1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thật , ảo !

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi truanang, 01/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Thật và ảo , là khái niệm nắng muốn hiểu . Nhưng phải có trong hoàn cảnh cụ thể , cũng như vấn đề cụ thể mới thấy rõ hơn .
    Thí dụ trong toán học có số ảo , rõ ràng là cái số đó không tồn tại trên thực tế nhưng lại được dùng đê giải quyết nhiều vấn đề thực tế .
    Ảo thương được thông qua quá trình tư duy , suy luận của con người để tạo ra . Thí dụ tuy mình không có cảm tình với ai đó nhưng mình vẫn nói mình yêu người đó để được .... ôm hôn gì đó . Rõ ràng cái mình truyền đạt chỉ là ảo , một thứ tình cảm không có thực . Nhưng người nghe lại hiểu thành thực . Đấy là mặt xấu của sự lừa dối . Hay như vụ án kinh tế 50 tỉ , Maddoff rõ ràng chẳng thể làm gì để ra số lãi như thế , nhưng vẫn làm , là sự lừa đảo để thu lợi .
    Do đó với khái niệm ảo còn đi với niềm tin . Như tôn giáo , bảo chúa có thật , thiên đường .... . Rõ ràng chẳng có cách nào xác minh được cả . Nhưng đó là phạm trù khác nắng chưa muốn đề cập đến nhiều .
    Có tiếng mà không có miếng : đó cũng là trường hợp của ảo : người ngoài đều nghĩ đó là một gia đình hạnh phúc , nhưng chẳng ai hay chồng thì bồ bịch , nọ kia ....
    Làm tròn là một trường hợp của ảo : vì cái phần được làm tròn nên là một cái phần không có thực . Như khi tính số pi trong toán học , làm tròn thành 3 , thì sẽ có sai số xuất hiện , cái phần sai số dư ra với các giá trị gần đúng sẽ là ảo .
    Nắng học khá nhiều về các loại phép tính gần đúng , nên thấy rằng sai số sẽ tăng rất nhanh trong một số trường hợp . Trên thực tế thường khác lí thuyết , người ta ko thể tính đúng 100 % được kiểu gì cũng có sai số , nên vấn đề hạn chế sai số bao nhiều mà thôi .
    Như vậy cũng có thể thấy khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế cũng là ảo nốt , vì lý thuyết bao giờ cũng đẹp , nhưng vào thực tế sẽ ko thể được mọi yếu tố , có chênh lệch .
    Nắng muốn nhận ra cái ảo , vì hiểu rằng , mọi thứ nếu được xây dựng trên cái ảo thì đều có nguy cơ sụp đổ . Giống như cái thị trường chứng khoán việt nam rõ là ảo , nên mới có bao nhiêu người phải tay trắng ra đi . Mình gửi niềm tin nhâm chỗ là mệt lắm .
    Mặt bất lợi của ảo có , mà mặt lợi cũng có , Nhưng nó luôn là con dao 2 lưỡi , dùng cũng dễ thăng . Trong quyển của hiến lê , viết rằng một người đã phá sản , nhưng ông ta ăn mặc thật tử tế , luôn cười nói và làm như vẻ một người thành công ( điều đó là ảo vì không có thật ) . Cái ông ta nhận được cuối cùng là lời đề nghị làm việc từ một người bạn . Rõ ràng nhiều trường hợp , ko thể biểu lộ như những gì xảy ra thì là tốt được .
    Không và có , ko thể trường hợp nào cũng đơn giản như thế .Thí dụ như câu : định mệnh có hay không : chỉ có thể là niềm tin của từng người , người tin có , người tin không , hay linh hồn có hay không cũng y như thế . Tình cảm với cô ấy có hay không ... Nói chung là cuộc sống không thể cố quy ra bằng một vài giá trị thật đơn giản được . Điều đó cũng giải thích vì sao , trong môn toán , lúc đầu chỉ là tính cộng trừ nhân chia ,càng về sau càng trở nên phức tạp ,lớp 12 là tích phân vi phân đã phức tạp , nhưng những ai đại học chuyên ngành về toán , còn đối đầu với lắm thứ chuối hơn thế nhiều . Là vì muốn mô tả cái thực tế càng chính xác , người ta cần cái công cụ lí thuyết càng phức tạp ( phức tạp không phải vì cố ý làm cho nó phức tạp ,mà là nó không thể đơn giản hơn được nữa ) .

Chia sẻ trang này