1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thất bại là mẹ thành công

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi hongbangchu, 23/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anghenlenin

    anghenlenin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    4.161
    Đã được thích:
    0
    Bác LD nầy máu lắm, hồi năm 75 bác Giáp cẩn thận xin ý kiến bác LD sửng cồ lên ngay : Đánh, đánh, đánh, chỉ có đánh thôi....
    Thế vụ đánh Campuchia là chủ trương của bác nào nhẩy
  2. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Vụ này bọn nước ngoài đồn là việc biên giới Cam gây hấn kéo dài 4 năm nhức nhối quá, họp Bộ Chính Trị, bác Giáp trình phương án xây dựng Mặt trận giải phóng Cam do chú Hunsen lãnh đạo, dự kiến giải phóng Cam trong 2 năm. Bác Dũng mới hứa rằng để tui lo thì mất 2 tuần! Thế là theo bác Dũng!
    Bác cắt gọn lại cái chữ ký được không. Quảng cáo nhiều quá!
  3. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Tôi toàn tiếp cận với các tài liệu pro tướng Giáp nên về các nguồn khác xin được bổ sung để mở rộng tầm mắt. In the meantime xin được thưa thốt thêm là nếu năm 68 là mốc đánh dấu bước chuyển về thế và lực giữa VC với Mỹ và VNCH thì năm 75 - 76 là bước chuyển về thế và lực của tướng Giáp rất buồn là theo hướng negative. Nếu ai tinh ý sẽ thấy đây được coi là thời điểm ra đời của thuật ngữ the era of LD (các bác thông cảm). Vai trò thực sự của tướng Giáp trong các quyết định về Campuchia không còn sức nặng như trước. Lịch sử cho thấy tướng Giáp đã có 2 ý kiến xác đáng nhưng "có thể" đã không được coi trọng đúng mức. Đó là (1) đánh Campuchia cần coi trọng các mục tiêu theo thứ tự giảm dần như sau: đầu não, hậu cần, đất đai. Vì vậy, nên tổ chức ở biên giới Tây Nam các trung đoàn đặc công có nhiệm vụ đánh sâu, đánh nhanh, đánh mạnh và đánh gọn. (2) Trong trường hợp TQ đánh ta cần đặc biệt chú ý tới việc phòng thủ ở hệ thống đường mòn nơi lính sơn cước TQ có thể xâm nhập và nhanh chóng tràn ngập hậu phương của chủ lực ta. Ở đây có một "giai thoại" trong một cuộc họp BCT, TBT LD nói thằng 308 (sư đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên của VN) hành quân lên biên giới đầu ở Lạng Sơn mà đuôi vẫn ở Hà Nội thật đông đảo và hùng dũng. Tướng Giáp nói quân cốt tinh không cốt đông. TBT LD hỏi ai nói thế. Tướng Giáp trả lời Nguyễn Trãi. Lại xin quay lại QT 72, có một ý kiến mà bản thân tôi cũng cho là đúng đó là năm 72 thực sự ta gặp phải đối thủ mạnh nhất trong cả cuộc chiến. Tại sao? xin thưa lính Mỹ + hỏa lực Mỹ < lính VNCH (có tinh thần) + hỏa lực Mỹ. Mùa hè đỏ lửa 72 cho thấy người lính VNCH có độ lỳ và dũng cảm không thua gì VC. Tôi có một anh bạn từng là đặc công khu 5 đã từng chơi với cả sư đoàn Mỹ ở núi Bà, Bình Định nói đụng Mỹ còn dễ hơn lính VNCH vì bản chất lính VNCH cũng như mình, nghĩ giống mình, nhanh nhẹn và linh hoạt như mình thôi.
  4. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Tớ không nghĩ cụ Duẩn hỏi câu ngô nghê đến thế, và cụ Giáp trả lời không dốt nát đến vậy. Câu "binh quý hồ tinh, bất quý hồ đa" được nhắc tới trong nhiều binh pháp thời cổ, và nhắc nhiều nhất ở VN là đời Trần. Cụ Nguyễn Trãi hình như không phát biểu điều đó!!!
    Lính VNCH hơn lính Mỹ???? Ôi trời, thế tại sao thằng Mỹ nó phải tốn hàng chục tỷ đô để đưa hơn 500.000 lính đến VN??? Mặt khác hỏa lực Mỹ yểm trợ cho VNCH không thể bằng yểm trợ lính Mỹ.
  5. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Cái này đúng đấy bác ạ, bác chú ý đến chữ "lính" thì hiểu ngay. Nói chung các cụ ta ngại LÍNH VNCH hơn LÍNH Mẽo chứ hoả lực thì có nhìn thấy ai đang bắn hay ném bom đâu. Cái thời Mẽo đưa 500K quân đến VN thì VNCH yếu thật nhưng đến năm 72 thì khác nhiều rồi. Nói chung lính ra trận tuy chết vì bom pháo nhiều nhất nhưng chết kiểu này nó có số, căng thẳng nhất là khi phải mặt đối mặt với lính đối phương kia. Lính Mẽo mà mất yểm trợ là chỉ có chạy hoặc túm tụm lại với nhau để phòng thủ, khi tấn công chúng nó cũng đánh theo bài bản. Lính VNCH thì y như ta và rất khó đoán biết chúng sắp làm gì, lính dù, TQLC hay thậm chí địa phương quân trên đất nhà nó thì đánh nhau cũng chì như ta, bỏ yếu tố hoả lực đi thì đấu với bọn này là ngán nhất. Để hôm nào rảnh Maseo sẽ kể 1 lô xích xông những vụ đáng nhớ nhất trong đời 1 số "người quen" của Maseo, toàn là đụng lính VNCH thôi.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  6. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Bác để ý là em đang nói tới "lính" với nghĩa rộng. Đối phó với các sắc lính đặc thù như dù, TQLC.... thì cũng giống như bên "họ" nhìn lính đặc công, biệt động của ta.
    Em hiểu đa số quân đội VNCH bị ảnh hưởng lớn bởi người chỉ huy trực tiếp. Sĩ quan xông xáo thì có lính lì lợm, sĩ quan công tử thì có lính chết nhát, nên về toàn diện, khó đọ được với lính QGP vì các sĩ quan đều là chọn lọc từ những lính xuất sắc, việc điều chuyển chỉ huy thành cơm bữa, chuyện phục tùng quân lệnh được "nhồi sọ" đến mức trở thành phản xạ của lính. Do vậy khi một đơn vị lính VNCH bị thay chỉ huy sẽ bị ảnh hưởng lớn hơn đến hiệu suất tác chiến, so với một đơn vị QGP.
    Hơn nữa, trong khi QGP là thuần nhất từ trên xuống dưới về mặt lãnh đạo và sắc tộc, thì lính VNCH bị ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng bè phái của sĩ quan, và sự cộng tác (đối với họ là rất quan trọng) thất thường và kẻ cả của các ** (đồng minh)
    Em không muốn nói về các đơn vị cá biệt xuất sắc của từng bên, mà muốn bàn trên phương diện rộng. Có thể VNCH có 1 hoặc vài cá nhân xuất sắc có thể áp đảo hàng chục cá nhân xuất sắc nhất của QGP, thì việc đó không hề ảnh hưởng tới cục diện chiến trường.
  7. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Để trợ chiến tôi xin trích dịch một đoạn tài liệu thuộc dạng "đài địch" để các bác tham khảo. Đoạn này thuộc Chương 8 với nhan đề "The Enemy Spring Offensive of 72" trong quyển Mounted Combat in Vietnam của Tướng Donn A. Starry nguyên chỉ huy Trung đoàn Thiết giáp số 17.
    [​IMG]
    Tuy viết về QT 72 nhưng vì là lính tăng nên nhân vật chính của câu chuyện là đơn vị xe tăng số 20 - trung đoàn tăng đầu tiên của VNCH. Trước khi bắt đầu xin được trích ngang tiểu sử Trung đoàn tăng 20:
    Phiên hiệu: Trung đoàn xe tăng số 20
    Thành lập: 31/6/1971
    Biên chế: 44 xe M48A3 được bổ sung đạn M548; 5 xe trinh sát (thay cho trung đội trinh sát); 270 lính bộ binh (90 cho mỗi tiểu đoàn) đi kèm. Đây là lực lượng được biên chế bổ sung do rút kinh nghiệm từ chiến dịch Lam Son 719; Thiếu xe làm cầu do bị rút ngân sách.
    Bối cảnh: Khi Chiến dịch Trị Thiên nổ ra Trung đoàn đang trong giai đoạn luyện tập ở Ái Tử.
  8. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Tấn công qua giới tuyến quân sự
    Cuối tháng 3 năm 1972, quân đội VNCH ở Vùng 1 được bố trí theo hình thái lưỡi liềm với các căn cứ đều nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Trị. Phần lớn các lực lượng được bố trí xung quanh khu phi quân sự về hướng bắc và hướng tây (xem bản đồ 16). Về phía Nam và phía đông cho đến QL-1 có các vị trí đồn trú của địa phương quân do các quận trưởng và tỉnh trưởng chỉ huy. Phía đông và nam QL-1, gần song song với các dãy núi, có các đơn vị mới thành lập của Sư đoàn bộ binh số 3. Bảo vệ sườn tây cho đơn vị này là Sư đoàn thủy quân lục chiến VNCH. Sư đoàn bộ binh số 3 có trong biên chế Trung đoàn thiết giáp số 11. Xa hơn về phía nam, làm nhiệm vụ kiểm soát lối ra vào thu lũng A Sầu và đường xuống Huế là Sư đoàn bộ binh số 1 VNCH với Trung đoàn thiết giáp trực thuộc số 7.
    [​IMG]
    Mờ sáng ngày 30 tháng 3, các đợt hỏa tiễn, đạn cối và pháo kích liên tục trút xuống tất cả các căn cứ trong tỉnh Quảng Trị. Pháo kích kéo dài cả ngày hôm đó và đến cuối ngày hôm sau các căn cứ tiền phương ở phía bắc báo về xe tăng và bộ binh Bắc Việt đang vượt qua giới tuyến. Thiếu tướng Frederick J. Kroesen Jr, chỉ huy phó Quân đoàn tác chiến số 24 của Mỹ kể lại:
    Pháo kích dọn đường cho bộ binh và xe tăng Bắc Việt tấn công, ở phía đông vượt sông Bến Hải tiến dọc theo QL-1, ở phía tây, thẳng hướng quận lỵ Cam Lộ và Trại Carroll. Lực lượng tấn công gồm các đơn vị của các sư đoàn 304 và 308, 3 trung đoàn bộ binh của mặt trận B5, hai trung đoàn xe tăng và ít nhất một tiểu đoàn công binh. Ban đầu, đối phương tập trung ưu thế về lực lượng với tương quan 3 ?" 1 tấn công vào các trận địa của Sư đoàn 3 và các đơn vị làm nhiệm vụ phòng thủ và chống đột kích được quân đội VNCH bố trí trước đó trong khu phi quân sự.
    Tình hình chiến sự ngày 30 tháng 3 khá lộn xộn; Từ các căn cứ của Sư đoàn bộ binh số 3, các báo cáo gửi về đều không rõ ràng và mâu thuẫn đến mức đáng ngạc nhiên. Điều khó hiểu nhất là những thống kê về mức độ ác liệt và qui mô các trận đánh. Chỉ đến trước buổi trưa, Trung đoàn xe tăng số 20 mới nhận được một mệnh lệnh vội vàng từ Sở chỉ huy Vùng 1 ra lệnh cho nó quay trở lại Thành cổ. Vì không có lời giải thích nào được đưa ra nên Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn, chỉ huy lực lượng thiết giáp và cố vấn Mỹ, đại tá Raymond R. Battreall, Jr, đã bay về tỉnh lỵ Quảng Trị để gặp Tướng Vũ Văn Giai, Sư trưởng Sư đoàn 3 VNCH. Ở đó họ nhận ra rằng các căn cứ ở phía tây gần khu phi quân sự đã bị tràn ngập trong một nỗ lực không thành nhằm chống lại một cuộc tấn công lớn của quân địch. Do chưa xác định được ý đồ thật sự của chiến dịch, và do không ai có thể khẳng định chắc chắn về sự tham gia thật sự của trung đoàn tăng đối phương nên Tướng Toàn đã thuyết phục Tướng Giai không nên để Trung đoàn 20 xuất trận quá sớm mà giữ lại làm lực lượng dự bị hoặc lực lượng phản kích. Toàn cũng thuyết phục Giai trước khi tung Thiết đoàn này vào trận ông ta nên cho phép đơn vị lùi lại để bảo dưỡng. Với quyết định như vậy, trung đoàn sau đó, với nhiệm vụ hoàn thành pha diễn tập cuối cùng là phối hợp tấn công, đã chuyển đội hình từ hàng ngang thành hàng dọc rẽ sang cánh phải quay trở lại căn cứ Ái Tử.
  9. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Điệu Rock tại Đông Hà
    Sáng sớm ngày 1 tháng 4 phần lớn các căn cứ rìa ngoài dọc theo khu phi quân sự về phía tây tỉnh Quảng Trị đã sơ tán và bị tràn ngập đặt các vị trí bên sông Miêu Giang và Cửa Việt vào tình thế bị cô lập. Thời tiết xấu đã cản trở hoạt động của không quân và góp phần giúp đối phương đẩy quân đội VNCH lùi sâu về phía sau. Quân Bắc Việt đã tiến về phía nam mà không gặp bất cứ trở ngại đáng kể nào. Cuối giờ chiều ngày mồng 1 tháng 4, Mai Lộc và Trại Carroll, nam sông Miêu Giang bị tấn công ác liệt.
    Lúng túng và vội vã Tướng Giai sắp xếp lại các lực lượng sẵn có gồm ba trung đoàn bộ binh, một trung đoàn thiết giáp và hai lữ đoàn lính thủy đánh bộ nhằm lập một phòng tuyến dọc theo bờ nam sông Miêu Giang. Trong một nỗ lực nhằm ổn định tình hình, sáng ngày 1 tháng 4 ông ta đã tung Trung đoàn xe tăng số 20 ra trước hết làm nhiệm vụ giải vây cho Trung đoàn thiết giáp số 11 và các đơn vị bộ binh trực thuộc sau đó tiến hành tác chiến xung quanh Cam Lộ dọc theo Đường 9. (Xin xem bản đồ 17). Sau khi hợp thành với một tiểu đoàn bộ binh VNCH, Trung đoàn tăng di chuyển về phía Bắc rời khỏi căn cứ Ái Tử tiến dọc theo QL-1 thẳng hướng Đông Hà.
    [​IMG]
    Không thể kiểm soát nổi đường giao thông hơn nữa đám đông người di tản đã làm tắc nghẽn quốc lộ chính buộc trung đoàn phải hành quân vượt qua cánh đồng theo hướng tây nam Đông Hà, và điều này vô hình chung đã khiến đối phương bị bất ngờ giúp trung đoàn tiêu diệt hoàn toàn các đơn vị làm nhiệm vụ phục kích của Bắc Việt trên Đường số 9. Tù binh từ những cuộc đụng đầu này đều là lính tăng Bắc Việt nhưng đã rời xe để thực hiện nhiệm vụ bắt giữ các xe bọc thép của VNCH bị phục kích. Với 44 xe tăng, Trung đoàn số 20 tiến thẳng về Cam Lộ, thị trấn đang chìm trong biển lửa. Khi màn đêm buông xuống, đơn vị đã thiết lập được một trận địa phòng ngự về hướng đông nam Cam Lộ, kìm chế được xung kích của đối phương qua một đêm.
    Vào trưa ngày Chủ nhật mồng 2 tháng 4, Trung đoàn tăng 20 nhận được báo cáo rằng một đơn vị tăng lớn của Bắc Việt đang di chuyển về phía nam vượt qua sông Bến Hải thẳng tới cầu Đông Hà. Khoảng 9 giờ, Trung đoàn trưởng, Đại tá Nguyễn Hữu Lý nhận mệnh lệnh tiến về Đông Hà, sau đó vượt qua cầu và tấn công thẳng vào đội hình địch. Khi tới Đông Hà, Lý phát hiện bộ binh của đối phương đã chiếm các vị trí bên bờ bắc sông Miêu Giang và ngăn chặn đội hình qua cầu. Ông ta liền triển khai trung đoàn xung quanh Đông Hà với Tiểu đoàn 1 chiếm lĩnh các điểm cao nằm về hướng tây 3 km, Tiểu đoàn 2 phụ trách hướng nam và Tiểu đoàn 3 chia nhau phòng thủ các vị trí trong thị xã không cho đối phương qua cầu.
    Đến trưa, trinh sát Tiểu đoàn 1 từ vị trí quan sát trên một điểm cao ở phía tây bất ngờ phát hiện một đơn vị xe tăng Bắc Việt có bộ binh đi kèm đang tiến về phía nam dọc QL-1 tới Đông Hà. Di chuyển xe tăng tới vị trí ẩn nấp, họ đợi cho đến khi xe tăng của đối phương vào gần. Ở khoảng cách từ 2500 đến 3000 m, tăng VNCH phát hỏa và nhanh chóng tiêu diệt chín chiếc PT76 và hai chiếc T54. Đơn vị Bắc Việt, với đội hình được bố trí không nhằm chuẩn bị cho cuộc đối đầu này đã trở nên lúng túng. Không thể phát hiện ra đối phương, các lái xe Bắc Việt đã cho xe cơ động hỗn loạn trong khi pháo thủ tăng VNCH tiêu diệt họ từng chiếc từng chiếc một. Đơn vị bộ binh đi kèm tan rã, và những chiếc T54 còn lại quay đầu chạy về phía bắc mà không bắn lấy một viên đạn nào. Vào thời điểm đó, tại sở chỉ huy Trung đoàn, nhân viên điện đài theo dõi tần số radio Bắc Việt nghe thấy chỉ huy quân địch bộc lộ sự ngạc nhiên đến mức không thể hiểu nổi lý do mất những chiếc xe tăng bởi đạn pháo bắn ra từ các vị trí không thể quan sát được.
    Tình trạng ngày một xấu đi của chiến trường đã được chặn lại bởi sự có mặt của bộ chỉ huy Lữ đoàn thiết giáp số 1. Mặt dù, Lữ bộ này chỉ có nhiệm vụ quan sát đợt diễn tập của Trung đoàn tăng số 20 nhưng với khả năng tổ chức tốt, có trong tay những phương tiện kỹ thuật cần thiết đã giúp Tướng Giai kiểm soát được các đơn vị trên toàn mặt trận và xây dựng phòng tuyến tại Đông Hà. Tướng Toàn thúc dục việc sử dụng lực lượng này, và vào trưa ngày 2 tháng 4, Lữ đoàn, dưới sự chỉ huy của Sư đoàn 3 đã nhận nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ lượng thiết giáp, bộ binh và thủy quân lục chiến trên chiến trường Đông Hà. Các đơn vị của nó gồm Trung đoàn tăng số 20, 2 tiểu đoàn của Trung đoàn thiết giáp số 17, Trung đoàn số 2 và 57 của Sư đoàn bộ binh số 3, Tiểu đoàn 3 Lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 258 và phần còn lại của Trung đoàn 56 rút từ Trại Carroll về.
    Chiếc cầu bắc qua sông Miêu Giang tại Đông Hà giúp đối phương có cơ hội vượt sông suôn sẻ và tiến thẳng tới Thành cổ. Trước khi Lữ đoàn bộ thiết giáp tới, công binh Sư đoàn 3 đã 2 lần thất bại trong việc phá hủy cầu bằng thuốc nổ. Khi Đại tá Nguyễn Trọng Luật, Lữ trưởng Lữ đoàn tới ông ta quyết định hiện tại vẫn giữ cầu vì đối phương đã bị chặn lại và các đơn vị tăng vẫn đang đứng vững. Đại tá Luật đã chuẩn bị cho một cuộc phản kích tuy nhiên việc cầu vì gãy mất nhịp phía nam đã cản trở kế hoạch này. Trưa ngày 2 tháng 4, các đơn vị khác của đối phương vẫn tiếp tục đổ dồn về Đông Hà. Trên đường tiến, đầu tiên họ phải đối phó với hoạt động của không quân chiến thuật hiện vẫn bị hạn chế, sau đó là pháo, cối và xe tăng. Gần Cam Lộ đã diễn ra một nỗ lực lớn nhằm tìm kiếm và giải cứu phi công của một máy bay Mỹ bị bắn rơi. Vùng không bắn phá tạm thời của Không quân Mỹ có đường kính 27 km bao gồm gần như toàn bộ chiến trường do đó trong nhiều giờ đồng hồ lính VNCH không thể nhờ tới sự hỗ trợ của pháo binh hay máy bay chiến thuật nhằm ngăn chặn quân đội Bắc Việt. Đối phương vì thế đã có ưu thế về pháo binh, xe tăng và bộ binh cho tới tận 22 giờ khi lệnh giới hạn bị bãi bỏ.
  10. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Trong những ngày tiếp theo, hoạt động của đối phương khá yếu ớt với những đợt tấn công lẻ tẻ bằng pháo binh và bộ binh. Pháo binh Bắc Việt bắn rất chính xác và mặc dù các đơn vị VNCH thường xuyên di chuyển để tránh thương vong nhưng đối phương dường như vẫn có thể nhanh chóng bám sát được mục tiêu. Ngày 3 tháng 4 ở phía nam Đông Hà đã bắt được một trinh sát pháo binh của Bắc Việt sử dụng quân phục và xe của lính VNCH. Tên lính này có các tài liệu đánh giấu một số mục tiêu và đã lái xe chỉ điểm cho trận địa pháo binh bố trí gần khu phi quân sự. Mặc dù quân đội VNCH cũng tổ chức các đợt tấn công nhằm tiêu diệt các vị trí kháng cự ở nam sông Miêu Giang nhưng sức ép của Bắc Việt vẫn rất lớn.
    Trận đấu tăng tiếp theo diễn ra vào ngày 9 khi cả 3 tiểu đoàn của Trung đoàn tăng số 20 đều tấn công xe tăng của đối phương. Tiểu đoàn 1, trước đó 6 ngày đã hành quân về hướng tây vài km, chiếm lĩnh các điểm cao nhìn xuống một con đường quan trọng chạy cắt qua QL-9. Một lần nữa lợi ích từ việc luyện tập đã lại phát huy khi các pháo thủ tiếp cận với đội hình bộ binh địch có 10 xe tăng đi kèm ở cự ly 2.800 m. Có rất ít viên đạn được bắn trả, xe tăng của đối phương nằm rải rác trên chiến trường, một số xa lầy trên cánh đồng lúa gần quốc lộ. Tám xe đã bị tiêu diệt. Tổng kết trong ngày Trung đoàn đã tiêu diệt 16 xe T54 và bắt sống một xe T59 trong khi đó chỉ chịu thiệt hại không đáng kể với một số xe M48 bị hỏng nhẹ.
    [​IMG]
    T59 của Bắc Việt bị bắt sống
    Hai tuần tiếp theo quân đội VNCH tiến hành các hoạt động truy quét xen kẽ là những trận đối đầu với bộ binh và xe tăng Bắc Việt, đối phương thường phải rút lui vào cuối ngày. Đêm xuống đạn pháo, đạn cối và hỏa tiễn không ngừng nã xuống các vị trí quân đội VNCH. Trận địa phòng ngự được dựng lên ngày 2 tháng 4 tiếp tục đứng vững và đến ngày 11 tháng 4 quân số của Lữ đoàn Thiết giáp số 1 lại được bổ sung bởi Trung đoàn Thiết giáp số 18 từ Vùng 3 ra. Sang ngày 14 tháng 4 Sư đoàn 3 đã có trong tay 5 đơn vị tác chiến cấp trung đoàn gồm các đơn vị của Trung đoàn Thiết giáp số 4, 11, 17 và 18 cộng thêm Trung đoàn tăng số 20.

Chia sẻ trang này