1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thất Chân nhân quả truyện

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi battambattu, 23/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Mấy người nghe lời Mã-Long thảy đều ra về. Viên-ngoại thỉnh Mã-Long và Mã-Văn-Khôi ở lại mời vào phòng đãi rượu. Mã Long với Mã-Văn-Khôi ngồi bên tả, viên-ngoại ngồi bên hữu. Làm lễ đãi tiệc vừa xong, Mã-viên-ngoại thưa rằng:
    - Thưa trước ông cùng chú còn ở lại đây, nay cháu muốn một việc, thưa ông cùng chú toan liệu.
    Mã-Văn-Khôi hỏi:
    - Vậy viên-ngoại có việc chi nói ra mới hiểu mà tính toán. Viên-ngoại nói:
    - Tôi chẳng phải đem gia tài mà xá cho Vương-Trùng-Dương, chẳng qua là tạm ông coi dùm ít năm, đặng cháu thong thả an dưỡng chứng bệnh. Mã-Văn-Khôi hỏi:
    - bảo ông coi giữ không thì phải, sao lại bảo lập tờ xá ước chi vậy? Viên-ngoại thưa:
    - Không, đó là nhất thời quyền biến, thấy ông chân tâm thiệt ý, cậy ông giữ giùm tôi cũng đặng rảnh tâm an dưỡng một lúc, chớ không có điều chi. Mã-Văn-Khôi nói:
    - Lẽ của cháu, ta chưa minh đặng, chẫm rải nói lại ta nghe. Viên-ngoại thưa rằng:
    - Chú nghe cháu tỏ, vì cháu nhiều bệnh, còn cháu dâu hay chóng mặt khó coi sóc các việc. Bấy lâu cháu tầm người trung-hậu thật-thà thế tay săn sóc, may nhờ trời tùng người như nguyện nên gặp lão tiên-sinh, tôi muốn đem gia tài giao cho ông lo liệu thì gia tài này cũng như của tôi. Bởi ông nghe chẳng kịp bảo tôi phải giao dứt cho ông, tôi thấy nói lời quê mùa, tôi cũng liền đáp theo như lời ông nói xá dứt. Ấy rõ ràng là lời nói chơi, ông tin là thiệt, lại bảo thỉnh trong tộc làm tờ xá ước cho ông. Tôi nghĩ ông là người cô-lão ở xứ xa đến đây, không bà con thân thích, dẫu giao hết cho ông cũng không lẽ sang dời đâu đặng. Huống ông tuổi già sống có mấy năm nên lập tờ cho ông gìn giữ thế cho tôi đặng dưỡng bệnh một lúc, chừng ông mãn phần cũng qui về tôi, nào có tổn hại chi. Xin ông cùng chú vui lòng an việc này, cháu rất đội ơn.
    Mã-Long nói:
    - Trong tộc đông người, để hỏi lại coi. Mã-Văn-Khôi lại hỏi Mã-Long, thấy Mã-Long gật đầu rồi nói:
    - Chuyện này một mình tôi ắt cũng chưa được.
    Viên-ngoại nghe nói mời hai người vào phòng kín, lấy một món báu lạ đem để trước mặt hai người, thấy chớp sáng lòa, coi ý ông nào cũng chịu.
    Có bài kệ rằng:
    Chiếu chớp hình ra thấy nhãn tiền,
    Sáng ngời một đốm lại tròn viên,
    Có y muôn việc đều an chuyện,
    chẳng được dầu sinh cũng lụy liền.
    Khi đó viên-ngoại đem ra thảy đều ngó cười, miệng chẳng hở môi, rồi Mã-Long nói với Mã-Văn-Khôi rằng: Viên-ngoại hồi sớm nói việc ấy rõ ràng, thế không có điều chi hại, chẳng qua là mượn việc xá ước mà buộc lòng ông già lo lắng công việc, như vậy cũng không sao. Mã-Văn-Khôi rằng:
    - Phải ấy là quyền biến một hồi cho có người giúp sức, như chú chịu lãnh thì mấy người kia tự nhiên phải an. Mã-Long nháy nháy kề miệng vào tai Mã-Văn-Khôi nói ít câu, coi bộ vui mừng rồi nói rằng:
    - Viên-ngoại hãy an lòng, chắc việc này xong đặng. Thôi để tôi đi nói với mấy người kia, thì thế nào cũng xong.
    Có đặng bạc tiền việc lớn xong,
    Nào lo xá ước lập không thành.
  2. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Hồi 7​
    Đổ tộc trưởng Mã-Ngọc lập xá ước,
    Đàm huyền-công, Trùng-Dương truyền toàn chân
    Nghĩa là:
    Lo tiền cho tộc trưởng, Mã-Ngọc lập tờ xá ước,
    Giảng huyền-công, Trùng-Dương truyền pháp toàn chân.​
    Có bài kệ rằng:
    Quang-âm mau lẹ chớ dần dà,
    Danh lợi buộc ràng tợ lưới sa,
    Muôn trượng từng sâu dời chân bước,
    Một tơ chẳng dính mới không ma.
    Lại nói Mã-viên-ngoại y theo lời bà Tôn-Huyên-Trinh lo tiền cho mấy người đương quyền trong tộc rồi thì việc chi cũng phải xong. Khi đó Mã-Văn-Khôi liền sai người đi nói cho trong tộc biết việc viên-ngoại xá gia tài đó chẳng qua là làm kế giả. Mấy người trong tộc hỏi:
    - Sao gọi là kế giả?
    Đáp rằng: Lưu hổ thủ sơn chi kế!
    Lại hỏi: Sao gọi là ?oLưu hổ thủ sơn chi kế??
    Đáp rằng: Nghĩa là bắt hùm giữ núi. Vì viên-ngoại muốn vui việc thanh nhàn thong thả, nên cầm ông già ở đó đặng làm người tớ giữ của chớ chi lạ. Mấy người hỏi:
    - Sao biết đặng cầm ông làm tớ giữ của?
    Đáp: Viên-ngoại vì thấy ông người trung hậu, nên muốn cầm coi sóc cửa nhà mà sợ ông không lòng cần mẫn nên mượn thế xá gia tài cho ông. Ông nhận tưởng là sự thiệt nên buộc phải làm tờ xá ước. Viên-ngoại nghĩ không lập tờ cho ông, sợ ông không hết lòng gìn giữ, nên thỉnh bạn mình làm chứng cho ông vui, chẳng phải cầm cọp giữ núi hay sao?
    Mấy người trong tộc nói: Xá cho ông thì như của ông rồi, ông làm sao không đặng quyền coi giữ?
    Đáp: Phân hào cũng không dời đặng sao gọi của ông?
    Mấy người hỏi: Sao biết phân hào không dời đặng?
    Đáp: Ông là người phương xa, thân cô-lão, không có thân quyến, tuổi đã già, ăn đặng bao nhiêu? Chừng hai con mắt nhắm rồi thì cũng tay không, của quí về mình, chẳng phải mọi giữ của hay sao?
    Mấy người nghe đặng cười lớn nói rằng:
    - Ông ấy chết rồi gia tài của viên-ngoại, phần không con, lo gì chẳng về anh em mình. Nay làm như nước thả ghe, lấy nghĩa đưa tình cho vui lòng viên-ngoại cùng ông già; hoặc ngày sau có thiếu chút ít cũng dễ mượn chác. Nên lời tục có nói:
    ?Đương diện lưu nhất tiếng, hóa hậu dị tương kiến?
    Nghĩa là:
    ?Mình làm mặt chút tình, ngày sau dễ thấy nhau?
    Mấy người nghe Mã-Khôi nói thảy đều vui chịu hết.
    Có bài kệ rằng:
    Lời hay chớ dụng nói ra nhiều,
    Một tiếng đều nghi sóng gió tiêu,
    Bằng chẳng chịu đưa đồ bửu-bối,
    Lời hay có nói cũng không siêu.
  3. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Khi đó Mã-Khôi thấy mấy người chịu hết, nhất định ngày hôm sau tề tựu. Bữa sau, trong tộc đều tới thấy Mã-Khôi cùng Mã-Long ngồi với Trùng-Dương tiên-sinh tại nhà giữa vừa nói vừa cười. Mã-Khôi bảo viên-ngoại làm thêm đồ tiệc đặng đãi anh em trong tộc. Hội đến đủ mặt ăn uống hồi lâu rồi Mã-Khôi nói: Nay viên-ngoại đem gia tài giao cho Trùng-Dương tiên sinh, vậy trong tộc có ai không chịu hay không?
    Nói vừa dứt lời, thảy đều ứng thinh rằng:
    - Anh em tôi y lời không có trở cách việc chi. Mã-Khôi bảo viên-ngoại đem tờ đọc cho trong tộc nghe. Viên-ngoại đem giao cho Mã-Khôi đọc rằng:
    Tờ Xá Ước
    ?o Người lập tờ xá ước là Mã-Viên-Ngoại. Nay đem gia tài điền sản, bạc tiền vật kiện của tổ-phụ để lại, cùng gia nhân tôi tớ trong nhà, đành lòng xá giao cho Trùng-Dương tiên-sinh làm chủ quản xuất, đặng phép tự do. Trong bản tộc họ Mã, lớn nhỏ không đặng trái lời. Mã-Viên-Ngoại từ xá gia tài đến sau cũng chẳng được đòi lại, e nói miệng không bằng, phải lập tờ làm cớ, như ngày sau có ai tranh tụng thì Trùng-Dương tiên-sinh đặng phép thỉnh làng phân xử.?
    Người trưởng tộc: Mã-Long, Mã-Khôi, Mã-Hiền, Mã-Đức, Mã-Dương.
    Người làm chứng: Mã-Chiêu, Mã-Miên, Mã-Giám, Mã-Trấn
    Người lập tờ xá ước: Mã-Viên-Ngoại thị thiệt.?
    Mã-Khôi đọc rồi giao cho viên-ngoại mời Trùng-Dương tiên-sinh tiếp lấy, rồi bảo khai tiệc đãi ăn một lần nữa. Khi mãn tiệc rồi thảy đều về hết. Người sau coi tới chỗ này có làm một bài khen viên-ngoại xá gia-nghiệp dõng mãnh nên thành đạo cũng mau.
    Bài thi tặng rằng:
    Gia-tài xá hết mộ tu hành,
    Một vật không còn, dục khó sinh,
    Ngày nọ sớm đem lòng niệm hết,
    Năm sau học Đạo rất mau thành.
  4. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Lại nói Mã-viên-ngoại thấy người trong tộc về hết, bèn mới tạ ơn khen bà Tôn-Huyên-Trinh rằng: Nếu không có bà chỉ bảo chắc khó đặng thành sự. Huyên-Trinh cười rằng:
    - Phàm việc chi phải lẽ làm theo thì chắc đặng nên, gọi là tùy cơ ứng biến. Viên-ngoại hỏi:
    - Việc đã thành rồi, còn học Đạo làm sao đi cầu? Huyên-Trinh nói:
    - Việc học Đạo phải để chậm rãi, đợi thầy an dưỡng ít ngày, bọn mình đồng đến lạy thầy cầu Đạo.
    Viên-ngoại cười nói:
    - Phải, như vậy thì ta rán làm phương tiện.
    Lại nói qua Trùng-Dương tiên-sinh một lòng muốn rước trong thiên hạ tu hành, đến đây tu chân dưỡng Tính, sợ e xóm làng đàm tiếu thị phi. Vậy trước phải thí làm ân huệ cho người vui phục mới đặng yên ổn. Rồi từ đó đến sau, ông ra tiền bạc giúp người nghèo khổ, côi góa tật nguyền. Trong bản tộc họ Mã có việc khiếm khuyết nhiều ít, ông thường trợ giúp: hoặc trai không tiền cưới vợ, kẻ góa không chồng, bệnh hoạn, ông đều cấp dưỡng cho mượn không đòi. Thiệt ông người có nhân nghĩa, trong ngoài đều đặng an tịnh, trên dưới đều nhờ, trộm cướp không có một người, ông muốn làm việc chi thì trong họ Mã không ai dám cãi; lại chiêu tập người ở đó học Đạo giảng huyền, cũng không ai dám thị phi. Vì ông làm việc có lý, trọn trước trọn sau, ai cũng đều nhờ ông mà nên việc, bởi vậy không có một người bày việc chẳng phải với ông, hết lòng kính phục.
    Nay trong thiên hạ những người có phước, hoặc giàu sang đừng ở khắc bạc, phải mở lòng rộng lượng mà thi ân bố đức cho người, thì cũng như ông đặng trọn lành, chẳng nên tham tiếc. Người coi đến đây, dẫu kiên-lẫn bực nào cũng phải thể theo chút ít.
    Có bài kệ rằng:
    Khắc bạc làm sao việc đặng thành,
    Thị-phi bày nói chắc liền sinh,
    Bằng không Vương-lão thi ân sớm,
    Sao đặng nhiều năm hưởng thái bình.
  5. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Lại nói Trùng-Dương tiên-sinh đã thi ân rồi lại còn sửa soạn ở trong, lập 12 cái mao-am (nhà tranh) ở sau huê viên cho người tu tịnh dưỡng, mọi việc đều xong. Tiên-sinh dời ở tại mao-am công phu luyện đạo. Bữa nọ Mã viên-ngoại cùng Tôn-Huyên-Trinh đến mao-am cầu tiên-sinh học Đạo. Tiên-sinh nói: Đạo là đường giác tỉnh, dẫn người qui về chỗ chánh mà ra khỏi đường mê. Nhưng mà phải do cạn tới sâu, do thấp mới đến cao, y theo thứ tự, sau mới đặng thành công. Phàm học Đạo trước phải luyện Tính tập sửa cho thuần hậu, vì cái Tính gốc ở Tiên-Thiên, nên phải luyện cho tròn sáng mới có chỗ diệu dụng.
    nhân cái Tính nó liền với cái Tình. Tính Tình động ra như cọp giao chiến, bằng chẳng luyện cho nó giáng phục, làm sao trừ đặng Tính dữ mà qui về chỗ ?oHư Không?? Người muốn luyện Tính phải để cho lặng lẽ tự nhiên chẳng biết chẳng hay, không người không mình; tuy ngồi chớ không hiểu là ngồi tại đâu, cứ lo chăm-nom ?oChủ-nhân-Ông? mà thôi, làm như vậy mới đặng vào chánh pháp.
    Còn luyện giáng long phục hổ, thì phải khóa con Tâm-Viên, buộc con Ý-Mã; thường giữ không cho nó chạy ra, đem về chỗ thanh tịnh, đặng mà đoạt máy tạo hóa của Trời Đất, lẽ diệu khí của âm dương. Hễ tịnh đặng thì các việc lo phiền đều tiêu, các mối trần phải dứt: một niệm chẳng sai. Nếu tùy ý nó thuận hành làm theo thì làm phàm; còn noi theo Thiên-lý lấy lẽ tự nhiên của Trời Đất mà đoạt đặng khí âm dương, đem vào hiệp với thân mình, kêu là nghịch lý mà đặng thành Tiên thành Phật. Nên có câu:
    ?Sát sinh thăng thiên-đường, phóng sinh sa địa ngục?.
    Nghĩa: sát sinh là sát cái phàm tâm, chẳng cho vọng các điều quấy thì siêu về Thiên-đường. Còn phóng sinh là để cho cái phàm tâm làm chủ sai khiến, dẫn vào nẽo bất lương; sử Tính tung hoành bỏ đường đạo-đức, thì tự nhiên phải sa địa ngục, nên người tu phải sửa trong lòng không một mảy tạp niệm, đừng có một điểm ma chướng, chẳng dính một vật hư tệ, mờ mờ sáng, không có một chút bụi trần, gọi là nói đại lược chỗ Đạo. Còn chỗ sâu nữa chẳng khá bày tên trạng, duy có: Tâm lãnh Thần hội mà thôi (chẳng khá tiết lậu), đợi hai người tấn bộ tôi sẽ chỉ điểm cho.
  6. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Bữa nọ hai người sắm lễ xin cầu Đạo, viên-ngoại được đặt pháp danh là Đơn-Dương; Tôn-Huyên-Trinh là Bất-Nhị, đều lạy tạ ơn thầy, rồi đồng trở về. Tôn-Bất-Nhị nói cùng Mã-Đơn-Dương rằng:
    - Khi trước chưa cầu thầy học Đạo thì mình là vợ chồng, nay đã đồng một thầy, học một Đạo thì như anh em đạo hữu. Để tôi kỉnh anh bằng sư huynh, anh kêu tôi bằng đạo-hữu, cũng như em. bản phận người học Đạo phải tuyệt ******** ân ái, phân phòng ở riêng, sư huynh chẳng đến phòng tôi, tôi cũng chẳng vào phòng sư huynh hoặc có việc chi thương lượng phải sai tôi tớ đến thỉnh, hội tại công đường mà minh biện.
    Mã-Đơn-Dương nói rằng:
    - Y lời đạo hữu,tôi nào chẳng nghe, đạo hữu có lòng chân tôi cũng có ý thiệt. Hồi không biết, mê muội thì thôi, nay đã đến Phật-tiền đồng lập nguyện qui-y, là linh-sơn cốt nhục rồi, đâu còn dám vọng lòng tà. Tôi đặng nghe thầy nói: Mình hồi trước là thập-nhị lão-mẫu mà xuống đây, vì niệm tính sai lầm, sinh nam dục nữ, thiệt nhắc đến thôi càng hổ thẹn cho thân! Xin đạo hữu an lòng.
    Đơn-Dương nói dứt lời kêu Mã-Hưng dọn mùng mền trước phòng Tây-lang. Mã-Đơn-Dương từ Tôn-Bất-Nhị ra trước an nghỉ. Người sau có bài kệ khen hai ông bà phân phòng dõng mãnh nên sau thành Đạo cũng mau. Kệ rằng:
    Đại-Đạo nguyên lai chẳng luyến tình,
    Luyến tình đâu đặng Đạo là minh,
    Chỉnh coi Mã-Tổ đương khi đó,
    Chồng vợ phân phòng ý phải tin.
    Khi đó bà Tôn-Bất-Nhị cùng ông Mã-Đơn-Dương đã phân phòng được hơn nữa tháng. Bữa nọ bà kêu tớ nữ thỉnh Mã-Đơn Dương đồng đến mao-am học Đạo. Đơn-Dương nghe nói cùng Tôn-Bất-Nhị đến mao-am đồng xin cầu hỏi tiên-sinh rằng: Bữa trước thầy nói: Cái Tính là gốc tại Tiên-thiên, xin thầy dạy cho trồng tại chỗ nào? Trùng-Dương đáp:
    - Tiên-thiên là khí hổn-độn chưa mở, không có Trời Đất, người vật, không sắc, không thinh, chẳng hay chẳng biết. Có chỗ nào mà trồng đặng! Như nói trồng đó là chẳng phải Tiên-thiên việc có trồng thì nó mất chỗ mối hay, bằng nói Tiên-thiên có chỗ trồng là chỗ tướng về việc hữu hình, hễ theo tướng thì phải mất Tiên-thiên. Người nói Tiên thiên tại chỗ đó là không phải. Chỗ Tiên-thiên xét đi nghĩ lại thiệt không có vật chi hết. Nếu đem chữ nhất mà nghĩ nghị đừng nói chữ nhất là Tiên-thiên. Chữ nhất nguyên cũng chẳng phải. Trò muốn biết lẽ Tiên-thiên, đem cây viết cùng ta biện rõ ràng. Tiên sinh lấy viết bày rõ mối Tiên-thiên.
    Tính là Tiên-Thiên vật rất linh,
    Biết luyện chân-Tính là Tiên-Thiên.
  7. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Hồi 8​
    Đàm Tiên-thiên trinh nhất diệu lý,
    Trừ ma-căn bất nhị pháp môn
    Nghĩa là:
    Nói việc Tiên-thiên tinh ròng lẽ diệu,
    Trừ ma-căn pháp môn chẳng hai.​
    Có bài kệ rằng:
    Ngoài ý cầu Tiên việc chẳng sai,
    Bóng trăng trong nước, cảnh trong hoa,
    Tiên-thiên diệu lý trò biết chớ,
    Chỉnh tại một mình chớ khá khoe.
    Khi đó Trùng-Dương tiên-sinh nói với Mã-Đơn-Dương cùng Tôn-Bất-Nhị rằng:
    - Vì Tính là vật của Tiên-thiên, tròn huyền huyền, sáng rỡ rỡ, tuy có tên mà chẳng có hình, chẳng biết chẳng hay, khó vẽ khó họa, nào có chỗ trồng! Ta nay cùng trò gắng gượng mà vẽ cái hình tượng trò phải hiểu biết. Trùng-Dương nói rồi liền lấy cây viết lại ghế sơn đỏ vẽ một vòng rồi một vòng nữa, trong vòng sau chấm một điểm. Vẽ rồi hỏi Đơn-Dương cùng Bất-Nhị:
    - Hai người có biết nghĩa đó chăng? Đơn-Dương và Bất-Nhị thưa:
    - Đệ tử tâm Tính ngu muội chẳng thấu, xin thầy chỉ dạy. Trùng-Dương tiên-sinh nói:
    - Ban đầu một vòng hỗn-hỗn độn độn, giống như Trời Đất chưa phân, nhật nguyệt chưa có, tên là ?oVô-Cực?. Rồi trong chỗ Vô lại sinh ra một điểm tên là ?oThái-Cực?, một điểm đó mà sinh ra Trời, sinh Đất, sinh người, sinh muôn vật. Nên Tiên-thiên do Thái-Cực mà sinh một điểm, ấy là cái Khí, gọi là Tiên-thiên nhất-khí, ai muốn khỏi luân-hồi phải tìm chỗ đó.
    nhân cái Tính tùng Tiên-thiên mà phát, phát ra trước khi chưa có cái thân cho đến cái thân mất. Bởi một điểm linh Tính là căn bất sinh bất diệt, kêu là ?oLinh-Tính?. Linh-Tính ai cũng có, tại người phàm bỏ quên thì nó phải mê, mê thì bản Tính khiến vọng niệm đều sinh, rồi tà khí niệm ma nhập vô trong. Như bỏ không giữ gìn, ngoại ma tới phá, mất chỗ Tiên-thiên nó khiến không cho nghe đặng Đạo, nó cướp quyền làm chủ, hễ ai bày việc danh lợi, tài sắc, tửu khí, thì nó đến mê-man không dứt. Than ôi! Người mộ Đạo không mấy ai; còn người học Đạo chẳng tin thiệt, không chịu nghe dạy. Bằng người tu Tiên-thiên bèn lập chí gia công chẳng mỏi thì tùy chỗ ?oTâm lãnh thần hội? mà luyện lâu ngày ắt đặng hiệu nghiệm. Nếu lấy chỗ nhân tâm mà hỏi Tiên-thiên thì Tiên-thiên chẳng khá đặng vậy! Phải dùng Đạo-Tâm mà hỏi Tiên-thiên, thì Tiên-thiên ở tại trước mắt.
    Còn cái nhân-tâm nó hay ám muội tham cầu, kêu là: ?oThức thần đương quyền?. Đạo-Tâm là Thiên-Lương phát hiện, kêu là: ?oNguơn-Thần chủ sự?. Như người tu đặng phát hiện cái ?oTâm thiên-lương? thì chỗ Tiên-thiên chẳng cầu cũng đặng. Nhưng mà ban đầu phải trừ cái bệnh, trừ bệnh là chẳng phải trừ bệnh ?oNgoại-cảm, phong-hàn, thử-thấp?. Trừ là trừ cái bệnh Tham, Sân, Si, Ái. Mấy thứ bệnh đó trừ đặng thì trăm bệnh chẳng sinh, thêm tuổi sống lâu, đặng thành Tiên Phật, làm Thánh làm Hiền. Nay ta đem bộ công-phu truyền cho hai trò, phải gắng sức mà làm đó!
    Còn việc Đạo trừ bệnh, phải trừ chỗ bệnh căn, tìm cho đặng chỗ gốc thì cái bệnh chẳng khó trừ, vì cái bệnh phần nhiều bị trong chỗ tham muốn, giận hờn, ganh ghét, thương yêu, ái dục, mấy chứng mà ra. Lại thêm tửu, sắc, tài, khí, mà cảm vào trong ngũ-tạng hết mấy phần, nên người tu hành trước phải trừ tửu, sắc, tài, khí, khử trừ ngoại cảm cho sạch, sau tuyệt chỗ sân-si, ái dục cho hết bệnh nội thương. Hễ tầm đặng bệnh căn, các vật chất đều hết, rồi sau mới tu trường-sinh, tìm chỗ chẳng chết. Chẳng chết là chân-Linh chẳng chết, chớ không phải xác thân không chết, nếu không biết thì Tính-Mạng cùng xác thân đều chịu trầm luân.
    Còn ta nay chỉ việc rượu mà nói: nếu người biết rượu là hại cho đạo, phải thề mà trừ nó; bằng như thấy rượu còn thèm thì lấy chỗ giới luật mà giữ, hoặc người bảo uống, hoặc thấy người uống mà ý còn vọng tưởng, tuy là chưa uống mà ý muốn uống thì cũng như uống rồi, đó là bệnh căn rượu. Như muốn trừ bệnh rượu cho dứt thì khi mới khởi ý ra phải trừ liền, lẽ nào chẳng sạch cái căn rượu?
    Còn việc sắc hay làm hư hại cho đạo hoặc tồi bại trong qui trình, hao mòn thân thể, lại hổ thẹn với đời. Như muốn trừ nó phải thệ mà trừ, bằng thấy sắc mà muốn tưởng, thì lấy chỗ giới luật mà giữ; hoặc nó lấy lời quyến-mị, yểu điệu đưa tình, trêu người giỡn cợt, mà trong ý muốn động, có tình thương mến, tuy là chưa thông với nhau mà cái ý tình khởi ra thì cũng như thông rồi. Đó là bệnh căn chỗ sắc còn ẩn tại nơi trong! Như muốn trừ nó, khi mới khởi tình ra thì phải trừ liền, mới đặng sạch dứt căn ái-dục.
    Còn tỏ cái căn chỗ Tửu-Sắc nó cũng hay ẩn trong chỗ Tâm Ý. Muốn học Đạo mà khử cái bệnh căn các thứ ấy, trước phải chánh cái Tâm, sau thành cái Ý, thì bệnh căn tiêu dứt. Như bệnh căn chẳng dứt do nơi mình Tâm Ý chưa chánh vì chưa quyết thoát trần, nên Tâm Ý hay nương náu theo hoài, còn phát một niệm, tuy chưa uống mà ý muốn uống, tuy chưa thông mà tình muốn thông. Thiệt là trước khi không có tưởng, nhân bị ngoại cảm sẵn trước nó động vô trong, ví như bóng trăng trong nước, lấy đá quăng động nước thì trăng cũng xao động. Tuy không phải thiệt mà hình ảnh giao-động, thì chân Đạo chẳng được thành vậy.
    Như nay ngươi muốn cầu dứt bệnh căn ấy thì Nho có dạy: Phi lễ vật thị, phi lễ vật động. Nghĩa là: Chẳng phải lễ chẳng ngó, chẳng phải lễ chẳng động. Thích có phép: Vong nhân, vong ngã, vong chúng sinh. Là: Quên người, quên mình, quên chúng sinh. Còn Đạo có phép: Thị chi bất kiến, thích chi bất văn. Là: Coi đó chẳng thấy, nghe đó chẳng hay. Ba lời ấy là thuốc trừ bệnh căn tửu sắc. Lã-Thuần-Dương (Lã-Động-Tân) nói: ?oKiến sắc như đồng kiến hổ?, là ?oThấy nữ sắc sợ như thấy cọp?, chẳng dám ngó lâu, hễ ngó lâu thì nó đoạt cái Linh-Tính. Xưa nay từ vua đến dân, lắm kẻ vì sắc mà hư. Dân vì sắc mà lụy thân, quan vì sắc mà hư danh, giàu vì sắc mà hết nhà, vua vì sắc mà mất nước, không hạng nào đắm sắc mà khỏi hại. Vì vậy Thánh-nhân đặt chữ sắc có chữ đao ở trên, đao ấy giết người không thấy máu.
    Nói qua việc tiền của lại càng khó hơn nữa. Trong mấy người tu cũng có người đạo duyên chưa quyết mà vì nhà nghèo khó không thể đua tranh với đời trong việc ăn mặc tốt xấu sang hèn, nên đi tu là làm kế đỡ. Có người vì thất vọng mới nương vào cửa Phật, kỳ thật không hiểu, không minh cái Đạo, vì không minh cái Đạo mới có người tuy là tu mà còn trau giồi bản dạng, quần áo nhởn nha, lấy chỗ giàu sang mà khoe ruộng vườn nhà cửa; chơi bời lanh xảo, thường đứng trong trường danh lợi đua chen. Có người khắc bạc tính toán, giạ già cân non mà cầu lợi. Đã muốn cầu danh lợi, ********, ruộng đất, tài sản, điểm trang son phấn, tranh việc thị phi mà lại muốn thành Phật thành Tiên! Những người ấy mà cũng tới học đạo, thật khá buồn thay!
    Còn nói qua chữ Khí, người tu cũng phải có, mà lại nhiều người chưa bình đặng cái khí can, ít ai giữ cái khí chánh, ít ai biết dưỡng tính, chế cái khí giận, khí nóng hoặc lộ trên mặt mà sinh việc giận hờn; hoặc ưng theo trong lời nói mà sinh việc hơn thua, yếu mạnh, vì cái Khí chớ không phải vì Lý. Như vậy đâu có dưỡng đặng chỗ ?oKhí hạo-nhiên?, thì làm sao mà siêu phàm nhập Thánh? Những người như vậy đã muốn các việc tranh đua chen lấn, một mảy cũng không chịu nhục chịu thiệt, mà lại cũng muốn học Đạo, thành Phật, thành Tiên, há chẳng thương thay!
    Nay như người muốn cầu cái phép dứt tuyệt đặng trở nên người đức hạnh, thì Nho có dạy: ?oChẳng nghĩa mà giàu sang, ta coi như mây nổi?. Còn nói giữ cái chí đừng có nóng cái khí. Hễ giận lễ nghĩa thì cũng giận, mà xuất lời ra cho nó nghi-tiết dùng qui-trình mà nói, đặng sửa chỗ quấy mà trở về chỗ chánh. Còn giận khí huyết thì chẳng nên giận. Giận khí huyết là không đáng chuyện giận cũng giận; hoặc việc nhỏ mọn cũng tìm ra mà giận nên người tu lấy chỗ bình hòa, nhẫn nhịn mà xử. Đó là khinh tài dưỡng khí!
    Đạo Thích nói: ?oChẳng chịu thọ phước đức của người; chẳng chịu dùng tiền bạc của người, đặng thành việc nhẫn, cũng là khinh tài dưỡng khí?. Còn Đạo Tiên nói: ?oBiết trừ tham lam, hiền lòng dằn khí, đó là trừ chỗ bệnh căn tài khí?. Như người tu muốn trừ bốn vách ấy, thì trước phải quyết chí chặt đứt căn bệnh, phải chánh chỗ Đạo-Tâm. Nên Nho tại chỗ Tỉnh ?" Thích tại chỗ Giác ?" Đạo tại chỗ ngộ ?" Nếu đặng tỉnh, giác, ngộ thì trong thiên hạ việc gì cũng coi thấu cả.
    Trùng-Dương tiên-sinh giảng cái lý trừ bệnh rồi, Mã-Đơn Dương cùng Tôn-Bất-Nhị lại hỏi việc công phu, tịnh dưỡng dùng phép làm sao?
    Trùng-Dương nói:
    - Trước phải ngồi Tịnh, các việc quên hết đặng niệm chỗ ?oTổ khiếu?. Hễ phàm tâm tử thì Đạo-tâm sinh. Ngồi niệm cho dày, mở bớt dây lưng nút áo. Giờ Tý, ngồi ngó ngay hướng Đông, 2 chân kiết-già, sửa ngay thẳng, 2 tay chắp lại, khấu xỉ giáng cam lồ, bắc cầu lên trời, lỗ tai nghe vô trong, âm dương hội hiệp, để cái rèm xuống, đem thần quang trở soi đơn-điền, kêu là tịnh tọa công phu, phải đừng vọng niệm. Nếu như còn ý tán loạn thì chân-thần chẳng thuần dương, mà việc công phu cũng khó thành.
    Còn nói ngồi niệm cho dày, đặng rán ngồi lâu, cái thân không mỏi. Còn mở nút áo cùng dây lưng cho khí nó vận chuyển thông hành đều đủ. Chờ giờ Tý là lấy chỗ dương khí phát sinh. Ngồi ngó ngay hướng Đông là đoạt chỗ thanh khí. Ngồi kiết-già là thâu dưỡng thần khí, tay ấn chỗ vô danh đặng quên các điều hình thể. Sửa mình cho ngay thẳng đặng các chỗ đều thông hơi không bít; môi răng khấu nhau cho chỗ trùng lầu không hao khí. Miệng là chỗ khí hơi, hễ miệng hở thì khí tan, nên phải bế lại. Lỗ tai nghe vô trong vì lỗ tai thuộc thận, nếu nghe tiếng nói thì hao tinh, nên phải nghe vô trong chẳng nghe ra ngoài.
    Còn âm dương hội hiệp là chẳng cho mờ tối, con mắt là tổ khiếu của thần, hễ nhìn ngó sắc lâu thì thần theo sắc mà tán, như đặng quang minh thì thần đặng tròn sáng, còn nhắm lại thì thần phải mê muội. Còn bỏ cái rèm xuống là chẳng tối chỗ thần quang. Tự trên huyền cung trở chiếu chỗ đơn-điền, cũng như nhật nguyệt trên trời sáng tỏ, mà soi thấu muôn vật, sinh đặng các loài. Còn ít nói cho khí tụ, thì hơi không lậu ra, bớt lời, bớt việc, là dưỡng đặng chỗ tinh. Như tinh không lậu ra lỗ tai, không điều sắc tướng, mà ngưng thần, thần không lậu nơi con mắt, các việc đều không, cho nên kêu là: ?oVô-Lậu chân-nhân?.
    Tiên-sinh giảng Đạo rồi nói: Việc đó là công phu rất hiệu. Như hai người muốn vào cửa Đạo chẳng khá gọi việc đó là tầm thường! Phải gắng công kiên cố ngày giờ thì mới có hiệu nghiệm. Bằng như dãi đãi thì lầm chỗ đường đi. Tiên-sinh nói dứt lời liền ra ngoài chỉ việc công phu (ai có căn đi tìm mới biết việc công phu).
    Lúc nọ Mã-Đơn-Dương nghe hết mấy lời thấu đặng chỗ huyền-diệu liền quì lạy từ thầy trở về chỗ cũ, y phép làm theo lâu ngày đặng thấy ứng nghiệm, rồi cũng tưởng Đạo có bao nhiêu mà thôi; chẳng đến mao-am học hỏi, cứ giữ một điểm công phu làm hoài. Cách hơn một tháng, Mã-Đơn-Dương ngồi tại phòng công phu, xảy đâu thấy Trùng-Dương tiên-sinh đến. Đơn-Dương lật đật tiếp vào. Trùng-Dương ngồi xuống nói rằng:
    - Đại-Đạo thiệt không cùng, lấy cũng chẳng hết, nói cũng chẳng xiết, phải sửa cho các chỗ đều không, chẳng khá chấp một mối, thành tâm theo Đạo hết lòng cải đổi mới đặng có ích thân tâm. Đạo chẳng tìm chẳng gặp, chẳng hỏi chẳng biết, học chẳng thấu chẳng thành. Hễ người có Đạo thì một giờ một khắc chẳng rời thân mình, một bước một lời thường giữ trong lòng, tỉnh hoài chẳng muội, niệm niệm đều chân. Sao gọi là chân? Hễ người có Đạo thì giờ khắc không quên, một mảy tư dục chẳng có, gọi là chân. Như vậy mới thiệt là theo Đạo. Nên thầy Nhan-Hồi có câu: ?oĐắc nhất thiện huyền huyền phụ ưng?. Nghĩa là: Nghe đặng Đạo giây phút không rời.
    Còn việc lỗi phải cải phải trừ. Hoặc có bệnh tại chỗ tư (1) phải lấy chỗ công tâm mà trừ; hoặc bệnh chỗ ý dục (là chỗ muốn) phải lấy Đạo-tâm mà trừ chỗ muốn đó. bệnh chỗ tà vạy phải lấy chỗ lòng ngay mà trừ chỗ chẳng ngay. Còn bệnh kiêu ngạo phải lấy việc nhún-nhường mà trừ, hễ bệnh khởi chỗ nào thì phải hiện phát trừ trị, chẳng được dung chế. Nên cần việc công phu cũng vậy, hễ khởi đâu giác đó, giác đặng phải quét, quét liền cho sạch, thì tự nhiên trong lòng đặng vui vẻ. Tỷ như gió mùa Xuân, vạn vật đều phát vượng, sáng như trăng tỏ, tươi nhuận như trời đất, thanh tịnh cả núi non, lần lần khí đầy đủ, mặc niệm vận hành chừng một năm, đủ đầy trong tam-bửu! Như như chẳng biết chẳng hay thì đại-đạo đặng thành. (Mấy lời nói trên đây là Trùng-Dương tiên-sinh hóa thân vào phòng mà nói chuyện với Mã-Đơn-Dương).
    Lại nói bà Tôn-Bất-Nhị ngồi một mình trong phòng công phu, xảy thấy Trùng-Dương tiên-sinh giở màn ngoài cửa bước vô. Tôn-Bất-Nhị giựt mình đứng dậy, vừa muốn hỏi, lại thấy thầy cười nói rằng:
    - Đạo lý tinh vi, huyền-diệu không cùng trong mình thông đủ, muôn mạch chầu về một mối, phải tự nhiên làm đi, mới có công hiệu. Như trò ngồi cô đơn một mình thiệt là không ích! Há chẳng nghe một âm chẳng sinh, một dương chẳng trưởng. Nếu trò ngồi như chết thì âm dương chẳng được thông nhau, làm sao mà kết thai đặng? Ta nói cho trò biết: muốn âm chẳng lìa dương, dương chẳng lìa âm, đây chẳng lìa đó, đó chẳng xa kia...
    Trùng-Dương mới nói mấy lời, Tôn-Bất-Nhị mặt đỏ phừng phừng, lật đật giở màn ra ngồi trước nhà, kêu tớ gái là Thu Hương đi thỉnh ông Đơn-Dương nói chuyện. Thu-Hương thấy bà giận, chẳng dám chậm trễ, mau đến trước thỉnh ông.
    Lúc ấy, Đơn-Dương đang nghe tiên-sinh giảng Đạo, xảy thấy Thu-Hương chạy tới thưa rằng: Không biết việc chi bà giận ngồi tại trước nhà, sai tôi mời ông cho bà nói chuyện. Đơn Dương nghe nói thưa thầy rằng: Cho đệ tử đi một chút trở lại. Trùng-Dương tiên-sinh gật đầu.
    Chẳng hiểu lý này cùng lẽ nọ,
    Nên khởi lòng nọ với lòng kia.
    _________________________________________________
    ( 1) Chỗ tư là người tu ở chùa cũng như gởi thân cho Phật, ăn cơm chùa thì phải lo việc Phật, đặng đến ngày qui thiên mà về Phật lãnh công quả của mình làm ngày trước, chớ mình tu ở chùa mà lo làm việc riêng, thì chỗ nào là công? Dẫu không tu cũng vậy, hễ làm việc nhà nước thì lo việc nhà nước, chẳng được ăn lương mà lo việc nhà mình.
  8. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Hồi 9​
    Vương-Trùng-Dương phân thân hóa độ,
    Tôn-Bất-Nhị phẫn nộ thủ sư
    Nghĩa là:
    Vương-Trùng-Dương biến thân mà hóa dạy,
    Tôn-Bất-Nhị không hiểu chẳng phục thầy.​
    Có bài kệ rằng:
    Ta độ chúng sinh học chân truyền,
    Không không có có khó trau liền,
    Biết là Đại-Đạo không xa viễn,
    Người chẳng lòng cầu tại thất duyên.
    Khi đó Mã-Đơn-Dương nghe Thu-Hương nói Tôn-Bất-Nhị ngồi trước nhà giận hung, liền xin thầy ra đi, coi thử Tôn đạo hữu kêu việc chi. Mã-Đơn-Dương đến nhà trước thấy bà ngồi giận đỏ mặt, liền cười mà nói rằng: Đạo hữu giận việc chi? Hay là tôi tớ có phạm lỗi điều chi không vừa ý? Thôi, mình làm chủ phải cho có độ lượng, dung kẻ dưới tay, chẳng vì nó mà phiền giận! Tôn-Bất-Nhị đáp rằng:
    - Sư huynh không rõ, tôi tưởng Vương Trùng-Dương là người có đạo-đức, ai dè người không chánh, mới vào phòng tôi nói việc khó nghe, tôi không học nữa. Đơn-Dương cười rằng:
    - Thầy đến phòng đạo hữu hồi nào? Tôn-Bất-Nhị nói:
    - Còn ở trong phòng! Đơn-Dương cười rằng:
    - Đạo hữu chắc là chiêm bao? Thầy từ sớm mai đến giờ giảng đạo-đức với tôi, giây phút không rời, còn đang tại phòng tôi. Lúc Thu-Hương đến mời cũng thấy. Đạo hữu không tin hỏi Thu-Hương coi có hay không. Tôn-Bất-Nhị chưa kịp hỏi, Thu-Hương liền nói:
    - Hồi tôi thỉnh ông có nghe thầy đương giảng việc trời đất hay lắm. Ông ra đi với tôi thì thầy còn ở lại đó. Tôn-Bất-Nhị nghe nói cúi đầu làm thinh. Mã-Đơn-Dương sợ thầy đợi lâu trở ra không nói với bà nữa, chừng ấy Tôn-Bất-Nhị trong lòng phiền giận thầm rằng: Tưởng đi thỉnh sư huynh đặng bày tỏ việc thầy cho ông nghe, ai dè nói việc như không, bà buồn bực chẳng vui, liền trở vào phòng.
    Cách hơn một tháng, Mã-Đơn-Dương đến mao-am cùng thầy học Đạo. Trùng-Dương tiên-sinh bảo trò ngồi rồi nói:
    - ?o Than ôi! Trên đời người tu hành học Đạo, hoặc vì mặt mà tu, vì miệng mà tu, đều thất xa lắm. Đối với Đạo không có một hào ly chi hết. Lại có người tu tại con mắt, lỗ tai, miệng, bụng, các việc đều phép hữu vi, mất chỗ thể đạo chân; lại có người theo bàng môn giả dối, tu luyện ham những phù huê (hữu hình) mà định tịnh chẳng biết. Lại có người tâm chí quyết tu mà sức độ lượng yếu, thảy đều có bệnh. Bởi bệnh ấy là tại nơi dung vị hoặc thái-quá bất-cập đều chưa được chỗ tự nhiên; hoặc vui chỗ này, vui chỗ kia, tới một tấc, trở lui một trượng. Vì phàm tâm chưa dứt, đạo tâm chưa minh, chưa ngán thấu chỗ tình tục, nên ăn mặc còn sợ tốt xấu, danh tiếng tài hay, cùng vàng bạc, cửa nhà, ruộng đất không người hay biết. Các điều ấy chưa được cách tục mà lại muốn học Đạo cầu phước, thong thả an nhàn! Có khi than nghèo cực mà lại hay xài phí, tư dục không quên, vì coi chẳng thấu cuộc đời, để cho nó khiến như vậy thì chẳng khá gọi là Đạo!?
    Xét lại, mỗi người đều có cái Tính chân, biết tu chỗ Đạo thì thành đến bực Phật Tiên. nhân vì chẳng cách việc trần, không riêng thế tục, nên cái Đạo chẳng tỏ, chẳng minh. Như muốn cầu theo về Thiên-Đường thì phải món món đều khác, chẳng giống người thường, trong ngoài đều tu hết, mới gọi là có Đạo-tâm?.
    Tiên-sinh cùng Đơn-Dương giảng Đạo, thầy trò nói tự thỉ chí chung, tâm đầu ý hiệp như vậy thì làm sao mà đạo không thành!
    Lại nói qua bà Tôn-Bất-Nhị ngồi trước nhà bị ông Mã-Đơn Dương nói bà nằm chiêm bao mấy lời rồi làm thinh, trong lòng chẳng phục ý ông. Nếu nói mình chiêm bao thì không lẽ. Thiệt thấy rõ ràng thầy vô nói rành rẽ bên tai tôi, sao lại nói thầy ở tại phòng không dời động giây phút? Thiệt là nghĩ không ra. Suy nghiệm một hồi rồi trở vào phòng. Bữa nọ bà đương ngồi công phu, lại thấy Trùng-Dương dở màn bước vô cười rằng: Đại-Đạo chẳng phân nam nữ, lìa tránh âm dương Đạo chẳng thành.
    Tôn-Bất-Nhị thấy vậy nhượng cho thầy ngồi, mình trở ra đứng ngoài cửa hỏi rằng:
    - Thầy sao không ở tại mao-am mà công phu? Vào đây làm chi? Trùng-Dương nói:
    - Vì trò bỏ chỗ Tạo-Hóa lư, ngồi tịnh cô đơn, khí hải khô. Có câu: ?oCon gái không chồng là hoán phụ, con trai không vợ là khoán phu?. Ta nói rõ cho trò biết: Một âm một dương chẳng khá dang cách; âm dương phối hiệp thì việc ắt chánh lý. Có câu: ?oTây gia nữ, đông xá làng?, nghĩa là: Âm dương hội hiệp mới nương nhau đặng. Vậy thì hai đàng khá chỗ động phòng, hai tám mới về nên giao cảm, kết thánh-thai dựng tại bên thân. Mười tháng công phu ôn dưỡng, sản xuất anh-nhi mạnh hơn người. Trò phải y theo lời làm như vậy, thì đặng về Thiên-Cung chầu Ngọc-Đế.
    Tôn-Bất-Nhị nghe mấy lời chẳng nói, liền khóa cửa lại, đi đến trước kiếm Mã-Đơn-Dương nói chuyện đó cho ông nghe. Đi đến thấy cửa phòng của ông đóng chặt, hỏi người tớ là Mã Hưng, Mã-Hưng nói:
    - Viên-ngoại và tiên-sinh mắc giảng đạo tại mao-am. Lúc đó Trùng-Dương đang nói:
    - Lòng người phải bớt, lòng Đạo phải chân; vùng cười, chỉ Mã-Đơn-Dương mà rằng:
    - Trò mau đi ra coi có người kiếm ngoài trước. Đơn-Dương nghe thầy nói có khách đến liền từ thầy ra coi. Đến nhà trước gặp Tôn-Bất-Nhị rồi bà níu áo Đơn-Dương nói rằng:
    - Sư huynh lại đây mà coi. Đơn-Dương hỏi:
    - Coi việc chi? Tôn-Bất-Nhị nói:
    - Đừng hỏi, đến đó sẽ rõ.
    Đơn-Dương theo đến thấy cửa khóa, Tôn-Bất-Nhị mở khóa bảo Đơn-Dương vô mà coi, Đơn-Dương không biết việc chi, cũng bước vô ngó bốn phía, thấy mền mùng ghế đẳng y nguyên, không có chi lạ, liền hỏi Bất-Nhị rằng:
    - Đạo hữu bảo tôi vô có việc chi? Bà nói:
    - Coi thầy của sư huynh ở trong phòng tôi đó! Đơn-Dương nói:
    - Đạo hữu nói không sợ tổn đức; thầy cùng tôi giảng đạo tại mao-am không dời một bước, thầy nào vào đây?
    Bất-Nhị nghe nói không tin, bèn vô giở mùng mền kiếm coi, cùng không thấy ai hết, liền nói việc quái lạ!
    Mã-Đơn-Dương nói:
    - Có chi mà quái lạ. Tôi biết rồi, tại vì đạo hữu không cần công phu đặng thâu cái phàm tâm cho dứt, cứ lo chuyện ngoài hoài, nên sinh ma chướng như vậy. Tôn-Bất-Nhị nói:
    - Sư huynh nói việc gì đâu? Tôi bình sinh không có tạp niệm ma chướng, một lòng tịnh dưỡng nào có vọng tưởng điều chi? Lần này là hai lần, thầy đến phòng tôi rõ ràng, tiếng nói bên tai mấy lời còn nhớ, nào có phải vọng ma. Đơn-Dương hỏi:
    - Thầy nói việc chi, thuật lại tôi nghe.
    Bà đem lời thầy vô phòng hai lần thuật cho ông nghe. Đơn-Dương cười rằng:
    - Thiệt đạo hữu thông minh một đời, mà lầm sai một thuở. Vì Đạo chẳng phải thông minh mà đặng nên, việc mình muội Tính. Bất-Nhị hỏi:
    - Sao gọi là muội Tính? Ông nói:
    - Vì người học Đạo phải để tâm hạ khí, chẳng hổ học hỏi người dưới. Như vậy một bước lại thêm một bước, đi xa càng hiểu đường dài, lấy mười đếm trăm, thêm trăm đếm ngàn. Thiệt việc Đạo chí quí chí trọng, nói không xiết kể. Đạo hữu mới đặng chút huyền công, tưởng là Đạo có bấy nhiêu mà thôi, mỗi ngày cứ giữ quyết cái phòng của đạo hữu, ngồi hoài khô tọa, chẳng minh lẽ âm dương, không hiểu cơ tạo-hóa, chẳng chịu đến trước thầy mà học hỏi, để nghi tính nam nữ phải cách biệt, chấp lòng nhân ngã. Bởi thầy thấy đạo hữu giữ quyết một việc sợ sau chẳng được liễu đạo, thầy muốn ra chỉ đạo cho đạo hữu, vì sợ chỗ hiềm nghi phải xuất hiện dương thần, phân thân hóa dạy mà đạo hữu chẳng hay. Nên thầy hay nói với tôi: ?oMột âm một dương gọi là Đạo, lìa bỏ âm dương Đạo chẳng thành?. Vì cái âm dương đó: Dương hỏa, âm thủy, là âm dương trong thân mình luyện ra. Chẳng phải nói việc vợ chồng như ở thế.
    Nghĩ lại việc này thiệt thầy hết lòng khổ chí cần dạy; tiếc cho đạo hữu hiểu lầm mà chẳng biết chỗ huyền-cơ. Lại nói độc dương bất trưởng, là nói dương thuộc hỏa, lửa nhiều nóng quá chẳng được thành đơn. Còn độc-âm bất sinh, là nói âm thuộc thủy, nước nhiều tràn lạnh cũng chẳng được thành đơn. Bởi nói cô-âm độc-dương là tỷ thí nước lửa chẳng được giúp nhau. Luận ra mà nói, người tu hành phải cho đặng nước lửa đương tiếp, âm dương quán phong, mới khá huờn đơn đặng.
    Còn nói đạo hữu bỏ Tạo-Hóa lư là rõ ràng chẳng minh lý âm dương. Như nói câu: ?oKhoán phu hoán phụ? là nói cô-âm bất sinh, độc-dương bất trưởng, nên thầy tỏ mấy lời cho đạo hữu biết. Hễ người học Đạo thì phải tìm chỗ âm dương, bởi âm dương là chỗ huờn đơn của Tiên Phật. Trước dụng chân-ý, mà dẫn thông âm dương (như cầm bầu rượu mà vui uống rượu ngon). Còn chân-lý thuộc thổ, màu vàng, nên thí dụ là huỳnh hà. Như câu: ?oTây-gia-nữ? là thuộc Kim, Kim hay vượng phát tại Tây nên gọi là ?oTây-gia-nữ?. Còn câu: ?oĐông-xá-lang? thuộc mộc, mộc hay vượng sinh tại Đông, nên gọi là ?oĐông-xá-lang?. Còn hai đàng xứng nhau là nói 2 cái 8 là 16, hiệp thành một cân (Hễ kim chẳng phải con của mộc, thì chẳng khắc; mộc chẳng phải con của kim, thì chẳng sinh). Đó là nói việc âm dương tạo hóa, ngũ-hành sinh khắc như vậy.
    Còn người tu hành phải lấy cái ý hội thông. Tỷ như bà mai nói hiệp hai nhà dẫn cho kim mộc gặp nhau, không có dang cách như vợ chồng vui hiệp. Còn động phòng là chỗ đơn đình; dẫn kim mộc về một chỗ, kim là phách, mộc là hồn, dẫn tụ về một mối, yêu mến không rời, hồn chẳng lìa phách, phách chẳng lìa hồn. Hống tám lượng, diên nửa cân, giao cảm là chỗ kiết đơn, thiệt nói hai đàng xứng nhau, tinh khí hiệp nhau ngưng kiết (Tỷ như vợ chồng có thai vậy).
    Còn nói 10 tháng là số đủ, ôn-dưỡng là hỏa-hầu (Hỏa-hầu là để lửa có chừng). Như nói tinh khí ngưng kiết, cũng là để lửa ngưng có chừng mà nấu luyện thành đơn. Còn nói số đủ là vuông tròn, công phu đầy đủ, anh-nhi giáng sinh (Nghĩa anh-nhi giáng sinh là chân-khí). Khí hóa ra thần, thần nuôi dưỡng cho đầy đủ, tùng chỗ nê-hoàn mà ra, lên chầu kim-khuyết, mà làm người chân-nhân. Như vậy chẳng phải là Thần Tiên sao? Mã-Đơn-Dương nói rồi, Tôn-Bất-Nhị mới vui mừng tỉnh ngộ. Vậy ai muốn tu luyện thì tìm minh sư mới rõ.
  9. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Hồi 10​
    Giảng tam thừa, diễn thuyết Toàn-chân Đạo,
    Tổn diện dung, cam tác xủ lậu nhân
    Nghĩa là:
    Giảng bực tam thừa, diễn nói Đạo Toàn-chân,
    Làm lở mặt mày, mà chịu người xấu xa.​
    Có bài kệ rằng:
    Đã đặng chân truyền đạo khá tu,
    Tam thừa pháp diệu tại người cầu,
    Huyên-Trinh khi đó hư mày mặt,
    Đổi đặng thân vàng hưởng muôn thu.
    Khi đó Tôn-Bất-Nhị nghe mấy lời Mã-Đơn-Dương nói, cũng như một tay phá bể lưới mê, vui mừng tỉnh ngộ, chẳng khác chiêm bao mới tỉnh. Than rằng:
    - Phải không có sư huynh chỉ dạy chắc bị lầm việc lớn. Tôi khi bình thường việc hiểu cũng nhiều, sao nay học Đạo lại kém hơn sư huynh? Đơn-Dương nói:
    - Chẳng phải đạo hữu thua tôi, vì đạo hữu không chịu tìm học, nên chẳng thấu. Sách có nói: Thông minh phản bị thông minh ngộ; hứa đa thông minh ngộ tự thân. Nghĩa là: Người thông minh phải giữ phép, trở lại bị cái thông minh mà lầm; biết bao nhiêu người thông minh làm hại cho mình. Vậy cũng tại mình tự thị quá. Bởi việc chi, trong thiên hạ có học rồi mới biết, sinh ra mà biết đâu có mấy người?
    Tôn-Bất-Nhị nghe dứt, tạ ơn rằng: Tôi nay tuân lời thầy dạy, từ nay đến sau tôi phải hết lòng học hỏi.
    Đơn-Dương nghe nói vui mừng, liền trở về phòng an nghỉ.
    Qua ít ngày, Đơn-Dương muốn đến nhà người cậu đặng mừng lễ chúc thọ, rồi thưa cho thầy hay, lại mời Tôn-đạo-hữu đi. Tôn-Bất-Nhị giả nói có bệnh đi không đặng. Rồi Đơn-Dương bảo gia đồng sắm sinh lễ vật đi trước, ông cỡi lừa theo sau.
    Nói qua bà Tôn-Bất-Nhị ở nhà nghĩ lại mấy lời Đơn-Dương nói bà chẳng chịu lãnh học, nên không biết Đạo hay, trong lòng thường nhớ hằng lo. Nay thấy ông không có ở nhà, tớ bạn đều đi chơi hết, một mình đi đến mao-am, thấy thầy ngồi công phu, quì trước thưa rằng: Đệ-tử tâm Tính ngu mê, không rõ việc chí lý nên hai phen lầm lỗi, may nhờ sư huynh mở dạy mới biết mấy lời trước của thầy nói đạo, tự hối chẳng kịp. Xin thầy miễn chấp, chỉ dạy cho tôi, thiệt dường ơn tái tạo.
    Trùng-Dương nói:
    - Thôi trò đứng dậy, ta nói cho trò nghe.
    Vì Đạo có ba bực, phải lượng theo sức mình mà tu. Phàm người học Đạo, chẳng kể việc sống thác, mới đặng làm người không chết. Bực thượng thừa là chỗ đạo hư vô mảy tơ chẳng dính, một trần chẳng nhiễm, như trăng tỏ vọi-vọi, muôn dặm không may. Duy có một điểm linh căn mới đoạt đặng tạo-hóa của Trời Đất. Phải biết việc chánh lý của âm dương, dụng phép mà luyện theo đó, lấy chỗ có mà qui về chỗ không, chỗ không mà sinh ra chỗ có, mới đặng cùng Trời Đất đồng bền, cùng nhật nguyệt đồng tu, đó là đạo thượng-phẩm Thiên-Tiên!
    Còn tu trung thừa là giữ lòng thành trai giới, bái Phật tụng kinh, một lòng theo thiệt, muôn niệm đều thanh, trên cảm Phật Trời, muôn linh xem xét, một điểm chân linh chẳng muội. Đến lúc liễu đạo biết chỗ xuất thần, về tới hư không thì sánh bực Tiên ban chẳng mất. Còn tu bực hạ thừa, ban đầu tích công làm việc phương tiện giúp người lợi vật, bồi thêm việc lành, thường tưởng xét việc lầm lỗi, Tính chân chẳng mất, thì linh-quang mới đặng hiển thông. Hoặc ẩn hoặc hiện như Tiên không khác, đó là bực hạ thừa. Trò có chí muốn học bực nào tôi sẽ dạy cho chân khuyết?
    Tôn-Bất-Nhị thưa:
    - Đệ tử muốn học thượng thừa Thiên-Tiên. Trùng-Dương cười rằng:
    - Như vậy thì trò chí đặng lớn. Tôn-Bất-Nhị thưa rằng:
    - Tôi lòng chẳng được lớn mà chí rất kiên bền, dẫu thân này có chết, chí tôi không mất đặng.
    Trùng-Dương nghe qua biết người căn lớn, nói rằng:
    - Phàm người ra tu học Đạo thì phải tìm chỗ sơn-xuyên linh khí, chọn chỗ địa lợi mà ở an. Nay ở xứ Đông-Độ, huyện Lạc-Dương linh khí đương thạnh chắc là có ra mấy vị chân Tiên. Như đến xứ đó tu chừng 12 năm, sẽ đặng thành đạo. Trò dám đi hay không? Tôn-Bất-Nhị thưa rằng:
    - Đệ tử nguyện chịu đi. Trùng-Dương ngó Tôn-Bất-Nhị rồi lắc đầu nói:
    - Chắc đi không đặng! Tôn-Bất-Nhị thưa:
    - Đệ tử bỏ chết quên sống, không sợ việc sinh tử, sao mà đi không đặng? Tiên-sinh nói:
    - Chết có ích thì nên chết, lợi người lợi vật cũng đáng, bằng chết không ích thì uổng cho Tính mạng. Từ đây đến Lạc-Dương xa hơn ngàn dặm, trên đường nhiều người phong-lưu lãng-tử, đứa hung chẳng ít, bằng nó thấy trò hình dung còn niên thiếu, sợ nó động tâm. Việc nhỏ thì cuồng ngôn ghẹo chọc, việc lớn thì hãm hiếp thất thân. Trò là người trinh liệt, nào chịu để cho nó làm nhơ, thà chết mà trọn tiết, trò muốn cầu trường sinh lại trở bị táng mạng, nên tôi chắc đi không đặng!
    Tôn-Bất-Nhị nghe thầy nói, thầm nghĩ hồi lâu cũng chẳng chối từ, liền ra mao-am xông vào nhà bếp, bảo mấy người nấu ăn đi ra, rồi bà nhen lửa bắt chảo lấy dầu đổ vô chụm sôi, tay bưng chén nước đổ vào, dầu sôi gặp nước phừng lên, liền úp mặt vào bị dầu phỏng hết. Tôn-Bất-Nhị cam chịu đau khổ, vì mình muốn đổi sắc cho xấu, chớ hề than thở. Liền ra thưa thầy rằng:
    - Đệ tử nay đi đặng không? Trùng-Dương thấy vậy vỗ tay cười rằng:
    - Lành thay! Lành thay! Trong thế gian nào ai có chí lớn như vầy; thiệt không uổng công ta đến đây mấy phen.
    Ông nói rồi đem việc âm dương diệu lý, tạo-hóa huyền-cơ công phu, luyện âm thành dương, siêu phàm nhập thánh, truyền hết cho Tôn-Bất-Nhị. Ông truyền rồi nói rằng:
    - Người tu Đại-Đạo phải giả như kẻ chẳng biết chẳng hay, cũng như người phong điên, mới trốn đặng con mắt thiên hạ, khiến người không biết mình công phu tu hành có Đạo. Đến chừng đạt công thành rồi mới khá hiện thân thuyết pháp. Trò đợi trên mặt lành rồi, mau qua Lạc-Dương mà tu, cũng đừng lạy từ ta, đợi trò công viên quả mãn lên hội Bàn-Đào sẽ gặp. Ông liền ngồi tịnh nữa.
    Tôn-Bất-Nhị lạy thầy tạ ơn, mau ra khỏi mao-am, gặp mấy người tớ gái thấy mặt bà phỏng hết, đều hỏi duyên cớ sao vậy? Bà đáp rằng:
    - Muốn chiên bánh cho thầy ăn, sợ tay bây chẳng sạch, nên bảo bây ra ngoài chơi cho tao chiên, rủi tay nước đổ nhằm dầu, phừng vô mặt tránh không kịp nên phỏng như vậy. Cũng tại cái tai nạn của tao, không hề chi, thôi bây đi làm công chuyện.
    Bà nói rồi liền vô phòng đóng cửa. Xét tưởng việc công phu của thầy truyền, làm theo khẩu khuyết, thiệt chỗ huyền diệu. Cách hai bữa sau, Mã-Đơn-Dương về, mấy đứa tớ đem việc dầu sôi phỏng mặt bà nói cho ông hay. Đơn-Dương nghe nói than thở, rồi thẳng trước mao-am thưa cho thầy hay. Chẳng ngờ Trùng-Dương tiên-sinh hay trước. Đơn-Dương lật đật vào phòng bà, thấy mặt phỏng hỏi rằng:
    - Tại sao bà làm mặt như thế? Đạo hữu sao không coi chừng để dầu phỏng như vậy? Nói chưa dứt lời, Tôn-Bất-Nhị trợn mắt ngó ông Đơn-Dương cười hoài không nghỉ, chạy lại nắm tay ông nói rằng:
    - Mầy phải đồng nhi của Tây-Vương-Mẫu không? Tao với mầy đi lên Thiên Cung! Mau mau! Nói rồi nhảy lên ghế giữa, tay bơi chân nhảy hụt chân té xuống, rên la chẳng xiết.
    Mã-Đơn-Dương lật đật đỡ dậy nửa cười nửa khóc, phần thấy hình dung của bà như vậy trong lòng rất thương xót, chạy qua am thầy thưa rằng:
    - Tôn-đạo hữu tưởng thành Tiên đặng, nay phát bệnh phong điên rồi! Tiên-sinh nói:
    - Chẳng phong điên, chẳng thành Tiên.
    Đơn-Dương muốn hỏi nữa, thấy thầy ngồi tịnh làm thinh, nên không dám hỏi. Liền trở ra trước nhà, buồn bực chẳng an. Tôn-Bất-Nhị lại thấy Đơn-Dương sao còn ở đó nên là một hồi, cứ kêu:
    - Phong điên! Phong điên!
    Làm như vậy cho ông đi ra đặng bà thanh tịnh cho dễ, bà luyện cho đến Tính thể viên minh, thiệt hay vô cùng, trong lòng càng sáng-láng, mới biết là đạo chí huyền chí diệu. Bà lại lấy kiếng soi coi thấy mặt phỏng đã lành, chỗ đỏ chỗ đen, rất vui mừng khỏi lo ai chọc, chắc là giữ đặng thỉ chung.
    Cách hơn một tháng bà cũng không tắm gội rửa ráy, tóc bỏ rối nùi, hình giống như ma, mặt mày tợ quỉ, nào ai mà biết bà là bà viên-ngoại! Chừng trong lòng vững vàng, chắc là chỗ Lạc Dương đặng tới. Rồi bà lại đem quần áo xé rách, buộc nhíu từ đùm, lấy lọ bôi trên mặt, la nói dữ-dằn, chạy ra trước cửa la lối om-sòm, kinh động mấy đầy tớ đều chạy ra ngoài. Chúng nó thấy vậy muốn lại kéo bà, rồi bà tay đánh miệng cắn, có một đứa thương bà nắm hoài không buông, bà cắn trên mặt nó một miếng, thất kinh buông ra, bà chạy khỏi. Bọn tớ thấy bà làm hung không dám theo nữa, chạy báo cho ông Đơn-Dương hay. Đơn-Dương lúc ấy đương ngồi công phu, xảy nghe ngoài kêu vang lật đật ra coi. Đứa tớ bảo rằng:
    - Bà nay trở bệnh phong điên nhiều quá, chạy ra ngoài rồi.
    Đơn-Dương nghe nói sợ e có hại, liền sai gia nhân chạy theo, ông cũng chạy theo, lại thấy Tôn-Bất-Nhị chạy thẳng ra xóm, mấy người trong xóm chạy ra nhìn không biết bà là ai, nên bà chạy khỏi một đỗi ngó lại thấy người ta chạy theo, chắc trốn không khỏi; thời may có đống cỏ khô, chun vào mà trốn. Mã-Đơn-Dương cùng gia-nhân theo hồi lâu không biết bà chạy ngõ nào nên đều trở lại. Tôn-Bất-Nhị dòm thấy mấy người đi xa, bà lén chun ra, rồi nhắm ngay hướng Đông mà đi. Ban ngày kiếm xóm xin ăn, ban đêm kiếm chùa an nghỉ. Gặp chỗ vắng-vẻ không người, thì bà núp bóng cây nghỉ mát, có gặp ai hỏi thăm thì bà nói việc trên trời dưới đất, không nhằm chi hết; hoặc cười hoặc khóc, ai cũng tưởng là người phong điên, bỏ qua không hỏi, nhờ vậy mà đi đường đặng bình an, khỏi ai chọc ghẹo.
    Bà thấy người nào tử-tế mới dám hỏi thăm đường đi. Cách hơn 2 tháng, tới huyện Lạc-Dương.
    Thật là:
    Một xuồng lá nhỏ du biển lớn,
    Muôn trượng sóng dồi chẳng sợ kinh.
  10. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Hồi 11​
    Giáng băng bào, thiên công hộ pháp,
    Thiên diệu toán, chân-nhân chỉ mê
    Nghĩa là:
    Mưa tuyết lớn, trên trời hộ pháp,
    Thi tính hay, chân-nhân chỉ đường mê.​
    Có bài kệ rằng:
    Sa đắm trầm-luân có mấy xe,
    Ái hà lộn lộn sóng không dè,
    Tu hành mới đặng lên cao bực,
    Nào đợi trong vòng mới kiếm nghe.
    Nói về bà Tôn-Bất-Nhị ra khỏi nhà họ Mã rồi giả làm phong điên đi đặng 2 tháng tới huyện Lạc-Dương. Ngoài thành có cái lò gạch bể, bà ở tại đó, thường bữa vô thành xin ăn, làm như người phong điên, mỗi ngày mấy đứa nhỏ chạy theo chơi giỡn, kêu bà là ?oPhong-Bà? luôn luôn. Vì vậy mà người người đều biết, nói bà là gái điên, không ai dám phá, bà mới đặng an lòng luyện Đạo. Thiệt y theo lời Trùng-Dương tiên-sinh nói: Đại-Đạo phải ẩn, giả làm phong điên mới đặng an tịnh. Khi đó trong thành Lạc-Dương có hai tên du-côn, không kể phải quấy chi hết tên là Trương-Tam và Lý-Tứ. Thấy bà Tôn-Bất-Nhị ở trong chợ xin ăn, tuy là trên mặt xấu xa, chớ cũng là người yểu điệu, răng trắng môi son; nếu mặt không có mấy chỗ phỏng thiệt đáng khách má hồng chẳng kém. Hai đứa côn-đồ xem thấy nhớ hoài trong lòng.
    Đêm đó, gió mát trăng thanh, đi đến xóm làng lường gạt của dân, ăn uống say sưa về ngang lò gạch, Trương-Tam nói với Lý-Tứ rằng:
    - Bọn mình vô lò gạch cùng Phong-Bà làm cuộc vui chơi! Lý-Tứ nói:
    -Ta thường nghe người nói, ai mà phá Phong-Bà chơi điều quấy thì một đời làm ăn chẳng được.
    Trương-Tam nói:
    - Mình là người Trời Đất chẳng thân, Thánh Thần chẳng chịu, kể gì là thời vận khí số dài vắn?
    Nói rồi liền vô lò gạch. Lý-Tứ thấy vậy cũng đi theo. Hai đàng đi tới lò gạch còn chừng ít bước, liền thấy trên đầu có đám mây đen thinh không nổ một tiếng như núi lở đất sập trên đầu hai người. Trương-Tam và Lý-Tứ hồn phi phách tán sợ run. Kế đó đám mây đen tan ra trời đất tối tăm mù mịt, ngửa tay chẳng thấy, dông gió ầm ầm, hai người lạnh thấu ruột gan. Còn trên đầu nổ như trống đánh nhức nhối cùng mình. Lý-Tứ lấy tay che trên đầu bị hạt mưa rớt sưng tay, mới biết là chẳng phải mưa. Lúc ấy không phương chạy trốn. Lý-Tứ mới la lớn lên một tiếng:
    - Quả báo thiệt! Quả báo thiệt! Tôi bảo đừng đi không nghe lời, rõ ràng không sai!
    Trương-Tam nghe Lý-Tứ trách, trong lòng nổi giận rồi xây xẩm chóng mặt, như có người xô, té hơn mấy lần lổ đầu xưng mặt, máu chảy dầm dề, rồi la và kêu Trời nói: Tôi không dám nữa. Một hồi lâu, mưa dứt mây tan, y nhiên trăng sáng. Lý-Tứ tuy bị mưa lớn mà không sao, còn Trương-Tam bị té mấy lần lổ đầu, xưng mặt rồi nói:
    - Chẳng nên! Chẳng khá phạm Phong-Bà! Mới tính trong lòng mà bị như vầy, thiệt là linh quá! Lý-Tứ nói: - Vậy mới biết linh sao? Từ đây đến sau đừng có phạm nữa. Trương-Tam nói:
    - Tới chết tôi cũng không dám phạm bà này! Lý-Tứ nói:
    - Dầu ai cũng không nên phạm, chẳng luận Phong Bà mà thôi.
    Hai người về tới nhà, Lý-Tứ mới đem việc thuật cho mấy đứa côn-đồ khác nghe, truyền hơn hai trăm người, bọn ấy nghe đều kinh hãi. nhân vì đó mà về sau mấy đứa côn-đồ không dám đến lò gạch nữa. Nên bà ở tại Lạc-Dương được 12 năm tham thiền luyện Đạo, không ai dám làm quấy, cũng nhờ Lý-Tứ và Trương-Tam truyền ra. Trương-Tam và Lý-Tứ về nhà tự hối ăn năn, biết mình đã lầm rồi, làm sao mà chuộc tội? Đêm rằm tháng giêng nọ, hai người nguyện cải lỗi, liền ra lò gạch lạy bà, chịu hối xin theo học làm lành. Bà thấy hai người vạm-vỡ không phương chạy trốn. Lý-Tứ thấy bà sợ bèn kêu rằng:
    - Thưa bà, tôi là người muốn tìm học chuyện lành, xin bà an tâm.
    Chừng ấy Tôn-Bất-Nhị trong lòng mới tỉnh, hỏi rằng:
    - Hai anh ở đâu đến đây? Lý-Tứ nói:
    - Xin bà dung thứ, anh em tôi hôm trước tính điều chẳng phải, nên bị Trời phạt, mưa lớn trợt té lổ đầu, cả mình đau nhức. Vì ý niệm sai một chút mà báo ứng chẳng lầm; thiệt là Trời cao có mắt, nhà tối có Thần. Đến nay, biết ăn-năn tu tỉnh, xin bà thứ tội.
    Tôn-Bất-Nhị nghe nói không rõ nguyên cớ, hỏi rằng:
    - Hai anh có làm điều chi quấy với tôi mà xin tội?
    Hai người mới thuật chuyện ấy cho bà nghe v.v... Phân vừa dứt lời thì Tôn-Bất-Nhị mới rõ, rồi bà cũng ngồi mặc niệm giây phút nói rằng:
    - Hai anh phân nãy giờ biết là có chỗ sai, hai anh lại đây xin lỗi tôi, ăn-năn muốn học điều lành, thì phải trước sau cho trọn, mới chuộc tội ấy đặng. Lý-Tứ đứng dậy thưa rằng:
    - Bà dạy trước sau cho trọn, là nghĩa làm sao? Tôn-Bất-Nhị nói:
    - Trước là biết lỗi phải cải, từ việc lớn chí nhỏ, chuyện phải thì làm, chuyện quấy thì trừ, lời hư chẳng nói, ý quấy chẳng sinh, và phải trường-trai giới sát. Bà nói tới đó, Lý-Tứ hỏi rằng:
    - Thưa bà trường-trai giới sát nghĩa lý tôi chưa thấu, xin bà chỉ dạy. Bà nói:
    - Hai người hãy nghe cho kỹ: Trường-trai là ăn chay. nhân cái chay là một vật thanh khí, sách có nói: ?oThượng phù giả vi thiên, khí chi khinh thanh. Hạ ngưng giả vi địa, khí chi trọng trược?, nghĩa là: Khí nhẹ nổi bay lên trên làm trời; khí nặng trược chìm xuống thành đất. Cho nên ăn chay là lấy lòng nhân của Trời, dung dưỡng thảo mộc là vật thanh khí, đặng dằn sửa cái Tính phàm, vì Tính phàm hay sân-si tật-đố, danh-lợi, dâm-dục, vọng các điều quấy, là nhân thọ khí bẩm chất trược của cha mẹ, nên không đặng minh mẫn.
    Đến nay hai người gặp kỳ đại hội, các đạo hoằng khai; cũng vì có sự quấy trước mà thức tỉnh hồi đầu, đó là cũng như chay cái lòng, cải điều quấy trước. Nên hễ người ăn chay, trong chay thì ngoài cũng chay: gọi là trường-trai.
    Còn giới sát là: chẳng dám hại con vật. Nên có câu: ?onhân vật giữ đồng?, nghĩa là người vật đồng nhau, cũng biết ham sống sợ chết, mừng giận thương yêu không khác. Vì mình ngày trước biết làm điều phải, may mới trở đặng nên người linh hơn muôn vật, mà nỡ nào ỷ mạnh hiếp yếu, ép lẫn ăn nhau để nuôi đây mà giết đó. Có câu: ?oKiến kỳ sinh bất nhẫn kiến kỳ tử, văn kỳ thinh bất nhẫn thực kỳ nhục. Cố quân viện ư bào trù?. Nghĩa là: ?oThấy nó sống chẳng đành giết chết, nghe tiếng kêu chẳng đành ăn thịt. Cho nên người quân tử chẳng khá đem các giống thịt vào bếp mà nấu?. Đó là người tu lấy lòng trắc ẩn như vậy. Nhưng mà việc giới sát ấy cũng chưa trọn, đó là giới sát bề ngoài mà thôi.
    Còn cái tâm phàm thường hay lừng lẫy tính việc hơn thua; hoặc tham lam trộm cướp, ỷ chúng hiếp cô; hoặc lòn thưng tráo đấu, dâm-dục ép lành. Nói cho hết cái tâm phàm thì không phương xiết kể. Nên người tu phải sát cái tâm-phàm trước thì các việc mới đặng trọn bác-ái. Vậy kêu là: giới sát. Chớ không phải ăn chay cữ sát sinh là đủ. Cữ sát loài vật mà tâm mình không cữ thì có chỗ nào là tu? Hoặc ăn chay mà lòng muốn vợ chồng, ân ái, mưu thâm ý độc, sang đoạt của người, lấy vợ con người, ý muốn lòng tham; hoặc mắt dòm miệng chọc, các việc đều vọng chuyện quấy, thì mình phải sát nó cho chết. Phàm-tâm tiêu rồi thì đạo-tâm mới sinh đặng, lẽ sâu kín của đạo mới thấy đặng. Chớ không phải nói người có đạo là đủ. Bởi cái Tâm là nịnh thần, kêu là ?oĐòn xóc hai đầu?, nay tính phải, mai tính quấy. Làm Phật làm Tiên cũng tại nó; làm người làm thú cũng tại nó; vua tôi xa nhau cũng tại nó; cha con, anh em, vợ chồng rời rã, bậu bạn chẳng thiệt cũng tại nó. Vì nó mà làm chìm đắm linh hồn của người. Nay hai người biết tu hành thì lập bản dạng cho đạo, ông bà đặng tiếng ngợi khen, hai người cũng danh thơm tại thế. Như muốn tinh tấn thì phải nghe lời ta dặn lần nữa.

Chia sẻ trang này