Chắclà bạn có sự nhầm lẫn ở đây.Hoặc là bạn muốn làm khó mọi người thì tui không biết!!!! Theo như tui được biết là Bảy Núi chỉ là tên gọi chứ không phải là có 7 ngọn núi như ban nghĩ !!! Bạn có thể tham khảo bài viết này. Về miền Bảy Núi Bảy Núi là tên gọi chung chỉ 2 huyện miền núi của tỉnh An Giang là Tri Tôn và Tịnh Biên. Là một vùng đất vừa có núi vừa có đồng bằng với những thửa ruộng bậc thang. Đa phần dân cư ở đây là bà con dân tộc Kh''mer với cuộc sống, hoạt động văn hoá, tín ngưỡng mang đậm chất truyền thống, đại diện cho sắc thái chung của đồng bào Kh''mer Nam Bộ. Người Kh''mer ở Bảy Núi phần lớn sống tập trung thành những phum, sóc, xóm ấp, mưu sinh bằng nghề nông với những phương tiện thô sơ, sử dụng sức kéo là trâu bò hoặc ngựa là chính. Sinh hoạt văn hóa của người Kh''mer hầu như luôn gắn với chùa. Chùa Kh''mer với lối kiến trúc độc đáo tinh tế mỹ thuật và mang đặc trưng rất riêng của dân tộc Kh''mer, không chỉ là nơi diễn ra các sinh hoạt tôn giáo, mà còn là nơi tồn trữ phổ biến những kinh điển giáo lý, tác phẩm văn học nghệ thuật Kh''mer. Chùa còn là trường học, có lớp dạy chữ pali, dạy những thanh niên Kh''mer cách sống chuẩn mực và trách nhiệm của một người chồng, người cha tương lai. Và cuối cùng Chùa là nơi mà khi con người qua đời, hài cốt được vĩnh viễn thờ cúng trong những ngọn tháp xây dựng trong khuôn viên chùa. Hằng năm, cứ vào cuối tháng 8 âm lịch hàng năm, đồng bào dân tộc Kh''mer vùng Tri Tôn và Tịnh Biên-tỉnh An giang lại nhộn nhịp với Lễ Hội Ðôn-ta tưởng nhớ công ơn của ông bà, cha mẹ, họ hàng và cầu phúc cho linh hồn những người đã khuất. Lễ Ðôn-Ta thường kéo dài từ ngày 28/8 đến ngày 1/9 âm lịch với nhiều hoạt động mang tính truyền thống. Vào ngày lễ, người dân Kh''mer thường nấu bánh ít, bánh tét, tập trung con cháu, anh ern lại biếu quần áo cho nhau, tổ chức liên hoan hát múa vui chơi. Một hoạt động thể thao không bao giờ vắng mặt trong mùa Ðôn-ta là hội đua bò. Đây là một lễ hội đã có từ hàng trăm năm nay được các Sãi Cả ở các chùa và bô lão (còn gọi là À-cha) trong vùng tổ chức để đám trai tráng có dịp trổ tài tháo vát, nhanh nhẹn của nông dân quanh năm quen việc đồng án ruộng vườn. Ðến với lễ hội đua bò, những con bò khoẻ mạnh nhất sẽ được những chàng trai nông thôn điều khiển để kéo cày trên những thửa ruộng. Con bò nào kéo nhanh nhất sẽ là con chiến thắng và những người điều khiển con thắng cuộc sẽ được tôn vinh như những người làm nông giỏi nhất. Người dự thi đua bò phải tập luyện cho con bò của mình mỗi ngày với phương pháp tập luyện quen thuộc: cùng nhau lao động, kéo cày trên những mảnh ruộng màu mỡ phù sa. Sau cuộc thi dù chiến thắng hay thất bại thì những chú bò sẽ trở về với cuộc sống và công việc bình thường của mình là làm nông. Hình ảnh những chú bò dũng mãnh lướt tới, mang trên mình chiếc bừa và người nông dân nhanh nhẹn, giỏi giang, thật sự là một hình ảnh đẹp trong cuộc sống của những người thuần nông vùng Bảy Núi-An Giang nói riêng và những người nông dân nói chung. Cũng bởi chính đây là một nét đẹp văn hóa nên thiết nghĩ nó cần được giữ gìn và định hướng đúng để mãi là một hoạt động vui tươi, lành mạnh, góp phần phong phú hóa những hoạt động văn hóa vốn đã quá nghèo nàn của những người nông dân quanh năm chân lấm, tay bùn. Trên đỉnh núi Cấm là một vùng dân cư thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên-An Giang. Trên núi có chợ, nhà cửa, trường. học, vườn tuợc, ao hồ chùa chiền... với đầy đủ hình ảnh của một cuộc sống bình thường. Mỗi ngày một lần "lên núi" rồi lại "xuống núi" vượt mấy ngàn bậc thang dựng đứng trơn trượt, Chúng tôi cũng đến và hòa nhập vào cuộc sống và phong cảnh trên đỉnh Núi Cấm. 240 hộ dân núi Cấm sống và lao động bằng nhiều công việc khác nhau: chạy xe ôm, gánh thuê, làm kinh tế vườn, dịch vụ du lịch mỗi kỳ lễ hội. Cũng đã bắt đầu xuất hiện những hộ nông dân khá lên nhờ mô hình chăn nuôi, trồng trọt tiêu, ca cao, su su... Vì địa hình trên núi cao khá khó khăn di chuyển nên cuộc sống văn hóa tinh thần của người dân còn nghèo nàn, thiếu nguồn thông tin của báo chí. Địa điểm vui chơi duy nhất của bà con là chùa Phật Lớn, và cũng chỉ là xem phim, tán gẫu. Chỉ khoảng 7 giờ tối là toàn núi sẽ tắt đèn đi ngủ để chuẩn bị cho một ngày lao động mới. Phát triển khu du lịch núi Cấm, người ta đã đầu tư những phương tiện hạ tầng cơ sở hàng trăm tỷ đồng để làm cáp treo, đường xe hơi lên núi khu du lịch sinh thái, khu hành huơng, công viên, hồ nước ngọt, khu bảo tồn, khu trưng bày di tích dân tôc v.v.. Tuy nằm ở đồng bằng nhưng Núi Cấm cách trở vời người dân miền xuôl bởi độ cao có khi chìm lấp trong mây mờ những ngày không nắng. Núi Cấm còn có suối Thanh Long rì rào bất tận, có Thủy Liêm Ðộng chứa đựng nhiều truyền thuyết đủ sức cuốn hút lữ khách bởi vẻ mộng mơ huyền bí. Tất cả những điều kiện đó cộng với một chính sách đầu tư hơp lý, hy vọng rằng sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình đưa thiên nhiên và cuộc sống của người dân núi Cấm phát trỉển ngày một đi lên. (HTV)
Thành thật xin lỗi bạn và mọi người. Sau khi reply bài cho rendezvous mình cảm thấy không an tâm nên check lại .Và kết quả thật là phũ phàng!!!.Đúng là có 7 ngọn núi ở vùng Bảy Núi Thất Sơn thiệt.!! Bạn tham khảo bài viết dưới đây và tự tìm 7 ngọn núi nhé !!!!Xin lỗi bạn một lần nữa! Thất Sơn kỳ vĩ "Thất Sơn dãy dọc hòn ngang Nói sao cho hết cả ngàn phong cương" "Năm non - Bảy núi" ở An Giang là những thắng cảnh và nguồn tài nguyên phong phú về khoáng sản; có nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp và nhiều cây thuốc quý Nói đến núi ở An Giang là sự hấp dẫn, độc đáo; là vẻ đẹp kỳ vĩ, trác tuyệt của châu thổ Đồng bằng Cửu Long Giang. Tuy cư dân địa phương gọi là Thất Sơn (Bảy núi) nhưng nếu kể cho đầy đủ có tới 40 ngọn núi lớn - nhỏ nối đuôi nhau chạy dài trùng điệp tiếp giáp biên giới Campuchia, tạo thành một quần thể uy nghiêm, hùng vĩ. Từ phía thị xã Châu Đốc đi khoảng 5km, theo hướng tây là núi Sam (coi như ngọn núi lẻ tiền trạm, không tính vào dãy Thất Sơn). Đây là một trong những địa danh du lịch có tiếng, hàng năm, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách nhàn du từ khắp mọi miền tổ quốc. Đặc biệt, thời điểm cao nhất vào Lễ hội Vía bà chúa Xứ (tháng 4 âm lịch). Quần thể Thất Sơn được lần lượt tính theo trình tự: Núi Trà Sư hay Nam Sư gần chợ Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên - do truyền thuyết có một tu nữ tên Trà tu đắc đạo, nên gọi là Trà Sư. Núi Két thuộc xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, trên đỉnh núi có mởm đá lớn giống hình con chim Két, loại chim Anh Vũ - cho nên có người còn gọi là Anh Vũ Sơn. Núi Bà Đội lm thuộc xã Tú Tế, huyện Tịnh Biên. Trên đỉnh núi có một hòn đá trông giống hình người đàn bà đội cái om (một loại nồi bằng đất nung). Núi Cấm hay Gấm nằm giữa núi Bà Đội Om và núi Dài thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên. Xưa kia, núi có tên là Gấm (Thiên Cẩm Sơn: Núi Gấm trời) bởi các rặng cây xanh và các chỏm đá trắng trên núi hòa quyện cùng nhiều vầng mây ngũ sắc bao bọc, hiện ra màu gấm vóc đẹp xinh hài hòa, nên gọi núi Gấm, lâu ngày đọc thành Cấm. Núi Dài còn có tên là Ngọa Long Sơn. Tuy không cao bằng núi Cấm, nhưng là núi lớn nhất trong vùng nằm trên địa phận xã Lương Phi và Ba Chúc - huyện Tri Tôn. Sở dĩ, đặt tên núi Dài vì núi có chiều dài cả 8.000m. Núi Tượng (hay Voi) nằm trong địa phận xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, còn có tên là Liên Hoa Sơn. Người ta gọi núi Tượng vì nó giống hình con voi. Núi Tô hay Cô Tô nằm trên địa phận xã Xuân Tô và An Tức, huyện Tri Tôn, còn có tên là Phụng Hoàng Sơn. Ngọn núi có hình giống cái tô lật úp. Núi này, được tiếng là đẹp nhất trong các núi ở miền Thất Sơn. Vào những đêm trăng sáng, chừng như có tiên về múa hát nhã nhạc ở sân Tiên lưng chừng núi. Cô Tô có suối khoáng (nước khoáng Cô Tô được làm nước giải khát và trị bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế). Nơi đây, còn là căn cứ cách mạng với ngọn đồi Tức Dụp nổi tiếng! Ngoài bảy núi vừa kể, còn năm non là năm cái chỏm của núi Cấm - còn gọi là Vồ! "Năm non - Bảy núi" ở An Giang là những thắng cảnh và nguồn tài nguyên phong phú về khoáng sản; có nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp và nhiều cây thuốc quý. Đá núi Thất Sơn từng được chở đến các nơi dùng trong xây dựng, cầu đường, nhà cửa, bờ kè... So với các miền đồi núi khác, An Giang nhờ thiên nhiên ưu đãi nên vùng "Năm non - Bảy núi" dân cư sinh sống thoải mái. Nhân dân quanh chân núi, sườn núi hoặc trên đỉnh núi trồng các loại cây: Chuối, mít, dừa, nho, sầu riêng, rau cải, su hào, xà lách, khoai, sắn... Tài nguyên thiên nhiên quý hiếm của vùng "Năm non - Bảy núi" rất hấp dẫn, còn nhiều hứa hẹn đang chờ bàn tay, khối óc khai thác, kiến tạo của con người để làm giàu đẹp cho quê hương, xứ sở...