1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thất bại là mẹ thành công

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi hongbangchu, 23/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bốc phét nó vừa vừa thôi. Mà trong tiếng Anh nó không có từ "mens" nhá.
    Về tổn thất của ta ở Quảng Trị, em đã đọc trong TVQG 1 tài liệu thống kê chi tiết số thương binh trong cả chiến dịch và trong từng giai đoạn (tấn công, 81 ngày đêm, phòng ngự sau 81 ngày đêm). Không nhớ số liệu chi tiết nhưng có thể nói ngắn gọn, nó nhỏ hơn 10 lần con số phét lác ở trên.
  2. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    500.000 vị chi là gần 50 sư đoàn
  3. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Chổ đó có vị trí đầu cầu, nếu ta giữ được thì sau này tấn công địch không phải vượt sông. Hơn nữa nhờ sông bọc phía sau khiến cho địch không bao vây được! Còn ta đã quyết tâm tử chiến thì phía sau là sông hay là gì khác cũng không thành vấn đề!! Mặc dù ta thiệt hại nặng nhưng địch cũng thế thôi!
  4. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Em nó mới gia nhập thì các anh cung nương tay cho em nó với chứ! Nhưng của đáng tội câu nói này ********** thật! Hoặc là ông già chú em này lỡm thằng con giai, hoặc là chú em này mượn tiếng nói của ông già để "lấy số" trước các anh
    Câu thứ nhất đã stupid ở chỗ cho rằng quân ta định lấy QT làm thủ đô cho MTDTGPMNVN (ku em này chắc chưa biết QT thời đấy - chỉ hơn vùng đất hoang một tí và quá xa khu vwcj tác chiến cần thiết, chẳng thà đánh chiếm Tây Nguyên hay Tây Ninh hoặc....Đà Nẵng còn có lý hơn). Quảng Trị chính là đầu cầu trọng yếu, nếu chiếm giữ được thì việc đưa quân vào Nam dễ dàng hơn nhiều là tuyến 559 cũ!
    Thứ hai là lấy đek đâu ra đủ 500k mà đưa vào đấy, đưa được 500k vào đấy trong trận đấnh 81 ngày thì chỉ cần đồng loạt pee một cái thì bố Mỹ lẫn VNCH cũng phải chạy!
    Con số chấp nhận được do nhều người đưa ra là khoảng 10.000 (hoặc hơn chút), hơi đắt nếu so với 4km2, nhưng giá trị về lịch sử và chiến lược thì không thể tính đếm được! (người ta nói gần như đêm nào cũng có từ 1 trung đội đến 1 đại đội vượt bom pháo vào bổ sung cho thành cổ. Ông cậu tôi 71 mới nhập ngũ, được đưa vào QT trong trận này và hy sinh, đến năm 2000 mới tìm thấy mộ và đwa cậu về. Câu chuyện tìm mộ cũng ly kỳ như thần thoại, hôm off vừa rồi cũng đã kể cho mấy đ/c nghe, bây giờ nhắc đến QT tự dưng lại thấy nổi gai ốc)
  5. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Nhân nói về 81 ngày đêm ở thành cổ Quảng Trị, hồi xưa em có viết một bài nhân dịp được đến đây. Các cụ ở nhà đọc khen cũng được, nay xin post lên để "lấy số" với anh em.
    Tính em hay xúc động, có gì chối quá, các bác bỏ qua cho.
    Thành cổ Quảng trị mùa hè đỏ lửa 1972, bom đạn, những ngôi nhà chỉ còn là những đống đổ nát, máu, máu và cái chết. Mỗi tấc đấc ở đây đã thấm máu của bao người, mỗi ngôi nhà ở đây đều có một am nhỏ, không phải để thờ thần tài, hay thần thổ địa, mà là do mỗi khi đụng vào mảnh đất này đều gặp các di vật của một thời máu lửa. Hôm nay tôi có mặt ở đây, một người sinh ra sau chiến tranh đã được trở về Thành cổ. Về với quá khứ bi hùng đã trở thành huyền thoại. Về với những anh linh dân tộc. Đây, cầu Thạch hãn, nơi trung đội cảm tử Mai Quốc Ca 20 người đã kiên cường bám trụ chiến đấu chống lại cả Quân đoàn I VNCH đến viên đạn cuối cùng và giọt máu cuối cùng. Đây, trường Bồ đề, đây chốt Long Hưng nơi quân Giải phóng vơi AK47 đấu chọi cùng B52, xe tăng, máy bay chiến lược, pháo hạm của Mỹ-nguỵ Đây, dòng Thạch hãn, nơi máu của các chiến sĩ Giải phóng nhuộm đỏ lòng sông. Tôi đứng đây, bên dòng Thạch hãn chảy hiền hoà, có một cây cầu mới, hiện đại được dựng lên thay cho cây cầu cũ, dấu tích chiến tranh chỉ còn lưu lại trên tượng đài xa xa kia, nhưng tôi như thấy như những người lính đi dép cao su vẫn đang lướt qua trước mặt tôi, tiến về Nam. Tôi như nghe thấy tiếng họ cười, tiếng họ trêu chọc cô lái đò... và cả tiếng gầm rú của B52 trên đỉnh đầu nữa....Bất giác, tôi lại nhớ đến câu thơ:
    Đò xuôi Thạch hãn xin chèo nhẹ
    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
    Có tuổi đôi mươi thành sóng nước
    Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm
    Nhà lưu niệm đang có một đoàn khác từ Nam ra, lớn tuổi có, mà trẻ như tôi cũng có, tôi đoán thế vì nghe thấy giọng miền Đông Nam Bộ, họ cũng cứ lặng lẽ bước đi, ai cũng đăm chiêu và như đang suy nghĩ về một điều gì đó. Tôi dừng lại bên bức ảnh ông lái đò đưa chiến sĩ vào Thành cổ. Nụ cười quá đỗi tự nhiên, nụ cười như là của ông lão được mùa lúa mùa khoai vậy. Hoàn toàn không gặp trong đó cái thực tại đang bao quanh ông, cái thực tại đầy chết chóc. Tôi không hiểu? Tại sao? Tại sao con người có thể vượt qua giới hạn của sự sợ hãi để tồn tại chứ đừng nói là có thể có một nụ cười như vậy. Tôi muốn có được nụ cười như họ, dù chỉ một lần trong đời, một lần được tận mắt chứng kiến những chiến công, những tấm gương hi sinh vì Tổ quốc biết được cảm giác của sự sung sướng nghẹ trào sao 30 năm chiến đấu hi sinh, được soi lại mình trong bóng hình dân tộc. Tôi muốn mình được sống trong cuộc chiến đó, tôi biết mình hôm nay khó có thể chịu được những hi sinh và gian khổ của cuộc chiến, tôi có thể sẽ vĩnh viễn nằm xuống ở một góc rừng nào đó mà chẳng ai biết. Nhưng tôi vẫn muốn, muốn được dù chỉ một lần chứng kiến sức mạnh của dân tộc, khi tất cả đều cùng một ý chí, mọi người sống vì một lý tưởng, khi mà lợi ích cá nhân được quên đi cho lợi ich của nước nhà. Tôi vẫn đang bước đi trong Thành cổ, suy nghĩ và thực tại, hoa phượng vẫn nở, người ta bảo, hoa phương trồng trong thành cổ bao giờ cũng thắm đỏ hơn bên ngoài, cũng phải thôi, khi mà nơi đây thấm đẫm máu xương liệt sĩ, đã chứng kiến hồn dân tộc, chứng kiến sự vĩ đại của sức mạnh ý chí con người.

  6. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Thêm một số thông tin về QT 1972.
    Pháo binh trong chiến dịch Quảng Trị 1972:

    Từ "Bão táp 1" đến "Bão táp 2"
    Năm 1971, cùng với việc tham gia Chiến dịch đường 9 - nam Lào, các đơn vị pháo binh dự bị trực thuộc Bộ Tư lệnh pháo binh ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Hai trung đoàn pháo nòng dài 38, 45 và trung đoàn pháo khênh vác 84 đã đứng chân ở sát bờ bắc sông Bến Hải. Đại đội 15 nằm trong đội hình trung đoàn 84 là đơn vị tên lửa đánh xe tăng điều khiển bằng hữu tuyến điện (pháo tên lửa B72).
    Năm 1972, B5 mở chiến dịch Quảng Trị, chiến dịch trọng điểm của toàn miền Nam. Chiến dịch Quảng Trị 1972 chia làm hai giai đoạn tác chiến với mật danh Bão táp I và Bão táp II.
    Thời điểm mở màn Bão táp I được quy định thống nhất là 11 giờ ngày 31-3-1972. Bốn trung đoàn pháo binh của Bộ tư lệnh mặt trận (trong đó trung đoàn 38 giữ vai trò cụm pháo binh chiến dịch) và ba trung đoàn pháo binh của các sư đoàn 304, 308, 324 tập trung chủ yếu đánh vào các trận địa pháo và sở chỉ huy của địch. Pháo binh ta bắn bất ngờ, mãnh liệt và chính xác. Cả đợt chiến đấu này, hỏa lực của địch không phát huy được hiệu lực. Bộ binh ta nhanh chóng tiến công làm chủ các căn cứ 544, Đầu Mầu, Động Toàn, Ba Hồ.
    12 giờ 30 phút ngày 2-4-1972, một sự việc hy hữu đã diễn ra: Trung đoàn 56 quân ngụy đóng tại căn cứ 241 (địch còn gọi là Ca-rôn) không chịu nổi uy lực pháo binh của trung đoàn 38 giáng xuống đầu, phải liên lạc bằng vô tuyến điện với ta xin ra hàng. Ngay buổi chiều hôm đó, cả trung đoàn 56, đứng đầu là trung tá Phạm Văn Đính, cầm cờ trắng lũ lượt ra khỏi cổng đồn phía tây. Tại căn cứ này, ta thu được rất nhiều vũ khí, trang bị, lương thực, trong đó có 4 khẩu pháo tự hành 175mm mà địch vẫn thường huênh hoang gọi là "Vua chiến trường", có tầm bắn xa 32km, trọng lượng mỗi viên đạn 60kg.
    Cùng thời gian này, lữ đoàn thủy quân lục chiến ngụy số 147 tại Mai Lộc bỏ hết xe pháo và trang bị nặng, tháo chạy về phía nam.

    Nhưng từ ngày 4 đến ngày 8-4-1972, ta tổ chức mấy đợt tiến công vào căn cứ Đông Hà không thành công. Chuẩn tướng Vũ Văn Giai, Sư đoàn trưởng sư đoàn 3 ngụy, đã cho quân về co cụm và áp dụng "chiến thuật phòng thủ cơ động vành đai thép" để đối phó với ta. Vũ Văn Giai hô hào binh lính "tử thủ" và tổ chức họp báo, tuyên bố: "Mai đây các ngài sẽ ngoạn mục chứng kiến thất bại thê thảm của ********* trước vành đai thép Đông Hà của chúng tôi". Đây chính là thời cơ để pháo tên lửa B72 xuất hiện, giáng đòn bất ngờ lên đầu địch.
    Bão táp II bắt đầu ngày 23-4-1972. Đại đội 15 pháo tên lửa B72 được vinh dự khai hỏa mở màn vào lúc 6 giờ. Trước tiền duyên điểm cao 31 và điểm cao 37, đại đội 15 diệt được 14 xe tăng và xe bọc thép. Chỉ trong vòng bốn phút, trắc thủ Lục Vĩnh Tưởng diệt được 6 xe bằng 6 phát đạn. Khi bộ binh ta tiến lên làm chủ hai điểm cao trên thì 2 xe tăng địch đột ngột xuất hiện, Lục Vĩnh Tưởng được lệnh phóng tiếp hai phát đạn, hạ gục chúng. Như vậy đồng chí đã lập kỷ lục ngay trong trận ra quân đầu tiên: diệt 8 xe thiết giáp địch bằng 8 phát đạn.
    Ngày 27-4-1972, pháo chiến dịch và pháo chiến thuật bắn chuẩn bị 10 phút xuống tất cả các điểm cao thuộc tiền duyên căn cứ Đông Hà, rất trúng đích. Riêng pháo tên lửa B72 diệt 6 xe tăng nâng tổng số xe tăng địch bị diệt lên 38 chiếc. Phía ta an toàn tuyệt đối về người và vũ khí. Điểm cao 37, mục tiêu điểm trong ngày 27-4-1972 được bộ binh giải quyết xong.
    Qua ngày 28-4-1972, một ngày chiến đấu ác liệt, máy bay B52 trút nhiều đợt bom cản đường quân ta, bộ binh và pháo binh ta vẫn hợp đồng rất chặt chẽ và tiến vào làm chủ căn cứ Đông Hà lúc 15 giờ. Quân ta đã hoàn thành nhiệm vụ được giao sớm hơn thời gian dự kiến là 5 ngày.
    Cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục với những khó khăn mới: yếu tố bí mật không còn, địch tăng cường phong tỏa đường cơ động, đánh phá vị trí đứng quân của quân ta. Qua hai đợt chiến đấu, trung đoàn 38 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo toàn được lực lượng, lại tổ chức thêm được một đại đội pháo 155mm với rất nhiều đạn thu được của địch. Sau một tuần lễ liên tục hành quân cả ngày lẫn đêm, vượt qua bom đạn địch, trung đoàn đã đến vị trí tập kết. Một phần lực lượng cấp tốc lên phía trước xây dựng trận địa, đưa pháo vào chiếm lĩnh. Đài quan sát chỉ huy của trung đoàn đặt trên một đỉnh núi cao có tầm nhìn bao quát từ Ái Tử đến cầu Quảng Trị bắc qua sông Thạch Hãn, vào tới La Vang.
    Trong hai ngày 29 và 30-4-1972, các loại pháo của ta bắn rất chính xác xuống các mục tiêu được giao. Pháo chiến dịch làm tê liệt và tiêu diệt các trận địa pháo binh địch ở Ái Tử, La Vang, liên tục bắn phá sở chỉ huy sư đoàn 3 ngụy, căn cứ hậu cần và sân bay Ái Tử. Sở chỉ huy của chuẩn tướng ngụy Vũ Văn Giai rơi vào tình trạng hỗn loạn, quan quân vất lại toàn bộ giấy tờ sổ sách "bỏ của chạy lấy người". Một tiểu đoàn 130mm của trung đoàn 38 được cấp thêm 700 trái đạn, chuyển sang làm nhiệm vụ chặn địch rút chạy vào phía nam theo trục đường 1 và chi viện cho bộ binh sư đoàn 304 đánh chiếm phía bắc cầu Quảng Trị.
    Sáng 1-5-1972, trong lúc bộ binh qua cầu tiến vào thị xã Quảng Trị và tiếp tục truy quét địch, pháo 122mm và 130mm của trung đoàn 38 chụp lên đội hình bộ binh và cơ giới địch đang chen chúc dày đặc trên đường 1, gây cháy nổ và ùn tắc, tạo thành một vùng lửa đỏ và khói bụi trùm kín. Trên đoạn đường Quảng Trị-La Vang, địch rơi vào một thảm cảnh khủng khiếp. Cũng trong ngày hôm đó, sư đoàn 324 và trung đoàn 27 của Mặt trận B5 nhanh chóng làm chủ địa bàn được giao vào sát sông Mỹ Chánh tiếp giáp với Thừa Thiên. Toàn tỉnh Quảng Trị đã giải phóng.
    TRƯƠNG NGUYÊN TUỆ
    http://www.qdnd.vn/qdnd/sukiennhanchung.hoiuckyniem.1833.qdnd
  7. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Chiến dịch Quảng Trị 1972 gồm hai giai đoạn. Giai đoạn một từ 30/3 đến 26/6/1972 là đợt ta đánh vỡ phòng tuyến McNamara, các cứ điểm Mai Lộc, Cồn Tiên, ... (bờ Nam sông Bến Hải), và căn cứ Ái Tử (đại bản doanh sư đoàn 3), rồi đánh qua thị xã Quảng Trị đến sông Mỹ Chánh (nơi phân cách Quảng Trị và Huế). Giai đoạn hai là các trận đánh lùi dần từ bờ Bắc sông Mỹ Chánh đến thị xã Quảng Trị, và cuộc chiến đấu bảo vệ thị xã và thành cổ trong 81 ngày đêm (27/6-15/9/1972). Các trận đánh trong 81 ngày đêm này có lẽ là các trận đánh khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Nhiều sư đoàn của mỗi bên lần lượt hoặc cùng tham chiến (sư đoàn 304, 308, 312, 320, 324, 325, ... ngoài Bắc; sư dù, sư thủy quân lục chiến, sư đoàn 1 bộ binh, 3 liên đoàn biệt động quân, lữ đoàn 1 kỵ binh thiết giáp, ... của quân đội Sài Gòn với phần lớn hỏa lực phi pháo toàn miền Nam.
  8. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Trích.
    ...
    Năm 1972, trước tình thế Quảng Trị thất thủ, Thừa Thiên-Huế bị uy hiếp nặng nề, Mĩ Ngụy mở cuộc phản công qui mô lớn tái chiếm Quảng Trị, lấy tên " Lam Sơn 72". Ngày 28/6/1972, địch chính thức mở cuộc hành quân tái chiếm Quảng Trị và chúng dự định vào ngày 3/7/1972 sẽ tổ chức chào cờ mừng chiến thắng tại Thành Cổ Quảng Trị. Bộ đội chủ lực cùng quân và dân thị xã, các huyện vùng ven chặn đánh địch quyết liệt. Sau 1 tuần, địch mới hình thành cánh cung bao vây, áp sát thị xã. Trong cuộc phản kích này, địch đã huy động mỗi ngày 140 máy bay B52, hơn 200 máy bay chiến đấu, 12-16 tàu khu trục, tuần dương hạm thuộc hạm đội Thái Bình Dương liên tục bắn phá. Riêng số máy bay dùng cho cuộc chiến này bằng1/3 Mỹ có tại Đông Nam Á và bằng 1/4 lực lượng ném bom chiến lược của toàn quân Mỹ. Lực lượng bộ binh có hai sư đoàn dự bị chiến lược (dù và thủy quân lục chiến), liên đoàn biệt động quân số 1 và 4 trung đoàn thiết giáp, hàng chục tiểu đoàn pháo các loại. Tên tướng ngụy Sài Gòn Ngô Quang Trưởng huyênh hoang tuyên bố: "Đồng minh sẽ sử dụng tối đa hỏa lực không quân và pháo binh để nghiền nát Thành Cổ Quảng Trị". Đây là cuộc phản kích cực kì tàn bạo, đẫm máu mà kẻ địch không từ một hành động dã man nào: Ném đủ các loại bom na-pan, bom phá, bom bi, bom 7 tấn, bom điều khiển bằng la de; bắn đủ các loại pháo khoan, pháo chơm, thả chất độc, hơi ngạt. Chẳng hạn đêm 4/7/1972, máy bay B52 đã ném 4.000 tấn bom xuống thị xã (gần 200 lượt chiếc?); ngày 21/7 hãng UPI Mỹ đưa tin: có tuần lễ, Hoa kì đã huy động máy bay chiến đấu của 3 quân chủng ném tới 7.000 tấn bom và bắn 10 vạn quả đại bác vào thị xã Quảng Trị. Ngày 31/7, khoảng 2 vạn quả đại bác cỡ lớn từ 105-203mm pháo kích xuống khu vực thị xã và vùng phụ cận. Lượng bom đạn địch giội xuống thị xã trong 81 ngày đêm tương đương bằng sức công pha của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hirôsima của nước Nhật trong thế chiến hai. Hơn 1 vạn ngôi nhà ở thị xã bị tàn phá. Chúng đánh bồi, đánh nhồi, đánh triệt hạ san bằng, sau đó tổ chức bộ binh thiết giáp tấn công. Thế nhưng, địch đã bị chặn đứng bởi cuộc chiến đấu anh dũng quả cảm của lực lượng ta. Trong 81 ngày đêm chiến đấu ngoan cường bảo vệ Thành Cổ, quân và dân thị xã Quảng Trị cùng bộ đội du kích, nhân dân trong tỉnh đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dũng cảm, mưu trí, bẻ gãy nhiều cuộc tấn công của địch. Kết thúc cuộc đọ sức ở Thành Cổ, Mỹ ngụy bỏ xác 26.400 tên, trong đó có 2 lữ đoàn, 11 tiểu đoàn, 39 đại độ; 205 máy bay bị bắn rơi và 349 xe quân sự ( có 200 xe tăng và bọc thép), hơn 230 đại bác bị phá hủy.
    ...
    http://www.quangtri.gov.vn/Cachuyen/quangtri/lsvh.htm
  9. tassadar

    tassadar Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Mình cũng hỏi ông già mình là sao ta lại cho nướng nhiều quân ở Quảng Trị thế,câu trả lời là :Để giữ làm thủ đô của chính quền Mặt Trận giả phóng dân tọc miền nam Việt Nam!Theo các bạn thế có đáng kô?500.000 mens đấy[/QUOTE]
    Theo thông tin chính xác nhất do cả 2 bên thừa nhận thì trong 81 ngày đêm ở Quảng Trị mỗi ngày khoảng 1 đại đội của ta hy sinh ,tức là tối đa khoảng 10000 chiến sĩ thôi . Trong trận này chúng ta đã viết nên 1 trang sử bi tráng nhất của lịch sử Việt Nam , tại đây quân Mỹ cùng với VNCH đã sử dụng toàn bộ sức mạnh của mình để bẻ gẫy ngọn cờ trên cổ thành , toàn bộ các đơn vị thiện chiến nhất của VNCH đã tham chiến ở đây gồm sư dù , sư TQLC , biệt động quân , sư 1 cùng với sự yểm trợ tối đa của B52,không quân chiến thuật , hạm đội 7 . Và cái giá để đẩy quân ta ra khỏi Thành cổ của VNCH cũng hoàn toàn ko nhỏ , sư dù bị thiệt hại nặng nề phải về tuyến sau làm dự bị , sư TQLC mỗi ngày thiệt hại 150 lính ( tổng cộng 5000 lính bị thương vong trong đó có hơn 3000 tử trận ) cái này đã dc phía bên kia thừa nhận ,các bac có thể xem ở đây http://lv62.homeip.net/tqlc/
    Được tassadar sửa chữa / chuyển vào 17:36 ngày 06/11/2006
  10. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng nhiều lần được nghe nói về con số của bác Tassadar. Thực tế QT là một chiến trường đẫm máu. Chỉ cần nhắc đến những từ Thành Cổ hay đại lộ máu thì ai cũng thấy nao lòng. Có một thông tin mà ít người biết đó là sau QT thực sự đã có những lo ngại về khả năng phòng thủ bắc vĩ tuyến 17. Nếu thông tin tình báo của Mỹ và Thiệu tốt hoặc giả họ đã biết và đủ lực để thực hiện thì một cuộc tập kích lên phía Bắc sẽ khiến tình hình trở nên phức tạp hơn nhiều. Thực tế ở QT ta đã thực hiện một chiến thuật không "thông thường lắm" đối QDND VN đó là dàn hàng ngang tấn công vỗ mặt với sự huy động tối đa về hỏa lực của pháo và xe tăng. Chiến thuật này đẩy bộ đội vào thế đối mặt với hỏa lực vượt trội từ máy bay và pháo hạm của Mỹ ngụy. Đây có thể coi là sản phẩm của tư tưởng "cách mạng tiến công" trong thời kỳ này. Những đòn chia cắt chiến lược ở chiến trường Huế đã không được thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả do thiếu một hệ thống hạ tầng hậu cần đủ lớn ở phía Đông Trường Sơn. Thế bao vây và chia cắt chiến lược QT và Huế đã không thực sự hình thành.
    Quay lại với chủ đề chính tôi đã đọc quyển Giáp - Victory at any Cost của một sử gia Mỹ. Khi nhận xét về tướng Giáp, mặc dù có nhiều quan điểm cho rằng tướng Giáp chịu ảnh hưởng của Napoleon hay Tôn Tử... nhưng ông ta khẳng định tướng Giáp là sản phẩm của chiến tranh nhân dân made in Vietnam, một đặc sản mang tính truyền thống hàng nghìn năm và xét trên khía cạnh tactic tướng Giáp "learn to fight in the bushes". Đối với tướng Giáp một trận thua với nhiều kinh nghiệm học được có giá trị hơn một trận thắng mà chẳng rút ra được thêm một kinh nghiệm gì. Tôi đồng ý với quan điểm của sử gia này bởi tôi cho rằng về cơ bản khi tiến hành chiến tranh ta đều ở thế yếu hơn nên nếu không cầu thị và quyền biến thì tất sẽ bại. Với gần 20 vạn Trần Quốc Tuấn đã thắng 50 vạn Nguyên Mông nhưng với 100 vạn Hồ Quí Ly đã thua 80 vạn quân Minh.

Chia sẻ trang này