1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thất tình làm thơ,thương nàng rượu...

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi caothaiuy, 07/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. beconthichdua

    beconthichdua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    3.374
    Đã được thích:
    0
    Ờ thì hiu hiu, ờ thì con hiêu
  2. caothaiuy

    caothaiuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    885
    Đã được thích:
    0
    HẸN NHAU
    Còn mơ một kiếp luân hồi
    Yêu thương dành lại một đời cho em
    Kiếp này tôi nhớ hay quên
    Kiếp sau đền đáp lâu bền mới thôi...
    Cơn say đã đến thật rồi
    Tiếc gì lời hứa đầu môi tặng nàng
    Ví bằng trâm gãy gương tan
    Lấy gì chứng dám giữa nàng với tôi
    Rượu đây là rượu không lời
    Yêu thương chỉ biết mỉm cười thế thôi
    Nếu còn thương nhớ người ơi!
    Kiếp sau ta lại luân hồi gặp nhau
  3. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    Chiều rượu Hồ Tây​
    Các con chữ in trên trang giấy cái xác phàm văn bản của thơ. Còn hồn thơ chất thơ riêng của từng bài lại được giấu ở những chỗ khác . Giấu trong tấm gương soi muốn thấy phải cùng ông vua Tự Đức " đập cổ kính ra tìm lấy bóng" giấu giữa " bãi cát dài, lại bãi cát dài" vào lúc Cao Bá Quát " đi một bước lại như lùi một bước" Hay như giấu trong nghiên mực buồn của ông đồ già Vũ Đình Liên...
    Nhưng không giấu trong tấm gương, bãi cát hay nghiên mực Phùng Quán giấu thơ mình trong một cái trai ( cái chai í hí sửa lỗi chính tả nè )
    Mời bác Ba Vì xích lại đây
    Ta cùng tuý luý ngắm sóng say
    Tôi đùa bác đấy đừng tưởng thật
    Bác xích lại gần tôi cũng gay
    Bác là Ba Vì tôi Phùng Quán
    Bác đông khách tôi càng lắm bạn
    Toàn bợm rượu coi trời bằng chai
    Họ nhầm lung tung bác với tôi...
    Bác đẹp ngang tàng tóc còn xanh
    Gái Đông Đô sướt mướt thư tình
    Gửi nhầm địa chỉ tôi chết dở
    Bà vợ tôi sẽ nổi cơn ghen
    Thôi, bác cứ ngồi yên ở đó
    Còn tôi cứ tĩnh toạ ở đây
    Tôi thì làm thơ bác làm núi
    Nhớ nhau tưới rượu xuống Hồ Tây
    ( Phùng Quán - mời rượu
    )
    Con người đã từng say đắm trong tình yêu "Trời đã sinh ra em - Ðể mà xinh mà đẹp - Trời đã sinh ra anh - Ðể yêu em tha thiết" ấy lại là người rất thích ở riêng một cõi đàm đạo với nàng rượu. Đọc sách được biết, Phùng Quán có cất bên hồ Tây một căn gác gỗ gọi là chòi ngắm sóng, từ chòi nhìn về phía Tây, sóng hồ sẽ đẩy tầm mắt của người nhìn tới núi Ba Vì. Lúc ấy mặt hồ xanh đã thành cái chiếu rượu bồng bềnh để người và núi đối ẩm. Để thiên nhiên và con người như hai cái bình thông nhau, hoà chất, con người được hùng vĩ như thiên nhiên, lớn như thiên nhiên và thiên nhiên thì được như người thông minh, tình tứ và tinh nghịch.
    Tinh nghịch như ngay tuần rượu thứ hai của cuộc rượu này, ông trời đã không còn là cái vung ( coi trời bằng vung- theo cách nói thành ngữ) nữa, mà ông trời là cái chai cắp nách của người uống rượu. Và tình tứ hơn, sau tuần rượu thứ ba thì núi( Tản Viên) không đỏ mặt mà xanh tóc như thành một gã đẹp trai, sống lẫn với người đời để rồi gây ra những say men tình ái tạo nên sóng ghen. Tình tứ và nghịch ngợm ấy là nét đặc trưng của con người làm thơ tự tin xưng danh Phùng Quán ấy.
    Đọc thơ về rượu thấy hay, những câu thơ vững như núi. Ghê thật! Phàm đó cũng chỉ là thú vui tao nhã khi vui, khi buồn. Nhưng đừng muốn cố làm thơ mà say tuý luý nhé .
    deny_me say với vẻ đẹp thơ có bài góp vui với các tửu đồ
    Được deny_me sửa chữa / chuyển vào 13:52 ngày 17/05/2004
  4. caothaiuy

    caothaiuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    885
    Đã được thích:
    0
    LÒNG CHƯA NÓI...
    Đêm nay là tròn một ngàn ngày
    Người yêu ta bỏ ta nơi đây
    Đêm ấy trời cũng đen như mực
    Ta về uất hận uống quá say
    Ả Rượu đêm ấy thương ta quá
    Ly nào cũng thấy tủi vơi đi
    Quên được tình xưa ta đâm nghiện
    Cay nồng ả Rượu với cuồng si
    Chao ôi ngàn ngày như chớp mắt
    Ngàn lần thỏ lặn chốn non xa
    Ngày lần mỗi sáng ta thức giấc
    Đêm nào cũng ngỡ như đêm qua
    Này kẻ bạc tình,phụ tình ơi !
    Tình ta đã chết tự lâu rồi
    Có chăng là chút lòng vương vấn
    Như cơn gió thoảng thế mà thôi
    Có cần ta phải thề thốt không
    Ta chỉ biết yêu ả Rượu nồng
    Ai nhớ người đâu mà đã vội
    Buông lời diễu cợt phía sau lưng
    Chao ôi ngàn ngày ta đắng cay
    Chẳng thèm thương nhớ một vòng tay
    Chao ôi!Ta tiếc tình ta quá
    Rót vào bể khổ mãi chưa đầy.....
  5. caothaiuy

    caothaiuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    885
    Đã được thích:
    0
    Chưa bao giờ ta lại say đến thế
    Lối về đâu?em giờ ở nơi đâu
    Chỉ cho ta làm ơn...ta xin đấy !
    Năm ngày rồi hai ta chưa gặp nhau...
    Ta nghe tắc nghẹn ngào nơi cổ họng
    Thất tình đây,mượn chén này để say
    Ta nghe mắt chợt nhoè trong gió lộng
    Dù muôn đời ta chấp nhận đổi thay
    Em đi rồi còn đâu mà chờ đợi
    Đã hẹn rằng hai đứa mau quên
    Ta chẳng biết làm sao cho giấc mộng
    Đừng vô tình,đừng thảng thốt gọi tên...
    Chiếc xe đi trong sương chiều trắng phủ
    Đưa tình nhân về mãi tận chốn nao
    Ta nâng chén một ly cho từ biệt
    Mà trái tim như có ai đang cào
    Em ở đâu lối về ở đâu
    Chỉ thấy một màu xanh tuyệt vọng...
  6. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    Trong khí thế offline thi ca tiến tới, uống một ngụm rượu, quẹt ngang miệng lảm nhảm về thơ phú cái
    Tĩnh Vật ​
    Cuộc say đâu cần có bạn hiền. Có một thứ tĩnh vật không thể thiếu trong những cuộc say ấy mà các ông thi sĩ thường hay nói đến trong thơ của mình đó là cái chai rượu. Quanh cái chai ấy, mỗi người đứng trong thời của mình, tựa vào tâm thế mình, dõi nhìn từ góc nhìn riêng của mình mà tạo dáng mới cho cái chai ấy. Có người đã từng viết rằng:
    Tìm bóng nơi quán rượu
    Nghiêng nửa chai chân bàn
    Người ấy vừa đi khuất
    Rượu hết chén còn thơm
    Đi tìm người lại chỉ thấy chai rượu. Cảm tưởng như nhà thi sĩ kia đang nhìn cái chai ấy từ một chỗ khuất nào đó, mà chắc phải cúi xuống mà nhìn nên cái bàn nhậu kia cũng chỉ còn là một nét ngang mảnh mai. Chiếc chén và cái chai ấy đã hiện lên trên bức tường của quán rượu đã tạo nên một khung cảnh lạ, khiến cho cái chai ấy từ vật dụng tầm thừơng được nhà hàng kia đặt xuống, nay được nhà thơ treo lên. Nét thơ ấy quá thanh như chiếc bút vẽ bức tranh mỗi ngày nhẹ màu đi, để mảng tường kia chỉ còn nổi bật cái chai. Chén rượu nghiêng cho cạn cuộc buồn vui, đến ngay cả cái vật sành sứ kia cũng có men say vì tình vậy.
    Nhưng cũng có khi ta lại bắt gặp cái chai lại trở thành như một dấu chấm - loại dấu chấm than độc đáo cho một tình ái:
    Chia cho em một đời tôi
    Một cay đắng, một niềm vui, một buồn
    Tôi còn cái xác không hồn
    Cái chai không rượu, tôi còn vỏ chai.
    ( Chia - Nguyễn Trọng Tạo)
    Cái dấu chấm than thuỷ tinh kia đã đẹp về dáng lại được chau chuốt với cái đẹp, dám rút ruột, dám chia hết mình chỉ để còn thanh sạch một bình cộng hưởng giúp nhà thi sĩ chỉ khẽ đặt nó xuống nơi câu thơ vừa kết , nhưng ta lại thấy nhạc của những giọt rượu lại bắt đầu trường ngân.
    Cũng còn đọc được một bài, cái chai lại cũng được đặt ở cuối câu nhưng lại ở một góc nhìn thật khác lạ
    Một cộng với một thành đôi
    Anh cộng cô đơn thành biển
    Nắng tắt mà người không đến
    Anh ngồi rót biển vào chai
    (Biển vắng - Trịnh Thanh Sơn)
    Thật là tuyệt vời khi bắt gặp bài thơ này vì ở đây, cái chai đã được thổi lớn hơn, cao hơn cả biển đằng sau nó. Qua lần thuỷ tinh , biển đã thành một cái chai rượu khổng lồ. Mà cái chai ấy đã có lần bị Chiêu Lý Phạm Thái đã cắp nách trong một bài thơ yết hậu khá nổi tiếng:
    Sống ở dương gian đánh chén nhè
    Thác về âm phủ cắp kè kè
    Diêm Vương phản hồi mang gì đó
    Be!
    Dồn cả câu thất ngôn vào chỉ một chữ "Be" thì câu thơ ấy quả là rượu thật rồi. Rượu được chính cái be sứ cổ thắt eo tạo dáng đứng hội hoạ.
  7. caothaiuy

    caothaiuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    885
    Đã được thích:
    0
    KHÔNG ĐỀ
    Đâu dễ làm anh say
    Ly rượu nồng bé nhỏ
    Anh chỉ thấy mắt mình
    Hướng về nơi góc phố
    Em đang đứng ở đó
    Như ngày đợi chờ anh
    Người ta chưa đến hẹn
    Em bơ vơ một mình
    Ơi người yêu của anh
    Ngày xưa khi em đến
    Là anh đã đợi chờ
    Có bao giờ lỗi hẹn
    Bây giờ ngồi chén cạn
    Nhìn em đợi chờ ai
    Lỵ rượu quá bé nhỏ
    Chỉ làm môi đắng cay....
  8. caothaiuy

    caothaiuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    885
    Đã được thích:
    0
    TRÀCH MÌ?NH.....
    Ă"i thĂi hò?ng hẮt cà? rĂ?i
    Vui tay quà lư?a nĂn nĂ?i cơm khĂ
    Mè? rượu cẮt tự hĂm kia
    Mà?i nhì?n mà?i ngòng ngươ?i vĂ?...'àf chua...
    Tì?nh tĂi là? cài tì?nh thư?a
    Chè? pha lài nước chuẮi chù?a thẮ thĂi
    Lò?ng ngươ?i chf?ng khàc gì? vĂi
    Hà?n vi cứ nhf́c 'Ă? rĂ?i làfng quĂn
    Tràch gì? phẶn mò?ng vĂ duyĂn
    Thua muĂn ngươ?i bơ?i cơ hà?n trf́ng tay
    Chi bf?ng uẮng chèn rượu nà?y
    ĐĂ? cho cay 'f́ng vơi 'Ă?y thàng nfm
    LĂ?u xanh cò gàf bĂ?i xfm
    TrĂ?n gian lài cò con tf?m nhà? tơ
    Cò chà?ng say rượu là?m thơ
    Hòa cuĂ?ng vì? cứ 'ợi chơ?...viĂ?n vĂng....
  9. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    ơ, người ta còn đựng rượu trong cái bầu rượu nữa bài này đọc thấy rất lý thú
    Chuyện về cái bầu rượu ​
    Chúng ta thường thấy trên nóc tháp Rùa, ở hồ Hoàn Kiếm có dựng một chiếc bầu rượu. Trên nóc Ngọ Môn, ở Thái Hoà điện, Thế Miếu, Hưng miếu ở Huế cũng có trang trí những chiếc bầu rượu. Chiếc bầu rượu có chiếc giải mềm mại lại đựợc hai con Rồng hoặc cá hoá Rồng chầu vào. Không chỉ có thế mà chúng ta còn thấy ở rất nhiều những mái đình, miếu, am thậm chí cả chùa ở khắp mọi nơi đều đặt chiếc bầu rượu vào một vị trí cao nhất. Đến nỗi Rồng là biểu tượng cao quý nhất, thiêng liêng nhất, đại diện cho vương quyền cũng phải kính cẩn, tôn vinh nó. Mọi người đều gọi bầu rượu đó là bầu rượu thiêng vì nó được đặt trên cao nhất và ở chính giữa Việt điện. Mà việt điện là cả một thế giới u linh, tôn nghiêm, cao cả.
    Xa xưa nhất, bầu rượu là từ quả bầu trên cây bầu được khoét hết bên trong mà chỉ còn cái vỏ ngoài cứng mà dẻo với cái màu mát mà xôn xao, giản gị. Quả bầu là nguồn gốc, là bụng bà mẹ đẻ ra các tộc người. Huyền thoại xưa kể về chuyện quả bầu đượm màu tâm linh và triết học. Có một con số khổng lồ những con người ở trong quả bầu muốn ra với vũ trụ. Họ chen chúc quá đỗi trong quả bầu làm cho quả bầu mẹ lăn lóc quằn quại. Quả bầu mẹ đau đẻ. Đấng thiêng liêng hơ nóng một cái dùi rồi chọc vào quả bầu, hình thành một cái lỗ. Thế là tất cả mọi con người trong quả bầu chen nhau ra ngoài. Những người ở gần chỗ nóng ra trước, nước da bị đen sẫm. Những người ra sau trấng hơn. Và những tộc người ra đời. Sau này mọi người không bao giờ quên rằng mình được ra từ quả bầu bụng mẹ. Họ buộc quatr bầu bằng sợi dây thật đẹp ( sau này gọi là dải lụa) rồi quàng lên cổ hoặc đeo ngang lưng. Lúc đầu họ đựng nước nước là thứ cần thiết nhất cho cuộc sống. Sau này yếu tố này không quan trọng nữ họ đựng rượu. Rượu trong bầu là nước thiêng. Cho mọi người sức mạnh của trời cha, đất mẹ. Rượu để cúng tế thần linh. "Phi tửu bất thành lễ". Rượu để uống mà sống và để say sưa yêu cuộc sống.
    Quả bầu là vũ trụ, nó rỗng để chứa, thâu tóm tất cả những gì mênh mang to lớn và tinh hoa của trời đất, âm dương. Chứa cả mẫu hệ, vương quyền, cha mẹ... tất cả.
    Nước và rượu trong quả bầu tưới tắm cho con người, cứu vớt con người để con người tồn tại trong sự phồn. Phồn thóc gạo, phồn trai gái... Âu cũng là yếu tố chủ đạo trong văn hoá cổ truyền Việt Nam nói riêng và cả xứ Đông Nam Á nói chung: Yếu tố phồn thực.
    Từ "chữ nghĩa" của quả bầu là Hồng Lô, là cái hồ lô to lớn vô cùng, vĩ đại vô cùng, cả vể ngữ nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Hồng là mênh mông, là phi thư dùng.
    Với Đạo giáo, quả bầu là chứa đựng linh đan là thuốc thần diệu để có thể nên thần tiên. Trước hết là lánh xa cõi sống bụi bặm đầy đắng cay rồi trở nên bất tử theo ý nghĩa vô cùng vi vu, khái quát. Với Phật giáo, quả bầu là bình rượu, bình nước cam lồ của Phật Bà Quan Âm để cứu vớt các chúng sinh trong bể khổ trầm luân. Với Khổng giáo, nó là đại diện của Thiên - Địa - Nhân. Nó ca tụng con người là chúa tể muôn loài, con người dựa vào sức mạnh của quả bầu mà hài hoà với thiên nhiên, hài hoà giữa "tiểu vũ trụ" và "đại vũ trụ" nên gọi quả bầu là túi càn khôn. Văn hoá Việt Nam có thời kỳ tam giáo đồng nguyên, có thời gọi quả bầu là "kim âu" (âu vàng). Ta còn nhớ câu: " Non sông ngàn thủa vững âu vàng". Nó chứa đựng sự vận chuyển âm dương, chứa cái phong độ vĩnh hằng của dân tộc.Vào khoảng 1930 - 1931, ở làng Kẻ Mơ, Bạch Mai, một trong những quê hương rượu của VN, người ta có một bài hát rất nổi tiếng ca ngợi quả bầu rượu và rượu. Cứ đến ngày mồng 4 tháng giêng, 16 cô gái trinh ăn mặc sặc sỡ, mỗi cô trong tay 1 bầu rượu và hát lên:
    Tay tình nâng... Tình bầu rượu
    Ta bớ ru hời...Ta ru hời.
    Rẻo lắm nếp hoa... Ta cất rượu...
    Tay tình tay nâng
    Tình bầu rượu
    Ta bớ... ru hời...
    Ta ru hời.... Rẻo lắm nếp mây...
    Nhìn thấy quả bầu rượu, người ta nghĩ đến rưọu, nghĩ đến ngàn xưa, nghĩ đến hơi men của cuộc sống, đến những điều mơ hồ của cội nguồn. Từ đó mang lại cho ta một điều gì dễ chịu, an tâm.
    Quả bầu là một trong những văn vật của văn hoá Việt Nam!
  10. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    SAY
    Say 1 giọt cũng say
    Say cả gánh cũng say
    Say cùng người tri kỉ
    Muốn say mà chẳng say.
    21/06/04

Chia sẻ trang này