1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tháp GIẢI OAN .

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Nimarxnijesus, 05/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    22 năm đòi lại danh dự
    Mới đây, TAND tỉnh Bình Định vừa tổ chức xin lỗi công khai đối với ông Nguyễn Thanh Xuân (54 tuổi, ngụ tại thôn Bằng Châu, thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định). 22 năm trước, ông Xuân đã bị gán cho một tội tày trời...
    Ông Xuân sẽ không bao giờ quên ngày 7/8/1982, đó là thời điểm mà sự oan trái đã đẩy cuộc đời ông vào một ngõ cụt tăm tối.
    Ông bồi hồi nhớ lại: "Hôm đó, hai công an của huyện An Nhơn là Nguyễn Văn Dũng và Lê Xuân Thanh đến khám xét nhà rồi bắt giam tôi. Ông Thanh nhiều lần đánh đập và ép buộc là tôi phải nhận đã hiếp dâm 2 cháu bé Đ.T.T.H và N.T.T.V (lúc này mới 11 tuổi và 9 tuổi) nhưng tôi nhất quyết không nhận". Gần một năm sau, vụ án mới được đưa ra xét xử nhưng những người cầm cân nảy mực của TAND tỉnh Nghĩa Bình (cũ) đã bỏ qua những lời kêu oan thống thiết của ông Xuân và tuyên phạt ông 10 năm tù. Sau khi bị bắt, gia đình ông Xuân đã làm tất cả để minh oan cho ông. Mẹ ông đã bán tất cả những gì có thể trong nhà hòng có đủ chi phí cho cuộc hành trình đòi công lý cho đứa con trai duy nhất của gia đình. Thế nhưng tất cả đều vô vọng. Trước tình thế này, ông Xuân chỉ còn con đường để lựa chọn là kháng cáo lên cấp phúc thẩm để xin xem xét lại vụ án.
    Không lâu sau đó, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng đã đưa vụ án ra xét xử theo trình tự phúc thẩm. Tại phiên tòa này, ông Xuân lại trình bày lời kêu oan của mình và một mực yêu cầu giám định lại đối với nạn nhân nhưng phía gia đình nạn nhân luôn từ chối. Phiên tòa phúc thẩm xử vụ án này đã được mở đến... 12 lần nhưng đều không xét xử xong vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân từ bản kết luận giám định pháp y. TAND tối cao tại Đà Nẵng nhiều lần yêu cầu Viện KSND tỉnh Nghĩa Bình trưng cầu giám định lại 2 nạn nhân nhưng cho đến ngày hôm nay, yêu cầu này vẫn chưa được phúc đáp. Và trong phiên tòa phúc thẩm thứ 12, Tòa phúc thẩm đã quyết định hủy toàn bộ bản án, trả hồ sơ về cấp sơ thẩm để điều tra lại.
    Ngày 17/4/1987, sau khi không tìm được chứng cứ để kết tội ông Xuân, cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Nghĩa Bình đã trả tự do cho ông Xuân. Nhưng những gì quý giá nhất của cuộc đời ông đã mất hết. Tài sản gia đình đã đội nón ra đi, danh dự của bản thân và gia đình ông bị dư luận chà đạp, tuổi xuân đẹp nhất của đời người đã bị đánh mất, còn hạnh phúc lứa đôi cũng đã bị vùi sâu sau song sắt nhà tù. Trước khi bị bắt, ông Xuân chuẩn bị làm đám cưới nhưng khi quay về, người yêu ông đã lấy chồng và đã có con...
    Mất mát không chỉ dừng ở đó, ông Xuân còn phải hứng chịu một bản án khác còn khắc nghiệt hơn gấp nhiều lần: Đó là dư luận. "Tôi bị bắt và xét xử ai cũng biết nhưng khi không đủ chứng cứ, họ thả tôi về vào ban đêm, không ai hay biết" - ông Xuân nói. Vì vậy, dù ngồi tù oan gần 5 năm nhưng khi được tha về, trong mắt người dân tại đây ông vẫn là kẻ phạm tội, vừa chấp hành hình phạt tù xong và được tha về trước thời hạn (!). Ngày ông Xuân bị bắt, đi đâu người ta cũng bàn tán. Ngày được thả về, ông lại trở thành đề tài cho thiên hạ miệt thị...
    Không chịu nổi sự ghẻ lạnh này, ông Xuân quyết định bỏ xứ đi vào Phan Rang (Ninh Thuận) để mưu sinh. Với nghề thợ điện đã học từ trước, ông mở một tiệm sửa điện cơ nho nhỏ, rồi lập vườn để trồng cây với hy vọng quên đi chuyện cũ. Thế nhưng nỗi oan, nỗi nhục vẫn canh cánh bên lòng nên làm được bao nhiêu tiền ông đều ky cóp dồn vào một việc duy nhất là gửi đơn đi khắp nơi để mong được phục hồi lại danh dự. Vào lúc ông tưởng rằng sóng gió cuộc đời đã lắng xuống thì cái tin "thằng Xuân từng hiếp dâm 2 đứa trẻ" như một cơn cuồng phong từ đâu tràn đến nơi ông cư trú. Người dân ở đây bắt đầu đối xử lạnh nhạt với ông. Đêm đêm họ ném đá vào nhà ông, thậm chí họ xem nhà ông như một nhà xí, thay nhau tiểu tiện, đại tiện vào...
    "Nhiều lúc tôi muốn chết, nhưng nghĩ lại mình không làm việc tồi bại đó nên nếu tự tử người ta sẽ nghĩ tôi là kẻ có tội. Tôi phải ráng sống để chờ ngày hôm nay" - ông Xuân vẫn chưa hết bức xúc khi tiếp chúng tôi. "Nhưng, căn cứ vào đâu mà gia đình nạn nhân lại cho rằng ông phạm tội ?"- chúng tôi hỏi. Ông kể: "Nhà tôi và nhà ông Nguyễn Ngọc Hồng (anh vợ của một trong hai công an đã bắt ông Xuân trước đây - PV) ở sát vách và có nhiều mâu thuẫn với nhau, trong đó có chuyện làm hàng rào chia ranh giới đất nên họ đã bày mưu hãm hại tôi...". Thấy chúng tôi hoài nghi, ông đặt vấn đề: "Nếu tôi có hiếp dâm, sao tôi được thả tự do trước thời hạn, họ cũng không khiếu nại gì ?". Suy nghĩ hồi lâu, ông nói tiếp: "Tôi còn nhớ, ngay tại tòa bác sĩ Thanh (là người giám định 2 nạn nhân - PV) cũng đã nói rất rõ là: "Theo kinh nghiệm của tôi thì 2 đứa trẻ này không bị hiếp dâm". Ông Thanh nói thêm: "Việc khám 2 đứa trẻ trên là Công an huyện An Nhơn và Viện KSND huyện An Nhơn bảo tôi làm như vậy...". Tại buổi xin lỗi công khai đối với ông Xuân, đại diện TAND tỉnh Bình Định thừa nhận: "Vụ án này bị oan sai là do nhận thức của những cán bộ trực tiếp tiến hành tố tụng...".
    Ông Xuân cho biết, ông đã yêu cầu tòa án tỉnh bồi thường trên 800 triệu đồng. Thế nhưng đó không phải là mục đích thưa kiện kéo dài gần 22 năm qua, mà cái chính là danh dự của bản thân và gia đình ông. Ông Xuân cho biết, sau khi được tòa xin lỗi, nhiều bạn bè, anh em đã gặp gỡ, trò chuyện với ông một cách bình thường, mọi sự kỳ thị của người dân tại đây không còn nữa. Trước khi chia tay, chúng tôi hỏi ông Xuân chừng nào sẽ lập gia đình để mẹ ông có cháu ẵm, ông buồn buồn: "Mình đã 54 tuổi rồi, còn lập gì nữa...".
    Minh Thuận - Quang Trung
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Gian nan, vất vả nhưng kết quả... bằng không!
    TT - Khi cơ quan nhà nước ra quyết định sai, ảnh hưởng đến lợi ích của mình, người dân có quyền khởi kiện ra tòa để yêu cầu hủy quyết định này.
    Vấn đề tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực tế thì sao? Để đeo đuổi một vụ kiện hành chính cho đến khi đạt được kết quả như mong muốn không phải dễ...
    Hoãn tòa, dời ngày xử: chuyện thường ngày của tòa hành chính!
    Anh Hoàng Anh Tuấn - một trong số hơn 20 người dân bị giải tỏa trắng dãy kiôt ở ngã tư Trung Chánh, quận 12, TP.HCM - bức xúc: ?oKể từ lúc bị giải tỏa đến nay tôi đã khiếu nại nhiều nơi, kể cả kiện ra tòa hành chính nhưng đến nay đã gần hai năm mà vụ việc vẫn chưa được giải quyết?. Chưa tính đến khoảng thời gian trước đó đã khiếu nại tại UBND quận, kể từ lúc vụ kiện của anh Tuấn được Tòa án nhân dân quận 12 thụ lý đến nay cũng đã một năm nhưng phiên tòa vẫn chưa được tiến hành.
    Trong số ba lần tạm hoãn phiên tòa thì một lần anh được thông báo lý do một thành viên hội đồng xét xử bận đột xuất, còn lại hai lần khác thì nguyên nhân đều do đại diện UBND quận 12 không đến dự tòa được. Tốn công, mất nhiều thời gian theo đuổi vụ kiện nên nhiều người trong số các chủ kiôt bị giải tỏa chung với anh Tuấn nản lòng rút đơn kiện. Đến nay chỉ còn anh Tuấn và một vài người khác vẫn kiên trì theo đuổi vụ kiện này.
    Lý do hoãn tòa, dời ngày xét xử vì người của UBND bận việc, họp đột xuất... không có gì là xa lạ với các đương sự đã từng đeo đuổi vụ kiện hành chính với các cấp chính quyền.
    Chị Nguyễn Thị Hương, đương sự trong một vụ kiện quyết định hành chính khác của UBND TP.HCM, cho biết chị phải tới tòa hàng chục lần nhưng lần nào tòa cũng cho biết phía UBND không có mặt nên phải dời lại ngày xét xử.
    Bà Lưu Thị Hòa, chánh tòa hành chính Tòa án nhân dân TP.HCM, cho biết việc thu thập hồ sơ của vụ án hành chính hiện rất khó khăn. Khác với các vụ kiện dân sự, các bên đều tích cực bung các chứng cứ cho tòa để chứng minh yêu cầu của mình thì trong án hành chính, các UBND cứ ?oỳ? ra.
    Tòa án yêu cầu nhiều lần nhưng có ủy ban vẫn không chịu cung cấp văn bản, tài liệu có liên quan quyết định hành chính bị kiện cho nên tòa không thể xét xử được. Tình trạng này thường xảy ra nhiều nhất trong các vụ án hành chính cấp quận huyện. Cũng chính vì những nguyên nhân này mà hầu như tất cả các phiên tòa hành chính phải hoãn đi hoãn lại nhiều lần mới xét xử được.
    Ngoài ra, vụ kiện hành chính thường rất phức tạp, đòi hỏi thẩm phán phải có sự đầu tư thời gian nghiên cứu, thu thập nhiều hồ sơ tài liệu để làm căn cứ đối chiếu, xét xử. Tuy nhiên hiện nay ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì tòa án mới thành lập tòa chuyên trách (tòa hành chính), còn ở cấp quận huyện thì thẩm phán kiêm luôn xét xử hình sự, dân sự, lao động... và cả án hành chính. Vì vậy, tình trạng án hành chính tồn đọng là điều khó tránh khỏi.
    Theo Tòa án nhân dân TP.HCM, trong sáu tháng đầu năm 2004, tỉ lệ vụ án hành chính mà các tòa án quận huyện xét xử xong chỉ đạt khoảng 26%, có vụ đã kéo dài mà vẫn chưa được đưa ra xét xử. Việc phải theo đuổi vụ kiện kéo dài cả năm, thậm chí vài ba năm nếu tính cả cấp sơ thẩm, đã trở thành thường xuyên đối với các đương sự trong vụ kiện hành chính.
    Bản án hành chính: UBND muốn thi hành hay không cũng được?
    Vất vả, cực khổ hàng năm trời để theo đuổi vụ án hành chính, có được bản án của tòa tuyên hủy bỏ quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền nhưng lợi ích của nhiều đương sự thực tế vẫn còn bị ?otreo? lơ lửng. Theo qui định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, trong khi xét xử tòa án có thể tuyên hủy quyết định hành chính theo yêu cầu của nguyên đơn nếu khiếu kiện có cơ sở.
    Tuy nhiên, theo bà Lưu Thị Hòa: ?oÁn hành chính rất quan trọng vì nó liên quan đến việc đánh giá, xem xét quyết định, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Tòa án chỉ có quyền xem xét quyết định hành chính là đúng hay sai, nếu sai thì tòa tuyên hủy quyết định ấy nhưng lại không được ra phán quyết để sửa quyết định ấy như thế nào.
    Việc sửa hoặc ra quyết định hành chính mới hoàn toàn thuộc thẩm quyền của UBND, tòa án không được làm thay công việc của cơ quan hành chính?. Vì vậy, sau khi bản án được ban hành, cơ quan hành chính (nếu bị tòa án tuyên hủy quyết định hành chính) phải có nghĩa vụ ban hành quyết định hành chính khác thay thế quyết định đã bị tòa tuyên hủy, nhưng không ít đương sự đã phải khổ sở thêm một lần nữa để có được cái quyết định mới của UBND.
    Khác với các vụ kiện dân sự, nếu bên đương sự bị xử thua không tự nguyện thi hành án thì bên thắng kiện có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc bên kia phải thi hành, thậm chí cơ quan thi hành án có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế để buộc đương sự phải thi hành án. Nhưng trong vụ án hành chính, việc thi hành bản án hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự ?otự giác? của cơ quan hành chính. Không có một cơ quan thi hành án nào có thẩm quyền đứng ra buộc UBND quận huyện, thành phố phải thi hành bản án của tòa, nếu UBND không thi hành thì cũng chẳng có biện pháp chế tài nào đối với cơ quan nhà nước này.
    Thậm chí nếu UBND, cơ quan hành chính cố tình không chấp hành bản án, không ra quyết định mới trong thời gian bao lâu cũng là... quyền của các cơ quan này! Chính vì vậy, không ít trường hợp các đương sự đã tốn công sức, thời gian theo đuổi vụ kiện hành chính, được thắng kiện rồi nhưng vẫn phải dài cổ chờ đợi để UBND ra quyết định khác giải quyết lợi ích chính đáng của mình. Chưa kể tình trạng quyết định hành chính mới được ban hành cũng vẫn sai, đương sự lại phải tiếp tục theo đuổi một vụ kiện hành chính mới!
    Theo các thẩm phán tòa hành chính, nguyên nhân những vấn đề trên là do qui định của pháp luật nước ta. Tòa hành chính tuy cũng thuộc hệ thống tòa án nhân dân nhưng xét về bản chất lại khác, đối tượng xem xét của tòa hành chính lại là các quyết định hành chính, hành vi của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của các cơ quan hành chính này.
    Xung quanh các qui định về tòa hành chính, qua trao đổi với chúng tôi, nhiều chuyên gia về pháp luật đã cho rằng phải tách tòa hành chính ra khỏi hệ thống tòa án nhân dân, thành lập hệ thống ?otòa án tư pháp? hoặc đưa tòa hành chính trực thuộc Chính phủ và có cơ chế thực thi quyết định của tòa thì việc giải quyết vụ án hành chính mới không gặp bất cập và đạt được hiệu quả cao nhất.
    CHI MAI(theo tuoitreonline)
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Gian nan, vất vả nhưng kết quả... bằng không!
    TT - Khi cơ quan nhà nước ra quyết định sai, ảnh hưởng đến lợi ích của mình, người dân có quyền khởi kiện ra tòa để yêu cầu hủy quyết định này.
    Vấn đề tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực tế thì sao? Để đeo đuổi một vụ kiện hành chính cho đến khi đạt được kết quả như mong muốn không phải dễ...
    Hoãn tòa, dời ngày xử: chuyện thường ngày của tòa hành chính!
    Anh Hoàng Anh Tuấn - một trong số hơn 20 người dân bị giải tỏa trắng dãy kiôt ở ngã tư Trung Chánh, quận 12, TP.HCM - bức xúc: ?oKể từ lúc bị giải tỏa đến nay tôi đã khiếu nại nhiều nơi, kể cả kiện ra tòa hành chính nhưng đến nay đã gần hai năm mà vụ việc vẫn chưa được giải quyết?. Chưa tính đến khoảng thời gian trước đó đã khiếu nại tại UBND quận, kể từ lúc vụ kiện của anh Tuấn được Tòa án nhân dân quận 12 thụ lý đến nay cũng đã một năm nhưng phiên tòa vẫn chưa được tiến hành.
    Trong số ba lần tạm hoãn phiên tòa thì một lần anh được thông báo lý do một thành viên hội đồng xét xử bận đột xuất, còn lại hai lần khác thì nguyên nhân đều do đại diện UBND quận 12 không đến dự tòa được. Tốn công, mất nhiều thời gian theo đuổi vụ kiện nên nhiều người trong số các chủ kiôt bị giải tỏa chung với anh Tuấn nản lòng rút đơn kiện. Đến nay chỉ còn anh Tuấn và một vài người khác vẫn kiên trì theo đuổi vụ kiện này.
    Lý do hoãn tòa, dời ngày xét xử vì người của UBND bận việc, họp đột xuất... không có gì là xa lạ với các đương sự đã từng đeo đuổi vụ kiện hành chính với các cấp chính quyền.
    Chị Nguyễn Thị Hương, đương sự trong một vụ kiện quyết định hành chính khác của UBND TP.HCM, cho biết chị phải tới tòa hàng chục lần nhưng lần nào tòa cũng cho biết phía UBND không có mặt nên phải dời lại ngày xét xử.
    Bà Lưu Thị Hòa, chánh tòa hành chính Tòa án nhân dân TP.HCM, cho biết việc thu thập hồ sơ của vụ án hành chính hiện rất khó khăn. Khác với các vụ kiện dân sự, các bên đều tích cực bung các chứng cứ cho tòa để chứng minh yêu cầu của mình thì trong án hành chính, các UBND cứ ?oỳ? ra.
    Tòa án yêu cầu nhiều lần nhưng có ủy ban vẫn không chịu cung cấp văn bản, tài liệu có liên quan quyết định hành chính bị kiện cho nên tòa không thể xét xử được. Tình trạng này thường xảy ra nhiều nhất trong các vụ án hành chính cấp quận huyện. Cũng chính vì những nguyên nhân này mà hầu như tất cả các phiên tòa hành chính phải hoãn đi hoãn lại nhiều lần mới xét xử được.
    Ngoài ra, vụ kiện hành chính thường rất phức tạp, đòi hỏi thẩm phán phải có sự đầu tư thời gian nghiên cứu, thu thập nhiều hồ sơ tài liệu để làm căn cứ đối chiếu, xét xử. Tuy nhiên hiện nay ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì tòa án mới thành lập tòa chuyên trách (tòa hành chính), còn ở cấp quận huyện thì thẩm phán kiêm luôn xét xử hình sự, dân sự, lao động... và cả án hành chính. Vì vậy, tình trạng án hành chính tồn đọng là điều khó tránh khỏi.
    Theo Tòa án nhân dân TP.HCM, trong sáu tháng đầu năm 2004, tỉ lệ vụ án hành chính mà các tòa án quận huyện xét xử xong chỉ đạt khoảng 26%, có vụ đã kéo dài mà vẫn chưa được đưa ra xét xử. Việc phải theo đuổi vụ kiện kéo dài cả năm, thậm chí vài ba năm nếu tính cả cấp sơ thẩm, đã trở thành thường xuyên đối với các đương sự trong vụ kiện hành chính.
    Bản án hành chính: UBND muốn thi hành hay không cũng được?
    Vất vả, cực khổ hàng năm trời để theo đuổi vụ án hành chính, có được bản án của tòa tuyên hủy bỏ quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền nhưng lợi ích của nhiều đương sự thực tế vẫn còn bị ?otreo? lơ lửng. Theo qui định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, trong khi xét xử tòa án có thể tuyên hủy quyết định hành chính theo yêu cầu của nguyên đơn nếu khiếu kiện có cơ sở.
    Tuy nhiên, theo bà Lưu Thị Hòa: ?oÁn hành chính rất quan trọng vì nó liên quan đến việc đánh giá, xem xét quyết định, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Tòa án chỉ có quyền xem xét quyết định hành chính là đúng hay sai, nếu sai thì tòa tuyên hủy quyết định ấy nhưng lại không được ra phán quyết để sửa quyết định ấy như thế nào.
    Việc sửa hoặc ra quyết định hành chính mới hoàn toàn thuộc thẩm quyền của UBND, tòa án không được làm thay công việc của cơ quan hành chính?. Vì vậy, sau khi bản án được ban hành, cơ quan hành chính (nếu bị tòa án tuyên hủy quyết định hành chính) phải có nghĩa vụ ban hành quyết định hành chính khác thay thế quyết định đã bị tòa tuyên hủy, nhưng không ít đương sự đã phải khổ sở thêm một lần nữa để có được cái quyết định mới của UBND.
    Khác với các vụ kiện dân sự, nếu bên đương sự bị xử thua không tự nguyện thi hành án thì bên thắng kiện có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc bên kia phải thi hành, thậm chí cơ quan thi hành án có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế để buộc đương sự phải thi hành án. Nhưng trong vụ án hành chính, việc thi hành bản án hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự ?otự giác? của cơ quan hành chính. Không có một cơ quan thi hành án nào có thẩm quyền đứng ra buộc UBND quận huyện, thành phố phải thi hành bản án của tòa, nếu UBND không thi hành thì cũng chẳng có biện pháp chế tài nào đối với cơ quan nhà nước này.
    Thậm chí nếu UBND, cơ quan hành chính cố tình không chấp hành bản án, không ra quyết định mới trong thời gian bao lâu cũng là... quyền của các cơ quan này! Chính vì vậy, không ít trường hợp các đương sự đã tốn công sức, thời gian theo đuổi vụ kiện hành chính, được thắng kiện rồi nhưng vẫn phải dài cổ chờ đợi để UBND ra quyết định khác giải quyết lợi ích chính đáng của mình. Chưa kể tình trạng quyết định hành chính mới được ban hành cũng vẫn sai, đương sự lại phải tiếp tục theo đuổi một vụ kiện hành chính mới!
    Theo các thẩm phán tòa hành chính, nguyên nhân những vấn đề trên là do qui định của pháp luật nước ta. Tòa hành chính tuy cũng thuộc hệ thống tòa án nhân dân nhưng xét về bản chất lại khác, đối tượng xem xét của tòa hành chính lại là các quyết định hành chính, hành vi của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của các cơ quan hành chính này.
    Xung quanh các qui định về tòa hành chính, qua trao đổi với chúng tôi, nhiều chuyên gia về pháp luật đã cho rằng phải tách tòa hành chính ra khỏi hệ thống tòa án nhân dân, thành lập hệ thống ?otòa án tư pháp? hoặc đưa tòa hành chính trực thuộc Chính phủ và có cơ chế thực thi quyết định của tòa thì việc giải quyết vụ án hành chính mới không gặp bất cập và đạt được hiệu quả cao nhất.
    CHI MAI(theo tuoitreonline)
  4. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Chuyện sau 50 năm !!!
    Trưng mua hồi đó có trả tiền không nhỉ ??? Sao bây giờ lại dùng từ " Trợ cấp " ?
    Còn bao nhiêu người sống sau 50 năm ? , Có trễ quá không ? Và đến khi nào thì những hộ trong Nam được ... trợ cấp thời kỳ " trưng mua " năm 1977-1980 ? Xin đừng bắt đợi đủ 50 năm !
    Tớ thì chỉ cần được 1 $ danh dự ! Nhưng mà các cụ làm ơn nhanh nhanh lên một tý .
    Hồi 1993, trở về gặp mẹ ! mẹ cầm rất nhiều phiếu tiết kiệm " cưỡng bức " do con cái gửi USD cho mẹ hàng tháng theo đường chính thức, từ cái thời 1 VN $ ăn gần 3 USD .... đi hỏi thì được bảo là có thể đổi được 1 $ tiết kiệm thành 10 $ ( lúc ấy, 1 VN $ không bằng 3 USD mà bằng 1 phần mười một ngàn USD ) !!! Thế là coi như mất sạch !
    Thiết nghĩ : Để xóa bỏ hoàn toàn các ấm ức, Nhà nước cần ban bố 1 " lệnh " xin lỗi tất cả những ngang trái xảy ra cho dân trong thời kỳ quá độ !
    ================
    http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/XaHoi/2004/10/9/31394/
    Hà Nội: Trợ cấp các gia đình bị trưng mua tài sản trong cải cách ruộng đất

    UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định về việc trợ cấp một số trường hợp có tài sản bị trưng thu, trưng mua trong thời kỳ cải cách ruộng đất với mức 3 triệu đồng/trường hợp. Đơn đề nghị xem xét trợ cấp có xác nhận của chính quyền địa phương và của người làm công tác trong cải cách ruộng đất hoặc người đã sử dụng tài sản của gia đình thời kỳ đó...
    Riêng trường hợp trước đây bị quy sai thành phần địa chủ và tài sản bị tịch thu trong thời kỳ cải cách ruộng đất, cần nộp thêm bản chính giấy tờ của cấp có thẩm quyền trước đây sửa sai, điều chỉnh thành phần. Tất cả các thủ tục xem xét trợ cấp và nguồn kinh phí chi trả được giao cho Hội đồng xem xét trợ cấp tại các quận, huyện giải quyết.
    N.V.C

  5. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Chuyện sau 50 năm !!!
    Trưng mua hồi đó có trả tiền không nhỉ ??? Sao bây giờ lại dùng từ " Trợ cấp " ?
    Còn bao nhiêu người sống sau 50 năm ? , Có trễ quá không ? Và đến khi nào thì những hộ trong Nam được ... trợ cấp thời kỳ " trưng mua " năm 1977-1980 ? Xin đừng bắt đợi đủ 50 năm !
    Tớ thì chỉ cần được 1 $ danh dự ! Nhưng mà các cụ làm ơn nhanh nhanh lên một tý .
    Hồi 1993, trở về gặp mẹ ! mẹ cầm rất nhiều phiếu tiết kiệm " cưỡng bức " do con cái gửi USD cho mẹ hàng tháng theo đường chính thức, từ cái thời 1 VN $ ăn gần 3 USD .... đi hỏi thì được bảo là có thể đổi được 1 $ tiết kiệm thành 10 $ ( lúc ấy, 1 VN $ không bằng 3 USD mà bằng 1 phần mười một ngàn USD ) !!! Thế là coi như mất sạch !
    Thiết nghĩ : Để xóa bỏ hoàn toàn các ấm ức, Nhà nước cần ban bố 1 " lệnh " xin lỗi tất cả những ngang trái xảy ra cho dân trong thời kỳ quá độ !
    ================
    http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/XaHoi/2004/10/9/31394/
    Hà Nội: Trợ cấp các gia đình bị trưng mua tài sản trong cải cách ruộng đất

    UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định về việc trợ cấp một số trường hợp có tài sản bị trưng thu, trưng mua trong thời kỳ cải cách ruộng đất với mức 3 triệu đồng/trường hợp. Đơn đề nghị xem xét trợ cấp có xác nhận của chính quyền địa phương và của người làm công tác trong cải cách ruộng đất hoặc người đã sử dụng tài sản của gia đình thời kỳ đó...
    Riêng trường hợp trước đây bị quy sai thành phần địa chủ và tài sản bị tịch thu trong thời kỳ cải cách ruộng đất, cần nộp thêm bản chính giấy tờ của cấp có thẩm quyền trước đây sửa sai, điều chỉnh thành phần. Tất cả các thủ tục xem xét trợ cấp và nguồn kinh phí chi trả được giao cho Hội đồng xem xét trợ cấp tại các quận, huyện giải quyết.
    N.V.C

  6. lytoet12

    lytoet12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    Đọc mà đau quá !
    Xin Satthutinhdoi cho xin cái URL của bài này !
    Cảm ơn nhiều.
    Được lytoet12 sửa chữa / chuyển vào 23:49 ngày 25/10/2004
  7. lytoet12

    lytoet12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    Đọc mà đau quá !
    Xin Satthutinhdoi cho xin cái URL của bài này !
    Cảm ơn nhiều.
    Được lytoet12 sửa chữa / chuyển vào 23:49 ngày 25/10/2004
  8. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Bác lytoet có thể xem ở cái link sau:
    http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2004/09/3B9D641E/
    Hôm nay vinh dự được bác Lý qua box bọn em chơi, hân hạnh quá ạ .
  9. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Bác lytoet có thể xem ở cái link sau:
    http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2004/09/3B9D641E/
    Hôm nay vinh dự được bác Lý qua box bọn em chơi, hân hạnh quá ạ .
  10. lytoet12

    lytoet12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ !
    Tớ vẫn đọc đều đấy chứ ?! Chỉ tội là người ngoại đạo nên "dựa cột mà nghe" mà thôi!
    Tại cái bài này làm tớ bức xúc quá nên muốn có cái URL của nó mà thôi.
    Chúc vui.

Chia sẻ trang này