1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tháp Mười đẹp nhất bông sen (Đồng Tháp tòan tập )

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi mbf, 31/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mbf

    mbf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Tháp Mười đẹp nhất bông sen (Đồng Tháp tòan tập )

    Diện tích: 3.238 km2.
    Dân số (2004): 1.667.579 người.
    Tỉnh lỵ: thị xã Cao Lãnh.
    Hiện nay Đồng Tháp có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thị xã: thị xã Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc và 9 huyện với 139 xã, phường và thị trấn. Chín huyện là:

    Tân Hồng
    Hồng Ngự
    Tam Nông
    Thanh Bình
    Tháp Mười
    Cao Lãnh
    Lấp Vò
    Lai Vung
    Châu Thành

    Dân tộc: Việt (Kinh), Khmer, Hoa, Chăm.

    [​IMG]

    Đồng Tháp thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười, phía Bắc giáp CamPuChia, phía Nam giáp Vĩnh Long, phía Tây giáp An Giang và Cần Thơ, phía Đông giáp Long An và Tiền Giang.
    Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong giới hạn 10°07?T-10°58?T vĩ độ Bắc và 105°12?T-105°56?T kinh độ Đông, phía bắc giáp tỉnh Prây Veng (Cam pu chia) trên chiều dài biên giới 51 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, phía nam giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là thị xã Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 162 km.


    Địa hình
    Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1-2 m so với mặt biển. Dòng sông Tiền chảy qua 132 km chia Đồng Tháp thành hai vùng:

    1. Vùng Đồng Tháp Mười phía bắc sông Tiền, dọc theo hướng tây bắc-đông nam, nơi cao nhất không quá 4m và nơi thấp nhất chỉ có 0,7 m.

    2. Vùng phía nam, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình lòng máng dốc từ hai phía sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8-1,0 m. Do địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thường bị ngập nước khoảng 1 m. Ngoài sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và sông Sở Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía bắc tỉnh. Phía nam tỉnh cũng có một số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và sông Sa Đéc. Các sông này cùng với 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cấp I, 2400 km kênh đào cấp II và III đã hình thành hệ thuỷ nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước ngọt vào đồng.
    Tỉnh có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều ao hồ lớn. Sông chính là sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) chảy qua tỉnh với chiều dài 132 km (82 miles). Dọc theo hai bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch dọc ngang. Đường liên tỉnh giao lưu thuận tiện với trên 300 km (187 miles, đường bộ) và một mạng lưới sông rạch thông thương.

    [​IMG]


    Thị xã Cao Lãnh cách quốc lộ 1A 36 km (22 miles), cách thành phố Sài Gòn 162km (101 miles). Nằm trên bờ sông Cao Lãnh (một nhánh nhỏ của sông Tiền tách ra sau 16 km (10 miles) lại chảy vào sông Tiền), ở ngay sát Đồng Tháp Mười mênh mông, từ xa xưa Cao Lãnh đã là một độ thị sầm uất và là trung tâm kinh tế của Đồng Tháp.



    "Cao Lãnh" bắt nguồn từ hai chữ "Câu Đương", là tên một nhân vật gốc Quảng Nam di cư vào Nam theo đợt chiêu mộ của chưởng dinh Nguyễn Hữu Cảnh. Ông Câu Đương tên thật là Đỗ Công Tường tự Lãnh, đến lập nghiệp ở phủ Tân Thành, lập một ngôi chợ và làm chủ. Vì thế dân gọi tắt là chợ "Câu Lãnh", sau đọc trại ra "Cao Lãnh". Phần lớn đất đai phía Đông tỉnh Đồng Tháp là đầm lầy, rừng tràm rộng lớn. Xưa vùng này rất hiểm yếu, thường là căn cứ kháng chiến chống quân Pháp.


    [​IMG]

    Sông chính của tỉnh Tiền Giang, vốn từ sông Cửu Long ở CamPuChia chảy xuống. Kinh rạch chạy khắp tỉnh và là hệ thống giao thông tiện lợi. Các kinh rạch quan trọng gồm: sông Sở Thượng, sông Sở Hạ, kinh Phước Xuyên, kinh Tháp Mười, kinh Cái Bào, kinh Tư Mới, kinh Xáng An Long (kinh Đồng Tiến)... Những cù lao lớn như cù lao Tây, cù lao Hộ...

    Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5. Vào mùa mưa, nước sông Cửu Long đổ từ nguồn xuống mang theo phù sa, nước sông dâng lên ngập cả ruộng đồng, đem phù sa bồi đắp thêm màu mỡ, nhưng gây trở ngại cho một số sinh hoạt bình thường vì mực nước dâng cao, nhất là trong khu vực Đồng Tháp Mười, mực nước dâng từ nữa thước đến hai thước rưỡi.

    [​IMG][​IMG]


    Là một tỉnh nông nghiệp, Đồng Tháp sản xuất nhiều lương thực và các loại nông, thủy sản có giá trị xuất khẩu. Đất đai Đồng Tháp màu mỡ bởi phù sa do hai con sông Tiền và sông Hậu cung cấp hàng năm, xóm làng trù phú giữa bốn bề cây cối xanh tươi. Vì thế Đồng Tháp được biết đến như một vựa lúa của cả nước. Ở đây có giống lúa nổi, một loại lúa mọc tự nhiên từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10 thu hoạch mà không cần chăm bón.

    Đồng Tháp cũng là vùng đầy triển vọng về các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, bông, thuốc lá, đậu tương và cây ăn trái như: xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quýt Lai Vung, bưởi Phong Hòa, chôm chôm, vú sữa, mãng cầu có quanh năm.

    [​IMG]

    Sinh thái
    Đồng Tháp có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười nên cảnh quan và sinh thái có nhiều nét đặc sắc. Đến khu vực Đồng Tháp Mười, người ta sẽ bắt gặp những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen, đầm sung, những vườn cò, sân chim mênh mông và hoang sơ không phải nơi nào cũng có. Đáng chú ý là, Đồng Tháp có Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười, đang được nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế quan tâm. Tràm chim có nghĩa là rừng tràm có chim. Khu bảo tồn thiên nhiên này rộng 7500 ha. Ngoài 140 loài cây dược liệu, 40 loài cá, hàng chục loài trăn, rắn, rùa và nhiều loại động thực vật khác, Tràm Chim còn có 198 loài chim, trong đó có những loài nhiều nơi trên thế giới không có như: bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời và đặc biệt là sếu đầu đỏ, loại chim này còn có tên là sếu cổ trụi và tên dân gian Việt Nam gọi là hạc. Trong tâm linh người Việt, hạc là loài chim biểu tượng cho sức mạnh, lòng chung thuỷ và sự trường tồn nên trong đình, chùa và trên các bàn thờ của nhiều gia đình, hạc là vật thiêng được thờ ở vị trí trang trọng.
    [​IMG][​IMG][​IMG]

    Trích từ bài của rickynvd viết lúc 12:46 ngày 03/01/2007:

    ĐỒNG THÁP
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]

    Diện tích: 3 238 km2
    Dân số (2002): 1 607 800 người
    Tỉnh lỵ: Thị xã Cao Lãnh
    Các huyện, thị: thị xã Sa Đéc; huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười,Cao Lãnh, Lấp Vò, Châu Thành, Lai Vung.
    Dân tộc: Việt (Kinh), Khmer, Hoa, Ngái.

    [​IMG]

    Đồng Tháp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía nam giáp Vĩnh Long, phía tây giáp An Giang và Cần Thơ, phía đông giáp Long An và Tiền Giang. Tỉnh có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch, chằng chịt nhiều ao, hồ lớn. Sông chính là sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) chảy qua tỉnh với chiều dài 132 km. Dọc theo hai bên bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch dọc ngang. Đường liên tỉnh giao lưu thuận tiện với trên 300 km đường bộ và một mạng lưới sông rạch thông thương. Thị xã Cao Lãnh cách quốc lộ 1A 36 km, cách Tp Hồ Chí Minh 162km. Nằm trên bờ sông Cao Lãnh (một nhánh nhỏ của sông Tiền tách ra sau 15 km lại chảy vào sông Tiền), ở ngay sát Đồng Tháp Mười mênh mông, từ xa xưa Cao Lãnh đã là một đô thị sầm uất và là trung tâm kinh tế của Đồng Tháp. Là một tỉnh nông nghiệp, Đồng Tháp sản xuất nhiều lương thực và các loại nông, thủy sản có giá trị xuất khẩu. Đất đai Đồng Tháp màu mỡ bởi phù sa do hai con sông Tiền và sông Hậu cung cấp hàng năm, xóm làng trù phú giữa bốn bề cây cối xanh tươi. Vì thế Đồng Tháp được biết đến như một vựa lúa của cả nước. ở đây có giống lúa nổi một loài lúa mọc tự nhiên từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10 thu hoạch mà không cần chăm bón. Đồng Tháp cũng là vùng đầy triển vọng về các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, bông, thuốc lá, đậu tương và cây ăn trái như xoài Cao Lãnh, nhãn Châu thành, quít Lai Vung, bưởi Phong Hòa, chôm chôm, vú sữa, mãng cầu có quanh năm.

    http://www.fi***our.com/images/dongthap1.gif

    Giao thông:
    Cao Lãnh cách Thành phố Hồ Chí Minh 162km. Có tuyến xe khách trực tiếp từ Thành phố Hồ Chí Minh, Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long và Long Xuyên tới Cao Lãnh.
    Sadec cách Thành phố Hồ Chí Minh 143km, nằm ở nút giao giữa Vĩnh Long và Long Xuyên.

    Di tích - Danh thắng: Bãi tắm An Hoà; Lăng cụ Nguyễn Sinh Sắc; Khu di tích Gò Tháp; Văn Thánh Miếu; Chùa Kiến An Cung; Chùa Hương; Chùa Bà; Đình Tân Phú Trung; Đình Định Yên; Đình Long Khánh; Chợ chiếu Định Yên .

    Lễ hội: Lễ hội Gò Tháp

    http://www.fi***our.com/images/tt.gifKhí hậu chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 26,6°C.

    http://www.fi***our.com/images/dongthap2.gif


    Được mbf sửa chữa / chuyển vào 02:44 ngày 31/12/2006

    Được meoCara sửa chữa / chuyển vào 15:29 ngày 06/01/2007
  2. mbf

    mbf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0

    Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc thuộc phường 4, thị xã Cao Lãnh. Với diện tích 1 ha, khu di tích gồm có: khu mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (gồm phần mộ chính và hồ sen, đài sen); nhà trưng bày giới thiệu về thân thế cuộc đời cụ Phó bảng; nhà sàn Bác Hồ (được xây dựng giống như ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội với tỉ lệ 1:1).
    Hằng năm, lượng người từ khắp nơi kéo về nơi đây để tham quan và tìm hiểu lịch sử ngày càng tăng, làm cho nơi đây trở thành một di tích lịch sử quan trọng và nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp.
    [​IMG]
  3. mbf

    mbf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Khu Di Tích Gò Tháp: Thuộc ấp 4 xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, cách huyện ly Tháp Mười khoảng 11 km (7 miles) về phía Bắc, cách thị xã Cao Lãnh về hướng đông bắc 43 km (27 miles, theo đường bộ và đường thủy). Gò Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu, tính từ con lộ Mỹ Hòa đi vào: gò Tháp Mười, tháp Cổ Tự, đền thờ cụ Đốc Bình Kiều, gò Minh Sư, miếu Bà Chúa Xứ.
    Các di tích Gò Tháp mang nhiều giá trị văn hóa - lịch sử. Tháp Cổ Tự cách gò Tháp Mười 100 m (300 ft) về phía Bắc, tương truyền có từ thời Thiệu Trị (1841 - 1847) trước đó là ngôi tháp thờ Chân Lạp. Qua khỏi chùa là đến khu căn cứ Đồng Tháp Mười của cụ Đốc Bình Kiều trong cuộc kháng chiến chống quân Pháp. Mộ và đền thờ cụ còn ở nơi đây. Đi tiếp là đến miếu Bà Chúa Xứ, gò Minh Sư, hàng năm, khách thập phương kéo về dự lễ vía Bà rất đông. Gò Tháp Mười cách đây khoảng 2000 năm là nơi sinh sống của các cư dân cổ. Tại đây giới khảo cổ học đã phát hiện được nhiều di vật văn hóa cổ, đặc biệt là các di vật văn hóa thuộc nền văn minh Óc Eo.

    Chùa Kiến An Cung: Còn gọi là chùa Ông Quách, nằm tại trung tâm thị xã Sa Đéc. Chùa do nhóm người Hoa ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) định cư tại Sa Đéc xây dựng vào năm 1924 - 1927 để thờ cúng tổ tiên và là nơi dạy dỗ con cháu. Kiến trúc chùa Kiến An Cung theo kiểu chữ "công". Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại. Mái ngói lợp theo dợn sóng rồng trải nền cho những ngọn sóng cong vút lên cao. Sáu đầu ngọn sóng là sáu cung điện thu nhỏ. Hai bên cửa vào chánh điện là 2 con kỳ lân bằng đá xanh rất lớn. Tả, hữu là 2 vị thần Thiện - Ác. Trong sân là nơi cúng tế. Những cột lớn trong chánh điện, các tấm hoành phi, bao lam, đối liễn điều được trạm trổ hoa, lá, chim sơn son, thiếp vàng lộng lẫy tôn nghiêm.

    Đền Thờ Thượng Tướng Trần Ngọc (Đền Đốc Binh Vàng): Tọa lạc tại địa phận ấp Nam, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, cách trung tâm thị xã Cao Lãnh 24 km (15 miles) theo hướng tây nam. Thượng Tướng Trần Ngọc (Đốc Binh Vàng) giữ chức tổng binh kiêm chánh giải quân lương dưới triều vua Minh Mạng. Năm 1837, trên đường giải quân lương đến biên thùy An Giang, được tin báo thành An Giang thất thủ, ông đã ra lệnh tiêu hủy đoàn thuyền, giải giáp binh sĩ và sau đó rút gươm tự vẫn.
    Sau khi mất, triều đình ban tặng ông chức thượng tướng quận công. Dân chúng nhớ ơn và thương tiếc ông, đã đặt tên con rạch thành rạch Đốc Vàng và lập đền thờ ông tại địa điểm hiện nay. Năm 1965, đền thờ được xây dựng lại bằng vật liệu kiên cố đẹp và hài hòa với khung cảnh thiên nhiên. Hàng năm, vào các ngày 15, 16 tháng 2 âm lịch, nhân dân địa phương tổ chức lễ kỷ niệm và cúng tế ông rất long trọng với hàng chục ngàn người tham gia.

    Chùa Hương (Phước Hưng Cổ Tự): Là một trong những ngôi chùa cổ kính tại Sa Đéc, chùa do nhóm người Hoa ở Sa Đéc dựng nên cách đây hơn một thế kỷ để thờ Phật. Chùa Hương có kiến trúc đẹp, hài hòa với quang cảnh xung quanh. Chùa có 8 mái và 2 cấp, được lợp mái âm dương tạo gợn sóng, mái cong vút lên cao. Trên nóc là phù điêu hình long, lân, qui, phượng. Cách thức thờ phục của chùa theo lối cổ, tôn nghiêm gồm 2 bộ tam Tây Phương cực lạc (Phật A Di Đà và Quan Thế Âm Bồ Tát), đặc biệt có một pho tượng A Di Đà bằng đất sét thếp vàng có niên đại hơn 100 năm. Ngoài ra còn có chiếc mõ tụng kinh chạm hình song ngư tuyệt đẹp.

    Văn Thánh Miếu: Là công trình văn hóa thờ đức Khổng Tử, xây dựng năm 1857 tại thôn Mỹ Trà, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường (nay thuộc phường |||, thị xã Cao Lãnh) do ông Hồ Trọng Đính, quan tri phủ huyện Kiến Tường đứng ra xây cất. Chính điện đặt bàn thờ, đặt bài vị đức Khổng Tử (Vạn Thế Sư Biểu). Tả hữu là bài vị của Tứ Thánh (Tăng Tử, Nhan Hồi, Tử Tư và Mạnh Tử). Còn bên tả vu, hữu vu thờ Tiền Hiền và Hậu Hiền. Năm 1878, Văn Thánh Miếu được dời đến vị trí hiện nay (đường Lý Thường Kiệt, phường |, thị xã Cao Lãnh). Văn Thánh Miếu được trùng tu lại vào năm 1935 đến 1940, việc thờ phụng được sắp xếp lại. Trong chính điện tả vu làm thư viện, hữu vu làm nơi hội họp, luận bàn đạo lý phương Đông.

  4. mbf

    mbf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Thắng Cảnh
    Tràm Chim Tam Nông: Tràm chim rộng 7.612 ha nằm giữa 4 xã Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thọ và Tân Công Sính, huyện Tam Nông, cách thị trấn Tam Nông 800 m (2400 ft) đường chim bay. Tràm chim nghĩa là chim ở trong rừng tràm, nơi đây thiên nhiên rất phong phú với nhưõng rừng tràm sậy, lao, sen, súng, lúa mạ, năng, lác...và các loài động vật: trăn, rùa, lươn, rắn, các loại cá đồng và nhiều loại chim nước như cò, diệc, vịt trời, cồng cộc, trích cồ và đặc biệt là sếu cổ trụi đầu đỏ. Loại chim quí hiếm này đến tràm chim hàng năm vào mùa khô để cư trú.
    Đến thăm tràm chim vào lúc đó, du khách chứng kiến từng đàn sếu đầu đỏ về ăn củ năng cùng với nhiều loài chim khác tụ hợp thành từng đàn đông vui. Sếu to, cao trên 1,7 m (5,4 ft), bộ lông xám mượt, cổ cao, đầu đỏ, đôi cánh dang rộng khi bay. Chim sếu rất chung thủy, bao giờ cuõng có đôi vui đùa nhảy múa và rất gần guõivới con người. Với người Việt Nam loài sếu đầu đỏ, còn gọi là chim Hạc, là biểu tượng của sức mạnh, sự trường tồn và lòng chung thủy. trong các đình, chùa và trên nhiều bàn thờ của gia đình người Việt Nam có thờ chim Hạc.
    Du khách đến đây, nhiều người không muốn về ngay, ai cuõng kéo dài thêm chương trình, đi xuồng len lỏi vào các cụm cây ràm để nhìn ổ và trứng của loài chim trích, ngắm nhìn từng đàn con trích vừa đủ lông bơi lội ngay trước muõi xuồng... khi nước rút, nơi đây trở thành cánh đồng của các loại rong tảo, bông súng, sen, lúa trời...
    Khu tràm chim đã được các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế tài trợ để duy trì và phát triển. Nhiều đoàn du khách đã đi hàng vạn cây số từ các nước đến Tam Nông để được nhìn tận mắt con sếu đầu đỏ.

    Vườn Cò Tháp Mười:
    Ở cách thị xã Cao Lãnh 35 km (22 miles). Tới đây du khách sẽ nhìn thấy hàng ngàn con cò đậu trên các cây trắng rợp cả một vùng trời. Vào nhưõng buổi chiều tà, hàng hàng lớp lớp cánh cò chao liệng trên không trước khi về tổ.

    Vườn Hoa Tân Qui Đông:
    Du khách yêu hoa và cây cảnh xin mời đến vườn hoa Tân Qui Đông (cách thị xã Cao Lãnh 3 km (2 miles)). Nơi đây trồng nhiều loại hoa và cây cảnh, đặc biệt hoa hồng và cây hổ phách là nhưõng mặt hàng xuất khẩu đi nhiều nước. Ở đây còn có nhiều cây dược liệu dùng làm thuốc chưõa bệnh.

    Bãi Tắm An Hòa:
    An Hòa là một cồn cát nằm chơi vơi giưa sông Tiền, cách thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành khoảng 40 phút đi đường. Baõi tắm được phát hiện năm 1995, một cồn cát trắng hình trăng khuyết rộng hơn 10 ha độ nghiêng của cồn ít, không có vùng truõng tạo thành baõi tắm rất an toàn và lý tưởng cho du khách. Tuy mới được phát hiện nhưng baõi tắm An Hòa đã thu hút du khách mọi miền gần xa, tấp nập xuồng ghe kéo về đây để thưởng thức phong cảnh làng quê bình dị hoa trái sum sê, để tắm mình dưới dòng sông tràn ngập nắng và gió, thư giaõn và hòa mình với thiên nhiên.

  5. mbf

    mbf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Lịch Sử
    Năm 1832, vua Minh Mạng chia các trấn thành tỉnh thị Sa Đéc thuộc tỉnh An Giang. Dưới thời Pháp thuộc, An Giang được quân Pháp chia thành sáu tỉnh là Sa Đéc, Châu Đốc, Long Xuyên, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cần Thơ. Đồng Tháp vốn là cánh đồng sâu, mọc đầy lau sậy, dưng, lác, tràm, nên trở thành địa thế hiểm yếu mỗi khi nước ta có giặc.

    [​IMG]
    Năm 1862, anh hùng Đốc Binh Kiều chiêu mộ người nghĩa dũng trong vùng cùng nổi lên đánh giặc Pháp. Khi anh hùng Trương Công Định mất, anh hùng Võ Duy Dương rút quân về Đồng Tháp Mười vào năm 1865 và là người đầu tiên nêu khẩu hiệu "Cần Vương" chống giặc. Ông tung nghĩa quân đánh du kích khắp nơi từ Hà Tiên tới Đồng Tháp Mười.
    Ông tổ chức dịch vận rất giỏi, nhiều lính quân Pháp bỏ ngũ và cùng theo nghĩa quân đánh phá các đồn bót của giặc khắp các tỉnh Tân An, Mỹ Tho, Long Xuyên, Sa Đéc thời bấy giờ. Ngày 15.4.1865, giặc đem đại quân vây kín căn cứ Đồng Tháp nhưng bị phục binh của ông chận đánh ở Cái Thia liền mấy ngày đêm. Sau đó, ông rút về Cao Lãnh, rồi sang Vàm Cỏ Tây lập cứ địa, tổ chức lại hàng ngũ. Nhưng chẳng may, ông bị mắc bệnh thương hàn mà từ trần.

    Trong số những anh hùng sinh trưởng tại Kiến Phong có Nguyễn Quang Diêu (người xã Tân Thuận, quận Cao Lãnh). Với tư chất thông minh và tâm hồn yêu nước dạt dào, ông đã tham gia phong trào cứu nước và tiếp tay đắc lực cho cao trào Đông Du năm 1907. Tại Cao Lãnh, ông mượn chùa Linh Sơn làm nơi gặp gỡ những người yêu nước trong vùng. Ông thường liên lạc với các nhà cách mạng bị quân Pháp đưa từ Bắc vào an trí trong Nam như Võ Hoành, Dương Bá Trạc, Phương Sơn... đang tạm sống tại vùng Sa Đéc.
    Năm 1913, ông cùng nhà cách mạng Đinh Hữu Xương (người xã Mỹ Xương) và một số chiến hữu khác ra hải ngoại nhưng bị bắt tại Hồng Kông. Pháp đưa ông về giam tại Hỏa Lò, Hà Nội, rồi đày đi Guyane (thuộc địa Pháp tại vùng Trung Mỹ). Năm 1917, ông cùng một số nhà cách mạng Việt Nam dùng thuyền trốn qua đảo Trinidad, rồi tìm đường sang Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ. Năm 1920, ông từ đó trở lại Trung Hoa. Năm 1927, ông về nước tiếp tục hoạt động hăng say dù tuổi đã cao và bị mật vụ Pháp lùng bắt ráo riết. Đến ngày 15 tháng 5 năm Bính Tý (1936), anh hùng Nguyễn Quang Diêu từ trần.
  6. mbf

    mbf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Lễ Hội
    Lễ Hội Gò Tháp: Di tích Gò Tháp là một quần thể gồm 5 di tích tiêu biểu trong đó có đền thờ cụ Đốc Binh Kiều và miếu bà Chúa Xứ là nổi tiếng hơn cả. Hàng năm khách thập phương kéo về dự lễ hội Gò Tháp rất đông. Lễ vía bà Chúa Xứ cử hành vào ngày 16 tháng 3 âm lịch, giỗ cụ Đốc Binh Kiều vào ngày 15 - 16 tháng 11 âm lịch. Nội dung các lễ hội gần như ổn định: Lễ cầu an, thảnh sanh, tế thần Nông, cúng Ông (Đốc Binh Kiều) hoặc cúng bà Chúa Xứ. Các lễ được tiến hành một cách long trọng, có nhạc lễ theo nghi thức cổ truyền. Ngoài ra còn có múa lân, hát bội, đấu võ, lửa trận. Lễ hội ở Gò Tháp là lễ hội cầu cho quốc thái, dân an, mùa màng được tươi tốt.

  7. mbf

    mbf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Dồi lươn rim nước cốt dừa

    [​IMG]
    Đây là món ăn khoái khẩu của người dân vùng Đồng Tháp Mười. Dồi lươn có hương vị đặc trưng của nước dừa, hành và đậu phộng, ai đã nếm thử hẳn khó quên.
    Để chế biến món dồi lươn, trước hết phải làm cho lươn chết rồi dùng tro hoặc cám tuốt sạch nhớt, moi bỏ ruột rồi đem rửa sạch. Dùng dao sắc cắt phần thịt ở phía cổ lươn mà không làm đứt rời da lươn, đảm bảo da được liền từ đầu tới đuôi.
    Thịt lươn băm nhuyễn rồi trộn với thịt nạc, nấm mèo, bún tàu cũng đã được băm nhuyễn cùng với gia vị, đường, nước mắm, tiêu sọ để nguyên hạt. Dùng thìa nhỏ trộn đều và múc hỗn hợp thịt băm cho vào đầy da thân lươn đã lột ra trước đó như làm dồi lợn, dồi cầy. Dồn thịt xong khoanh tròn nguyên con lươn đặt vào nồi lấy củ hành tàu lột bỏ vỏ lụa, cắt đứng làm tư nếu là hành nhỏ, hoặc làm tám nếu là hành to xếp lên trên.
    Đổ nước cốt dừa ngập thân lươn rồi bắc lên bếp, để lửa liu riu. Khi nước cốt dừa sôi lên vài lượt thì nêm gia vị, đường, nước mắm cho vừa ăn, xong nhấc xuống múc ra đĩa rắc đậu phộng giã giập lên trên.
    Dồi lươn rim nước cốt dừa ăn kèm với bánh mì hoặc nhậu lai rai với rượu mạnh sẽ hấp dẫn thực khách vô cùng.
  8. mbf

    mbf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Bánh xèo bông điên điển

    [​IMG]
    Gọi là "đặc sản" vùng lũ, vì hằng năm cứ vào mùa nước lên là bông điên điển trổ vàng khắp cánh đồng nước nổi. Cây điên điển có nhiều ở vùng Ðồng Tháp Mười. Giữa những ngày trời nước mênh mông, mưa gió mịt mù mà nhà có khách thì không gì hơn là chiêu đãi một bữa bánh xèo bông điên điển.
    Bánh được làm rất đơn giản nhưng hương vị lại đậm đà khó quên. Dùng bột gạo pha với nước cốt dừa cho loãng, thêm chút bột nghệ vào cho bánh được vàng và thơm. Bông điên điển hái về, rửa sạch, để cho ráo nước. Thịt lợn xắt miếng nhỏ, ướp muối, tiêu, tỏi, đường, bột ngọt... để độ nửa giờ cho thịt thấm. Xào số thịt này, khi gần chín thì cho bông điên điển vào xào chung. Ðây là nhân của bánh.
    Để có được chiếc bánh giòn, thơm thì cần chú ý cách chiên: bắc cái chảo bằng gang lên bếp, cho lửa riu riu. Dùng cọng lá chuối cắt tựa một đầu, rồi chấm mỡ hay dầu thoa đều trên mặt chảo, đổ bột vào tráng cho tròn và mỏng, rắc thêm vài con tép lên mặt bánh.
    Khi bánh vừa chín thì cho nhân vào, để chừng hai phút cho bánh thật chín và vàng, gập đôi chiếc bánh lại như hình bán nguyệt rồi xúc ra đĩa hoặc mâm.
    Bánh có hương vị thơm lừng của bột, nghệ, nước cốt dừa, thịt, tép, bông điên điển, mỡ, hành, tiêu, tỏi và nhiều thứ gia vị khác.
    Bánh được ăn với các loại rau quanh nhà như: đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều, đọt cách, lá mơ. Miếng bánh cuốn với các loại rau chấm nước mắm làm sẵn. Thực khách sẽ được thưởng thức một bữa ăn khoái khẩu, ngon tuyệt, nhớ hoài!
  9. mbf

    mbf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Lươn nấu cháo môn

    [​IMG]
    Lươn làm sạch, nấu cháo đậu xanh và ngọn môn ngứa. Món cháo lành, mát, bổ.Ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Đồng Tháp Mười nói riêng thức ăn vô cùng phong phú và đa dạng.
    Đặc biệt trước những ngày đầu "sa mưa" cánh đồng gốc rạ được đốt sạch chỉ còn lại đống tro tàn mầu đen xịt, theo nước mưa trút xuống kẽ nứt của đất và các "mà" lươn. Mùa hạn lươn làm "mà" ở dưới hang sâu ẩn náu tránh nắng nóng , chờ mưa xuống tung hoành với dòng nước, ********, sinh con nảy nở. Sau trận mưa lớn, tro than trên mặt ruộng kéo theo xuống "mà" lươn, gặp chất mặn của tro chịu không nổi, gia đình lươn phải trồi lên. Lươn là món ăn vừa ngon vừa bổ, thực đơn chế biến có nhiều, lươn kho sả, lươn nấu canh chua, lươn um, lươn kho nắm ăn với bông súng cũng là món đặc sản nổi tiếng ở Đồng Tháp.
    Lươn còn được nấu cháo đậu xanh với môn ngứa.
    Môn ngứa trên đầu lá có nút mầu trắng chẳng những ăn không được mà còn ngứa. Ông bà mình thường nói trong cái độc hại có cái bổ, "lấy độc trị độc". Không biết lươn có chất gì hóa giải mà lươn đem nấu cháo với môn ngứa thì tuyệt vời, chẳng những ăn không ngứa mà còn ngon bổ, mấy món độc chiêu thời hiện đại cũng không sánh kịp.
    Khi bắt được lươn to bằng cườm tay mà kho hoặc om thì uổng lắm, ông bà xưa quở chết, phải đem đi nấu cháo đậu xanh với môn mới đúng gu, môn phải là môn ngứa, nồi nấu phải dùng nồi đất, chụm bằng củi trâm bầu than nhiều mới giữ được sức nóng đều, nồi cháo không hôi khói, cách nấu hơi cầu kỳ một chút mới ngon. Lươn làm sạch để ráo, nướng cho héo da, cắt từng khúc sau đó dùng dây sợi nhỏ buộc chặt chung quanh lươn để khi nấu lươn không rã. Môn ngứa rửa sạch cắt thành từng đoạn dài khoảng 2-3 phân để nguyên vỏ.
    Nồi cháo đậu xanh sôi nhiều dạo mới thả lươn vào, chờ khi lươn chín, gắp lươn ra đĩa, sau đó thả môn vào đợi khi cháo nhừ môn chín, lúc này bắt đầu cho vào ít muối, nước mắm, bột ngọt, tiêu, ớt, hành... nêm nếm cho vừa ăn rồi nhấc xuống, đĩa lươn nằm như đòn bánh tết, vàng rực bốc khói thơm lừng, bát đầu mở dây, xắt vài cọng rau răm để trên mình lươn thêm mầu sắc cho hấp hấn. Mỗi người một chén ai hảo tiêu, hành thì để thêm, thịt lươn đưa vào chén từng miếng nhỏ vừa thổi vừa húp cháo vừa ăn, gắp miếng môn cho vào miệng mà ngậm, nước ngọt từ cháo lươn cộng với chất ngọt của môn từ từ thấm ra, cái ngon, cái ngọt, thơm, cay, nồng không mấy chốc nó lan toả cả đến hệ thần kinh, mồ hôi rủ nhau chảy từ trán xuống mặt lau không kịp.
    Đậu xanh, lươn, môn đều là chất mát lại bổ, nếu lươn nấu cháo không có môn kể như nồi cháo bình thường.
  10. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Tỉnh có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều ao hồ lớn. Sông chính là sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) chảy qua tỉnh với chiều dài 132 km (82 miles). Dọc theo hai bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch dọc ngang. Đường liên tỉnh giao lưu thuận tiện với trên 300 km (187 miles, đường bộ) và một mạng lưới sông rạch thông thương.
    Thị xã Cao Lãnh cách quốc lộ 1A 36 km (22 miles), cách thành phố Sài Gòn 162km (101 miles). Nằm trên bờ sông Cao Lãnh (một nhánh nhỏ của sông Tiền tách ra sau 16 km (10 miles) lại chảy vào sông Tiền), ở ngay sát Đồng Tháp Mười mênh mông, từ xa xưa Cao Lãnh đã là một độ thị sầm uất và là trung tâm kinh tế của Đồng Tháp.
    [​IMG]
    "Cao Lãnh" bắt nguồn từ hai chữ "Câu Đương", là tên một nhân vật gốc Quảng Nam di cư vào Nam theo đợt chiêu mộ của chưởng dinh Nguyễn Hữu Cảnh. Ông Câu Đương tên thật là Đỗ Công Tường tự Lãnh, đến lập nghiệp ở phủ Tân Thành, lập một ngôi chợ và làm chủ. Vì thế dân gọi tắt là chợ "Câu Lãnh", sau đọc trại ra "Cao Lãnh". Phần lớn đất đai phía Đông tỉnh Đồng Tháp là đầm lầy, rừng tràm rộng lớn. Xưa vùng này rất hiểm yếu, thường là căn cứ kháng chiến chống quân Pháp.
    [​IMG]
    Sông chính của tỉnh Tiền Giang, vốn từ sông Cửu Long ở CamPuChia chảy xuống. Kinh rạch chạy khắp tỉnh và là hệ thống giao thông tiện lợi. Các kinh rạch quan trọng gồm: sông Sở Thượng, sông Sở Hạ, kinh Phước Xuyên, kinh Tháp Mười, kinh Cái Bào, kinh Tư Mới, kinh Xáng An Long (kinh Đồng Tiến)... Những cù lao lớn như cù lao Tây, cù lao Hộ...
    Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5. Vào mùa mưa, nước sông Cửu Long đổ từ nguồn xuống mang theo phù sa, nước sông dâng lên ngập cả ruộng đồng, đem phù sa bồi đắp thêm màu mỡ, nhưng gây trở ngại cho một số sinh hoạt bình thường vì mực nước dâng cao, nhất là trong khu vực Đồng Tháp Mười, mực nước dâng từ nữa thước đến hai thước rưỡi.

    Là một tỉnh nông nghiệp, Đồng Tháp sản xuất nhiều lương thực và các loại nông, thủy sản có giá trị xuất khẩu. Đất đai Đồng Tháp màu mỡ bởi phù sa do hai con sông Tiền và sông Hậu cung cấp hàng năm, xóm làng trù phú giữa bốn bề cây cối xanh tươi. Vì thế Đồng Tháp được biết đến như một vựa lúa của cả nước. Ở đây có giống lúa nổi, một loại lúa mọc tự nhiên từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10 thu hoạch mà không cần chăm bón.
    Đồng Tháp cũng là vùng đầy triển vọng về các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, bông, thuốc lá, đậu tương và cây ăn trái như: xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quýt Lai Vung, bưởi Phong Hòa, chôm chôm, vú sữa, mãng cầu có quanh năm.

Chia sẻ trang này