1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tháp GIẢI OAN .

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Nimarxnijesus, 05/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lytoet12

    lytoet12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ !
    Tớ vẫn đọc đều đấy chứ ?! Chỉ tội là người ngoại đạo nên "dựa cột mà nghe" mà thôi!
    Tại cái bài này làm tớ bức xúc quá nên muốn có cái URL của nó mà thôi.
    Chúc vui.
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Để bao nhiêu năm, Người oan trái phải tự thiêu mới được giải oan .
    Muộn còn hơn không nhưng gía mà sớm hơn thì dân được nhờ . ( Mà sao báo chí phải lờ đi vụ tự thiêu thế ? )
    ================
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=111938&ChannelID=6
    Thứ Hai, 05/12/2005, 08:00 (GMT+7)
    Làm rõ một vụ oan sai 13 năm
    TT - Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh, phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, vừa có văn bản báo cáo đại tướng Lê Hồng Anh, bộ trưởng Bộ Công an, kết quả xác minh, điều tra vụ Công an huyện Cát Tiên, Lâm Đồng bắt giam oan sai hai phụ nữ cách đây 13 năm.
    Theo kết quả xác minh của cơ quan điều tra Bộ Công an, ngày 8-3-1991 quyền giám đốc Xí nghiệp 3-2 (Cát Tiên, Lâm Đồng) Nguyễn Ngọc Anh kiểm tra quĩ tiền mặt phát hiện thiếu 11 triệu đồng. Ngày 2-1-1992, ông Anh ký văn bản gửi Công an huyện Cát Tiên đề nghị bắt khẩn cấp thủ quĩ Trần Minh Huế và kế toán trưởng Phạm Thị Trung Thu.
    Ngay trong ngày hôm đó, Công an Cát Tiên đã thực hiện lệnh bắt thủ quĩ Trần Minh Huế về tội ?otham ô tài sản?. Ngày 3-1-1992, cơ quan CSĐT Công an Cát Tiên ra các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Huế và tiếp tục giam giữ bà Huế (mặc dù không có lệnh tạm giam).
    Mười ngày sau, 13-1-1992, cơ quan CSĐT ra tiếp lệnh bắt tạm giam bà Phạm Thị Trung Thu về hành vi ?ocố ý làm trái?. Sau khi bà Thu đến trình diện, ngày 16-1 cơ quan CSĐT mới ra quyết định khởi tố bị can đối với bà Thu với tội danh trên.
    Sau nhiều tháng điều tra nhưng không chứng minh được hành vi phạm tội của các bị can, ngày 7-5-1992 VKSND Cát Tiên ra quyết định ?otrả tự do chờ xử lý? đối với bà Huế và bà Thu. Như vậy, bà Huế bị giam quá hạn không có lệnh tạm giam hợp pháp 58 ngày. Riêng bà Thu, bị bắt ngày 13-1 đến ngày 25-1-1992 không được thả mà tiếp tục bị tạm giam thêm 2 tháng (lệnh không số, bị gạch, tẩy). Ngày 23-3-1992, cơ quan CSĐT tiếp tục giam bà Thu đến ngày 7-5-1992 mà không cần ra quyết định gia hạn tạm giam. Tổng cộng bà Thu bị giam quá hạn không có lệnh tạm giam hợp pháp 42 ngày.
    Dù vậy ngày 2-4-1992, cơ quan CSĐT Công an Cát Tiên vẫn kết luận điều tra vụ án, chuyển hồ sơ sang VKSND Cát Tiên đề nghị truy tố bà Huế và bà Thu. Khi nhận được hồ sơ, VKSND Cát Tiên đã làm thủ tục ?otrả tự do chờ xử lý? (ngày 7-5-1992) rồi bỏ lửng hồ sơ, không tiến hành các hoạt động tố tụng gì.
    Liên tục nhiều năm sau đó, bà Thu đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng kêu oan nhưng vụ việc vẫn rơi vào im lặng. Mãi đến 11-10-2004, tức sau 12 năm kêu oan, Huyện ủy huyện Cát Tiên tiến hành xem xét vụ việc và lạnh lùng kết luận: ?oViệc khởi tố bắt tạm giam bà Thu để điều tra xử lý về hành vi cố ý làm trái là đúng pháp luật?, đồng thời giải quyết hỗ trợ bà Thu 23 triệu đồng.
    Không đồng tình với cách giải quyết trên, bà Thu tiếp tục khiếu kiện. Tháng 9-2005, thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do viện trưởng VKSND tỉnh Lâm Đồng chủ trì phối hợp công an kiểm tra vụ việc.
    Căn cứ kết quả làm việc của đoàn kiểm tra, ngày 7-10-2005 thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng có công văn (441/KL-TU) kết luận: ?oViệc cơ quan CSĐT Công an huyện Cát Tiên khởi tố bắt giam bà Phạm Thị Trung Thu về tội ?ocố ý làm trái? là không đúng với qui định của pháp luật, bác kết luận của Huyện ủy Cát Tiên. Ngày 10-10-2005, VKSND Cát Tiên mới làm thủ tục ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ khởi tố bị can đối với bà Thu do ?okhông cấu thành tội phạm?.
    Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng kết luận bà Huế, bà Thu không phạm tội ?otham ô tài sản? và ?ocố ý làm trái?. Người có hành vi cố ý làm trái rõ nhất là quyền giám đốc Xí nghiệp 3-2 Nguyễn Ngọc Anh nhưng không bị khởi tố điều tra, xử lý.
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Đọc những bài viết về tòa xử oan sai , chắc nhiều người cũng vui lắm, trên đà phát triển của xã hội công bằng . Nghị quyết 388 ra đời, chấn hưng nạn làm quyền trong tòa , và đòi hỏi người có nghiệp vụ xét xử phải có trình độ thực thụ. Nhưng nói về Oan sai thì thời nào không có ? Thời nhà Minh, Hàng ngàn vụ án oan sai được bao công tìm chân lý để giải oan, nhưng chính Bao hắc tử còn phải bị vài án, huống hồ chi ai ?
    Những bài viết về oan sai thì thấy mát lòng bà con quá :
    Gần 6 năm trời oan sai, tù đày vợ chồng 1 doanh nghiệp ở Kiên Giang đã khởi kiện TAND tỉnh Kiên Giang đòi bồi thường gần 10 tỷ đồng.
    Tuy nhiên kevin thấy rằng trong thời gian qua các Toà án đã quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết số 388; việc bồi thường thiệt hại và khôi phục danh dự cho người bị kết án oan được thực hiện kịp thời, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Nghị quyết số 388, các tóa cá cơ quan chức năng thẳng thắn nhận trách nhiệm đối với những sai sót của mình...
    Nhưng không biết rằng Việc tiến hành bồi thường oan sai theo Nghị quyết 388 của Quốc hội và trách nhiệm của người xử oan sai như thế nào? Có tình trạng ?o chùn tay'''' khi xét xử vì sợ phải bồi thường oan sai hay không? Từ trước tơi giờ Tòa mình hay chơi theo kiểu Tào tháo, ?othà giết lầm còn hơn tha Lầm? nên bây giờ mà giết lầm thì căng lắm thay.
  4. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Sẽ có bão giải oan- ko phải tháp đâu!
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Biển oan khiên !!!
    Đọc loạt bài : Đêm trước đổi mới mà những kỷ niệm cũ của " Một thời cay đắng " lại hiện về .
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?TopicID=528
    Những bài viết trên không phải là loại tiểu thuyết được hư cấu !
    Thực ra, là một nhân chứng của thời đại này, Tôi thấy các bài đó chỉ mới đưa ra 1 phần của sự thực mà đa số bạn trẻ ở đây chỉ thoáng nghe , nhiều bạn lại còn không tin nếu nghe một cá nhân nào đó kể .
    Cả một giai đoạn 12 năm ấy, Nước mắt, máu và thậm chí nhiều sinh mạng đổ ra với tủi nhục và hàm oan .
    Chúng ta hãy đọc vài đoạn :
    TT - Từ năm 1978, sau chiến dịch cải tạo,lập tức TP.HCM thiếu gạo - điều chưa từng có trong lịch sử miền Nam. ?oHòn ngọc Viễn Đông? phải ăn độn bo bo là điều không thể tưởng tượng nổi.
    Vào những năm cuối thập kỷ 1970, đầu thập kỷ 1980, khi ?othị trường? còn là điều cấm kỵ, nền kinh tế bị trói chết trong cơ chế ?otập trung? và chế độ bao cấp hoang phí, là ủy viên dự khuyết của Bộ Chính trị, đứng đầu cơ quan lãnh đạo của Đảng ở TP.HCM, ông Võ Văn Kiệt đã đến từng nhà máy loay hoay tiến hành những cuộc thể nghiệm cục bộ không có tiền lệ và ngoài vòng luật pháp hiện hành.
    Mô hình ?o*********?

    GSTS Võ Tòng Xuân (trái) về Nông trường Giồng Găng (Đồng Tháp) chứng minh cây tràm thích hợp hơn cây lúa trên đất phèn. Ảnh tư liệu của GSTS Võ Tòng Xuân

    Qua chương trình khuyến nông trên truyền hình, tôi đã mạnh dạn giới thiệu mô hình sản xuất tiên tiến trong nông thôn để mau chấm dứt tình trạng chán nản trong nông dân; cũng vì thế mà tôi và các vị lãnh đạo của ĐTH TP.HCM (ông Huỳnh Văn Tiểng), ĐTH Cần Thơ (ông Lưu Thành Tâm) và Ủy ban Phát thanh - truyền hình VN (ông Trần Lâm) suýt bị kỷ luật. Số là trong quá trình nghiên cứu lúa trên khắp ĐBSCL, tôi thấy một trở ngại rất lớn khiến kỹ thuật không vào được với nông dân, đó là chính sách nông nghiệp của Nhà nước đã không khuyến khích người lao động mà còn bắt buộc họ làm việc như cái máy không được suy nghĩ gì cả.

    Nhất là :
    Những thái độ đó đã nhân danh tính Đảng, chủ nghĩa xã hội qui cho cái mới là chệch hướng. Nhưng cuối cùng những điều tưởng là chệch hướng ấy lại là đúng. Cái giá chúng ta phải trả ở đây là: đất nước mất thêm hàng chục năm thử thách, xã hội mất đi cơ hội phát triển, bánh xe lịch sử lỡ mất cuộc đua... một cách xót xa.
    Nhiều, nhiều lắm .
    Ngày hôm nay, đứng trước những thành công về kinh tế không thể chối cãi, Chúng ta đều hiểu rằng nó có được là nhờ sự sáng suốt của đổi mới .
    Vậy thì trách nhiệm rõ ràng là ở đâu ?
    Có những người hàm oan trong giai đoạn ấy phải được đền bù như thế nào ?
    Chúng ta có thể lên án Phát xít Nhật trong vụ làm chết nhiều người VN trong nạn đói .
    Chúng ta có thể lên án .... công ty sản xuất chất Dioxin gây ra nhiều hậu quả , tật bệnh cho người dân .
    Dựa vào Pháp lý, Chúng ta cho rằng các nạn nhân cần được bồi thường đúng mức khi mà những kẻ gây ra là ngoại bang .
    Còn ...ĐÊM TRƯỚC ĐỔI MỚI ???
    Tôi tin rằng chúng ta chỉ dám đặt vấn đề Pháp Lý với những người hay quốc gia .... tôn trọng pháp lý .
    Không phải bão giải oan đâu !
    ================
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=113854&ChannelID=87
    Bài học từ ?ođêm trước? đổi mới
    TT - Không một ai, dù là người thiếu thiện chí, có thể phủ nhận sự đổi mới về nhiều mặt của đất nước ta trong những năm qua. Loạt bài trong ?oĐêm trước? đổi mới vừa được đăng trên Tuổi Trẻ gợi nhắc những chuyện xảy ra hơn hai chục năm trước mà như là ?ocổ tích?.
    Bản thân người viết những dòng này từng phải lò mò ra treo giỏ trước cửa hàng thịt chợ Bến Ngự từ 2-3 giờ sáng để ?oxí? chỗ xếp hàng mua cho được mấy lạng thịt tem phiếu sau ngày đứa con gái suýt chết vì bữa ăn độn sắn nhiễm độc do bầm dập vì vận chuyển, giẫm đạp, chen lấn trong các kho bãi...
    So với lịch sử trường tồn của dân tộc, hai chục năm chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi; vậy mà những chuyện loại đó đã trở thành ?ocổ tích?. Điều đó chứng tỏ công cuộc đổi mới của chúng ta tiến bước nhanh chóng, nhưng mặc nhiên nó cũng minh định rằng những chủ trương, biện pháp duy ý chí thời ấy quả là quá lạ lùng, nếu không muốn nói là kỳ dị.
    Những câu chuyện ?ođêm trước?... gợi nhắc một bài bút ký nổi tiếng ?oCái đêm hôm ấy đêm gì? của Phùng Gia Lộc đăng trên báo Văn Nghệ năm 1987 (thời nhà văn Nguyên Ngọc làm tổng biên tập), kể về sự khốn khổ của người nông dân trong vòng kìm kẹp của cơ chế cũ.
    Bài ký chấn động đến mức tác giả phải rời quê hương ra ?olánh nạn? tại tòa soạn báo Văn Nghệ vì có những kẻ nắm quyền lực lúc đó ở địa phương đe dọa, lên án anh ?onói xấu chế độ?!
    Năm 1994, có dịp đi qua Thọ Xuân, quê hương của bạn văn yểu mệnh họ Phùng, tôi lặng nhìn ra cánh đồng lúa ngậm đòng hớn hở đón mưa và chợt nghĩ: ?oGiá như Phùng Gia Lộc được viết bài ký ấy sớm hơn... Giá như anh còn sống đến hôm nay để cùng chung vui với bà con nông dân bên những bồ lúa tràn đầy...?.
    Gợi nhắc lại câu chuyện này cũng để muốn nói điều cốt yếu hơn: giá như những người lao động - lao động trí óc và lao động chân tay, những chủ thể làm nên lịch sử, được ?ocởi trói? sớm hơn, giá như những quyết sách đổi mới được thực hiện sớm hơn!
    Ý nghĩ này có là ảo tưởng hay vô ích không, vì lịch sử không thể lặp lại và sự nghiệp đổi mới thì đã có biết bao thành tựu? Thiết nghĩ vấn đề đặt ra lúc này vẫn cần, hơn thế, vẫn cấp thiết.
    Chúng ta ai cũng biết nhiều việc đổi mới thực chất là quay trở lại cái cũ - nói chính xác hơn là trở lại với ?ocơ chế? hợp qui luật của cuộc sống, hợp lòng dân (như việc bãi bỏ ngăn sông cấm chợ, trả lại quyền lợi của người nông dân trên mảnh đất của mình...).
    Những điều đó hoàn toàn không phải nhọc công ?onghiên cứu? cả chục năm trời (tính từ khi kết thúc chiến tranh đến năm 1986) mới đổi mới được, nếu người cầm quyền không tự bó mình trong khuôn phép lỗi thời, thật sự chịu lắng nghe những đòi hỏi của cuộc sống, của nhân dân.
    Không phải chỉ là ?ochuyện cũ?, ngay hôm nay vẫn còn không ít những qui định, ?ocơ chế? trái qui luật cuộc sống, kìm hãm sự phát triển của đất nước, gây trở ngại cho nhân dân.
    Vì thế, bài học ?ođêm trước? đổi mới vẫn mang ý nghĩa thời sự, nhất là lúc các địa phương đang tổ chức đại hội Đảng, tiến tới đại hội toàn quốc của Đảng - nơi thật sự có quyền lực cao nhất quyết định phạm vi và tiến trình tiếp tục công cuộc đổi mới các mặt hoạt động của mỗi địa phương và của cả đất nước ta trong giai đoạn sắp tới.
    NGUYỄN KHẮC PHÊ
    ===========
    Hic, hic, Đang là Thành viên tích cực, hôm nay lại được admin nào phong lên TTVNonline lover !!! Em .... chã ; em chã ...
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 21:20 ngày 20/12/2005

Chia sẻ trang này