1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thập diện mai phục

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi yen_nam_thien, 29/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TrueArt

    TrueArt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Thập Diện Mai Phục, một chút cảm nhận và so sánh với Anh Hùng.
    Có lẽ ngay cái tiêu đề bộ phim đã vô hình trung lái tâm tưởng của khán giả về sự chuẩn bị tinh thần để cảm thụ giá trị của một tác phẩm Điện ảnh mang chủ đề hành động dã sử. Và có lẽ cũng chính bởi sự tâm niệm vô thức đó khiến không ít người đặt một sự so sánh Thập Diện Mai Phục với siêu phẩm Anh Hùng, cũng của đạo diễn Trương. Sự đánh giá và so sánh có phần phiến diện nhưng thật tự nhiên đó khiến giá trị của TDMP được nhiều người cảm thụ có phần miễn cưỡng. Đáng tiếc!
    Rõ ràng về những trường đoạn thi triển võ công và quyết đấu, TDMP không sánh được AH về mức độ tinh tế võ thuật cũng như hấp dẫn mỹ cảm. Sự phân biệt này cũng là điều dễ hiểu, bởi dàn diễn viên trong AH đều là những hảo thủ thực sự, có bề dày và chuyên môn ở thể loại Kiếm hiệp - Hành động dã sử. Những Lý liên Kiệt, Chung Tử Đơn ... Trương Mạn Ngọc và cả Chương Tử Di đều là những diễn viên gạp côi trong thể loại sở trường này của họ. Tuy nhiên, không phải sự sai biệt này là bước lùi hay sự hạn chế của đạo diễn Trương mà bởi sự khác nhau về nội dung và triết lý của hai Tác phẩm này. Ở Anh Hùng, võ công được dùng để truyền diễn Triết Lý Sức Mạnh bá quyền, còn bên Thập Diện Mai Phục, võ công chỉ để làm công cụ dẫn động Triết Lý Tình yêu, nên rõ ràng sự dụng công ở hai phim là khác nhau.
    Xem Anh Hùng, ta không khỏi trầm trồ trước kỹ xảo điêu luyện của Vô Danh Kiếm khách, và choáng ngợp trước những cuộc quyết đầu Bi hùng nhưng không kém phần tinh tế giữa những nhân vật chính Vô Danh, Trường Thiên, Tàn Kiếm, Phi Tuyết và cả Tần Vương. Nhưng thực sự, màn múa trống với vũ đạo tuyệt vời trong trang phục cực kỳ hoa lệ và tinh tế của Tiểu Muội gợn trong ta cảm giác hoàn mỹ của vũ đạo. Trường đoạn nầy như là một món quà của đạo diễn dành cho khán giả, và ít nhiều làm nên giá trị của phim.
    Tôi nhớ lần đầu xem TDMP ở TTCPCG, không ít lần khán giả, hầu như tất cả, ồ lên thích thú. Đoạn Tuỳ Phong đi vào rừng, rồi cột con sóc lắc chuông ở xa xa để rón rén trở lại thật dí dỏm, và rất thực. Những lời thoại trong phim ở nhiều đoạn cũng thực tinh tế, khoáng hoạt. Tục nhưng không mất đi phần thanh thú. Những mâu thuẫn, những mưu mô không đơn điệu dẫu không quá phức tạp khiến ta tiếp thu tác phẩm trong tâm trạng nhẹ nhàng, thư thái. Khác với Anh Hùng, toàn bộ quá trình thưởng thức của chúng ta là sụ trân trọng, hồi hộp và trầm trồ. Đây chính là sự khác nhau trong tác động cảm xúc mà đạo diễn và biên kịch đã ngụ ý.
    Chủ đề của TDMP là tình yêu, Tình yêu nam nữ. Ở đây, cảm xúc được tôn vinh thay vì thói quen và thông lệ. Tiểu Muội đã có sự đính ước với Lưu từ trước, và mội định hướng tương lai khá hoàn mỹ. Trai tài gái sắc, và đều là những hảo thủ đỉnh cao của Phi Đao Môn. Vậy mà sao??? Tiểu Muội đã yêu Tuỳ Phong, dẫu thời gian gần gũi là cực ít. Và mối tình tay ba này với những tình tiết bất ngờ, những xử sự đầy cảm tính rất thực của từng nhân vật đã khơi được sự đồng cảm trong tâm độc giả, làm nên thành công của bộ phim.
    Tôi thích cái cách mà Tuỳ Phong "tự thú" với Muội: " Ta là Gió, cơn Gió tuỳ tiện". Giữa những mẫu anh hùng hoàn mỹ theo lý tưởng và hy sinh, ta thấy yêu sao nhân vật kiếm sỹ tự tại tuỳ tâm, phiêu bồng phiêu lãng.
    Tôi cũng thích cái cách Tiểu Muội chủ động bày tỏ cảm xúc, và sự đồng cảm mãnh liệt của Tuỳ Phong. Muội đã cưỡng Lưu, vị hôn thê trong ước định để dành sự tinh khiết trọn vẹn cho Phong, hành động tuy có vẻ không thực lớn nhưng đã thể hiện mức chung tình tuyệt đối của nàng.
    Phong quất ngựa đi, để Muội bần thần giữa mênh mông trong vô vàn suy nghĩ. Phong đi, rừng biến chuyển, gió đổi chiều và lá cũng đổi màu rào rạc. Bản năng, lòng tin vào tình yêu khiến chàng quay lại, quay lại để thực hiện nốt trường đoạn quyết đấu với tình địch, và cũng để thực thi nốt phần kết của mọt cuộc tình.
    Trường đoạn huyết chiến Phong - Lưu được đạo diễn bố trí trong bối cảnh hùng vĩ và bi tráng. Đất trời âm u, gió gầm gào và mây vần vũ. Hai kiếm sĩ quay cuồng trong chiến cuộc một mất một còn để rồi ngưng lại giữa khi giọt máu của Muội đổ xuống tuyết lạnh. Những giọt máu của nàng nhễu xuống từ vết thương của ngọn đao phẫn uất, ngọn đao bất lực mà Lưu phóng ra chỉ để muốn người mình yêu thương không thuộc sở hữu của người ta. Ở những đoạn cuối của cuộc quyết đấu, khi sức lực hai người đã kiệt cùng, Lưu chỉ còn ngọn đao còn găm trên người, ngọn đao của Tổng quản Phi đao môn phóng lên người chàng, "giải thoát" cho Tiểu Muội. Có lẽ các bạn, cũng như tôi đều hồi hộp nín thở ở giây phút Lưu và Muội đều đặt tay lên cán đao... Và thì Lưu đã phóng tay ra... và Muội cũng ném ngọn đao vẫn găm nơi ngực để giải cứu cho tình nhân...
    ... Lưu ra tay, nhưng không phải là ngọn đao sắc nhọn mà là giọt máu bầm dồn ứ bao oán hờn, bao ấm ức. Theo tôi, hành động của Lưu thật thâm sâu, bởi Lưu biết Muội sẽ phóng đao truy cản. Và khi đó, ngọn đao trong tay Lưu sẽ tự do vuột ra kết liễu kẻ tình địch của mình. Mà cũng có thể, hành động đó của Lưu chỉ để trắc nghiệm lại lần cuối tình cảm thực sự của Muội. Và Lưu, trong những khoảnh khắc cuối cùng oan nghiệt đã nhận ra chân giá trị của tình yêu. Chàng buông đao, cúi đầu trước Tình Yêu Phong- Muội và lầm lũi quay bước...
    Tuyết rơi càng dầy, gió rít càng mạnh ... để lại nỗi hoài cảm thê lương đọng lắng nơi tâm cảm mỗi người xem...
  2. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Nhân đọc cái này, post lại một bài viết cũ của tôi về Thập diện mai phục, hay đúng hơn về tiêu đề "Thập diện mai phục":
    Sau khi đi xem bộ phim này về, có khá nhiều người chê. Chê vì thật sự không thấy hay. Chê vì thấy thằng khác cũng chê, mình mà khen thì thành dở hơi. Chê để chứng tỏ một con mắt thẩm mỹ khắt khe. Thôi thì đủ kiểu! Có lẽ người ta vẫn còn bị ám ảnh bởi Anh hùng quá nhiều, nên đa phần phán một câu xanh rờn "kém xa Anh hùng về mọi mặt", cá biệt có người còn nói rằng nó kém xa cả Ngọa hổ tàng long - kể cũng hơi buồn cười.
    Anh hùng, đây là một đề tài gợi nhiều hứng thú - không phải ngẫu nhiên mà những topic luận về Anh hùng thường là rất hot ở các forum, cũng không phải ngẫu nhiên mà những thiên anh hùng ca như Iliad, Odyssey hay Mahabharata sống mãi đến này ngày nay. Có lẽ cũng vì vậy mà người ta "cảm" Anh hùng dễ hơn.
    Đây là một trong những lời phê bình điển hình mà chúng ta có thể gặp ở bất cứ đâu khi người ta nhắc đến bộ phim này.
    Bởi vậy có lẽ nên nói thẳng ngay từ câu đầu tiên: Ai đi xem Thập diện mai phục với tâm lý chuẩn bị thưởng thức một Troy mang màu sắc phương Đông, nghĩa là biển kiếm rừng đao và âm mưu kinh thiên động địa thì quá sai lầm và ấu trĩ.
    Trong một hồi nào đó của Lộc đỉnh ký, Vi Tiểu Bảo từng nhắc tên một trong những vở kinh kịch nổi danh của Trung Quốc có nhan đề "Thập diện mai phục, Hạng Vũ biệt Ngu Cơ". Từ cái tiêu đề ấy có thể dễ dàng nhận thấy tâm điểm của vở kịch không nằm trong cái hào hùng của trận đánh trên Ô giang, mà lại là cuộc chia ly nhuốm màu tang tóc của Tây Sở bá vương và người ái thiếp. Bởi thế ai trông chờ Thập diện mai phục là hoành tráng, là âm mưu, là máu lửa, tất thảy đều sai lầm. Bộ phim có âm mưu đấy, nhưng cái âm mưu của một Phi đao môn nhỏ bé có là gì so với con ngựa gỗ truyền kỳ của quân Hy Lạp. Bộ phim có đao kiếm đấy, nhưng cái bóng phi đao ấy dù có quỷ dị đi nữa cũng không sánh được với ngọn lao của Achilles về vẻ thần thánh và siêu nhiên đầy sức mạnh. Những cái đó, họ Trương đơn giản dùng nó như một thứ decors cho ý tưởng của mình, vậy thôi.
    Thâp diện mai phục, bốn chữ này đồng nghĩa với "bi kịch tình yêu không lối thoát" - a dilemma of love. Cái chết của Tiểu Muội từ góc nhìn nào đó chính là sự lặp lại cái chết của Ngu Cơ. Ngàn năm trước, có một cô gái từng "đến bên chàng, cao tuốt lưỡi gươm xanh, và tự ải" (1) với hy vọng rằng người mình yêu thương sẽ mãi ngẩng cao đầu. Ngàn năm sau, lại có một người con gái rút từ trái tim mình ngọn phi đao để bảo trì sinh mạng của tình lang với tâm niệm rằng "chàng phải sống".
    Thập diện mai phục cũng chính là tên một khúc cổ nhạc Trung Hoa, lấy cảm hứng từ tích Bá vương biệt Cơ đầy bi thảm. Trước khi đi xem phim, tôi lang thang tìm bằng được bài này mang về nghe, kể cũng không phải là một việc làm vô ích.
    (1) Trích Tiếng địch sông Ô - Phạm Huy Thông
    ___________________
    Download Thập diện mai phục - tỳ bà diễn tấu:
    http://www.vietkiem.com/upload/Unclassified/Thap%20dien%20mai%20phuc%20-%20Ty%20ba.mp3
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 23:17 ngày 20/12/2004
  3. ocean11

    ocean11 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    538
    Đã được thích:
    0
    Quá hay và hoàn toàn đồng ý.
    Đoạn sâu sắc nhất chính là đoạn kết khi Lưu chỉ vung tay phi giọt máu chứ không thực sự phi đao kết liễu tình địch, còn Muội rút con đao đang đâm sâu trong trái tim mình để cứu Phong. Nhiều ngưòi xem thực sự không hiểu thâm ý ở đoạn này.
    Cảnh đẹp nhất là cảnh múa trống và cảnh rừng trúc.
    Tiếc là trang âm của các rạp nhà mình quá tệ nên phần âm thanh của phim không được khai thác đúng. Xem DVD mới cảm được cái hay của âm thanh.
    Trước đây tôi không thích Chuơng Tử Di lắm. Xem xong phim này mới bái phục cô ấy.
  4. phaohoa

    phaohoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2003
    Bài viết:
    1.326
    Đã được thích:
    1
    Phim mới trình chiếu ở Mỹ tuần rồi. Xem chậm một tí nhưng vẫn hay. Thích nhất đoạn anh Tuỳ Phong lên ngựa đi trước, còn em Mei, chẳng biết là Mai hay Mỹ đứng lại phân vân không biết nên theo hay không. Con ngựa của em thì cứ chồn lên muốn điZThâm ý của tác giả:??ngựa cũng còn biết mê giai thế nữa là người.
  5. Prayer

    Prayer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/11/2002
    Bài viết:
    333
    Đã được thích:
    0
    Lần trước đã có post một bài bảo vệ và khen phim trong Topic này, ở đâu quên mất rồi. Nói chung là cũng có đoạn chuối, thô thiển (cảnh nằm vạ vật trên cánh đồng, hay cô TM chết đi sống lại nhiều lần), nhưng tựu trung lại tôi thấy Thập Diện Mai Phục là một phim đáng để sưu tầm.
    Buồn cười nhất là có những người khi xem phim này xem lại đi so sánh với những phim Drama của Trương Nghệ Mưu trước đây như Đèn ***g Đỏ hay Phải Sống. Họ xem xong rồi họ chê là Trương đã đánh mất đi tình chân thực, giản dị, tả thực, nhân văn cao này nọ, thay vào đó là phim thương mại. Có thể nói họ quên mất rằng một đạo diễn không thể đi theo mãi một lối mòn cũ, không thể khai thác mãi một đề tài cũ. Trong sự nghiệp sẽ có những bộ phim hoàn toàn khác nhau, những loại hình khác nhau. Chính vì vậy mới có một Cha Mẹ Tôi đầy chất thơ, Anh Hùng kiếm hiệp, dã sử.
    Nhìn thế hệ đạo diễn thứ 3 Stayley Kubrick không một tác phẩm nào của ông có đề tài như nhau. Ở đây nói đến đề tài chứ không phải phong cách làm phim. Có 2001 là giả tưởng, Path of Glory là chiến tranh, O ClockWork là Crime, Action, Violent, có Dr.Stran là hài ... Hay như về sau này Spielberg có những phim thương mại rành rành, lại có phim đầy tính nhân văn.Vậy mà có ai chê ông đâu.
    Có thể bạn không thích TDMP, chê nó sến,nó chán, nhưng cũng không nên so sánh xem nó là bước tiền hay thụt lùi với sự nghiệp trước đây của Trương Nghệ Mưu. Hãy để cho họ có những bước sáng tạo mới, tìm tòi mới
  6. vicky_zhaos

    vicky_zhaos Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    he...em vào sau nên ko đọc hết...xem film này tiếc mỗi cái là Andy Lau đóng vai này ko hay lắm...cũng ko nhất wán nữa...đôi lúc em thấy hơi ti tiên hehê....còn chỗ em ko hiểu nhiều nhất là mang Tiểu Muội ra lừa Tuỳ Phong để được cái gì, cuối cùng cũng ko khai thác được gì ở Tuỳ Phong, mà Tuỳ phong thì là người chỉ chạy đi 2 bước wân lính đã cho là làm phản giết ko thương tiếc, đâu có gì đáng giá...gnhĩ đi nghĩ lại vẫn thấy khỏ hiểu...
  7. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    Nói chung lão Chương này ko nên làm phim về đề tài dã sử / kiếm hiệp nữa, xem Anh Hùng hay Thập DIện Mai Phục đều thấy .. dỏm. Toàn diễn viên oách nhưng fim thì bình thường. Phim đẹp nhưng không hay, tính "sâu sắc" cũng vừa phải, chẳng ghê gớm lắm, kiểu như phim làm cho Tây xem, tinh tế đến độ như vậy thôi cũng làm chúng nó sướng mê tơi rồi ^.^
  8. mignon

    mignon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Em thì không quen bác TIếu nhung trước đây mỗi khi đọc được những câu những chữ của bác, em luôn coi nó là khuôn vàng thước ngọc về văn hoá Trung Hoa, là thái sơn bắc đẩu về kiếm hiệp Trung Quốc (*). Có điều lần này bác ca ngợi TDMP, về tình yêu ví đại, dẫn ra nào Hạng Vũ, nào Ngu Cơ, nao Tiểu Bảo họ Vi, em thú thật không thể đồng tình với bác được

    Chú gì bảo đây là bước lùi của Trương Nghệ Mưu thì cũng có phần đúng, (có điều so sánh với Thu Cúc, Phải Sống thì anh thấy buồn cười thật), đúng bởi vì dù có chuyển sang lam phim thương mại, một người tài năng như TGM cũng không nên để mọi người thất vọng như vậy. Mở ngoặc: anh không nói về phần quay phim.
    Mignon
    (*): dạ nếu bác khiêm tốn không dám nhận, bác thêm vào hai chữ : "trên TTVNOL" cho em.
  9. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Anh không hề nói Thập diện mai phục hay, cũng chưa hề ca ngợi nó một chút nào, em nhầm đấy thôi.
    Anh xem phim này ngoài rạp một lần, nhưng hôm đó bị mấy em gái già ở đâu ngồi sau ăn hạt dưa sms rồi cười như bị giai cù, đâm ra tụt hết cả cảm hứng; nên vẫn định lúc nào kiếm cái DVD về ngồi yên tĩnh xem một mình rồi mới đánh giá cho tử tế, nhưng bận quá chưa làm được.
    Anh đã nói ngay từ đâu, ở đây anh chỉ dừng lại ở việc bàn về cái tiêu đề, một cái tiêu đề có chiều sâu nhưng khá khó hiểu và dễ gây ngộ nhận với nhiều người không quen thuộc với văn hoá TQ, dẫn đến một tình trạng gọi là "misdirection" khi đi xem. Ai xem Swordfish chắc nhớ chữ "misdirection" này, ha ha...
    Còn chuyện tương đồng về ý tưởng trong cái chết của Muội và Ngu Cơ, anh thấy như thế là bình thường, nó là một bi kịch đẹp, nhưng cách thể hiện nó thế nào khiến khán giả rung động mới là điều quan trọng. Tương tự như vậy, cái tiêu đề có thể hay, nhưng bộ phim chưa chắc đã ngang tầm với cái tiêu đề - về vấn đề này anh chưa có nhận xét gì, vì thực tế anh đã xem TDMP cho đến nơi đến chốn đâu.
  10. mignon

    mignon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Em nói thế thôi, bác không phải bận tâm làm gì
    Thắc mắc nhỏ:
    Em ko xem TDMP o VN, thành ra có quả phụ đề, thấy tên của em Chương Tử Di la Xiao Mei, vốn chả có tí căn bản nào về tiếng Tàu, em chỉ nhớ lại Kill Bill II có một tay, nhân vật tệ nhất của phim (y kien ca nhan), nào đó tên là Li Pai Mei, được việt hoá là Lý Bạch My, thành ra em đoán là Tiểu My chứ không phải Tiểu Muội, đành rằng có đại tỷ thì cũng nên có Tiểu Muội, nhưng bác Tiếu giải thích cho em phát, dau sao cái tên cũng liên quan tới ông bạn tên Chính họ Hân của bác
    mignon
    P.S: hôm đi xem TDMP anh xem đồng hồ tới ba lần - chủ quan, nghe cả rạp cười ba lần - khách quan. Chú nào thích thì lên IMDB xem người ta đánh giá, để có cái gọi là ý kiến đại chúng.

Chia sẻ trang này