1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thất bại là mẹ thành công

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi hongbangchu, 23/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Ngày 23 tháng 4, cách Đông Hà vài cây số về phía Tây, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn tăng số 20 bị bộ binh và xe tăng đối phương tấn công bằng một loại vũ khí mới. Lần đầu tiên quân địch sử dụng tên lửa AT3 Sagger và đã diệt một xe M48A3, một xe bọc thép và bắn hỏng một xe bọc thép khác. Lần đầu tiên, những lái xe quân đội VNCH cảm thấy bị đeo bám bởi loại tên lửa có tốc độ chậm nhưng hành trình khó lường. Thử nghiệm rồi thất bại, cuối cùng binh lính cũng học được cách tấn công các vị trí phóng tên lửa bằng đại liên trên xe và tiến hành cơ động xe một cách bất ngờ.

    Ngày 27 tháng 4, được báo hiệu bởi những trận pháo kích bằng hỏa tiễn 122 ly và pháo 130 ly một đợt tấn công mới của quân địch đã nổ ra nhằm vào toàn bộ các trận địa phòng ngự của quân đội VNCH dọc sông Miêu Giang đến Cửa Việt. Dứt tiếng pháo, bộ binh và xe tăng nhanh chóng tấn công. Quân đội VNCH dáng trả quyết liệt. Phải chịu những đợt xung phong ác liệt, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn tăng số 20, được hỗ trợ bởi Đơn biệt kích số 5 đã nhanh chóng đáp trả. Đến gần trưa tất cả các sĩ quan của Tiểu đoàn này đều chết hoặc bị thương, 3 xe M48A3 bị tên lửa Sagger tiêu diệt.
    Dọc theo phòng tuyến, các đơn vị bị tràn ngập hoặc rút lui. Buộc phải bỏ đất, các đơn vị xe tăng và biệt kích lùi dần về phía nam, mặc dù hai bên đều chịu những tổn thất rất lớn nhưng với ưu thế về số quân số đối phương vẫn tiếp tục tiến lên và đến nửa đêm đã đẩy quân đội VNCH ra khỏi Đông Hà 4 km về phía nam. Sáng sớm ngày 28 tháng 4, Trung đoàn tăng số 20 chỉ còn lại 18 xe M48A3 có thể hoạt động được. Trong khi rút lui, pháo thủ VNCH cũng đã kịp tiêu diệt 5 xe T54.

    Vào thời điểm này quân đội VNCH chợt phát hiện một lực lượng lớn quân địch đánh vu hồi vào phía sau đội hình của mình vì vậy việc rút lui của các đơn vị tăng lại biến thành một đợt phá vây về phía nam. Trưa ngày 28 tháng 4, Tiểu đoàn 2 của trung đoàn xe tăng trong khi đánh về phía nam bảo vệ cầu qua sông Vĩnh Phước đã gặp phục kích và bị thiệt hại nặng. Tiểu đoàn trưởng không liên lạc được với các đơn vị và những chiếc xe sống sót cuối cùng đã qua cầu và rút chạy một cách thiếu trật tự về phía nam.
    Trước nguy cơ bị bao vây, Đại tá Luật Lữ trưởng Lữ đoàn Thiết giáp số 1 ra lệnh di chuyển về phía nam. Suốt 2 ngày rút chạy, đơn vị đã phải chiến đấu rất vất vả. Địa hình cũng như đối phương đã gây thiệt hại cho phương tiện của họ. Tại sông Vĩnh Phước bảy xe đã bị bỏ lại bên bờ bắc khi cầu bị pháo của đối phương phá hủy. Xa hơn về phía nam trên sông Thạch Hãn gần Thành cổ, nhiều cầu cũng bị đánh sập và vào ngày 30 tháng 4 thêm hai xe tăng nữa bị chìm khi vượt sông.
    [​IMG]
    M48 của Trung đoàn bị trúng đạn rocket

    Đến lúc đó, các đơn vị xe tăng và bộ binh đã bước vào ngày thứ năm chiến đấu liên tục. Phía nam tỉnh Quảng Trị không có hệ thống cung cấp nhiên liệu và đạn dược nên không đảm bảo được cho các đơn vị tăng chiến đấu. Bị đánh bật khỏi quốc lộ bởi một đối phương đầy quyết tâm, xe tăng và thiết giáp buộc phải di chuyển ngang qua các cánh đồng và là mồi cho những đầm lầy, kênh mương, sông suối cũng như tên lửa và pháo chống tăng. Ngày 1 tháng 5, các xe bắt đầu hết nhiên liệu. Cuối cùng đến trưa ngày 2, phải mở đường máu qua các đơn vị cuối cùng của đối phương, những đơn vị thiết giáp bị thiệt hại nặng xen lẫn với phần còn lại của các đơn vị bộ binh đã về tới Trại Evan. Chỉ còn một số xe bọc thép, các trung đoàn thiết giáp và trung đoàn tăng đã mất toàn bộ phương tiện của họ. Trung đoàn tăng số 20 kiêu hãnh một thời đã bị xóa sổ trở thành một nhóm binh lính chân đất, bạc nhược và thất bại. Được giao nhiệm vụ phòng thủ tại các khu vực chiến sự, đơn vị đã dần mất đi những trang bị và con người mà không nhận được bất cứ sự bổ sung nào. Phải đối phó với đối phương đông hơn gấp bội, các đơn vị thiết giáp, bộ binh, xe tăng và thủy quân lục chiến của Lữ đoàn Thiết giáp số 1 cùng với các lực lượng địa phương quân, bảo an kiên cường đã thành công trong việc làm chậm đà tiến quân của Bắc Việt. Với sự yểm trợ của không quân chiến thuật Mỹ và VNCH, họ đã chiến đấu và ngăn cản quân địch cho đến khi lực lượng tăng cường được tập hợp đầy đủ có khả năng chặn đứng cuộc tiến công.
  2. nangxuan

    nangxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    http://www.afa.org/magazine/Dec2004/1204sam.asp
    Trong bài này, kết quả có tới 100.000 NVA bị chết trong vụ Phục Sinh 72 đó (Easter Offensive) mà VN vẫn gọi là chiến dịch Nguyễn Huệ. Tuy nhiên tôi đọc một tài liệu khác (khi khác sẽ đưa lên) của một trung tướng VNCH đang ở Mỹ quốc thì con số đó thấp hơn, khoảng 70.000 NVA.
    Nhìn chung thì thất bại năm 1972 là quá to lớn. Cả mục tiêu chiến lược và chiến thuật của NVA đều không đạt được. Cả hai mục tiêu này đều được viên tướng VNCH trình bày rõ trong cuốn sách của ông ta.
    Được nangxuan sửa chữa / chuyển vào 23:23 ngày 16/12/2006
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Chiến dịch Nguyễn Huệ theo cách gọi của ta là mặt trận Đông Nam Bộ. Còn theo cách gọi của Mẽo là chỉ chung cả 3 mặt trận.
    Em đoán mò phát, tay trung tướng VNCH mà bác nangxuan nói chắc là Ngô Quang Trưởng (?)
    u?c chiangshan s?a vo 09:24 ngy 17/12/2006
  4. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    ===========
    Anh truởng này cũng méo mặt với QT 72, được tăng cuờng 2 Sư tổng trù bị chiến luợc mà mãi mới khôi phục đuợc tình thế.
    Anh này nổi tiếng nhất với câu nói về tử thủ
  5. nangxuan

    nangxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Trong tác phẩm đó có tường thuật việc sư 320 của tướng HM Thảo bị đánh thua nặng ở Tây Nguyên do sư 23 BB của VNCH, phải chạy sang Lào, chứ không "hoành tráng" như năm 75 đâu.
  6. nangxuan

    nangxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Tên chiến dịch Nguyễn Huệ thì dành cho cả 3 mặt trận trong vụ Phục sinh đó theo cách gọi của Nam VIệt Nam và Mỹ.
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 11:16 ngày 12/03/2007
  7. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Chiến dịch xuân 72 đúng là diễn ra ở cả ba vùng 1, 2, và 3 với mức độ quyết liệt khác nhau. Tôi sẽ thu xếp post tiếp các trang viết trong quyển sách trên về 72 ở Tây Nguyên. Thực ra tài liệu về chiến tranh Việt Nam ở cả 2 bên có cả tấn với đủ chủng loại. Vấn đề là ta có cơ hội tiếp cận đến đâu, muốn chấp nhận chúng ở mức độ nào và sử dụng vào mục đích gì thôi. Quan điểm của tôi trước sau là nếu phải tiến hành chiến tranh thì VN có rất ít cơ hội là bên có ưu thế về lực lượng bao gồm cả người, vật chất và phương tiện chiến tranh. Vì vậy, dù thắng thua cũng phải "learn to fight in the bush". Về tổn thất và thành quả của của GPQ trong chiến dịch Trị Thiên 72, ai cũng có thể tự tìm lời giải cho mình khi đứng giữa thành cổ hoang tàn (nơi 81 ngày đêm 81 đại đội) và khi xách xe lang thang từ Bồ Đề, La Vang, Đông Hà, Dốc Miếu, Cửa Việt, Đường 9... Quảng Trị là như vậy nhưng hãy ngược lên phía Bắc một chút thăm Vĩnh Mốc, dừng ở bến phà Long Đại, qua đường 20 anh hùng. Ở những nơi đó hãy nói chuyện với những người dân, những nhân chứng sống bạn sẽ biết mình phải tin vào cái gì.
    Bình Trị Thiên ôi niềm thương mến
    Có ai xuôi về cho ta nhắn thương yêu

Chia sẻ trang này