1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắp lên ngọn lửa lòng

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi Tinhnguyen08, 05/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nguyễn Hải Thảo: ?oCầu mây làm đổi đời tôi?

    Nguyễn Hải Thảo (8, trong trận thắng Hàn Quốc) cao 1,68m, nặng 56kg. Sau tám năm gắn bó với cầu mây, hiện nay ?ogia tài? của cô gái 22 tuổi này là đã có hơn 300 triệu đồng dành dụm từ tiền lương, thưởng...
    TT - Nguyễn Hải Thảo là một trong ba VĐV chủ lực của đội tuyển cầu mây nữ VN. Tài năng của cô đã góp phần đem về cho VN những chiếc HCV quí giá tại Asiad 15.
    Và tài năng đó cũng đã làm đổi đời một gia đình nghèo ở Nông trường cao su An Viễng - An Bình, Long Thành, Đồng Nai...
    Một ngày cuối năm 2006, chúng tôi có mặt tại ngôi nhà đã từng nuôi lớn những khát vọng, hoài bão của Hải Thảo, và kỷ niệm của cái thời đói ăn thiếu mặc ấy lại ùa về trong ký ức của mỗi thành viên trong gia đình...
    Tâm sự của người cha
    Tôi còn nhớ như in buổi chiều 29-4-1984, gần hai năm sau khi rời Biên Hòa về lập nghiệp ở Nông trường An Viễng làm công nhân cao su, nhà lại thêm một thành viên nữa là bé Thảo. Thêm tiếng khóc trẻ thơ ai mà chẳng vui. Nhưng, bên cạnh niềm vui được làm cha, chuyện lo cái ăn cái mặc cho ba đứa con là vấn đề không phải dễ dàng gì đối với đôi vợ chồng chưa quen lao động chân tay, còn bỡ ngỡ với chiếc cuốc, chiếc liềm cạo mủ.
    Ban ngày tôi quần quật ở nông trường, đêm đến làm thêm bốc xếp kiếm tiền nuôi con. Chịu cực thế nhưng cũng không nuôi nổi một vợ ba con một cách đàng hoàng. Thế là, khi bé Thảo lên 10 tuổi, chịu hết xiết, sau nhiều đêm đấu tranh với chính mình, tôi đã quyết định chọn con đường tà đạo là đánh bida độ để làm kế sinh nhai.
    Hồi còn ở Biên Hòa, nhờ được thọ giáo hai cơ thủ khét tiếng của làng bida độ là nghệ sĩ Út Trà Ôn và Thành Được nên đường cơ của tôi cũng không đến nỗi tệ. Và đó là ?ocần câu cơm? của cả nhà tôi suốt từ năm 1994-1999. Chơi bida có tiếng ở khu vực Long Thành và được mọi người xưng tụng là ?oHải đại ca?, tuy nhiên tôi không tự hào về điều đó và ngày này qua ngày khác cứ lầm lũi gầy độ để kiếm tiền, chứ không dám ngẩng mặt nhìn đời.

    Ba mẹ Nguyễn Hải Thảo bên cạnh chiếc xe máy, trước ngôi nhà do con gái lo - Ảnh: Tr.D.

    Trong suốt năm năm trời chơi bida độ, tôi có một nguyên tắc bất di bất dịch là nhất quyết không để bọn trẻ thấy mình cầm cơ, cũng như không truyền nghề cho bất cứ ai khác.
    May mắn làm sao, cuối cùng tôi cũng ?orửa tay gác kiếm? được cách đây năm năm, khi mà bé Thảo bắt đầu thành danh. Nhờ nó mà tôi thoát khỏi được cái nghề chẳng hay ho đó. Mấy hôm xem trực tiếp cầu mây Asiad 15, thấy Thảo đá cầu như làm xiếc trước các đối thủ Thái Lan rồi Myanmar, bạn bè tôi trêu: ?oChắc con nhỏ này thừa hưởng cái gen chơi bida của ông nên mới có năng khiếu thể thao như vậy!?.
    Tôi cười trừ và trả lời: ?oCũng có thể, nhưng nó may mắn hơn tôi là nhờ đi theo con đường thể thao chân chính nên mới thay đổi cuộc đời?.
    Hạnh phúc của người mẹ
    Cái nhà này, cái tivi này, thậm chí đến chiếc xe máy là phương tiện đi lại của gia đình cũng đều do một mình Hải Thảo bỏ tiền ra hóa giá, mua sắm. Từ lúc thầy Lưu Ngọc Tuấn phát hiện và đưa về Đồng Nai chơi cầu mây đến nay, gia đình tôi chỉ lo cho con bé vài ba tháng đầu, còn về sau này con bé luôn là trụ cột của gia đình.
    Đi tập huấn, thi đấu cả năm mới về thăm nhà được một lần, nhưng luôn thăm hỏi anh chị, ai thiếu cái gì là cứ dốc tiền dành dụm ra chi. Hôm đoạt HCV ở Asiad, từ nước ngoài con bé gọi điện về dặn mẹ kể từ nay đừng đi phụ nấu cơm cho người khác nữa, số tiền dành dụm của con cộng với tiền thưởng đợt này nếu gửi ngân hàng lấy lãi hằng tháng ba mẹ cũng đủ sống.
    Nghe đến đó mà tôi không cầm được nước mắt. Cho con theo thể thao chỉ mong có cái nghề có thể đủ nuôi sống mình là chúng tôi cảm thấy hạnh phúc lắm rồi, nào ngờ nó được như ngày nay.
    Nhớ cao su, yêu cầu mây
    Chẳng biết từ khi nào cái mùi cao su nồng ngái đã trở nên quen thuộc và đi vào từng bữa ăn, giấc ngủ của tôi. Sinh ra và lớn lên giữa rừng cao su, tôi đã cảm nhận những nỗi khó khăn vất vả của người công nhân. Họ phải đổ mồ hôi sôi nước mắt chăm sóc cây cao su. Một ngày làm việc của họ có khi phải bắt đầu từ 2g sáng.
    Cuộc đời tôi tưởng đã tiếp tục gắn bó với cây cao su. Nhưng thế rồi cầu mây đã đến và lôi tôi đi, mang tôi đến những phương trời mới. Nhờ cầu mây, tôi đã sống và ăn cơm mòn bát ở thủ đô. Nhờ cầu mây, tôi biết Thái Lan ở đâu, biết Hàn Quốc, Qatar ở phương nào. Nhờ cầu mây, tên tuổi của tôi được nhiều người biết đến. Nhờ cầu mây, tôi đã giúp ba mẹ bớt cực khi tuổi già. Ôi, tôi nhờ cầu mây nhiều lắm.
    Vì vậy, tự đáy lòng mình, tôi rất cảm ơn thầy Lưu Ngọc Tuấn đã đưa tôi đến với cầu mây và cảm ơn ba mẹ đã cho tôi có được một cơ thể có tố chất phù hợp thể thao.
    Đến bây giờ nếu được chọn lại nghề nghiệp cho mình, tôi cũng sẽ chọn cầu mây. Biết ơn cầu mây, yêu cầu mây song tôi sẽ không bao giờ quên được mùi cao su và những người công nhân cao su.
    TRUNG DÂN ghi
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ba đầu tư cho thế hệ trẻ
    TTCT - Đối với các nước đang phát triển, nơi dân số ở độ tuổi 12-24 chiếm đa số, đầu tư để cải thiện chất lượng các dịch vụ giáo dục, y tế và đào tạo nghề cho giới trẻ có thể cho phép đạt được tốc độ phát triển kinh tế nhanh và giảm đói nghèo. Đó là thông điệp mà Báo cáo về phát triển năm 2007 của Ngân hàng Thế giới nêu bật.
    Hiện nay, thế giới có 1,5 tỉ thanh niên trong độ tuổi 14-24, trong đó 1,3 tỉ đang sống ở các nước đang phát triển. Con số này lớn hơn bao giờ hết và là một cơ hội tốt nhất để thúc đẩy sự quan tâm đến đầu tư cho giới trẻ. Nếu không chuẩn bị tốt hơn cho giới trẻ sẽ có nguy cơ phải đối đầu với nhiều vấn đề xã hội căng thẳng.
    Theo kết quả các cuộc điều tra chuẩn bị báo cáo trên, được thực hiện trong một số nước thuộc khu vực Đông Á, Đông Âu và Trung Á, công ăn việc làm cùng an toàn cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của giới trẻ.
    Các quốc gia không khai thác được lợi thế dân số trẻ sẽ tự để mất cơ hội và sẽ ngày càng bị tụt hậu trong nền kinh tế toàn cầu.Tại các nước như Algeria, Bangladesh, Brazil, Trung Quốc, Estonia, Zambia, hơn 20% doanh nghiệp cho rằng trình độ giáo dục kém và thiếu chuyên môn nghề nghiệp của nhân viên là các nhân tố cản trở nghiêm trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại, theo một nghiên cứu, khu vực Đông Á và Nam Mỹ đạt tăng trưởng cao trong những năm 1960-1990 một phần quan trọng nhờ vào việc áp dụng các biện pháp tiến bộ trong quản lý kinh tế vĩ mô, thúc đẩy thương mại, giáo dục, y tế và đào tạo nghề.
    Chính phủ các nước đều nhận thức được rằng giới trẻ có ảnh hưởng quan trọng đối với tương lai kinh tế và xã hội của đất nuớc. Nhưng vấn đề đầu tư như thế nào cho bộ phận dân số này lại thường là những chủ đề gây tranh cãi hoặc giả rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Các tác giả của báo cáo đề xuất ba từ khóa chiến lược cho phép đầu tư tốt nhất cho tuổi trẻ.
    1. Tăng cường cơ hội: nếu cho giới trẻ nhiều cơ hội để có thể có một học vấn tốt hơn và hoàn thiện tốt hơn, họ có thể tích luỹ được những kinh nghiệm sống cần thiết cho giai đoạn trưởng thành, và việc đào tạo nghề tốt sẽ giúp họ chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh trên thị trường lao động. Việc tham gia đời sống chính trị, tham gia hoạt động của các tổ chức xã hội cũng quan trọng trong việc khuyến khích thanh niên tham gia đời sống của cộng đồng với vai trò là công dân, và điều này cũng là yếu tố quyết định đối với chất lượng quản lý nhà nước.
    Nếu giới trẻ không có cơ hội tham gia một cách có tính xây dựng vào đời sống dân sự, sự ức chế của họ có thể dẫn đến những căng thẳng kinh tế, xã hội và những bất đồng ấp ủ trong thời gian dài. Những xung đột dân tộc tại Sri Lanka đã bắt đầu từ sự ức chế của các sinh viên Tamil, khi các cơ hội vào trường đại học bị ngăn cản và bị tước đi phương tiện tham gia đời sống dân sự.
    2. Đảm bảo năng lực: là cho giới trẻ các thông tin cần thiết và phát triển khả năng đưa ra các quyết định của họ.
    3. Cơ hội thứ hai: cần có các chương trình đặc biệt dành cho những thanh niên rơi vào tình trạng ngoài lề xã hội tiếp sau những biến cố khó khăn hay lựa chọn sai lầm (bỏ học, ma tuy, tội phạm...). Việc có một cơ hội để làm lại sẽ cho phép họ rèn cho mình một tương lai mới và điều này về dài hạn hoàn toàn có lợi cho xã hội. Tuy khá tốn kém nhưng việc đưa những thanh niên lầm lỡ tái hội nhập xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích, vì đối tượng còn cả một cuộc đời trước họ và có tiềm năng sản xuất của cải cho xã hội.
    TRƯỜNG GIANG
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=183408&ChannelID=7
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Người điên? cứu người

    Hai người đàn ông điên dở, không tên tuổi, cũng chẳng có gia đình, sống chung trong một cái chòi tạm ở ngã ba giao giữa QL1A và QL21 đi Nam Định. Hằng ngày, hai người thay nhau chắn trước và báo với người qua đường khi có tàu đến. Rất nhiều người đã thoát khỏi tử thần nhờ hai "barie sống" này.
    Một mùa xuân nữa đang về. Tình cờ, tôi gặp được hai "nhân viên" gác tàu có bộ dạng đặc biệt này. Thoạt đầu, tôi bị đánh lừa bởi sự chuyên nghiệp của cách phất cờ và điệu bộ của họ. Tôi hỏi tên và quê quán thì họ không trả lời, chỉ càu nhàu điều gì đó về con tàu vừa đi qua giữa những tiếng ồn ào như đá đổ.
    Hai mảnh đời khốn khổ
    Dân ở đây gọi hai người này là Bạn và Ngọng, còn tôi hỏi thì họ không nói tên. Người được gọi là Bạn nói anh ta năm nay 31 tuổi nhưng trông thì như đã ngoài bốn mươi, còn Ngọng thì không biết bao nhiêu tuổi nhưng trông có vẻ trẻ hơn Bạn.
    Tôi hỏi ông H., một người bán hàng vặt gần đó thì ông nói: "Chúng tôi cũng không biết, mà chính họ cũng chẳng biết họ là ai, ở đâu đến... Đã gần 5 năm nay, họ sống ở ngã ba này, không người thân, gia đình, bạn bè và không tên, không tuổi...".
    Ghé vào một quán nước ven đường, tôi hỏi về hai nhân vật kỳ lạ này. Ngày trước, khi mới đến đây, họ đi lang thang khắp các nẻo đường, ngõ hẻm của cái thị xã nhỏ bé này để nhặt nhạnh, ăn xin thức ăn vương vãi. Họ sống vạ vật, bạ đâu nằm đấy. Họ điên dở nên nhiều người dân rất sợ và xa lánh. Còn trẻ con thì trêu chọc ném đá... suốt ngày.
    Theo chân họ, tôi tìm đến chỗ họ che mưa, che nắng. Đó là một cái chòi tạm không có mái che, có một cái màn, một cái chiếu rách nhặt được ở đâu đó, vài cái chén, mỗi cái một kiểu, một cái điếu cày, một cái nệm mỏng đen vết dầu nhớt...
    Người dân nơi đây thương cho họ quần áo, giày thải, thỉnh thoảng còn giúp họ dọn dẹp chỗ nằm... Nhưng rồi mọi cái lại đâu vào đấy, dường như họ quen với cuộc sống trên vỉa hè, bãi rác. Họ sống rất tạm bợ. Nhưng cái làm tôi ấn tượng nhất đó là những bức tranh ảnh đẹp của những cô thiếu nữ được họ treo rất tử tế...
    Bạn và Ngọng nhồm nhoàm ăn nắm xôi chúng tôi vừa đưa cho. Bàn tay đen sì bốc xôi ăn ngon lành đến thương tâm. Những chiếc bát trông nhem nhuốc, loang lổ. Bạn rít một hơi thuốc lào rồi cười hô hố. Ngọng thì nhe răng nhìn Bạn cũng cười gượng. Bạn có vẻ hay nói và biết hơn, làm tôi nhớ đến những nhân vật điên dở mà các nhà văn vẫn thường miêu tả trong văn học.
    Nhưng công việc của họ thì hoàn toàn khác với những gì tôi thấy. Đó là công việc báo trước và chắn người qua đường khi có tàu đến, ở cái ngã ba không có barie chắn tàu này.
    Nếu trông họ từ xa, ai cũng tưởng đó là nhân viên đường sắt thật vì cả hai đều sơ-vin, có bao da mang "di động" ở thắt lưng rất gọn gàng, lịch sự... và cách vẫy cờ có vẻ chuyên nghiệp, tuy hai cái cờ hiệu chỉ là mảnh vải...
    Duyên trời se với đường tàu
    Còi tàu rít lên, Bạn và Ngọng lao nhanh ra đường như một phản xạ vô điều kiện, mồm thổi còi, tay vẫy cờ ngăn không cho người qua đường sắt mặc cho cái rét thấu da vì họ chỉ có manh áo che thân. Họ đến với công việc này như một sự tình cờ. Anh Tâm kể lại: "Ngày trước, trên đường giao nhau giữa QL1A với QL21 đi Nam Định tại Km56+561 này như con đường định mệnh - một ngã ba đường thường xảy ra nhiều tai nạn thương tâm.
    Ngày ngày, mấy chục đoàn tàu chở người, chở hàng đi qua nhiều lần gây tai nạn. Ngã rẽ này không có hệ thống cảnh báo, không đèn, không barie, người gác cũng không nốt... nên rất nguy hiểm. Người qua đường khi tới đây đều cảm thấy sợ, cho đến khi có Bạn và Ngọng xuất hiện.
    Họ ngẫu nhiên trở thành barie gác chắn và đã cứu được tính mạng nhiều người. Dù họ cũng không đủ minh mẫn nhận ra giá trị việc làm của mình, nhưng người dân và cả nhân viên của ngành Đường sắt nơi đây thì khác, họ rất yêu quý và biết ơn Bạn và Ngọng.
    Bà Nguyễn Thị Thiệp - chủ quán phở, người đã lo cho họ bữa ăn tối hàng ngày, kể với tôi: "Họ không khôn, âu cũng là nghiệp chướng cháu ạ. Nhưng trên đời này có mấy người được như thế. Từ khi họ đến đây, con đường này đã không còn xảy ra tai nạn nữa".
    Lịch làm việc của họ khá đơn giản. Họ làm việc suốt ngày đêm, lúc nào có tàu là lại thấy họ xuất hiện, đến tận khuya mà chẳng thấy họ nghỉ ngơi, người dân phải nhắc họ vào nghỉ thì họ mới nghỉ. Cả hai đều dở dở, điên điên, nhưng chẳng ai nhớ chính xác giờ tàu như họ. Họ có thể đi lang thang khắp mọi nơi nhặt nhạnh, vạ vật nhưng cứ đến giờ tàu họ lại trở về với ngã ba để ngăn người đi đường khi tàu sắp đến.
    Bác Tiến - chủ quán nước gần đó nói: "Họ rất có trách nhiệm. Ngày nắng cũng như ngày mưa, lúc nào cũng đứng ở đó gác đường tàu. Mà kể cũng lạ, họ chẳng biết ốm đau là gì cả. Thế nên, người dân cũng được nhờ".
    Người qua đường mỗi lúc một đông, nhất là giờ tan tầm. Ai cũng tất bật, vội vã trở về nhà ăn bữa cơm gia đình đầm ấm. Nhưng Bạn và Ngọng thì vẫn cứ đứng "trêu ngươi" trời đất, coi thường cả thiên nhiên. Đôi mắt dài dại, đỏ lừ, ken mắt toe toét vì nhiễm khuẩn, người ta dễ tưởng họ đang khóc. Bộ quần áo cũ màu xanh tình nguyện cáu bẩn, phần vì bụi, phần lâu ngày không được giặt, cứ dãi dầu trong gió rét. Nó rách tươm, nồng nặc mùi xăng, mùi hơi người chẳng biết tắm bao giờ...
    Có lần tàu đang lao vun vút qua ngã ba, lúc đó vào giữa trưa không có người qua, nhưng có hai đứa bé đang bốc đá, nô đùa ở trên đường ray. Tàu chỉ cách chúng khoảng 5m mà chúng chẳng để ý gì.
    Liền đó, Bạn và Ngọng bỏ cờ phất, lao ra túm áo hai bé ném ra khỏi đường ray thoát chết. Rồi một lần có chị đẩy hàng qua đường nhưng vì hàng cồng kềnh bị mắc kẹt trên đường ray, tàu lại sắp đến, Bạn và Ngọng lao ra đẩy chị ra khỏi đường ray trước khi tàu qua... Còn biết bao người được họ cứu thoát khỏi tử thần như thế.
    Bạn và Ngọng không chỉ hồn nhiên và đầy trách nhiệm với công việc gác tàu mà họ còn giúp những người qua đường đẩy hàng nặng cho kịp tàu qua. Cách đây năm tháng, hôm đó vì có việc gấp, một chị cố vượt qua đường sắt, liền bị Bạn chặn lại, không may xe chị tông làm Bạn gãy chân phải vào viện bó bột.
    Thế là một mình Ngọng vẫn đảm nhiệm công việc gác tàu, phải trông hai bên đường. Lần ấy, tàu đến, một cô bé vẫn cố tình vượt qua đường ray. Ngọng đang chắn bên này phải chạy sang ngăn lại bên kia, đến giữa đường thì rơi dép. Cũng may Ngọng vẫn đủ tỉnh táo không quay lại nhặt dép đúng lúc tàu qua...
    Bức xúc ngã ba nguy hiểm
    Con đường này hôm nay không khác, vẫn ngã rẽ, vẫn đường ray. Chỉ có điều nó có thêm hai nhân vật "cổ tích". Trong cuộc sống hiện nay, con người ta sống với nhau đôi khi thờ ơ và vụ lợi nhưng vẫn sót lại những kẻ "dại khờ" nhưng tốt bụng như thế, những kẻ làm việc thiện, không danh, không lương...
    Bà Thiệp rân rấn nước mắt: "Dân ở đây đã làm đơn kiến nghị lên các cấp xin mở rộng con đường và có phương tiện cảnh báo nhưng nay vẫn chưa được giải quyết. May thay lại có Bạn và Ngọng...
    Ngành Đường sắt đến hôm nay cũng chẳng ngó ngàng gì đến ngã ba này, khi mọi việc vẫn diễn ra hằng ngày... Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần giúp đỡ Bạn và Ngọng để càng phát huy những mặt tốt của họ vì có mấy người làm được như thế. Họ đã góp phần ngăn chặn nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra.
    Mùa xuân đang đến, hy vọng rằng năm nay, họ sẽ có một cái Tết theo đúng nghĩa của nó
    Theo Minh Thành (CAND)
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tích thiện
    (Dựa theo "Làm chủ vận mệnh","Liễu Phàm Tứ Huấn", "Bốn lời dạy của Liễu Phàm"...)
    1.Bàn luận rõ ràng về thiện
    Nếu xét một cách tinh tường mà nói,thì thiện có chân có giả,có ngay thẳng có khuất khúc,có âm dương,có phải hay chẳng phải,có thiên lệch hay chính đáng,có đầy có vơi,có tiểu có đại,có dễ hay khó,đều cần bàn luận rõ ràng.Làm việc thiện mà không hiểu rõ đạo lý,cứ tự cho việc mình làm là hành thiện,ắt không khỏi tạo nghiệp,uổng phí mất tâm tư một cách vô ích.
    ------Thế nào là chân thiện và giả thiện?
    Xưa có một số nho sinh yết kiến Trung Phong hoà thượng(một vị cao tăng triều đại nhà Nguyên),mà hỏi: Nhà Phật bàn thiện ác báo ứng như bóng theo hình,tức làm lành gặp lành,làm ác gặp ác,nay có người nọ thiện mà con cháu không được thịnh vượng,mà kẻ kia ác thì gia đình lại phát đạt,vậy là Phật nói về việc báo ứng thực vô căn cứ sao?
    Hoà thượng nói: Người phàm tâm tính chưa được tẩy sạch,chưa được thanh tịnh ,tuệ nhãn chưa khai ,thường nhận thiện làm ác ,cho ác là thiện;người như vậy không phải là hiếm có,đã tự mình lẫn lộn phải trái cho ác là thiện ,cho thiện là ác,điên đảo đảo điên mà không hay lại còn oán trách trời cho báo ứng là sai,là không công bằng ư.Bọn nho sinh lại hỏi: Mọi người thấy thiện thì cho là thiện,thấy ác thì cho là ác,sao lại bảo là lẫn lộn đảo điên vậy?
    Hoà thượng bảo họ thử thí dụ xem sự tình thế nào là thiện thế nào là ác.Một người trong bọn nói :mắng chửi đánh đập người là ác ,tôn kính lễ phép với người là thiện.Hoà thượng nói không nhất định là như vậy.Một người khác cho là tham lam lấy bậy của người là ác,gìn giữ sự thanh bạch liêm khiết là thiện.Hoà thượng cũng bảo không nhất định là như vậy.Mọi người đều lần lượt đưa ra thí dụ về thiện và ác,nhưng Trung Phong hoà thượng đều bảo là không nhất định là như vậy.Nhân thế bọn họ đều thỉnh hoà thượng giảng giải cho.
    2.Định nghĩa chữ thiện
    Hoà thượng Trung Phong chỉ dạy rằng:Làm việc có ích lợi cho người là thiện,còn chỉ có lợi cho riêng mình là ác.Có ích lợi cho người thì dù là đánh hay mắng chửi họ cũng gọi là thiện,chỉ có ích cho riêng mình thì dù tôn kính lễ phép đối với người cũng kể là ác.Bởi vậy người làm việc thiện mà có ích lợi cho người là công,chỉ lợi cho mình là tư,công là chân,còn tư là giả
    Lại nữa làm việc thiện mà xuất phát từ tấm lòng thành là chân thiện ,còn hời hợt chiếu lệ mà làm là giả thiện.Hơn nữa hành thiện mà không nghĩ đến một sự báo đáp nào cả là chân thiện,trái lại còn hy vọng có sự đền đáp là giả thiện,đó là những điều tự mình cần khảo sát kĩ lưỡng

Chia sẻ trang này