1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thất bại là mẹ thành công

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi hongbangchu, 23/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anghenlenin

    anghenlenin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    4.161
    Đã được thích:
    0
    Theo em biết đây là cuốn sách do 2 tác giả người ANh viết và phỏng vấn các Tướng Mỹ và Pháp là các đối thủ thì độ khách quan chắc cũng cao.
  2. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Các tướng tá nhà mình cũng được đi "bổ túc" hay đi học "tại chức" bên LX, bảo ko học hành gì thì ko đúng. Nhưng vì yêu cầu chiến trường nên nhiều người xong khoá học hoặc thậm chí chưa xong thì về luôn nhận công tác, ko có bằng cấp hay luận án gì hết
    May mắn thay, "tại chức" thời đó khác ngày nay, mà đi học cũng ko phải do rỗi việc mới được cử đi
  3. dem_den

    dem_den Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Trong khi đó phía QĐND có những lãnh đạo chính trị nhưng trải qua thực tế chiến trường như ông Lê Duẩn, Phạm Húng, Nguyễn Chí Thanh,...Bởi vậy mới có quyết định tấn công táo bạo trong năm 1975 (kế hoạch trước đó là 1975-1976).
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Đó chỉ là 1 phần của thực tế vì Tổng bí thư Lê Duẩn ko ở chiến trường miền Nam sau Đồng khởi không thấy được tình hình thực tế chiến trường và sức mạnh thực sự của kẻ thù nên nhiều chỉ thị của quân uỷ trung ương không bám sát tình hình thực tế chiến trường gây nên nhiều tổn thất.Điều này không phải là xấu vì thực tế ai cũng có thể mắc sai lầm.Như Stalin cũng từng chỉ đạo tác chiến thời nội chiến Liên Xô mà vẫn mắc nhiều sai lầm gây nên tổn thất lớn cho Hồng quân giai đoạn đầu chiến tranh vệ quốc.Cái quan trọng là sau các thất bại đó các nhà lãnh đạo đảng đã thực sự cầu thị lắng nghe các ý kiến chuyên môn của các tướng lĩnh trước khi đưa ra quyết định.Nhờ đó mà cuộc kháng chiên của chúng ta đã đi tới thắng lợi cuối cùng
    Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh mất cuối năm 1967
    Theo các tài liệu mình đọc được thì giai đoạn tổn thất nhiều nhất của quân ta là vào giai đoạn sau Mậu Thân1968 tới hiệp định Pari
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Em thấy nói không đi sâu đi sát thì cũng chả biết thế nào cho đủ. Thắng thì không nói làm gì, còn không thành công thì sẽ có đủ lý do để bêu xấu. Còn nếu nói về kinh nghiệm chỉ huy, kinh nghiệm thực tiễn chiến trường, thời đó chắc khó có nước nào bằng VN.
  5. thanhlong0988

    thanhlong0988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    0
    --------------
    Chính xác hơn là những năm 68-69-70 nặng nhất, sau đó đến năm 72.
    Năm 71 còn có LS 719 cũng chủ động nên đỡ hơn.
  6. tincan

    tincan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    659
    Đã được thích:
    0

    [/quote] Một số tướng lafnh được phong vượt cấp trong kháng chiến chống Myf :
    Tướng Văn Tiến Dufng , tư? thiếu tướng lên thă?ng thượng tướng
    Tướng Chu Huy Mân , cufng tư? thiếu tướng lên thă?ng thượng tướng
    Tướng Lê Đức Anh , tư? đại tá lên thă?ng trung tướng
    Bây giơ? có Tướng Lê Hô?ng Anh , mới va?o công an hơn một năm , lên thă?ng đại tướng
  7. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Có thể coi 1968 là một bước ngoặt lớn về thế và lực trên chiến trường đi kèm với nó đương nhiên là những tổn thất to lớn cho phía bị động hơn. Thất bại của chiến dịch xuân 68 đã tạo điều kiện cho Mỹ và VNCH giải quyết được vấn đề tưởng chừng như không thể trước đó là bình định. Việc bộc lộ toàn bộ lực lượng để tổng khởi nghĩa đã khiến lực lượng GPQ mất phần lớn các cơ sở ở nông thôn. Các chiến dịch vào sâu trong đất Campuchia nhằm vào hệ thống hậu cần của Bắc Việt cũng là hệ quả tất yếu của sự thay đổi này. Quay lại vấn đề Quảng Trị theo tôi biết chính Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là người xây dựng kế hoạch chiến dịch Trị Thiên năm 72 chỉ có điều kế hoạch đó đã bị điều chỉnh theo ý của TBT Lê Duẩn khi Đại tướng đi chữa bệnh ở nước ngoài. Kế hoạch ban đầu là dùng 1 trung đoàn công binh mở đường từ phía Tây tới Huế tạo mũi vu hồi. Như vậy, nếu kế hoạch này được thực hiện thì QT sẽ được chia lửa và phòng tuyến nam sông Mỹ Chánh của tướng Trưởng có thể sẽ không có nhiều ý nghĩa trong việc phòng thủ Huế chứ chưa nói đến có thể dùng làm bàn đạp để tổ chức đòn phản kích bằng toàn bộ lực lượng tổng dự bị QĐVNCH. Có một chi tiết (xin phép được không nêu nguồn) vào thời điểm gay go của chiến dịch Tướng Dũng được rút ra thay vào đó là tướng Lê Trọng Tấn mà tình hình cũng không được cải thiện, trong một cuộc họp TBT Lê Duẩn đã đập bàn quát các tướng: các anh làm ăn kiểu gì mà không giữ được. Tướng Giáp khi đó đang cầm thước đã đập bàn phản bác lại: nếu làm theo kế hoạch của tôi thì không có ngày hôm nay. Bình luận về tướng Giáp thượng tướng Trần Văn Trà đã nói anh Văn không có một quyết định sai lầm nào. Phải nói thêm tổn thất lớn ở QT là do chỉ biết tiến mà không biết lùi, tấn công mà không tổ chức trận địa phòng ngự thì trụ thế nào với pháo hạm và B52.
  8. anghenlenin

    anghenlenin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    4.161
    Đã được thích:
    0
    Có đúng thế này không các bác có uy tín xác nhận cái, nếu đúng thì sau này em làm CTN hay TBT em cho công bố tài liệu này rồi em sẽ truy xử cái người mắc sai lầm làm tổn thất bao nhiêu là chiến sỹ kia
  9. dem_den

    dem_den Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Có thể coi 1968 là một bước ngoặt lớn về thế và lực trên chiến trường đi kèm với nó đương nhiên là những tổn thất to lớn cho phía bị động hơn. Thất bại của chiến dịch xuân 68 đã tạo điều kiện cho Mỹ và VNCH giải quyết được vấn đề tưởng chừng như không thể trước đó là bình định. Việc bộc lộ toàn bộ lực lượng để tổng khởi nghĩa đã khiến lực lượng GPQ mất phần lớn các cơ sở ở nông thôn. Các chiến dịch vào sâu trong đất Campuchia nhằm vào hệ thống hậu cần của Bắc Việt cũng là hệ quả tất yếu của sự thay đổi này. Quay lại vấn đề Quảng Trị theo tôi biết chính Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là người xây dựng kế hoạch chiến dịch Trị Thiên năm 72 chỉ có điều kế hoạch đó đã bị điều chỉnh theo ý của TBT Lê Duẩn khi Đại tướng đi chữa bệnh ở nước ngoài. Kế hoạch ban đầu là dùng 1 trung đoàn công binh mở đường từ phía Tây tới Huế tạo mũi vu hồi. Như vậy, nếu kế hoạch này được thực hiện thì QT sẽ được chia lửa và phòng tuyến nam sông Mỹ Chánh của tướng Trưởng có thể sẽ không có nhiều ý nghĩa trong việc phòng thủ Huế chứ chưa nói đến có thể dùng làm bàn đạp để tổ chức đòn phản kích bằng toàn bộ lực lượng tổng dự bị QĐVNCH. Có một chi tiết (xin phép được không nêu nguồn) vào thời điểm gay go của chiến dịch Tướng Dũng được rút ra thay vào đó là tướng Lê Trọng Tấn mà tình hình cũng không được cải thiện, trong một cuộc họp TBT Lê Duẩn đã đập bàn quát các tướng: các anh làm ăn kiểu gì mà không giữ được. Tướng Giáp khi đó đang cầm thước đã đập bàn phản bác lại: nếu làm theo kế hoạch của tôi thì không có ngày hôm nay. Bình luận về tướng Giáp thượng tướng Trần Văn Trà đã nói anh Văn không có một quyết định sai lầm nào. Phải nói thêm tổn thất lớn ở QT là do chỉ biết tiến mà không biết lùi, tấn công mà không tổ chức trận địa phòng ngự thì trụ thế nào với pháo hạm và B52.
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Cái này chẳng sai mấy so với thực tế đâu.Nếu ở Quảng Trị mà mấy vị trong quân uỷ TW tiếp thu ý kiến của cán bộ mặt trận cho phòng ngự vững chắc thì chưa chắc đối phương tái chiếm nổi mà cũng không đến nỗi nướng 100 đại đội vào đấy.
  10. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    --------------------------
    Cần phải nói thêm rằng giai đoạn đầu của chiến dịch QT ta đã thắng lớn, nhưng không ngờ quân Mỹ phản ứng dữ dội quá (giai đaọn đầu đến cỡ tháng 6/1972).
    Cả 2 bên trong chiến trận đều bị tiêu hao quân số + hậu cần. Quân địch được bổ sung mạnh mẽ và kịp thời, trong khi việc bổ sung cho quân GP gặp rất nhiều khó khăn. các bác tưởng tượng rằng khi ta chiếm được nhiều đất + đẩy lùi được địch thì cũng có nghĩa rằng chính diện của ta cũng bị căng ra, tuyến hậu cần dài ra + yếu tố đánh phá cực kỳ ác liệt của bom, pháo hạm, phi pháo ....
    Sai lầm ở chỗ nếu sau thắng lợi đợt đầu đó ta có chủ trương chuyển ngay sang phòng ngự chiến lược (tôi xin nhắc lại phòng ngự chiến lược) thì sẽ chẳng có chuyện quân ta bị đẩy lùi. Thậm chí trong điều kiện thiếu thốn khó khăn như vậy (sau đợt 1) ta lại có thêm chủ trương phản công. Dịp cuối năm 72 khi ta có chủ trương chuyển sang phòng ngự thì đã bị thiệt hại nặng nề, nhiều vùng đất mới chiếm được đã bị mất.
    Ở đây cũng phải nhắc đến 1 sự kiện trong năm 72, nhưng có lẽ ít được nhắc đến. Đó là chiến dịch phòng ngự cánh đồng chum - Xiêng khoảng do liên quân Lào - Việt thực hiện, chủ yếu là quân VN. Chúng ta đã tấn công trong mùa khô và có cngay chủ truơng chuyển sang phòng ngự chiến lược trong mùa mưa để giữ vững những vùng đất mới giành được mà nếu trước đây thuờng mùa mưa ta hay bị địch phản kích chiếm lại.
    u?c chiangshan s?a vo 09:43 ngy 12/12/2006

Chia sẻ trang này