1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tháp GIẢI OAN .

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Nimarxnijesus, 05/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2004/07/3B9D43DC/
    10 năm kêu oan với 3.000 lá đơn

    Đến nay hơn 10 năm được tự do, ông Nguyễn Văn Thành (157 Lý Tự Trọng, Cần Thơ) vẫn không quên thời gian sống ở trại giam Công an Sóc Trăng. Có lần bị lấy cung, quá phẫn uất, ông đập đầu, cắn lưỡi để kêu oan, nhưng không ai nghe.
    Ông Nguyễn Văn Thành không thể nhớ chính xác đã gửi bao nhiêu lá đơn đi những cơ quan nào để kêu oan. Nhưng ước từ năm 1994 đến nay, số đơn của ông phải đến 3.000 cái.
    Mọi việc bắt nguồn từ hợp đồng đổi xe du lịch giữa ông với Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng vào năm 1992. Với danh nghĩa Chủ tịch Hội thể thao của Công an tỉnh Cần Thơ, tháng 6/1992 ông Thành làm công văn gửi Sở Y tế Sóc Trăng (thời điểm đó Cần Thơ và Sóc Trăng mới được tách ra từ tỉnh Hậu Giang) đề nghị đổi 2 ôtô của ông lấy chiếc Toyota loại hai cầu của Sở. Sau khi xin ý kiến Bộ Y tế và Sở Tài chính, Sở Y tế chấp thuận đề nghị trên.
    Nhận được xe Toyota của Sở Y tế, ông Thành mang lên TP HCM bán. Theo thỏa thuận đổi xe, ông Thành phải hoàn tất giấy tờ 2 ôtô đã giao cho Sở. Tuy nhiên, việc này không tiến hành được vì thiếu một số thủ tục hải quan. Do đó, Sở Y tế Sóc Trăng làm đơn tố cáo ông Thành có hành vi lừa đảo. Vụ án được khởi tố và ngày 18/6/1993 ông Thành bị tạm giam.
    Ngày 5/2/1994, VKS tỉnh Sóc Trăng ra cáo trạng truy tố ông Nguyễn Văn Thành về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN. 4 tháng sau, TAND tỉnh mở phiên xét xử sơ thẩm và tuyên bố: Nguyễn Văn Thành không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN. Bị cáo được trả tự do ngay tại phiên tòa.
    Ngay sau đó, VKS Sóc Trăng ra kháng nghị đề nghị TAND Tối cao kết án ông Thành về tội lừa đảo. Tại phiên phúc thẩm, ông được tuyên không phạm tội. Tuy nhiên, VKSND Tối cao kiên quyết cho rằng ông Thành có phạm tội, tiếp tục ra kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm.
    Tháng 2/1996, Ủy ban thẩm phán TAND Tối cao đã xử giám đốc thẩm và vẫn giữ nguyên quyết định tuyên ông Thành không phạm tội. Theo đó, tranh chấp giữa ông Thành và Sở Y tế Sóc Trăng là quan hệ dân sự.
    Theo nhận định của cả ba cấp tòa án: sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm thì ngay khi thỏa thuận đổi xe, đại diện Sở Y tế Sóc Trăng đã biết rõ tình trạng pháp lý của hai chiếc xe mà ông Thành giao là chưa hoàn thành thủ tục. Điều này thể hiện ngay trong biên bản thỏa thuận trách nhiệm đổi xe giữa hai bên: ?oCùng lo hợp thức hóa các thủ tục giấy tờ?. Đặc biệt, trong biên bản tạm giao xe có ghi: ?oSau hai tuần giao xe, anh Thành phải hoàn tất giấy tờ xe để bàn giao chính thức?.
    Theo nhận định của tòa án, Sở Y tế hoàn toàn có quyền yêu cầu ông Thành thực hiện đúng hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng; bồi thường thiệt hại vì vi phạm thỏa thuận dân sự.

    Chiếc BWW, một trong hai chiếc xe ông Thành đổi cho Sở Y tế Sóc Trăng đã bị hư hỏng vì gây tai nạn.
    Nhớ lại những ngày tháng vướng vào vòng lao lý, ông Thành bức xúc: ?oĐâu phải tôi cố tình, do giấy tờ xe bị trục trặc, tôi cam đoan sẽ mua trả cho Sở 2 xe khác đầy đủ giấy tờ. Nhưng họ không chịu?. Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng kiên quyết đòi ông Thành trả lại chiếc Toyota mà ông đã bán; đồng thời phải lấy lại 2 xe của ông giao cho Sở.
    Tuy nhiên, ông Thành không chịu nhận lại 2 xe vì trong quá trình sử dụng các phương tiện đã hư hỏng nặng. Vì sự ?ongoan cố? này, ông Thành bị Sở Y tế tố cáo có hành vi lừa đảo.
    Kể từ khi ông Thành bị bắt giam, vợ ông kêu oan tới khắp cơ quan chức năng ở tỉnh. Không thu được kết quả, gia đình bán hết tài sản và 6 chiếc ôtô (ông Thành làm nghề buôn bán xe) để lấy tiền ra Hà Nội kêu oan. Từ chỗ là gia đình buôn bán bề thế, gia đình ông rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.
    Đến nay, hơn 10 năm được trả tự do, ông kể: ?oCó khoảng thời gian hơn 6 tháng tôi bị biệt giam, không được lấy lời khai và vợ con cũng không được thăm nuôi?.
    Mong mỏi hiện giờ của ông Thành không phải là kiện cáo để được bồi thường khoản tiền đã mất. Bởi thiệt hại cho gia đình ông chắc phải nhiều tỷ đồng, chẳng cơ quan nào đền bù thỏa đáng. Điều ông tha thiết nhất là được minh oan trước mọi người xung quanh, bạn bè, hàng xóm...
    (Theo Tuổi Trẻ)
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Vẫn còn hơn 500 vụ án tồn
    Ông Bùi Hoàng Anh, Chánh án TAND TP.HCM:
    Vẫn còn hơn 500 vụ án tồn
    TT - Sáng 1-7, ông Bùi Hoàng Danh - chánh án Tòa án nhân dân TP.HCM - đã có buổi gặp gỡ báo chí theo định kỳ (mỗi quí một lần) để thông báo những vấn đề thời sự.
    Theo đó, án tồn và việc giải quyết án tồn là một trong những vần đề ?onóng? tại Tòa án TP. Theo ông Danh, nhờ tổ chức xét xử ngoài giờ, tức làm thêm vào ngày thứ bảy, nên từ đầu năm đến nay Tòa án TP đã giải quyết được hơn 1.000 vụ án quá hạn, nhưng Dự kiến phải mất hơn ba tháng nữa số án tồn đọng quá hạn này mới giải quyết xong. Vấn đề thứ hai liên quan đến việc tăng thẩm quyền xét xử án có mức án cao nhất là 15 năm tù cho tòa án quận huyện, nhiều phóng viên lo ngại về cơ sở vật chất, nhân sự, trình độ năng lực của thẩm phán, nhưng ông Bùi Hoàng Danh khẳng định các tòa cấp quận được chọn để giao quyền trong đợt này hoàn toàn có đủ điều kiện.
    Cũng theo ông Danh, trong số bốn vụ đòi bồi thường do bị truy tố, xét xử oan có hai vụ (Chu Quang Hưng và Phạm Việt Nam Hòa Bình) thuộc trách nhiệm của VKS TP, còn lại vụ ông Hải - bà Thơm tòa đã thương lượng được mức bồi thường là hơn 46 triệu đồng và đang chờ làm các thủ tục hành chính.
    Riêng vụ của Nguyễn Sỹ Ân tòa vừa hướng dẫn đương sự làm lại đơn, sau đó sẽ tiến hành thương lượng. Trường hợp thương lượng bất thành, theo qui định, đương sự nộp đơn khởi kiện tại tòa án quận, huyện - nơi đương sự thường trú. Lúc đó, Tòa án TP là bị đơn và chánh án (hoặc người được chánh án ủy quyền) sẽ phải hầu tòa.
    Trước câu hỏi tại sao có nhiều trường hợp án do Tòa TP xét xử bị kháng nghị (như vụ cháy Trung tâm thương mại quốc tế - ITC) bị cấp phúc thẩm xử nặng hơn (tăng năm án tử hình trong vụ Minh ?osứt? mua bán heroin)..., ông Danh giải thích ở đây do quan điểm vận dụng chính sách pháp luật có khác nhau nên có đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, với những vụ việc cụ thể trên, Tòa TP sẽ có bước phân tích, mổ xẻ và rút kinh nghiệm.
    L.A.Đ.
    (theo tuổi trẻ online)
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Vẫn còn hơn 500 vụ án tồn
    Ông Bùi Hoàng Anh, Chánh án TAND TP.HCM:
    Vẫn còn hơn 500 vụ án tồn
    TT - Sáng 1-7, ông Bùi Hoàng Danh - chánh án Tòa án nhân dân TP.HCM - đã có buổi gặp gỡ báo chí theo định kỳ (mỗi quí một lần) để thông báo những vấn đề thời sự.
    Theo đó, án tồn và việc giải quyết án tồn là một trong những vần đề ?onóng? tại Tòa án TP. Theo ông Danh, nhờ tổ chức xét xử ngoài giờ, tức làm thêm vào ngày thứ bảy, nên từ đầu năm đến nay Tòa án TP đã giải quyết được hơn 1.000 vụ án quá hạn, nhưng Dự kiến phải mất hơn ba tháng nữa số án tồn đọng quá hạn này mới giải quyết xong. Vấn đề thứ hai liên quan đến việc tăng thẩm quyền xét xử án có mức án cao nhất là 15 năm tù cho tòa án quận huyện, nhiều phóng viên lo ngại về cơ sở vật chất, nhân sự, trình độ năng lực của thẩm phán, nhưng ông Bùi Hoàng Danh khẳng định các tòa cấp quận được chọn để giao quyền trong đợt này hoàn toàn có đủ điều kiện.
    Cũng theo ông Danh, trong số bốn vụ đòi bồi thường do bị truy tố, xét xử oan có hai vụ (Chu Quang Hưng và Phạm Việt Nam Hòa Bình) thuộc trách nhiệm của VKS TP, còn lại vụ ông Hải - bà Thơm tòa đã thương lượng được mức bồi thường là hơn 46 triệu đồng và đang chờ làm các thủ tục hành chính.
    Riêng vụ của Nguyễn Sỹ Ân tòa vừa hướng dẫn đương sự làm lại đơn, sau đó sẽ tiến hành thương lượng. Trường hợp thương lượng bất thành, theo qui định, đương sự nộp đơn khởi kiện tại tòa án quận, huyện - nơi đương sự thường trú. Lúc đó, Tòa án TP là bị đơn và chánh án (hoặc người được chánh án ủy quyền) sẽ phải hầu tòa.
    Trước câu hỏi tại sao có nhiều trường hợp án do Tòa TP xét xử bị kháng nghị (như vụ cháy Trung tâm thương mại quốc tế - ITC) bị cấp phúc thẩm xử nặng hơn (tăng năm án tử hình trong vụ Minh ?osứt? mua bán heroin)..., ông Danh giải thích ở đây do quan điểm vận dụng chính sách pháp luật có khác nhau nên có đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, với những vụ việc cụ thể trên, Tòa TP sẽ có bước phân tích, mổ xẻ và rút kinh nghiệm.
    L.A.Đ.
    (theo tuổi trẻ online)
  4. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0

    http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/PhapLuat/2004/7/20/23686/
    Bắt giam, truy tố, xét xử oan sai: Viện KSND TP Hà Nội xin lỗi, bồi thường cho người vô tội


    Ngày 20/7, Viện KSND TP Hà Nội đã chính thức chấp nhận xin lỗi và bồi thường, khôi phục danh dự cho ông Hoàng Minh Tiến (tức nghệ sĩ cải lương Huỳnh Đệ), nguyên Giám đốc điều hành xuất nhập khẩu Liên hiệp Khoa học sản xuất Việt Nam (XNKLHKHSXVN), là người đầu tiên ở Hà Nội gửi đơn yêu cầu bồi thường oan sai theo Nghị quyết 388 năm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
    Ông Hoàng Minh Tiến, sinh năm 1954, trú tại nhà số 8 ngõ Thống Nhất, phố Đại La, Hà Nội, lúc bị bắt là Phó chủ tịch Hội đồng, kiêm Giám đốc điều hành XNKLHKHSXVN, Giám đốc cửa hàng XNK tư doanh Đồng Tiến.
    Vụ án bắt đầu từ năm 1991, khi Giám đốc Tiến ký với Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (TCTXDHN) hợp đồng liên doanh xuất khẩu da trâu - bò muối. TCTXDHN góp 511 triệu đồng, ông Tiến góp 40.169 USD. Việc làm ăn đang thực hiện thì bị Tổng công ty Súc sản và gia cầm (ANIMEX) chiếm giữ, khấu trừ vô cớ của liên doanh 17.296 USD. Cùng thời điểm này, liên doanh gặp phải sự cố do quyết định của Nhà nước tạm ngừng xuất khẩu da bò. Thấy vậy, TCTXDHN đơn phương phá vỡ hợp đồng liên doanh, đòi rút vốn. Ông Tiến đồng ý trả ngay 100 triệu đồng (bằng da) nhưng phía TCTXDHN không chấp nhận, vì lý do này nên hợp đồng liên doanh chưa thanh lý được.
    Vì đầu ra hàng xuất khẩu bị ách tắc, cuối năm 1992, ông Tiến đã đi Thái Lan và ký được hợp đồng xuất khẩu 200 tấn da trâu và chuẩn bị dự án thành lập Nhà máy Da Việt - Thái. Nhưng khi về tới Hà Nội, ông Tiến đã bị Công an quận Hai Bà Trưng bắt giữ khẩn cấp và khám xét nhà cửa, tịch thu toàn bộ tài sản và các giấy tờ có liên quan đến hoạt động kinh doanh, xuất khẩu. Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bắt ông Tiến phải giao toàn bộ số tài sản này cho TCTXDHN, ép ông Tiến thế chấp ngôi nhà số 6 ngõ 295, Bạch Mai cho TCTXDHN. Những việc làm trên đây của Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã làm cho cơ sở tư doanh Đồng Tiến của ông Hoàng Minh Tiến hoàn toàn bị phá sản. Thực chất vụ án hình sự xảy ra đối với ông Hoàng Minh Tiến chỉ là tranh chấp kinh tế liên quan đến khoản nợ 211 triệu đồng giữa cửa hàng XNK Đồng Tiến với TCTXDHN trong một hợp đồng liên doanh theo kiểu "lời cùng ăn, lỗ cùng chịu". Hai bên đã thỏa thuận hạn trả nợ cuối cùng là 31/12/1992, nhưng chưa đến hạn thanh lý hợp đồng thì ông Tiến đã bị bắt.
    Từ đây bắt đầu chuỗi ngày oan trái của một công dân vô tội. Ngày 30/12/1993, TAND TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm phạt ông Hoàng Minh Tiến 30 tháng tù (cho hưởng án treo) về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN và tài sản công dân". Ngày 12/10/1994, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tuyên hủy bản án sơ thẩm, giao cho cấp sơ thẩm xét xử lại với hội đồng xét xử mới. Ngày 15/12/1995, TAND TP Hà Nội đưa vụ án ra xét xử lần thứ 2 và tuyên "Hoàng Minh Tiến không phạm tội, hủy kê biên nhà số 6 ngõ 295 Bạch Mai". Nhưng do Viện trưởng Viện KSND TP Hà Nội kháng nghị, ngày 15/6/1996, vụ án lại được TAND tối cao đưa ra xét xử phúc thẩm lần thứ hai và Tòa phúc thẩm đã tuyên "Hoàng Minh Tiến vô tội". Như vậy, ông Hoàng Minh Tiến đã phải ngồi tù oan 13 tháng 8 ngày mới được tòa án minh oan là không có tội, nhưng tài sản thì đã bị tước đoạt, danh dự và nhân phẩm bị xúc phạm nặng nề.
    Sáng ngày 20/7, đại diện Viện KSND TP Hà Nội cho biết: "Ngày hôm nay, chúng tôi và gia đình ông Hoàng Minh Tiến mới bàn bạc về các thủ tục, ngày giờ, địa điểm để đại diện Viện KSND TP Hà Nội xuống địa phương nơi ông Tiến cư trú, tiến hành thủ tục xin lỗi công khai trước người dân về việc bắt giam, truy tố, xét xử oan sai để khôi phục lại danh dự cho ông Tiến (kể cả việc đăng báo công khai xin lỗi). Sau đó chúng tôi sẽ tiến hành thương lượng các vấn đề bồi thường về vật chất đối với ông Tiến".
    Trao đổi với các nhà báo, ông Tiến cho biết đã gửi đơn tới nhiều cấp có thẩm quyền, để đòi lại ngôi nhà số 6 ngõ 295, Bạch Mai của ông mà trước đó Công an quận Hai Bà Trưng đã bắt ông thế chấp cho TCTXDHN. Về việc bồi thường thiệt hại về vật chất, ông Tiến kiến nghị Viện KSND TP Hà Nội phải bồi thường thiệt hại 4,048 tỉ đồng.
    Việt Chiến

  5. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0

    http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/PhapLuat/2004/7/20/23686/
    Bắt giam, truy tố, xét xử oan sai: Viện KSND TP Hà Nội xin lỗi, bồi thường cho người vô tội


    Ngày 20/7, Viện KSND TP Hà Nội đã chính thức chấp nhận xin lỗi và bồi thường, khôi phục danh dự cho ông Hoàng Minh Tiến (tức nghệ sĩ cải lương Huỳnh Đệ), nguyên Giám đốc điều hành xuất nhập khẩu Liên hiệp Khoa học sản xuất Việt Nam (XNKLHKHSXVN), là người đầu tiên ở Hà Nội gửi đơn yêu cầu bồi thường oan sai theo Nghị quyết 388 năm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
    Ông Hoàng Minh Tiến, sinh năm 1954, trú tại nhà số 8 ngõ Thống Nhất, phố Đại La, Hà Nội, lúc bị bắt là Phó chủ tịch Hội đồng, kiêm Giám đốc điều hành XNKLHKHSXVN, Giám đốc cửa hàng XNK tư doanh Đồng Tiến.
    Vụ án bắt đầu từ năm 1991, khi Giám đốc Tiến ký với Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (TCTXDHN) hợp đồng liên doanh xuất khẩu da trâu - bò muối. TCTXDHN góp 511 triệu đồng, ông Tiến góp 40.169 USD. Việc làm ăn đang thực hiện thì bị Tổng công ty Súc sản và gia cầm (ANIMEX) chiếm giữ, khấu trừ vô cớ của liên doanh 17.296 USD. Cùng thời điểm này, liên doanh gặp phải sự cố do quyết định của Nhà nước tạm ngừng xuất khẩu da bò. Thấy vậy, TCTXDHN đơn phương phá vỡ hợp đồng liên doanh, đòi rút vốn. Ông Tiến đồng ý trả ngay 100 triệu đồng (bằng da) nhưng phía TCTXDHN không chấp nhận, vì lý do này nên hợp đồng liên doanh chưa thanh lý được.
    Vì đầu ra hàng xuất khẩu bị ách tắc, cuối năm 1992, ông Tiến đã đi Thái Lan và ký được hợp đồng xuất khẩu 200 tấn da trâu và chuẩn bị dự án thành lập Nhà máy Da Việt - Thái. Nhưng khi về tới Hà Nội, ông Tiến đã bị Công an quận Hai Bà Trưng bắt giữ khẩn cấp và khám xét nhà cửa, tịch thu toàn bộ tài sản và các giấy tờ có liên quan đến hoạt động kinh doanh, xuất khẩu. Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bắt ông Tiến phải giao toàn bộ số tài sản này cho TCTXDHN, ép ông Tiến thế chấp ngôi nhà số 6 ngõ 295, Bạch Mai cho TCTXDHN. Những việc làm trên đây của Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã làm cho cơ sở tư doanh Đồng Tiến của ông Hoàng Minh Tiến hoàn toàn bị phá sản. Thực chất vụ án hình sự xảy ra đối với ông Hoàng Minh Tiến chỉ là tranh chấp kinh tế liên quan đến khoản nợ 211 triệu đồng giữa cửa hàng XNK Đồng Tiến với TCTXDHN trong một hợp đồng liên doanh theo kiểu "lời cùng ăn, lỗ cùng chịu". Hai bên đã thỏa thuận hạn trả nợ cuối cùng là 31/12/1992, nhưng chưa đến hạn thanh lý hợp đồng thì ông Tiến đã bị bắt.
    Từ đây bắt đầu chuỗi ngày oan trái của một công dân vô tội. Ngày 30/12/1993, TAND TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm phạt ông Hoàng Minh Tiến 30 tháng tù (cho hưởng án treo) về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN và tài sản công dân". Ngày 12/10/1994, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tuyên hủy bản án sơ thẩm, giao cho cấp sơ thẩm xét xử lại với hội đồng xét xử mới. Ngày 15/12/1995, TAND TP Hà Nội đưa vụ án ra xét xử lần thứ 2 và tuyên "Hoàng Minh Tiến không phạm tội, hủy kê biên nhà số 6 ngõ 295 Bạch Mai". Nhưng do Viện trưởng Viện KSND TP Hà Nội kháng nghị, ngày 15/6/1996, vụ án lại được TAND tối cao đưa ra xét xử phúc thẩm lần thứ hai và Tòa phúc thẩm đã tuyên "Hoàng Minh Tiến vô tội". Như vậy, ông Hoàng Minh Tiến đã phải ngồi tù oan 13 tháng 8 ngày mới được tòa án minh oan là không có tội, nhưng tài sản thì đã bị tước đoạt, danh dự và nhân phẩm bị xúc phạm nặng nề.
    Sáng ngày 20/7, đại diện Viện KSND TP Hà Nội cho biết: "Ngày hôm nay, chúng tôi và gia đình ông Hoàng Minh Tiến mới bàn bạc về các thủ tục, ngày giờ, địa điểm để đại diện Viện KSND TP Hà Nội xuống địa phương nơi ông Tiến cư trú, tiến hành thủ tục xin lỗi công khai trước người dân về việc bắt giam, truy tố, xét xử oan sai để khôi phục lại danh dự cho ông Tiến (kể cả việc đăng báo công khai xin lỗi). Sau đó chúng tôi sẽ tiến hành thương lượng các vấn đề bồi thường về vật chất đối với ông Tiến".
    Trao đổi với các nhà báo, ông Tiến cho biết đã gửi đơn tới nhiều cấp có thẩm quyền, để đòi lại ngôi nhà số 6 ngõ 295, Bạch Mai của ông mà trước đó Công an quận Hai Bà Trưng đã bắt ông thế chấp cho TCTXDHN. Về việc bồi thường thiệt hại về vật chất, ông Tiến kiến nghị Viện KSND TP Hà Nội phải bồi thường thiệt hại 4,048 tỉ đồng.
    Việt Chiến

  6. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác , Bác nào có thông tin về vụ " vua Lốp", Nguyễn Văn Chuẩn không ạ, không biết bây giờ vua Lốp đã được bồi thường chưa ? . Em cũng đọc vụ này đã lâu và rất lạ là ngay cả khi thủ tướng yêu cầu nhưng UBND TP Hà Nội vẫn nhất định không bồi thường mắc dù cái phủ thủ tướng nằm nagy tại Hà Nội chứ đâu xa
  7. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác , Bác nào có thông tin về vụ " vua Lốp", Nguyễn Văn Chuẩn không ạ, không biết bây giờ vua Lốp đã được bồi thường chưa ? . Em cũng đọc vụ này đã lâu và rất lạ là ngay cả khi thủ tướng yêu cầu nhưng UBND TP Hà Nội vẫn nhất định không bồi thường mắc dù cái phủ thủ tướng nằm nagy tại Hà Nội chứ đâu xa
  8. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Hì, chả biết đưa cái bài này vào topic nào, nhưng đọc lên nghe tiếu lâm ko chịu nổi, thôi thì đưa vào thap giải oan của bác MT vậy, để bác có cái mà giải
    Chuyện ly kỳ về kẻ vô danh được UBND xã công nhận
    20:29'' 27/07/2004 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Lừa khi ''''ông anh'''' vắng nhà, ''''ông em'''' bán veo hơn 600m2 đất (trong tổng diện tích hơn 800m2 đất mẹ cha để lại cho cả 2 anh em), nướng sạch vào rượu chè, cờ bạc. Còn 1 ''''mảnh đất cắm dùi'''' cuối cùng, ''''ông anh'''' quay đi quay lại thì cũng bị bán nốt nhưng lần này đứng tên chuyển quyền sử dụng đất trong hợp đồng là 1 kẻ vô danh, không tồn tại trên đời, hay nói cách khác là 1 cái tên tự bịa ra. Lạ kỳ hơn, cái tên lạ hoắc này vẫn được ủy ban xã đóng dấu xác nhận là thật, tòa án huyện cũng công nhận tính pháp lý của các giấy tờ ''''ma'''' này!!!
    Thích bán thì bán!
    Cùng một mẹ sinh ra, cả 2 anh em đều có tên là Cẩm. Từ nhỏ, bà con lối xóm quen gọi là Cẩm ''''anh'''', Cẩm ''''em''''. Có điều, người anh mang họ Đinh (tên đầy đủ là Đinh Quốc Cẩm) là con cụ Lợi có với người chồng trước. Còn người em mang họ Ngô (tên đầy đủ là Ngô Văn Cẩm và còn 1 tên ''''dự phòng'''' được đăng ký trong giấy tờ nữa là Ngô Quốc Hưởng) bởi người chồng sau của cụ Lợi họ Ngô. Gia đình họ sống tại thôn Du Nội, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh (Hà Nội).
    Cẩm ''''anh'''' lấy vợ và sinh 7 người con. Khoảng thời gian từ năm 1989 đến 1991, vợ chồng con cái nhà Cẩm ''''anh'''' kéo nhau đi xây dựng kinh tế mới Lâm Đồng. Cẩm ''''em'''' không vợ, không con, tối ngày say xỉn, cờ bạc bét be, nợ nần chồng chất.
    Sinh thời, cụ Lợi có mảnh đất ngay sát quốc lộ 3, mặt tiền hơn 50m dài, tổng diện tích 841m2 (thuộc địa phận thôn Du Nội). Mảnh đất này ngày càng giá trị, nhất là tọa lạc ngay ven đường lớn ở nơi đang đô thị hóa mạnh như huyện Đông Anh. Nhân khi gia đình anh trai đi xa, Cẩm ''''em'''' ở nhà tự ý bán đổ bán tháo hơn 600m2 đất trong khối di sản chung kể trên cho một loạt chủ mới gồm các ông: Kiêm, Khôi, Tuấn, Vinh, Điệp, Dũng... mà chẳng cần ý kiến của người đồng sở hữu là Cẩm ''''anh'''', cũng như chẳng chia cho Cẩm ''''anh'''' xu gỉ nào! Cẩm ''''anh'''' và vợ con ngậm đắng nuốt cay...
    Trước khi mất 2 năm, vào năm 1992, cụ Lợi họp mặt 2 con, làm giấy cho riêng Cẩm ''''anh'''' 80m2 đất trong tổng diện tích cụ còn lại (lúc này cũng chẳng rộng rãi gì sau nhiều phen bị Cẩm ''''em'''' bán đi), ghi rõ tên Đinh Quốc Cẩm được ô đất mặt tiền rộng 11,5m; sâu 16m. Giấy này có chính quyền xã xác nhận, người làm chứng và các đồng sở hữu cùng ký tên. Lý do cụ Lợi phải cho riêng Cẩm ''''anh'''' ô đất này vì lo lắng khi mình qua đời, với cái tính không hứa hẹn thay đổi của Cẩm ''''em'''', e rằng Cẩm ''''anh'''' sẽ không còn mảnh đất cắm dùi mà ở! Vợ chồng Cẩm ''''anh'''' mừng rỡ, vội vã xây nhà, trồng cây trên mảnh đất vừa được mẹ chia.
    Điều kiện phải làm ăn xa, vợ chồng Cẩm ''''anh'''' cứ ra Bắc vô Nam liên tục. Một lần, sau ít ngày vắng nhà trở về, vợ chồng Cẩm ''''anh'''' tá hỏa khi thấy căn nhà của mình đã bị đập đi, vườn cây bị chặt hết. Thay vào đó là 1 ngôi nhà mới xây khang trang, mặt tiền 4m quay ra Quốc lộ 3, diện tích 62m2. Hỏi ra mới biết, chủ nhân của ngôi nhà còn thơm mùi vôi mới đó là bà Đỗ Thị Nhường cùng xã. Bà Nhường hãnh diện chìa Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay đề ngày 14/5/1999, có vẽ sơ đồ cẩn thận, dấu đỏ chót của UBND xã Mai Lâm cùng chữ ký xác nhận của Chủ tịch Nguyễn Văn Minh. Tên người đứng ra bán mảnh đất của vợ chồng Cẩm ''''anh'''' cho bà Nhường ghi trong hợp đồng này là: Ngô Quốc Cẩn, hộ khẩu thường trú tại thôn Mai Hiên, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh.
    Ai là Ngô Quốc Cẩn ở đây?

    Đất đai, tiền của nay còn đâu... ngày ngày Cẩm ''''em'''' lom khom trong cái khoảnh trống huếch trống hoác của mình
    Thôn Mai Hiên chẳng có ai là Ngô Quốc Cẩn. Thôn Du Nội nơi gia đình Cẩm ''''anh'''', Cẩm ''''em'''' ở lại càng không. Cứ cho là Cẩm ''''em'''' túng quá làm liều, bán hết phần chung, phần riêng lại bán luôn cả phần của anh chị cho bà Nhường thì trong chứng minh nhân dân, hộ khẩu đều ghi tên của Cẩm ''''em'''' là: Ngô Văn Cẩm (bí danh: Ngô Quốc Hưởng), không có 1 vết tích nào trong giấy tờ tùy thân của Cẩm ''''em'''' ghi là Ngô Quốc Cẩn. Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội - nơi từng có thời gian Cẩm ''''em'''' nương nhờ (theo Quyết định số 281/QĐ-LĐTBXH của Sở Lao động, Thương binh & Xã hội) cũng tiếp nhận Cẩm ''''em'''' với cái tên Ngô Quốc Hưởng, ngòai ra chưa bao giờ có 1 tên nào khác!
    Vấn đề đặt ra là: không hề tồn tại 1 người tên Ngô Quốc Cẩn, hơn nữa lại trú tại thôn Mai Hiên (nhưng lại đứng tên bán đất của gia đình ở thôn Du Nội). Thế mà Chủ tịch UBND xã Mai Lâm (huyện Đông Anh) khi ấy lại xác nhận ở cuối Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất này là: ''''UBND xã Mai Lâm xác nhận ông Ngô Quốc Cẩn có diện tích đất dìa Quốc lộ 3. Nay hợp đồng xin chuyển nhượng quyền sử dụng cho bà Nhường. Đề nghị các cấp giúp đỡ cho việc chuyển nhượng được thực hiện đúng luật''''.
    Nhận thấy sự bất bình thường đã quá rõ ràng: gần như toàn bộ đất đai mẹ cha để lại không những đã bị chuyển nhượng hoàn tòan không thông qua ý kiến Cẩm ''''anh'''' - 1 đồng sở hữu theo luật định, mà còn chuyển nhượng một cách tù mù bằng 1 tên người không có thật, trú tại 1 địa chỉ không liên quan... vợ chồng Cẩm ''''anh'''' quyết kiện ra tòa. Tưởng đâu với các chứng cứ rành mạch như vậy, cộng thêm các giấy ''''chủ quyền'''' hợp pháp mà vợ chồng Cẩm ''''anh'''' đang nắm giữ, tòa án cứ đúng luật ''''ra tay'''' là vụ chia thừa kế này sẽ được giải quyết đơn giản như ''''gạo xay ra cám''''! Ai dè...
    5 phiên tòa chưa xử xong 1 vụ chia thừa kế giản đơn!
    ''''Càng xử càng rối rắm!'''' - ấy là nhận xét của nhiều người biết chuyện. Thoạt đầu, TAND huyện Đông Anh mở phiên sơ thẩm đầu tiên vào ngày 3/5/2002 không hiểu căn cứ vào đâu đã công nhận cái hợp đồng mà đứng tên bên chuyển quyền sử dụng đất là 1 kẻ vô danh. Phiên ấy, vợ chồng Cẩm ''''anh'''' đã chẳng đòi được gì lại còn nai lưng ra trả 12,9 triệu đồng án phí! Vợ chồng Cẩm ''''anh'''' kháng án. TAND TP. Hà Nội mở phiên phúc thẩm vào ngày 25 và 26/7/2002 đã nhận ra sự phi lý nên tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND huyện Đông Anh trước đó, trả hồ sơ về huyện xử lại. Vợ chồng Cẩm ''''anh'''' tràn trề hy vọng.
    Huyện xử lại sơ thẩm lần thứ 2, bên bà Nhường lại thắng, vợ chồng Cẩm ''''anh'''' lại thua. Vụ việc lại được chuyển lên TAND TP. Hà Nội lần nữa. Phiên phúc thẩm lần 2 lại được mở vào ngày 4/7/2003 lại tuyên hủy bản án sơ thẩm lần 2, yêu cầu xử lại lần 3. Lần thứ 3, huyện lại xử cho bà Nhường thắng. Lúc này, vợ chồng Cẩm ''''anh'''' đang thấp thỏm chờ phiên phúc thẩm lần 3 sắp mở tới đây.
    Từ những nông dân chân lấm tay bùn, nay qua 5 phiên tòa - vợ chồng Cẩm ''''anh'''' đã rất hiểu về pháp luật. Trò chuyện với phóng viên VietNamNet, bà Nguyễn Thị Mai (vợ Cẩm ''''anh'''') nói cứ như luật sư, cho biết: ''''Việc TAND huyện Đông Anh luôn công nhận tính hợp pháp của việc các ông Kiêm, Khôi, Tuấn, Vinh, Điệp, Dũng... cũng như bà Nhường mua đất của cha mẹ tôi để lại... là không đúng. Phần đất 80m2 do cụ Lợi viết giấy để lại cho riêng Cẩm ''''anh'''' sao lại đưa vào tài sản chung để chia thừa kế? Nhiều lần TAND TP. Hà Nội đã trả hồ sơ, yêu cầu TAND huyện Đông Anh xử lại theo hướng: đưa toàn bộ quyền sử dụng đất của cha mẹ vào khối di sản thừa kế đang tranh chấp, xác định thời điểm bán và tính hợp pháp của các vụ mua bán đất , từ đó xác định Cẩm ''''anh'''' và Cẩm ''''em'''' được hưởng thừa kế như thế nào - nhưng TAND huyện Đông Anh vẫn ''''trên bảo, dưới không nghe'''', vẫn y nguyên xử theo ý mình!?''''.
    Tìm hiểu hàng xóm xung quanh, được biết Cẩm ''''em'''' sau khi bán đi bỏ túi bao nhiêu đất đai, nhà cửa... giờ phút này vẫn đang ngồi bơm vá xe đạp tại cái khoảnh vài mét vuông còn sót lại của mình. Rượu đã làm thần kinh Cẩm ''''em'''' không còn bình thường, cộng thêm cuộc sống không vợ, không con, anh em thì nhìn nhau như ''''bên nguyên - bên bị'''', từng phải tìm đến trại dưỡng già khi mới hơn 40 tuổi theo diện cô đơn không nơi nương tựa, nom Cẩm ''''em'''' nhếch nhác và già trước tuổi. Vậy mà, TAND huyện Đông Anh vừa xử Cẩm ''''em'''' phải thanh toán cho gia đình Cẩm ''''anh'''' 218 triệu đồng - 1 bản án không bao giờ thi hành được với Cẩm ''''em''''!
    Còn ông Đỗ Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã Mai Hiên, huyện Đông Anh (Hà Nội) khi tiếp xúc với phóng viên VietNamNet đã khẳng định: Ngô Văn Cẩm - Ngô Quốc Hưởng hay Ngô Quốc Cẩn đều chỉ là 1 người - Cẩm ''''em''''! Nhưng, dựa vào căn cứ, giấy tờ nào để xác định như vậy thì ông Tâm không có. Bởi xã đã trót lỡ đóng dấu xác nhận cho Ngô Quốc Cẩn nào đó, nên bây giờ không có ai là Ngô Quốc Cẩn thì gay! Ông Tâm bảo: ''''Ngô Quốc Cẩn là tên thường gọi, là bí danh của Ngô Văn Cẩm tức Ngô Quốc Hưởng''''. Nhưng tại sao tên thường gọi ấy không được đăng ký trên bất cứ giấy tờ tùy thân hoặc có liên quan nào của nhân vật này? Tại sao khi ra chính quyền hợp pháp hóa việc chuyển nhượng đất đai, nhân vật này không dùng tên chính thức có trong giấy tờ, mà lại phải dùng cái tên thiếu tính pháp lý? Không lẽ ai lấy bí danh là Cò, Cún, Tôm, Bin... gì, UBND xã cũng chứng nhận hết sao?
    Hồi sau liệu có rõ được câu chuyện đơn giản nhưng càng xét xử càng li kì này?
    Hoàng Huy

  9. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Hì, chả biết đưa cái bài này vào topic nào, nhưng đọc lên nghe tiếu lâm ko chịu nổi, thôi thì đưa vào thap giải oan của bác MT vậy, để bác có cái mà giải
    Chuyện ly kỳ về kẻ vô danh được UBND xã công nhận
    20:29'' 27/07/2004 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Lừa khi ''''ông anh'''' vắng nhà, ''''ông em'''' bán veo hơn 600m2 đất (trong tổng diện tích hơn 800m2 đất mẹ cha để lại cho cả 2 anh em), nướng sạch vào rượu chè, cờ bạc. Còn 1 ''''mảnh đất cắm dùi'''' cuối cùng, ''''ông anh'''' quay đi quay lại thì cũng bị bán nốt nhưng lần này đứng tên chuyển quyền sử dụng đất trong hợp đồng là 1 kẻ vô danh, không tồn tại trên đời, hay nói cách khác là 1 cái tên tự bịa ra. Lạ kỳ hơn, cái tên lạ hoắc này vẫn được ủy ban xã đóng dấu xác nhận là thật, tòa án huyện cũng công nhận tính pháp lý của các giấy tờ ''''ma'''' này!!!
    Thích bán thì bán!
    Cùng một mẹ sinh ra, cả 2 anh em đều có tên là Cẩm. Từ nhỏ, bà con lối xóm quen gọi là Cẩm ''''anh'''', Cẩm ''''em''''. Có điều, người anh mang họ Đinh (tên đầy đủ là Đinh Quốc Cẩm) là con cụ Lợi có với người chồng trước. Còn người em mang họ Ngô (tên đầy đủ là Ngô Văn Cẩm và còn 1 tên ''''dự phòng'''' được đăng ký trong giấy tờ nữa là Ngô Quốc Hưởng) bởi người chồng sau của cụ Lợi họ Ngô. Gia đình họ sống tại thôn Du Nội, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh (Hà Nội).
    Cẩm ''''anh'''' lấy vợ và sinh 7 người con. Khoảng thời gian từ năm 1989 đến 1991, vợ chồng con cái nhà Cẩm ''''anh'''' kéo nhau đi xây dựng kinh tế mới Lâm Đồng. Cẩm ''''em'''' không vợ, không con, tối ngày say xỉn, cờ bạc bét be, nợ nần chồng chất.
    Sinh thời, cụ Lợi có mảnh đất ngay sát quốc lộ 3, mặt tiền hơn 50m dài, tổng diện tích 841m2 (thuộc địa phận thôn Du Nội). Mảnh đất này ngày càng giá trị, nhất là tọa lạc ngay ven đường lớn ở nơi đang đô thị hóa mạnh như huyện Đông Anh. Nhân khi gia đình anh trai đi xa, Cẩm ''''em'''' ở nhà tự ý bán đổ bán tháo hơn 600m2 đất trong khối di sản chung kể trên cho một loạt chủ mới gồm các ông: Kiêm, Khôi, Tuấn, Vinh, Điệp, Dũng... mà chẳng cần ý kiến của người đồng sở hữu là Cẩm ''''anh'''', cũng như chẳng chia cho Cẩm ''''anh'''' xu gỉ nào! Cẩm ''''anh'''' và vợ con ngậm đắng nuốt cay...
    Trước khi mất 2 năm, vào năm 1992, cụ Lợi họp mặt 2 con, làm giấy cho riêng Cẩm ''''anh'''' 80m2 đất trong tổng diện tích cụ còn lại (lúc này cũng chẳng rộng rãi gì sau nhiều phen bị Cẩm ''''em'''' bán đi), ghi rõ tên Đinh Quốc Cẩm được ô đất mặt tiền rộng 11,5m; sâu 16m. Giấy này có chính quyền xã xác nhận, người làm chứng và các đồng sở hữu cùng ký tên. Lý do cụ Lợi phải cho riêng Cẩm ''''anh'''' ô đất này vì lo lắng khi mình qua đời, với cái tính không hứa hẹn thay đổi của Cẩm ''''em'''', e rằng Cẩm ''''anh'''' sẽ không còn mảnh đất cắm dùi mà ở! Vợ chồng Cẩm ''''anh'''' mừng rỡ, vội vã xây nhà, trồng cây trên mảnh đất vừa được mẹ chia.
    Điều kiện phải làm ăn xa, vợ chồng Cẩm ''''anh'''' cứ ra Bắc vô Nam liên tục. Một lần, sau ít ngày vắng nhà trở về, vợ chồng Cẩm ''''anh'''' tá hỏa khi thấy căn nhà của mình đã bị đập đi, vườn cây bị chặt hết. Thay vào đó là 1 ngôi nhà mới xây khang trang, mặt tiền 4m quay ra Quốc lộ 3, diện tích 62m2. Hỏi ra mới biết, chủ nhân của ngôi nhà còn thơm mùi vôi mới đó là bà Đỗ Thị Nhường cùng xã. Bà Nhường hãnh diện chìa Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay đề ngày 14/5/1999, có vẽ sơ đồ cẩn thận, dấu đỏ chót của UBND xã Mai Lâm cùng chữ ký xác nhận của Chủ tịch Nguyễn Văn Minh. Tên người đứng ra bán mảnh đất của vợ chồng Cẩm ''''anh'''' cho bà Nhường ghi trong hợp đồng này là: Ngô Quốc Cẩn, hộ khẩu thường trú tại thôn Mai Hiên, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh.
    Ai là Ngô Quốc Cẩn ở đây?

    Đất đai, tiền của nay còn đâu... ngày ngày Cẩm ''''em'''' lom khom trong cái khoảnh trống huếch trống hoác của mình
    Thôn Mai Hiên chẳng có ai là Ngô Quốc Cẩn. Thôn Du Nội nơi gia đình Cẩm ''''anh'''', Cẩm ''''em'''' ở lại càng không. Cứ cho là Cẩm ''''em'''' túng quá làm liều, bán hết phần chung, phần riêng lại bán luôn cả phần của anh chị cho bà Nhường thì trong chứng minh nhân dân, hộ khẩu đều ghi tên của Cẩm ''''em'''' là: Ngô Văn Cẩm (bí danh: Ngô Quốc Hưởng), không có 1 vết tích nào trong giấy tờ tùy thân của Cẩm ''''em'''' ghi là Ngô Quốc Cẩn. Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội - nơi từng có thời gian Cẩm ''''em'''' nương nhờ (theo Quyết định số 281/QĐ-LĐTBXH của Sở Lao động, Thương binh & Xã hội) cũng tiếp nhận Cẩm ''''em'''' với cái tên Ngô Quốc Hưởng, ngòai ra chưa bao giờ có 1 tên nào khác!
    Vấn đề đặt ra là: không hề tồn tại 1 người tên Ngô Quốc Cẩn, hơn nữa lại trú tại thôn Mai Hiên (nhưng lại đứng tên bán đất của gia đình ở thôn Du Nội). Thế mà Chủ tịch UBND xã Mai Lâm (huyện Đông Anh) khi ấy lại xác nhận ở cuối Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất này là: ''''UBND xã Mai Lâm xác nhận ông Ngô Quốc Cẩn có diện tích đất dìa Quốc lộ 3. Nay hợp đồng xin chuyển nhượng quyền sử dụng cho bà Nhường. Đề nghị các cấp giúp đỡ cho việc chuyển nhượng được thực hiện đúng luật''''.
    Nhận thấy sự bất bình thường đã quá rõ ràng: gần như toàn bộ đất đai mẹ cha để lại không những đã bị chuyển nhượng hoàn tòan không thông qua ý kiến Cẩm ''''anh'''' - 1 đồng sở hữu theo luật định, mà còn chuyển nhượng một cách tù mù bằng 1 tên người không có thật, trú tại 1 địa chỉ không liên quan... vợ chồng Cẩm ''''anh'''' quyết kiện ra tòa. Tưởng đâu với các chứng cứ rành mạch như vậy, cộng thêm các giấy ''''chủ quyền'''' hợp pháp mà vợ chồng Cẩm ''''anh'''' đang nắm giữ, tòa án cứ đúng luật ''''ra tay'''' là vụ chia thừa kế này sẽ được giải quyết đơn giản như ''''gạo xay ra cám''''! Ai dè...
    5 phiên tòa chưa xử xong 1 vụ chia thừa kế giản đơn!
    ''''Càng xử càng rối rắm!'''' - ấy là nhận xét của nhiều người biết chuyện. Thoạt đầu, TAND huyện Đông Anh mở phiên sơ thẩm đầu tiên vào ngày 3/5/2002 không hiểu căn cứ vào đâu đã công nhận cái hợp đồng mà đứng tên bên chuyển quyền sử dụng đất là 1 kẻ vô danh. Phiên ấy, vợ chồng Cẩm ''''anh'''' đã chẳng đòi được gì lại còn nai lưng ra trả 12,9 triệu đồng án phí! Vợ chồng Cẩm ''''anh'''' kháng án. TAND TP. Hà Nội mở phiên phúc thẩm vào ngày 25 và 26/7/2002 đã nhận ra sự phi lý nên tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND huyện Đông Anh trước đó, trả hồ sơ về huyện xử lại. Vợ chồng Cẩm ''''anh'''' tràn trề hy vọng.
    Huyện xử lại sơ thẩm lần thứ 2, bên bà Nhường lại thắng, vợ chồng Cẩm ''''anh'''' lại thua. Vụ việc lại được chuyển lên TAND TP. Hà Nội lần nữa. Phiên phúc thẩm lần 2 lại được mở vào ngày 4/7/2003 lại tuyên hủy bản án sơ thẩm lần 2, yêu cầu xử lại lần 3. Lần thứ 3, huyện lại xử cho bà Nhường thắng. Lúc này, vợ chồng Cẩm ''''anh'''' đang thấp thỏm chờ phiên phúc thẩm lần 3 sắp mở tới đây.
    Từ những nông dân chân lấm tay bùn, nay qua 5 phiên tòa - vợ chồng Cẩm ''''anh'''' đã rất hiểu về pháp luật. Trò chuyện với phóng viên VietNamNet, bà Nguyễn Thị Mai (vợ Cẩm ''''anh'''') nói cứ như luật sư, cho biết: ''''Việc TAND huyện Đông Anh luôn công nhận tính hợp pháp của việc các ông Kiêm, Khôi, Tuấn, Vinh, Điệp, Dũng... cũng như bà Nhường mua đất của cha mẹ tôi để lại... là không đúng. Phần đất 80m2 do cụ Lợi viết giấy để lại cho riêng Cẩm ''''anh'''' sao lại đưa vào tài sản chung để chia thừa kế? Nhiều lần TAND TP. Hà Nội đã trả hồ sơ, yêu cầu TAND huyện Đông Anh xử lại theo hướng: đưa toàn bộ quyền sử dụng đất của cha mẹ vào khối di sản thừa kế đang tranh chấp, xác định thời điểm bán và tính hợp pháp của các vụ mua bán đất , từ đó xác định Cẩm ''''anh'''' và Cẩm ''''em'''' được hưởng thừa kế như thế nào - nhưng TAND huyện Đông Anh vẫn ''''trên bảo, dưới không nghe'''', vẫn y nguyên xử theo ý mình!?''''.
    Tìm hiểu hàng xóm xung quanh, được biết Cẩm ''''em'''' sau khi bán đi bỏ túi bao nhiêu đất đai, nhà cửa... giờ phút này vẫn đang ngồi bơm vá xe đạp tại cái khoảnh vài mét vuông còn sót lại của mình. Rượu đã làm thần kinh Cẩm ''''em'''' không còn bình thường, cộng thêm cuộc sống không vợ, không con, anh em thì nhìn nhau như ''''bên nguyên - bên bị'''', từng phải tìm đến trại dưỡng già khi mới hơn 40 tuổi theo diện cô đơn không nơi nương tựa, nom Cẩm ''''em'''' nhếch nhác và già trước tuổi. Vậy mà, TAND huyện Đông Anh vừa xử Cẩm ''''em'''' phải thanh toán cho gia đình Cẩm ''''anh'''' 218 triệu đồng - 1 bản án không bao giờ thi hành được với Cẩm ''''em''''!
    Còn ông Đỗ Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã Mai Hiên, huyện Đông Anh (Hà Nội) khi tiếp xúc với phóng viên VietNamNet đã khẳng định: Ngô Văn Cẩm - Ngô Quốc Hưởng hay Ngô Quốc Cẩn đều chỉ là 1 người - Cẩm ''''em''''! Nhưng, dựa vào căn cứ, giấy tờ nào để xác định như vậy thì ông Tâm không có. Bởi xã đã trót lỡ đóng dấu xác nhận cho Ngô Quốc Cẩn nào đó, nên bây giờ không có ai là Ngô Quốc Cẩn thì gay! Ông Tâm bảo: ''''Ngô Quốc Cẩn là tên thường gọi, là bí danh của Ngô Văn Cẩm tức Ngô Quốc Hưởng''''. Nhưng tại sao tên thường gọi ấy không được đăng ký trên bất cứ giấy tờ tùy thân hoặc có liên quan nào của nhân vật này? Tại sao khi ra chính quyền hợp pháp hóa việc chuyển nhượng đất đai, nhân vật này không dùng tên chính thức có trong giấy tờ, mà lại phải dùng cái tên thiếu tính pháp lý? Không lẽ ai lấy bí danh là Cò, Cún, Tôm, Bin... gì, UBND xã cũng chứng nhận hết sao?
    Hồi sau liệu có rõ được câu chuyện đơn giản nhưng càng xét xử càng li kì này?
    Hoàng Huy

  10. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    22 năm đòi lại danh dự
    Mới đây, TAND tỉnh Bình Định vừa tổ chức xin lỗi công khai đối với ông Nguyễn Thanh Xuân (54 tuổi, ngụ tại thôn Bằng Châu, thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định). 22 năm trước, ông Xuân đã bị gán cho một tội tày trời...
    Ông Xuân sẽ không bao giờ quên ngày 7/8/1982, đó là thời điểm mà sự oan trái đã đẩy cuộc đời ông vào một ngõ cụt tăm tối.
    Ông bồi hồi nhớ lại: "Hôm đó, hai công an của huyện An Nhơn là Nguyễn Văn Dũng và Lê Xuân Thanh đến khám xét nhà rồi bắt giam tôi. Ông Thanh nhiều lần đánh đập và ép buộc là tôi phải nhận đã hiếp dâm 2 cháu bé Đ.T.T.H và N.T.T.V (lúc này mới 11 tuổi và 9 tuổi) nhưng tôi nhất quyết không nhận". Gần một năm sau, vụ án mới được đưa ra xét xử nhưng những người cầm cân nảy mực của TAND tỉnh Nghĩa Bình (cũ) đã bỏ qua những lời kêu oan thống thiết của ông Xuân và tuyên phạt ông 10 năm tù. Sau khi bị bắt, gia đình ông Xuân đã làm tất cả để minh oan cho ông. Mẹ ông đã bán tất cả những gì có thể trong nhà hòng có đủ chi phí cho cuộc hành trình đòi công lý cho đứa con trai duy nhất của gia đình. Thế nhưng tất cả đều vô vọng. Trước tình thế này, ông Xuân chỉ còn con đường để lựa chọn là kháng cáo lên cấp phúc thẩm để xin xem xét lại vụ án.
    Không lâu sau đó, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng đã đưa vụ án ra xét xử theo trình tự phúc thẩm. Tại phiên tòa này, ông Xuân lại trình bày lời kêu oan của mình và một mực yêu cầu giám định lại đối với nạn nhân nhưng phía gia đình nạn nhân luôn từ chối. Phiên tòa phúc thẩm xử vụ án này đã được mở đến... 12 lần nhưng đều không xét xử xong vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân từ bản kết luận giám định pháp y. TAND tối cao tại Đà Nẵng nhiều lần yêu cầu Viện KSND tỉnh Nghĩa Bình trưng cầu giám định lại 2 nạn nhân nhưng cho đến ngày hôm nay, yêu cầu này vẫn chưa được phúc đáp. Và trong phiên tòa phúc thẩm thứ 12, Tòa phúc thẩm đã quyết định hủy toàn bộ bản án, trả hồ sơ về cấp sơ thẩm để điều tra lại.
    Ngày 17/4/1987, sau khi không tìm được chứng cứ để kết tội ông Xuân, cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Nghĩa Bình đã trả tự do cho ông Xuân. Nhưng những gì quý giá nhất của cuộc đời ông đã mất hết. Tài sản gia đình đã đội nón ra đi, danh dự của bản thân và gia đình ông bị dư luận chà đạp, tuổi xuân đẹp nhất của đời người đã bị đánh mất, còn hạnh phúc lứa đôi cũng đã bị vùi sâu sau song sắt nhà tù. Trước khi bị bắt, ông Xuân chuẩn bị làm đám cưới nhưng khi quay về, người yêu ông đã lấy chồng và đã có con...
    Mất mát không chỉ dừng ở đó, ông Xuân còn phải hứng chịu một bản án khác còn khắc nghiệt hơn gấp nhiều lần: Đó là dư luận. "Tôi bị bắt và xét xử ai cũng biết nhưng khi không đủ chứng cứ, họ thả tôi về vào ban đêm, không ai hay biết" - ông Xuân nói. Vì vậy, dù ngồi tù oan gần 5 năm nhưng khi được tha về, trong mắt người dân tại đây ông vẫn là kẻ phạm tội, vừa chấp hành hình phạt tù xong và được tha về trước thời hạn (!). Ngày ông Xuân bị bắt, đi đâu người ta cũng bàn tán. Ngày được thả về, ông lại trở thành đề tài cho thiên hạ miệt thị...
    Không chịu nổi sự ghẻ lạnh này, ông Xuân quyết định bỏ xứ đi vào Phan Rang (Ninh Thuận) để mưu sinh. Với nghề thợ điện đã học từ trước, ông mở một tiệm sửa điện cơ nho nhỏ, rồi lập vườn để trồng cây với hy vọng quên đi chuyện cũ. Thế nhưng nỗi oan, nỗi nhục vẫn canh cánh bên lòng nên làm được bao nhiêu tiền ông đều ky cóp dồn vào một việc duy nhất là gửi đơn đi khắp nơi để mong được phục hồi lại danh dự. Vào lúc ông tưởng rằng sóng gió cuộc đời đã lắng xuống thì cái tin "thằng Xuân từng hiếp dâm 2 đứa trẻ" như một cơn cuồng phong từ đâu tràn đến nơi ông cư trú. Người dân ở đây bắt đầu đối xử lạnh nhạt với ông. Đêm đêm họ ném đá vào nhà ông, thậm chí họ xem nhà ông như một nhà xí, thay nhau tiểu tiện, đại tiện vào...
    "Nhiều lúc tôi muốn chết, nhưng nghĩ lại mình không làm việc tồi bại đó nên nếu tự tử người ta sẽ nghĩ tôi là kẻ có tội. Tôi phải ráng sống để chờ ngày hôm nay" - ông Xuân vẫn chưa hết bức xúc khi tiếp chúng tôi. "Nhưng, căn cứ vào đâu mà gia đình nạn nhân lại cho rằng ông phạm tội ?"- chúng tôi hỏi. Ông kể: "Nhà tôi và nhà ông Nguyễn Ngọc Hồng (anh vợ của một trong hai công an đã bắt ông Xuân trước đây - PV) ở sát vách và có nhiều mâu thuẫn với nhau, trong đó có chuyện làm hàng rào chia ranh giới đất nên họ đã bày mưu hãm hại tôi...". Thấy chúng tôi hoài nghi, ông đặt vấn đề: "Nếu tôi có hiếp dâm, sao tôi được thả tự do trước thời hạn, họ cũng không khiếu nại gì ?". Suy nghĩ hồi lâu, ông nói tiếp: "Tôi còn nhớ, ngay tại tòa bác sĩ Thanh (là người giám định 2 nạn nhân - PV) cũng đã nói rất rõ là: "Theo kinh nghiệm của tôi thì 2 đứa trẻ này không bị hiếp dâm". Ông Thanh nói thêm: "Việc khám 2 đứa trẻ trên là Công an huyện An Nhơn và Viện KSND huyện An Nhơn bảo tôi làm như vậy...". Tại buổi xin lỗi công khai đối với ông Xuân, đại diện TAND tỉnh Bình Định thừa nhận: "Vụ án này bị oan sai là do nhận thức của những cán bộ trực tiếp tiến hành tố tụng...".
    Ông Xuân cho biết, ông đã yêu cầu tòa án tỉnh bồi thường trên 800 triệu đồng. Thế nhưng đó không phải là mục đích thưa kiện kéo dài gần 22 năm qua, mà cái chính là danh dự của bản thân và gia đình ông. Ông Xuân cho biết, sau khi được tòa xin lỗi, nhiều bạn bè, anh em đã gặp gỡ, trò chuyện với ông một cách bình thường, mọi sự kỳ thị của người dân tại đây không còn nữa. Trước khi chia tay, chúng tôi hỏi ông Xuân chừng nào sẽ lập gia đình để mẹ ông có cháu ẵm, ông buồn buồn: "Mình đã 54 tuổi rồi, còn lập gì nữa...".
    Minh Thuận - Quang Trung

Chia sẻ trang này