1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thất bại là mẹ thành công

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi hongbangchu, 23/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hongbangchu

    hongbangchu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Thất bại là mẹ thành công

    THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG, câu ngạn ngữ này chỉ đúng khi người ta có thái độ đúng đắn khi xem xét những nguyên nhân dẫn đến thất bại, từ đó rút ra bài học sâu sắc.
    Những nguyên lý chiến tranh đuợc đúc rút và ghi chép thành binh pháp, phải chăng cũng là từ việc nghiên cứu kỹ lưỡng cả thành công và những thất bại quân sự.
    Đọc các tài liệu lịch sử quân sự của các bên tham gia chiến tranh Việt nam, đều thấy các bên ca ngợi chiến thắng của bên mình nhiều hơn, đồng thời cũng bêu riếu chiến bại của đối phương nhiều hơn. Việc nhìn nhận của mỗi bên về những thất bại trong chiến thuật, chiến lược ... quả là hãn hữu.
    Mỹ thì ca ngợi trận nào Mỹ cũng thắng, giết chết bộ đội Bắc Việt thật nhiều, thây chất như củi khô ... (ví dụ đọc trong cuốn hồi ký "We are Soldiers and Young" của trung tướng Thomas Moore)... nhưng cuối cùng thì Mỹ bại trận trong cả cuộc chiến.
    Ta thì ca ngợi chiến sĩ ta anh hùng, dũng cảm, hi sinh quên mình, chiến thắng đế quốc đầu sỏ... nhưng ta chỉ nhắc đến những tổn thất cụ thể một cách rất chung chung, hầu như không thấy nói gì dến những mất mát, thất bại và những nguyên nhân dẫn đến thất bại.
    Tôi có đọc một toppic nói về việc đi tìm mộ chiến sỹ, xin trích vài đoạn trong nhánh đề tài "Nghiên cứu tìm mộ tập thể ở Tây Nguyên" mang mã số TK06 thuộc bộ môn Cận tâm lý của Tiến sĩ - thiếu tướng Nguyễn Chu Phác (Tổng cục Chính trị), như sau:
    Trích từ:Trong kháng chiến chống Pháp chỉ xảy ra vài trận không thành công đã tổng kết nghiêm túc. Người chỉ huy dám nhận trách nhiệm về mình. Đến nay vẫn còn lưu giữ các tài liệu tổng kết tỷ mỷ đó.

    Trong kháng chiến chống Mỹ xâm lược, do hỏa lực pháo binh, không quân của địch rất mạnh, sức cơ động cao bằng không quân ?" chủ yếu bằng máy bay lên thẳng vũ trang và bộ hình cơ giới (xe bọc thép). Vì vậy, chúng chuyển bại thành thắng, chuyển bị động thành chủ động rất nhanh. Có khi quân đang thắng, phát triển thuận lợi, địch cơ động nhanh chóng thay đổi so sánh lực lượng, khi ta rút quân bị hỏa lực địch chế áp , tiếp tục thương vong nặng, thương binh tử sĩ không đem theo được. Nếu người quyết định và chỉ huy trận đánh không nhận thức được sự thay đổi lớn lao này của địch, không đổi mới tư duy quân sự, không có trình độ cao hơn thì đơn vị có thể bị thiệt hại nặng nề.
    Ví dụ như trận đánh căn cứ biệt kích KNak ở Tây Nguyên năm 1965 không thắng lợi, quân ta phải rút lui trong trường hợp máy bay , pháo binh địch phát huy rất mạnh . Theo ý kiến của cán bộ và nhân chứng dự trận đánh thì ta đã để lại trận địa và trên đường rút khoảng 400 thương binh nặng và từ sĩ thuộc tiểu đoàn đặc công 409 Quân khu 5, một đơn vị đặc công tỉnh Bình Định và một đơn vị thuộc trung đoàn 10. Kẻ địch đã gom tử thi của bộ đội ta, đổ xăng đốt, đồng thời dùng xe ủi đào nhiều hố lớn đẩy các tử sĩ xuống rồi lấp đất lên

    Do nhiều nguyên nhân nào đó, đến nay đã mấy chục năm, một số trận đánh không thành công đã không được tổng kết một cách đầy đủ hoặc bỏ qua. Theo thượng tướng Nam Khánh thì Khu 5 có gần 10 điểm như vậy.

    Trong viết lịch sử của một số đơn vị không viết hoặc chỉ viết qua loa về những trận đánh không thành công. Trong hồi ký hoặc ký sự lịch sử của một số cá nhân, đơn vị tổng kết chủ yếu chỉ nêu thành tích , việc quy trách nhiệm sai lầm thiếu sót cũng không rõ ràng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khó khăn được bó qua việc tìm mộ liệt sĩ tập thể. Nền nếp này nếu còn duy trì trong xây dựng trong kinh tế xã hội nó nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến những vấn đề quan trọng khác của đất nước và xã hội. Nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sai lầm trong đánh giá cán bộ, sắp xếp, đề bạt, cất nhắc cán bộ.

    Tuy nhiên nếu kiểm đếm nghiêm túc thì thì sẽ khác. Bình tĩnh nghĩ lại , đây là điều không những có lỗi với những người chiến sĩ đã hy sinh mà còn có lỗi với gia đình liệt sĩ, và còn là điều có lỗi và rất thiệt thòi đối với việc học tập lý luận nghệ thuật quân sự Việt Nam; học tập kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ huy, sáng tạo cách đánh cho phù hợp với sự phát triển của tình hình đối với các thế hệ sĩ quan trẻ kế tiếp để kế tục sự nghiệp bảo vệ tổ quốc sau này. Từ trước đến nay, việc tìm hài cốt tập thể liệt sĩ mà chúng tôi tiến hành và được biệt, đều xuất phát từ một cá nhân, là thân nhân liệt sĩ quyết tâm đi tìm mộ của người thân là liệt sĩ, mà phát hiện ra một tập thể mộ liệt sĩ...

    Khoan hãy nói về chuyện Cảm xạ, Tìm mộ liệt sỹ ... chúng ta hãy thủ liệt kê và thảo luận về những trận chiến được coi là không thành công của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hãy mổ xe nguyên nhân, tìm ra bài học để THẤT BẠI thực sự trở thành MẸ CỦA THÀNH CÔNG.
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Mình đề nghị mổ xẻ lại trận Quảng Trị 1972 trước, tổn thất của ta trận này là rất nặng nề. Những điểm mình quan tâm là
    - Vị trí chọn phòng thủ mình cho là cùng địa (lưng quay vào sông)? liệu có thể chọn vị trí phòng thủ khá hơn không?
    - Quyết định cố thủ, và thời điểm ra lệnh rút lui có hợp lý?
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Thường thì các quân binh chủng, quân khu, quân đoàn đều có những tài liệu phân tích, tổng kết kinh nghiệm chiến đấu, nhưng đa số là kinh nghiệm các trận thắng. Còn tài liệu thực sự nghiêm túc về "những mất mát, thất bại và những nguyên nhân dẫn đến thất bại" thì chắc chỉ có người trong quân đội mới tiếp cận được.
    Nhóm hồi ký, kí sự lịch sử phát hành công khai hoặc bán công khai, dĩ nhiên phải chịu ảnh hưởng tuyên truyền, hoặc chủ quan của người viết (bên nào cũng vậy).
  4. hongbangchu

    hongbangchu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Thì vẫn biết là như Trường Sơn đã nói, thế nên mới sinh chủ đề này.
    Thực ra đã có lần tôi đọc được trên box này một số đoạn tổng kết về Hải quân Nhân dân, với những đề cập tương đối rõ về những thiếu sót trong quá trình chỉ huy chiến đầu của Hải quân Nhân dân trong thời kỳ chiến tranh phá hoại.
    Bạn nào có thể cung cấp thêm tư liệu?
    Trước hết hãy tham gia vào việc phân tích trận chiến Quảng Trị 1972 như bạn Mr-Hoang đã đề nghị vậy.
    Bạn Hoàng đưa ra 2 ý lớn, vậy bạn có thể dẫn thêm những sự kiện cụ thể minh chứng cho ý kiến của bạn không?
    Chúng ta có thể đưa sự kiện, đưa ý kiến phân tích rồi cùng nhau bàn luận.
  5. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Theo em, thuần tuý quân sự thì quyết định giữ thị xã Quảng Trị là do quyết tâm chiến dịch không chỉ là phía bắc sông Thạch Hãn. Thành Cổ nói riêng và thị xã Quảng Trị nói chung phải quyết giữ để làm đầu cầu, làm bàn đạp cho những phát triển tiếp sau.
    Còn nếu nói về vị trí phòng thủ thì trong những điều kiện thực tế và qui mô chiến đấu, không còn vị trí nào tốt hơn.
  6. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Phải gọi là cố thủ mới đúng. Việc cố thủ ở QT có thể chúng ta thiệt hại rất lớn nhưng vẫn giữ được thế trên toàn cục. Ở đây chúng ta đã thu hút được phần lớn lực lượng của đối phương để tạo cơ hội và thời cơ cho các chiến trường khác.
    Đây cũng là trả lời cho câu hỏi sau.
  7. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Mình cũng hỏi ông già mình là sao ta lại cho nướng nhiều quân ở Quảng Trị thế,câu trả lời là :Để giữ làm thủ đô của chính quền Mặt Trận giả phóng dân tọc miền nam Việt Nam!Theo các bạn thế có đáng kô?500.000 mens đấy
  8. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Có biết 500.000 là bao nhiêu không?
  9. negropone

    negropone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    18
    Khoảng một hai quân đoàn thì tui còn tin đc chứ ngang với cả một tập đoàn quân như vậy chắc chắn là không thể rồi
  10. ColdAir

    ColdAir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng hỏi ông già mình là sao ta lại cho nướng nhiều quân ở Quảng Trị thế,câu trả lời là :Để giữ làm thủ đô của chính quền Mặt Trận giả phóng dân tọc miền nam Việt Nam!Theo các bạn thế có đáng kô?500.000 mens đấy
    [/QUOTE]
    Một con số ấn tượng!
    Néu có thể, xin được biết Vị trí công tác tại thời điểm đó của Ông già Bác được không?

Chia sẻ trang này