong đưa Mei về Phi Đao Môn để được lợi gì cho Phi Đao Môn kia chứ, Leo lúc nào cũng theo dõi Mei và đoạn cuốI khi Mei quyết định bỏ trốn theo Phong thì anh ta đã xuất hiện đúng lúc để giết cô ấy, ấy vậy mà khi Phong đang? making love vớI Mei thì ?chả thấy anh ta đâu?
    Có vài trường đoạn trong phim tôi cảm thấy Chương Tử Di giống Củng Lợi khủng khiếp khiến tôi tự hỏi phải chăng Trương Nghệ Mưu đang tìm lại Củng Lợi qua vóc dáng Chương Tử Di
    Tuy nhiên đây vẫn là một bộ phim tuyệt vời cho bạn relax vào cuốI tuần?
    To Loving: Đoạn rượt đuổi trong rừng trúc là hai người bị toán quân triều đình truy sát bạn ạ, cái tờ báo mà bạn trích đăng trên forum này họ viết sai rùi, lâu lâu cánh báo chí vẫn thê, thậm chí họ không thèm xem phim khi viết bài bình luận về bộ phim ấy, nhiều khi viết sai tùm lum các giải thưởng của các diễn viên Holywood, đọc mà điên hết cả người?.
  4. phanxine

    phanxine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    to khunglongmapu: không phải phim nào cũng chiếu ở SG trước, chẳng hạn bây giờ còn chưa chiếu hidalgo và Starky and hustch, tương tự the day after tomoorw đang đóng băng ngoài Hn thì Sg được xem TDMP trước thôi.
    Lý do là vì phải chia thị trường ra. Hơn nữa, vì như tui nghe đồn, doanh thu Hero trong SG cao hơn HN nên nhà phát hành phim đánh giá rằng TDMp chiếu ở SG trước thì sẽ có lợi hơn.
    Bài của loving giống giống bài đăng trên tờ Times, chắc dịch từ đó, dịch sát quá nên đọc thấy vui vui :D
    mục đích là (ai chưa coi đừng đọc) dụ Tổng trấn truy bắt tội phạm sau đó đến sào huyệt của Phi Đao Môn giăng bẫy sẵn, iêu diệt đư6ợc được tổng trấn, hoặc chí ít là quân của hắn ta
  5. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Nội dung cũng không được thuyết phục lắm về logic, tôi xem bản tiếng Anh nên có thể sai đôi chút nhưng theo phim thì anh chàng Lwu Đức Hoa là đồ đệ cũ của cựu trưởng môn thế mà anh ta lại đồng ý để anh chàng kia đóng giả cứu Tiểu Muội để lần đến tổng hành dinh của phi Đao Môn để làm gì?
    Tuy nhiên về mạt hình ảnh thì công nhận xuất sắc, cách dùng mầu của Trương nghệ Mưu của là ấn tượng. Tôi thích nhất cảnh trong tửu điếm và màn múa tiên nữ dẫn đường. Lần đầu tiên mình thấy cảnh múa phất phất tay áo đẹp thế, cảnh múa như thế trong mấy phim truyền hình thì không thể ngửi nổi. Trương Tử Di đóng phim này thấy hay hơn hẳn trong Ngoạ hổ tàng long, còn trong anh hùng thì ít đất diễn quá nên không tính. Chỉ tội anh chàng diễn viên nhật bản đóng phim này mặt không hợp chút nào.
  6. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    senorita đi coi film này hôm thứ sáu 23/8, hôm đầu tiên chiếu. Coi suất 21g10 trên Cinebox mà suýt hết vé, fải ngồi ở hàng đầu coi nhức mắt điên luôn. Coi xong thì vẫn thấy thích film Anh Hùng hơn. Film này nội dung không hay bằng, nhưng hình ảnh đẹp, diễn viên đẹp, Tùy Phong dễ xương wá chừng
  7. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    Film Finding Nemo chiếu ở HN từ tháng 10 năm ngoái, mà tới gần đây SG mới được xem nè .... :-p
  8. Road_To_Heaven

    Road_To_Heaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Thập diện mai phục - "võ hiệp" mà không "hiệp"​


    Một cảnh trong phim Thập diện mai phục
    Thập diện mai phục thống trị màn ảnh rộng Trung Quốc, rồi cả châu á (hiện đang chiếu trên màn ảnh Hà Nội). Từng được tung hô là kiệt tác điện ảnh nhưng phim cũng vấp phải những ý kiến trái ngược từ trong nước.
    Theo đạo diễn Trương Kế, Thập diện mai phục có vẻ rất truyền thống, nhưng câu chuyện lại hiện đại. Với cốt truyện kỳ bí, phim này có thể coi như Vô gian đạo đời nhà Đường. Nhưng ngoài những cảnh hoành tráng chứa đựng lối chơi màu sắc quen thuộc của Trương Nghệ Mưu, phim quả thực không có nhiều thứ làm khán giả cảm động. Về nội dung, đạo diễn Hoàng Thức Hiến cho rằng bộ phim kiếm hiệp Thập diện mai phục lại thiếu mất chữ "hiệp" vốn được xem nặng trong thời võ thuật trị vì ở Trung Hoa.
    "Hiệp" là gì? Tư Mã Thiên từng dẫn lời của Hàn Phi Tử: "Hiệp sỹ dùng võ làm những điều cấm", ở đây từ "cấm" ám chỉ "điều xã hội cấm kỵ", là pháp luật của người thống trị" và như vậy "Hiệp sĩ" thường đứng về phía kẻ yếu hoặc những kẻ mạnh nhưng chống lại triều đình.
    Một bộ phim kiếm hiệp dù là cổ trang hay hiện đại cũng phải có 3 thứ quan trọng không thể thiếu: võ, hiệp sĩ và kỳ quan. Về võ và kỳ quan, Thập diện mai phục đã làm rất tốt. Nhưng ai là hiệp sĩ? Kim Bổ Đầu không phải, Lưu Bố Đầu càng không. Vì cả hai người này đều là những chiến binh thực thi công vụ của chính quyền thống trị. Người duy nhất có cơ hội trở thành hiệp sĩ là Di Tiểu muội vì cô là hậu duệ của những người nổi dậy. Nhưng cuối cùng cô lại phát sinh tình cảm với kẻ thù của mình là Kim Bố Đầu, phản lại môn phái Phi đao.
    Cả 3 nhân vật chính đều phản lại chính kiến của mình vào những giây phút cuối phim. Chính điều này đã hủy hoại mọi kỳ vọng về tinh thần hiệp nghĩa cao cả trong bộ phim kiếm hiệp. Bởi vậy Di Tiểu muội có chết trong hoàn cảnh đẹp đến thế nào thì cũng không thể làm khán giả cảm động. Cảnh Tàn Kiếm và Phi Tuyết ôm nhau tự vẫn trong Anh Hùng khiến ai nấy không thể không mắt ướt đẫm lệ, nhưng Thập diện mai phục chỉ có thể khiến người ta không thể chớp mắt vì sự hoành tráng kỳ quan ngoại cảnh, kỹ nghệ quay phim theo mô hình tiểu tiết.
    So với các đạo diễn kiếm hiệp nổi tiếng khác như Hồ Kim Toàn và các vị tiền bối, phim kiếm hiệp của Trương còn thiếu sự cảm nhận sâu sắc về lịch sử. Thập diện mai phục xảy ra vào cuối đời nhà Đường, là những năm tháng mà người nông dân khởi nghĩa, vùng lên chống lại ách thống trị hà khắc của quan lại. Trong khoảng thời gian trên có thể quay một câu chuyện mang tính lịch sử sâu sắc mà vẫn đậm chất tình, nhưng Trương lại không hề quan tâm đến điều này. Do vậy câu chuyện Thập diện mai phục trống rỗng, đạm bạc, bị không ít những chỉ trích từ phía khán giả - các chuyên gia văn hóa. Bởi dù giương cao ngọn cờ "Văn hóa Trung Quốc", Trương đã làm ra một Thập diện mai phục khá nghèo nàn về văn hóa.
    Nói đi thì phải nói lại, Anh hùng và Thập diện mai phục "mã đáo thành công" trên thị trường Trung Quốc cũng như khắp nơi trên thế giới hẳn phải có sức hút đáng kể.
    Thứ nhất, cả hai bộ phim đều bốc toát lên vẻ "đẹp", điều mà trong các bộ phim cùng thể loại của Hồng Kông hoặc Đài Loan không thể có được. Trương Nghệ Mưu là bậc thầy trong lĩnh vực này và nhìn nhận từ góc độ "đẹp" thì Thập diện mai phục cũng là bộ phim "hay".
    Thứ hai, Trương mới bước vào lĩnh vực kiếm hiệp được khoảng hai năm mà đã thu thập kinh nghiệm như một đạo diễn bậc thầy mấy chục năm lăn lộn trên "đấu trường điện ảnh" Hồng Kông.
    Thứ ba, Trương đã phối hợp được kiếm hiệp hiện đại với những chiêu thức làm phim tình cảm.
    Cuối cùng, vì sức ép thương mại và niềm khao khát chinh phục thế giới, Trương Nghệ Mưu phải "nấu" được một kịch bản hấp dẫn cả với người Tây lẫn người Trung Hoa, châu á khác.
    Năm 2003, Trung Quốc sản xuất 140 bộ phim, chỉ khoảng 40% được thị trường chấp nhận. Phần thất bại nặng nề đều mang những nội dung nhân văn hoặc xã hội khác in đậm nét văn hóa Trung Hoa. Cuối cùng người ta thấy rằng để được đề cử Oscar và chinh phục Hollywood, chỉ có kiếm hiệp mới làm nên chuyện. Đạo diễn Phùng Tiểu Cương ngậm ngùi "Phim càng trần tục càng bán được nhiều tiền". Bởi vậy, không nên lấy Cao lương đỏ so sánh với Thập diện mai phục.
    Theo NetNam
  9. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Về võ thuật, theo con mắt của dân ghiền kiếm hiệp của tôi, Thập diện mai phục (TDMP) là một sự thất bại. Những cảnh đấu võ trong phim quá lả lướt, quá trau chuốt, đến mức độ gần như không thật. Những cảnh phóng phi đao, truy đuổi trong rừng trúc đẹp thật đấy, nhưng nó không toát lên cái hồn của võ thuật trong kiếm hiệp, lại cũng chẳng có cái sát khí cần thiết của một trận đấu. Nó có vẻ giống vũ đạo hơn. Có ý kiến cho rằng võ thuật trong Anh hùng sử dụng quá nhiều kỹ xảo, nhưng ít ra, nếu bạn đã từng đọc vài tác phẩm của Cổ Long, bạn sẽ thấy được cái thần của Cổ Long trong đó. Đó chính là trận đấu kiếm ý đầy hung hiểm giữa Vô Danh và Trường Không; hay cái nhanh, chuẩn, độc trong tuyệt chiêu "Thập bộ sát nhân". Trong TDMP, chúng ta, hay ít ra là tôi, hoàn toàn không cảm nhận được những điều đó. Tuyệt kỹ "lệ bất hư phát" của Phi Đao Môn quả thật đáng thất vọng, ít nhất nếu so sánh với ngọn Tiểu Lý Phi Đao.
    Về hình ảnh, màu sắc, Trương Nghệ Mưu là một bậc thầy trong mặt này, hẵng không cần bình luận nhiều.
    Nội dung phim bình thường, ít có những điểm nhấn đọng lại trong khán giả. Chuyện tình yêu tay ba, nỗi khát khao thoát khỏi những trói buộc định kiến hận thù để đến với nhau, từ tình yêu biến thành hận đến nỗi rơi lệ mà xuống tay hạ sát người tình lữ như Lưu bộ đầu, tất cả đã khá quen thuộc với những ai từng xem truyện hay phim kiếm hiệp. Có lẽ tình tiết đáng nhớ nhất, chính là Trương Nghệ Mưu đã khắc họa rõ nét sự thất bại trong tình yêu của Lưu (mặc dù chuyện tình chỉ trong 3 ngày giữa Tùy Phong và Tiểu Muội vẫn còn một chút gì đó thiếu thuyết phục). Thay vì phóng phi đao, Lưu chỉ bắn ra một giọt máu. Và Tiểu Muội cũng đã phóng ra thanh đao của mình. Nhưng không phải để giết Lưu. Thiết nghĩ nếu như ngọn phi đao đó dành cho Lưu, hắn sẽ hạnh phúc hơn. Hắn không giết được Tùy Phong, nhưng đổi lại hắn sẽ có Tiểu Muội, dù ít nhất là dưới suối vàng. Nhưng hắn đã không có gì cả. Cảnh Lưu lập bập bỏ đi trong tuyết phủ thật đầy ý nghĩa. Hắn đã thất bại hoàn toàn! Người hắn yêu đã chịu hi sinh vì tình địch chứ không thèm chết chung với hắn.
    Tự nghĩ, đặt vào vị trí của Lưu, ta sẽ làm gì?
  10. ecran

    ecran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    ''Muôn ngàn trùng vây'' tức ''Thập diện mai phục''
    sẽ chiếu ở Hà Nội vào ngày 1-10 này thì phải ?
    Hôm nay đã nhìn thấy băng rôn quảng cáo rồi, chữ viết theo kiểu thư pháp, loằng ngoằng phết!
    Mình chưa xem ( lại Trung Quốc) chẳng biết thế nào? hì hì. Chỉ nghe mọi người ca ngợi!

Chia sẻ trang này