1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thầy bói xem voi và câu chuyện của chúng mình ...

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi CaChep, 01/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Thầy bói xem voi và câu chuyện của chúng mình ...

    Có 6 anh mù sờ voi:
    - Anh sờ vào ngà voi nghĩ rằng voi là ngọn giáo sắc
    - Anh sờ vào lưng voi nghĩ rằng voi là tấm da trâu
    - Anh sờ chân voi nghĩ voi chính là cái thân cây
    - Anh sờ vòi voi nghĩ voi chính là cái thắt lưng
    - Anh sờ tai voi nghĩ voi chỉ là cái quạt
    - Anh sờ đuôi voi lại nghĩ rằng voi là sợi dây thừng.

    6 anh lao vào tranh cãi xem cái mình sờ được chính là cái gì và anh nào cũng khăng khăng mình nghĩ là đúng. Thực ra chẳng có anh nào đủ khả năng nghĩ cái mình sờ vào chỉ là một phần của con voi. Đó là thói quen của người luôn nghĩ đơn giản đi và vứt bỏ những phần không thể tách rời của đối tượng mình suy nghĩ.

    6 anh thầy bói sẽ còn lẫn lộn nhiều hơn khi con voi chuyển động. Nhiều động tác của con voi có thể làm triệt tiêu các ý kiến của những anh mù và còn khó khăn, phức tạp hơn cho nhận định thống nhất về bản chất hiện tượng, cho dù chỉ là vòi voi đung đưa.

    Đó là phần hiểu về con voi.

    Bây giờ nói về làm. Giả sử ta giao nhiệm vụ cho các anh mù khai thác ?ocon voi? hay đúng hơn là ?ocái mà các anh sờ được? để có ích nhất cho mỗi anh !
    - Anh coi là tấm da trâu sẽ tìm cách lấy xuống và trải ra để nằm
    - Anh coi là tai sẽ cầm và phe phẩy quạt
    - Anh coi là sợi dây thừng sẽ cuộn lại để đem đi
    - Anh coi là cái thắt lưng sẽ kéo mạnh để thắt lưng?
    - Anh coi là thân cây sẽ nhổ cây, bổ làm củi

    Và kết cục từ sự hiểu sai con voi sẽ nhận được những kết cục xấu khó lường từ: bị voi đá, voi quất, dùng ngà húc hay bị voi tè? toàn từ những ảnh hưởng bởi tổng thể mọi thứ mà các thầy bói không nhận ra được.




    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  2. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Ẩn ý của mình ở đây là nhắc lại tầm quan trọng của việc hiểu tốt đối với làm tốt ra sao. Hiểu tốt chính là học thuật, là kiến thức còn làm tốt đâu có phải chỉ là đọc, là nạp tri thức như vào Box học thuật này. Có thể nào vào đến học thuật lại chỉ cần có những bài viết dễ hiểu với bản thân mà không đánh giá được giá trị của ~ bài học mới.
    Hiểu tốt phải có trước làm tốt và hiểu tốt không phải chỉ là quan sát đo đạc thực tế nhiều mà phần tối đa là tư duy để hiểu đúng chúng. Nó cũng không chỉ ở mức tư duy kinh nghiệm mà phải tư duy khoa học thì mới khách quan và tổng hợp ra được nhiều lý luận có kiểm nghiệm thực tế.
    Nói tóm lại, khi chưa hiểu sâu sắc đối tượng thì ta sẽ gặp sai sót, thất bại khi muốn tác động, sử dụng đối tượng hoặc nhầm lẫn khi định xây dựng 1 ?ocon voi? giống như thế. Cũng do nhầm lẫn mà chúng ta lại đáp ứng nhu cầu muốn được mát mẻ bằng cách sử dụng cách dùng quạt đối với một chiếc tai voi.

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  3. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Mình mong các bạn học được nhiều nhất, thu hái được cho bản thân các bạn qua mỗi bài viết. từ 1 câu chuyện vui như trên bạn cũng có thể vận dụng cả vào ~ chủ đề quan trọng đời thường hay công việc.
    Ví dụ như cách vận dụng câu chuyện vui Sờ Voi vào đề tài quản lý doanh nghiệp.
    Giống như 6 anh mù, cách thức ta hiểu tổ chức mình thường khác nhau, theo từng người và ở từng thời điểm. Và do vậy ta quy cho chúng những ý nghĩa khác nhau. So với những anh mù thì chúng ta là những người sáng mắt. Chúng ta cũng biết rằng nếu các anh mù ngồi vào bàn bạc chia sẻ cảm giác thì có thể có khả năng đưa ra ý kiến chung, gần chính xác hơn, gì gì đó như kiểu con voi.
    Tuy vậy công ty hay tổ chức là đối tượng phức tạp hơn, mỗi người có vai trò, vị trí khác nhau, quan điểm và mục đích khác nhau? nên dù có mắt sáng cũng chẳng thể có ngay một quan điểm mẫu mực và độc nhất về tổ chức, công ty? Và lúc này, kinh nghiệm phải nhường chỗ cho khoa học và lý luận. Khoa học không phải mang mầu xanh như của đời sống nhưng lý thuyết cũng là từ thực tế mà ra. Không có gì thực tế hơn là những lý thuyết tốt.
    Muốn hiểu tốt thì ta phải tin theo khoa học. Khoa học có nhiệm vụ tổng kết thực tiễn và tư tưởng để giúp chúng ta hiểu rõ về các đối tượng khác nhau của thực tiễn, hiểu được và giải thích được vì sao lại thế, bản chất là gì, quy luật vận động ra sao. Lý tưởng nhất là khoa học đưa ra được mô hình hoá của đối tượng, từ mô hình đó có thể lý giải mọi hành vi, hoạt động của đối tượng hoặc mô phỏng lại được đối tượng.
    Muốn làm tốt thì ta phải tin theo công nghệ. Công nghệ là tất cả những kiến thức khoa học được áp dụng để chúng ta biến đổi có hiệu quả đầu vào thành đầu ra mong muốn. Tham gia vào những biến đổi đó là máy móc kỹ thuật, con người, kiến thức, tổ chức. Lý tưởng mà công nghệ có thể đưa ra là chế tạo ra các loại máy móc thay người làm đúng mọi mong muốn của chúng ta với tốn phí thêm vật chất, năng lượng, thời gian, thông tin là ít nhất.
    Bia bánh mỳ nước đâu, mở cửa phục vụ bà con ham học nào

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  4. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Anh cachep nè, xin lỗi xen ngang câu mạch viết của anh chút. Hiện giờ ở VN có thầy Trần Văn Hà có câu: Học theo hướng giải quyết vấn đề có thực.
    Bên Mỹ thì có khái niệm học theo vấn đề.
    Cốt lõi của hai cái trên thì giống nhau, có nghĩa là vừa học vừa kết hợp giải quyết bài toán thực luôn. Vd: ở Mỹ hay nhiều nơi sinh viên được tham gia nghiên cứu các bài toán có thực trong cuộc sống, vừa dễ thích ứng nhanh với công việc sau này lại thêm một khoản thu nhập cho thầy.
    Xin lỗi vì dài dòng thế. Nhưng nếu được thì anh có thể nêu ví dụ ra cho anh em ta cùng thảo luận về một vấn đề cụ thể hơn được ko? Như thế mọi người sẽ dễ hiểu vấn đề anh muốn thảo luận hơn.
    Thân.
    [topic]215488[/topic]
    [topic]237841[/topic]
  5. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Vâng ta bàn cụ thể luôn này. Chúng ta ai cũng đi học từ bé cho đến giờ dưới mái trường phổ thông, đại học khác nhau. Lại cũng có rất nhiều những người không bao giờ đi học hệ chính quy cả mà hoàn toàn tự học. Và tất nhiên đã có không ít người vẫn học & sống tốt hơn ~ quý vị đi học ấm đủ kia.
    Vậy các bạn thử đưa ra ~ điểm khác biệt giữa được học chính quy với việc tự học.
    Tại sao học ở nhà trường nhiều thế, đủ thế mà xét sự học & cuộc đời của học sinh lại chẳng thấm tháp gì với nhiều quý vị khác. Liệu có phải học sinh không biết khai thác tri thức không? Hay nhà trường cũng không chỉ ra được ưu điểm của những kiến thức mình dạy ? !

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  6. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Và bây giờ CaChep quay lại với câu hỏi nãy. Chúng ta thường học làm gì đó theo sự bắt chước. VN ta thì nhìn đâu cũng thấy, trước là bắt chước cầm búa, cầm liềm, sau thì bắt chước kinh doanh, rồi nay chứng khoán... Còn giáo dục, US đang dạy theo hướng A, ông B đang dạy theo cách C cực hay. Còn kinh doanh, thằng Z buôn gì gì đó cực trúng nên ta kinh doanh cùng thứ đó... Khắp nơi hướng đến sự bắt chước.
    Chúng ta biết rằng khả năng tư duy và khả năng bắt chước bổ trợ nhau nhưng cấp độ khác nhau. Bắt chước có từ thời các động vật cấp thấp. Tư duy là tiến hành hành động dựa theo trình độ hiểu biết chỉ có ở loài người. Khi có sự suy yếu về trình độ tư duy (mà cấp cao nhất của loài người là tư duy khoa học) thì con người có xu hướng chuyển dần về làm việc theo kiểu bắt chước.
    Là 1 người trong ngành IT tôi cũng thấy sự bắt chước lan rộng dưới chiêu bài áp dụng công nghệ. Không hiểu gì về thực tế VN, thậm chí công nghệ gì đã bị thực tế nơi nghĩ ra điều chỉnh hay loại bỏ vì gây hại, chúng ta vẫn suy nghĩ/tư duy ít và áp dụng nhanh. Hậu quả là tổng chi phí của chúng ta lớn hơn nhiều so với nước ngoài.
    Nếu Box Học thuật là nơi hướng dẫn làm điều 1 gì đó, giải quyết vấn đề cụ thể đời thường , chúng ta có thể chuyển các chủ đề đó vào ~ box cụ thể khác như Giáo dục đào tạo, Làm đẹp, Công nghệ, Vật lý, Toán học...

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  7. susu_USA

    susu_USA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Xin chào!
    Bạn cá chép có thể cho mọi người biết thêm về tư duy kinh nghiệm và tư duy khoa học được không vậy?
    Cám ơn nhiều!
  8. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Vâng được. Mình có thể cung cấp vài ba bài từ xưa sót lại khi có dịp tranh luận.
    Trước hết nói về tư duy là nói về cấp bậc nhận thức Lý tính
    Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
    Đó là 2 giai đoạn khác nhau của cùng một quá trình nhận thức thống nhất.
    Nhận thức cảm tính hay gọi là trực quan sinh động là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Nó thể hiện dưới 3 hình thức:
    Cảm giác: phản ánh từng mặt, từng thuộc tính bên ngoài của sự vật vào các giác quan người (mầu sắc, mùi, vị, âm thanh, nhiệt độ...). Cảm giác là kết quả của sự tác động vật chất của sự vật vào các giác quan, chuyển hoá năng lượng kích thích bên ngoài thành yếu tố của ý thức.
    Tri giác: sự tổng hợp nhiều cảm giác; nó đem lại hình ảnh hoàn chỉnh hơn về sự vật. Tri giác nảy sinh từ cơ sở cảm giác, dựa trên kết hợp các cảm giác cho chúng ta tri thức về sự vật đầy đủ hơn, phong phú hơn.
    Biểu tượng: là hình ảnh của sự vật được giữ lại trong trí nhớ. Sự tiếp xúc trực tiếp nhiều lần với sự vật sẽ để lại trong chúng ta những ấn tượng, những hình ảnh về sự vật đó. Những ấn tượng, hình ảnh này đậm nét và sâu sắc đến mức có thể hiện lên trong ký ức của chúng ta ngay cả khi sự vật không còn trước mặt. Biểu tượng chỉ giữ lại những nét chủ yếu, nổi bật nhất của sự vật do cảm giác, tri giác đem lại trước đó. Hình thức cao nhất của biểu tượng là sự tưởng tượng mang tính chủ động, sáng tạo. Biểu tượng tuy vẫn còn mang tính chất cụ thể, sinh động của nhận thức cảm tính, song đã bắt đầu mang tính chất khái quát và gián tiếp. Có thể xem biểu tượng như là hình thức trung gian quá độ cần thiết để chuyển từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính.
    Nhận thức lý tính hay gọi là tư duy trừu tượng là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất của quá trình nhận thức, nảy sinh từ những tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp. Nếu chỉ bằng cảm giác, tri giác thì nhận thức con người rất hạn chế, con người không hiểu được những cái như tốc độ ánh sáng, giá trị của hàng hoá, quan hệ giai cấp, hình thái kinh tế - xã hội... Muốn hiểu được những cái đó thì phải nhờ đến sức mạnh của tư duy.
    Tư duy là sự phản ánh khái quát và gián tiếp hiện thực khách quan. Tư duy gắn liền với ngôn ngữ, được biểu đạt thành ngôn ngữ, ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy. Tư duy có tính năng động, sáng tạo nó có thể phản ánh được những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trong của sự vật, do đó phản ánh sự vật sâu sắc hơn và đầy đủ hơn. Để tư duy con người sử dụng các thao tác như so sánh, phân tích và tổng hợp, khái quát hoá và trừu tượng hoá.... Tư duy được thể hiện ở các hình thức như khái niệm, phán đoán và suy luận.
    Khái niệm là một hình thức của tư duy phản ánh những mối liên hệ và thuộc tính bản chất, phổ biến của một tập hợp các sự vật, hiện tượng nào đó. Khái niệm đóng vai trò quan trọng trong tư duy khoa học. Khái niệm những vật liệu để tạo thành tư tưởng. Khái niệm là những phương tiện để con người tích luỹ thông tin, suy nghĩ và trao đổi tri thức với nhau.
    Khái niệm có tính chất khách quan bởi chúng phản ánh những mối liên hệ, những thuộc tính khách quan của các sự vật hiện tượng trong thế giới. Vì vậy, khi vận dụng khái niệm phải chú ý đến tính khách quan. Nội hàm của khái niệm luân vận động phát triển theo sự phát triển của đối tượng khách quan nó phản ánh. Vậy cần bổ sung những nội dung mới cho các khái niệm đã có, thay thế khái niệm cũ bằng khái niệm mới để phản ánh hiện thực mới, phù hợp hơn với hiện thực mới.
    Phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng vận dụng các khái niệm để khẳng định hoặc phủ định một thuộc tính, mối liên hệ nào đó của hiện thực khách quan. Phán đoán là hình thức liên hệ giữa các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong ý thức con người. Tuy nhiên, phán đoán không phải là tổng số giản đơn của những khái niệm tạo thành mà là quá trình biện chứng trong đó các khái niệm có sự liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau.
    Phán đoán biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ là các mệnh đề theo những quy tắc văn phạm nhất định.
    Suy luận là hình thức tư duy trong đó xuất phát từ một hoặc nhiều phán đoán làm tiền đề để rút ra phán đoán mới làm kết luận. Nói cách khác là quá trình đi đến một phán đoan smới từ những phán đoán tiền đề. Nếu phán đoán là liên hệ các khái niệm thì suy luận là liên hệ giữa các phát đoán. Suy luận là công cụ của tư duy thể hiện quá trình vận động của tư duy từ những cái đã biết đến những cái chưa biết một cách gián tiếp. Có thể nói, toàn bộ các khoa học được xây dựng trên hệ thống suy luận và nhờ đó con người ngày càng nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về hiện thực khách quan.
    Quan điểm duy vật về nhận thức cảm tính và lý tính:
    Đây là 2 giai đoạn khác nhau về chất, vai trò khác nhau trong nhận thức sự vật khách quan.
    - Nhận thức lý tính phản ánh sự vật sâu sắc hơn và đầy đủ hơn. Tuy nhiên chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau, không tách rời nhau.
    Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính; nhưng thiếu lý tính thì không thể nắm bắt được bản chất và quy luật của sự vật.
    Một hình thức đặc biệt của nhận thức là trực giác. Trực giác là năng lực nắm bắt trực tiếp chân lý không cần lập luận lôgíc??? Chủ nghĩa duy vật coi điều bất ngờ của trực giác không có nghĩa là không dựa gì trên tri thức trước đó mà nó dựa trên những kinh nghiệm, hiểu biết tích luỹ trước đó. Trực giác là tri thức trực tiếp song có liên hệ với tri thức gián tiếp. Trực giác được môi giới bởi toàn bộ thực tiễn và nhận thức có trước của con người, bởi kinh nghiệm của quá khứ. Tính không ý thức được của tri giác không có nghĩa là đối lập với ý thức, những quy luật của lôgíc. Trực giác là kết quả của sự dồn nén trí tuệ và tri thức dẫn đến sự bùng nổ bằng nhiều thao tác tư duy phát triển ở trình độ khác nhau.

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  9. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Sự hình thành và phát triển của khái niệm
    Khái niệm là một hình thức cơ bản của tư duy. Nó tham gia vào mọi hình thức khác (phán đoán, suy lý, giả thuyết...) của tư duy và mọi quá trình tư duy. Một trong các vấn đề là cần chú ý đến sự hình thành và phát triển của khái niệm.
    1. Định nghĩa khái niệm
    Trước hết chúng tôi đưa ra định nghĩa về khái niệm: ?oKhái niệm là một tư tưởng phản ánh những dấu hiệu bản chất, khác biệt về đối tượng của nhận thức? . Trong định nghĩa này, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:
    - Chúng ta xem tư tưởng là một ý nghĩ đã định hình và nội dung của nó hoàn toàn xác định. Như vậy, khái niệm là một sản phẩm đã định hình, xác định của nhận thức. Khác với nhận thức cảm tính ?" có thể cho ta các sản phẩm (ý nghĩ) chưa định hình, khái niệm là một tư tưởng có nội dung hoàn toàn xác định. Nội dung của khái niệm được sử dụng rộng rãi giúp cho mọi người đều có thể tư duy một cách đúng đắn về nội dung đó.
    - Đối tượng nhận của nhận thức có thể được hiểu là một sự vật, hiện tượng hay 1 lớp sự vật, hiện tượng nào đó. Đối tượng cũng có thể là hiện tượng vật chất, cũng có thể là hiện tượng tinh thần.
    - Từ ?odấu hiệu? ở đây được hiểu có thể là các thuộc tính, có thể là các quan hệ.
    2. Hình thành khái niệm
    Khái niệm hình thành trên cơ sở của nhận thức cảm tính. Việc hình thành nên khái niệm là một sự nhảy vọt về chất trong phát triển nhận thức của con người về đối tượng; mặt khác nó là kết quả của hoạt động tích cực, sáng tạo của tư duy con người nhằm ngày càng nhận thức sâu sắc hơn bản chất đối tượng.
    Để thấy rõ hơn sự hình thành khái niệm đánh dấu sự nhảy vọt về chất trong phát triển nhận thức của con người về đối tượng ta sao sánh khác nhau về chất giữa khái niệm và biểu tượng (hình thức cao nhất của nhận thức cảm tính)
    Biểu tượng
    - Phản ánh trực tiếp về đối tượng. Chỉ xuất hiện khi có sự tác động trực tiếp của đối tượng lên các giác quan.
    - Gắn liền với những con người cụ thể nên phụ thuộc vào đặc điểm tâm, sinh lý, vào trình độ kiến thức, kinh nghiệm và hoạt động của người đó. Biểu tượng trong chừng mực nào đó thuộc về cá nhân và khó truyền đạt một cách chi tiết cho người khác
    - Phản ánh cả những đặc trưng bề ngoài, thậm chí cả những đặc trưng ngẫu nhiên về đối tượng; nhiều khi là phản ánh bề ngoài, nông cạn, hời hợt về đối tượng
    - Nảy sinh một cách không có ý thức, tự phát, phản ánh những đặc trưng bên ngoài và vì vậy các biểu tượng thường phản ánh đối tượng một cách không rõ ràng, lộn xộn.
    - Không có vai trò chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.
    Khái niệm.
    - Phản ánh đối tượng một cách gián tiếp. Hình thành trên cơ sở hoạt đông của tư duy, không cần thiết có tác động trực tiếp đối tượng lên giác quan
    - Là kết quả của sự nhận thức khái quát về đối tượng, nội dung của khái niệm không phụ thuộc vào một cá nhân nào cả và mọi người đều có thể tư duy một cách đúng đắn về những nội dung ấy
    - Phản ánh khách quan sự vật một cách gián tiếp, khái quát do đó phản ánh được những đặc trưng bên trong, bản chất của đối tượng.
    - Là sự phản ánh có ý thức, tự giác của con người về đối tượng. Chính vì vậy nó đi sâu phản ánh những đặc trưng bản chất, có tính quy luật về đối tượng. Nó đi sâu phản ánh hiện thực một cách rõ ràng, có hệ thống hơn. Nội hàm của khái niệm là tập hợp tất cả các dấu hiệu của đối tượng được phản ánh trong khái niệm. Những dấu hiệu này đã được tổ chức lại với nhau thành một thể thống nhất hữu cơ giúp chúng ta nắm bắt được chỉnh thể của đối tượng.
    - Có vai trò chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Là sự phản ánh khái quát hiện thực khách quan, khái niệm không phản ánh những thuộc tính, mối liên hệ bên ngoài mà là sự phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ bản chất, có tính quy luật về các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Chính nhờ đó nó có vai trò chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người nhằm đạt được mục đích nhất định
    3. Thao tác Hình thành khái niệm
    Chính sự khác nhau này quy định quá trình phức tạp của việc xây dựng các khái niệm. Có thể khẳng định rằng: Việc hình thành các khái niệm không phải là bước chuyển trực tiếp từ những kết quả nhận thức cảm tính, mà trái lại, trên cơ sở của những tài liệu cảm tính để xây dựng các khái niệm, tư duy của chúng ta đã trải qua quá trình hoạt động tích cực và sáng tạo. Trong quá trình này chúng ta đã sử dụng một loạt các thao tác lôgíc khác nhau.
    1. Phương pháp so sánh.
    Nhờ đó ta có thể xác định được sự giống nhau hay khác nhau giữa các đối tượng của nhận thức và trên cơ sở sự giống nhau và khác nhau mà chủ thể có thể sắp xếp các đối tượng vào các nhóm xác định. Trên cơ sở các nhóm đối tượng này, chủ thể nhận thức sẽ xác định lớp đối tượng cần nhận thức và phân biệt nó với các lớp khác.
    2. Phương pháp phân tích
    Người ta phân chia một biểu tượng chung (đầy đủ) thành những nhân tố cấu thành nhằm mục đích nghiên cứu kỹ từng nhân tố đó cũng như cơ cấu và những mối liên hệ bên trong của đối tượng. Trên cơ sở đó có thể xác định những đặc trưng thuộc về bản chất của đối tượng nhận thức.
    3. Trừu tượng hoá.
    Mỗi đối tượng đều có rất nhiều thuộc tính, mối liên hệ. Phương pháp phân tích đã giúp chúng ta nhận thức được các thuộc tính, mối liên hệ vốn có của một biểu tượng chung. Trên cơ sở đó trừu tượng hoá giúp chúng ta gạt bỏ những thuộc tính không cơ bản, giữ lại những thuộc tính, quan hệ cơ bản. Việc giữ lại những thuộc tính quan hệ này loại bỏ những thuộc tính, quan hệ khác một mặt phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu (đối tượng được xét trong quan hệ nào...); mặt khác, cũng phụ thuộc vào trình độ phát triển của nhận thức.
    4. Phương pháp tổng hợp
    Sau khi đã có được các thuộc tính, các quan hệ cơ bản về đối tượng nhận thức, thao tác tiếp theo - tổng hợp, cho phép chúng ta liên kết các thuộc tính, quan hệ cơ bản thành một thể thống nhất. Sự liên kết này gó p phần tạo ra một tư tưởng thống nhất, duy nhất về đối tượng.
    5. Khái quát hoá
    Người ta vận dụng kết quả thu được sau khi tổng hợp vào xem xét những đối tượng cùng loại. Trong quá trình khái quát hoá, con người tựa như gạt bỏ tất cả những chi tiết cụ thể về đối tượng để nhận thức một cách sâu sắc hơn về đối tượng nhằm phát hiện cái đặc trưng nhất, cái cơ bản nhất của đối tượng. Từ đó rút ra được những dấu hiệu bản chất, khác biệt của đối tượng, tạo ra một khái niệm xác định về đối tượng.
    Như vậy, để chuyển trực tiếp từ biểu tượng lên khái niệm, chúng ta phải sử dụng một loạt các thao tác lôgic như đã phân tích. Đúng như Lênin nói: ?oNhư vậy là ngay một sự khái quát đơn giản nhất, sự hình thành đầu tiên và giản đơn nhất của những khái niệm.... có nghĩa là sự nhận thức ngày càng sâu sắc của con người về mối liên hệ khách quan của thế giới?. Tuy nhiên, khái niệm không phải là bất biến, mà nó có quá trình phát triển cùng với sự phát triển của khái niệm và thực tiễn.
    4. Thao tác Phát triển khái niệm
    Sự phát triển của khái niệm được quy định từ 2 phía:
    - Thứ nhất, do khái niệm là sự phản ánh đối tượng, cho nên khi đối tượng biến đổi, phát triển thì khái niệm về đối tượng cũng phải biến đổi, phát triển theo.
    - Thứ hai, nhận thức của con người là quá trình từ thấp đến cao, khởi đầu từ hiện tượng đi sâu mãi vào bản chất.... Để ngày càng phản ánh sâu sắc hơn bản chất đối tượng, khái niệm cũng phải có sự phát triển từ trình độ thấp đến trình độ cao hơn. Từ đó con người càng ngày càng nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn thực tiễn khách quan.
    Nếu khái niệm là một tư tưởng thì sự phát triển của khái niệm cũng chính là sự phát triển của tư tưởng con người. Nói cách khác sự phát triển của khái niệm chính là một phương thức (nếu không nói là chủ yếu) phát triển tư tưởng của con người, phát triển tri thức nhân loại. Điều này là hoàn toàn hợp lý nếu chúng ta chú ý bản chất và vị trí của khái niệm trong sự phát triển của nhận thức.
    - Thứ nhất, vì khái niệm là một tư tưởng nên sự phát triển của khái niệm (tức sự thay thế khái niệm này bằng một khái niệm khác cao hơn) cũng chính là sự phát triển của một tư tưởng từ trình độ kém sâu sắc, chưa đầy đủ lên một trình độ sâu sắc và đầy đủ hơn. Chẳng hạn khái niệm ?onguyên tử? trong triết học Cổ đại Hy lạp và khái niệm ?onguyên tử? trong vật lý học hiện đại.
    - Thứ hai, các khái niệm cơ bản khi phát triển lên một trình độ mới cũng kéo theo sự phát triển của một lý thuyết lên một trình độ mới. Chẳng hạn sự phát triển khái niệm ánh sáng đã dẫn đến sự thay thế nhau của các lý thuyết về quang học. Lý thuyết quang hình học -> lý thuyết sóng -> lý thuyết lượng tử về ánh sáng. Những lý thuyết này xét về thực chất là sự phát triển ở những trình độ khác nhau. Tình hình cũng tương tự đối với các lý thuyết nhiệt học.
    Từ sự phân tích trên có thể khẳng định rằng, khái niệm không phải là bất biến, đứng im mà có sự phát triển. Sự phát triển này một mặt bị quy định bởi bản chất của quá trình nhận thức, một mặt lại tác động tích cực tới sự phát triển của nhận thức, thông qua sự tác động của nó đối với sự phát triển của các tư tưởng, các lý thuyết khoa học.
    Một vấn đề đặt ra là có thể đưa ra được một lược đồ chung phản ánh sự phát triển hay không? Để xem xét vấn đề này, chúng tôi thấy cần phải xuất phát từ sự xem xét quá trình hình thành khái niệm cũng như quan hệ của khái niệm với các hình thức cơ bản khác của tư duy, trước hết là phán đoán.
    Khái niệm được hình thành trên cơ sở nhận thức ảm tính nhưng không phải là bước chuyển trực tiếp từ nhận thức cảm tính mà phải nhờ tới một loạt các thao tác lôgic của tư duy. Xét về thực chất, sự hình thành khái niệm không nhất thiết (và thường là không) phải sử dụng tới phán đoán. Khi khái niệm được xây dựng lần dầu cũng có nghĩa là chúng ta có tư tưởng định hình đầu tiên về đối tượng của nhận thức. Tư tưởng này có phản ánh đúng (tất nhiên là tương đối) về đối tượng hay không? Để nhận biết được điều này, chúng ta phải tiến hành kiểm tra, chứng minh tính đúng đắn của khái niệm.
    Thực tiễn cho thấy, quá trình kiểm tra này, chúng ta phải sử dụng tới các phán đoán. Để tiện cho quá trình lập luận tiếp theo chúng tôi định nghĩa phán đoán như sau: Phán đoán là một tư tưởng khẳng định một dấu hiệu nào đó thuộc về đối tượng của nhận thức mà về khách quan, hoặc nó chân thực, hoặc nó giả dối.
    Chúng ta biết rằng mỗi khái niệm đều có 1 nội hàm nhất định. Nội hàm này là tập hợp các dấu hiệu của đối tượng được phản ánh trong khái niệm. Như vậy là để kiểm tra độ tin cậy của khái niệm, chúng ta phải xác lập các phán đoán liên kết giữa đối tượng và các dấu hiệu được phản ánh trong khái niệm. Nếu tất cả các phán đoán chân thực thì khái niệm cũng là chân thực. Nếu có 1 phán đoán nào đó là giả dối thì cần phải loại bỏ (hay phải chính xác hoá, làm sâu sắc thêm) dấu hiệu tương ứng ra khỏi khái niệm. Và như vậy, hiểu theo một nghĩa nhất định, khái niệm đã có sự phát triển.
    Xét từ một góc độ khác ?" cơ bản hơn, do sự phát triển của nhận thức, chúng ta có thể phát hiện thêm các dấu hiệu mới có thể thuộc về đối tượng mà khái niệm đã có về đối tượng chưa bao hàm các dấu hiệu này. Để khẳng định các dấu hiệu mới có thực sự thuộc về đối tượng hay không chúng ta cũng phải kiểm tra nhờ các phán đoán ?" liên kết giữa đối tượng và các dấu hiệu mới. Nếu việc kiểm tra là khẳng định, chúng ta có quyền bổ sung các dấu hiệu mới vào nội hàm khái niệm đã có. Điều đó có nghĩa là khái niệm đã được phát triển.
    Qua những phân tích trên, chúng ta có thể kết luận rằng, việc phát triển khái niệm ?" mà thực chất là việc chính xác hoá các dấu hiệu đã có, bổ sung các dấu hiệu mới, đương nhiên phải sử dụng tới các phán đoán. Các phán đoán có thể chia làm 2 nhóm: nhóm 1 bao gồm các phán đoán làm chính xác hoá, làm sâu sắc thêm các dấu hiệu đã có; 2) nhóm 2 bao gồm các phán đoán bổ sung các dấu hiệu mới. Có thể đưa ra lược đồ sự phát triển khái niệm như sau:
    Khái niệm ban đầu -> Các phán đoán -> Khái niệm mới (sau khi đã phát triển)
    Khái niệm sau bao giờ cũng phản ánh sâu sắc hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn về đối tượng của nhận thức. Các khái niệm này chính là những điểm nút đánh dấu sự phát triển của nhận thức con người.
    Lênin đã nhận xét đúng đắn rằng: ?oTrước mắt con người, có màng lưới những hiện tượng tự nhiên. Con người bản năng, người man rợ không tách khỏi tự nhiên. Người có ý thức tách khỏi giới tự nhiên, những phạm trù, khái niệm.... là những giai đoạn của sự tách khỏi đó, tức là của sự nhận thức thế giới, chúng là những điểm nút của màng lưới giúp ta nhận thức và nắm được màng lưới đó?.

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  10. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Bàn về bản chất của Khái niệm.
    1. Khái niệm là sản phẩm cao nhất của nhận thức.
    Nhận thức là sự phản ánh giới tự nhiên bởi con người.... Như vậy là có giới tự nhiên; có bộ óc người như sản phẩm cao cấp của giới tự nhiên; và hình thức của sự phản ánh giới tự nhiên vào trong nhận thức ?" là khái niệm, quy luật, phạm trù.... Khái niệm hiểu như sản phẩm cao nhất của nhận thức. Lý do là khái niệm là sự hiểu biết đúng đắn, tương đối toàn diện và có hệ thống về bản chất của các hiện tượng (đối tượng), có thể chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người trong quan hệ với các đối tượng ấy.
    Trong tự nhiên có vô vàn hiện tượng khác nhau, chịu chi phối của các quy luật khác nhau.Hiện tượng và bản chất khác nhau song lại thống nhất với nhau vì hiện tượng nào cũng được biểu hiện qua các hiện tượng của mình. Nhận thức cảm tính chỉ mới phản ánh được thế giới hiện tượng, còn nhận thức lý tính thì mới phản ánh được thế giới bản chất. Nếu tri giác và biểu tượng mới chỉ là ?ohình ảnh? (sự phản ánh) về các hiện tượng, thì khái niệm là ?ohình ảnh? về các bản chất. Chỉ có con người mới có khái niệm vì chỉ con người mới có sự hiểu biết về các bản chất đằng sau các hiện tượng.
    Khái niệm tồn tại trong đầu óc của người còn bản chất tồn tại trong thế giới. Bản chất là đối tượng của sự phản ánh còn khái niệm là sự phản ánh. Mặc dù có sự khác nhau đó song bản chất và khái niệm lại có sự thống nhất với nhau: vì nói đến khái niệm là nói đến sự hiểu biết đúng đắn, phù hợp, trùng hợp của bản chất. Cho rằng khái niệm là sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của các hiện tượng điều đó có nghĩa những hiểu biết (những quan điểm, quan niệm lý thuyết...) không đúng đắn hoặc chưa được xác nhận là đúng đắn thì không phải là khái niệm. Thêm nữa, bất kỳ bản chất nào cũng đều có nhiều phương diện; bởi vật nếu chúng ta chưa hiểu biết toàn diện và có hệ thống về một bản chất nào đó thì sự hiểu biết ấy cũng chưa phải là khái niệm.
    Với tính cách là sự hiểu biết đúng đắn, tương đối toàn diện và có hệ thống về bản chất của các hiện tượng, khái niệm có thể chỉ đạo con người hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới. Nếu không có được sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của các hiện tượng thì nhất định con người không thể cải thạo được thế giới, bắt nó phục vụ cho cuộc sống của mình. Những sản phẩm lao động của con người chính là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn hiện thực hoá các khái niệm tương ứng. Tóm lại, vì là sự hiểu biết đúng đắn, tương đối toàn diện và có hệ thống về bản chất của các hiện tượng, nên khái niệm chính là sản phẩm cao nhất của nhận thức và trên nó chỉ có thể là hoạt động thực tiễn hiện thực hoá khái niệm.
    2. Khái niệm và Phán đoán.
    Phán đoán là tư tưởng (ý nghĩ, quan điểm, quan niệm...) đã định hình trong tư duy phản ánh các hiện tượng ở một phẩm chất xác định mà chúng ta có thể xác nhận là đúng hay sai. Như vậy, phán đoán cũng là sự hiểu biết về bản chất của các hiện tượng như khái niệm nhưng khác với khái niệm ở chỗ phán đoán nếu đúng chỉ là sự hiểu biết từng mặt, từng phần của bản chất chứ không phải sự hiểu biết tương đối toàn diện và có hệ thống của bản chất.
    Phán đoán bao giờ cũng thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ là câu trần thuật có chủ và vị ngữ. Trong khi đó khái niệm được thể hiện dưới dạng một hệ thống nhiều câu, dĩ nhiên một hệ thống nhiều câu có thể rút gọn thành một từ hay cụm từ. Quan hệ giữa phán đoán và khái niệm có nét giống với quan hệ giữa bản chất và quy luật bởi vì nếu một bản chất gồm nhiều quy luật thì một khái niệm cũng nhiều phán đoán đúng, và nếu khái niệm là sự phản ánh của bản chất thì phán đoán đúng là sự phản ánh của quy luật.
    Ở một số tài liệu, khái niệm được coi là 1 hình thức của tư duy có trước phán đoán và cấu tạo nên phán đoán vì theo sự lập luận ở đó, một phán đoán gồm ít nhất 2 khái niệm. Thực ra, nếu không đồng nhất phán đoán với câu, khái niệm với từ, và nếu cho rằng một khái niệm là 1 hệ thống của nhiều phán đoán phản ánh về bản chất của đối tượng, thì chúng ta sẽ thấy rằng khái niệm không thể có trước phán đoán.
    3. Khái niệm và ý niệm (meaning).
    Khi theo dõi quá trình phát triển của tư duy con người từ tuổi thơ, chúng ta nhận thấy đứa trẻ từ 3-4 tuổi đã có thể biết và gọi tên đúng một số đối tượng trong thực tế xung quanh, đã hiểu được ý nghĩa của tên gọi các đối tượng ấy. Rõ ràng là ngay từ lúc đó, con người đã có sự hiểu biết nhất định về cái chung của một số đối tượng. Sự hiểu biết này tuy đã ở trình độ của nhận thức lý tính vì đó là sự hiểu biết về cái chung, sự hiểu biết có tính chất gián tiếp và khái quát về đối tượng nhưng cũng chưa phải là khái niệm vì đó chưa phải là sự hiểu biết tương đối toàn diện có hệ thống về các bản chất. Vậy sự hiểu biết ấy thuộc hình thức nào của tư duy trừu tượng.
    Ngoài 2 hình thức của tư duy trừu tượng là khái niệm và phán đoán, theo chúng tôi, có thể nói đến một hình thức khác là ý niệm. Ý niệm là một đơn vị, một hình thức khác là ý niệm. Ý niệm là một đơn vị, một hình thức của tư duy trừu tượng, đó là hình ảnh hay phản ánh đã được ngôn từ hoá, phản ánh cái chung của các đối tượng, là sự hiểu biết bước đầu, chưa sâu sắc, chắc chắn, chưa đầy đủ, chưa hệ thống về bản chất của đối tượng và chưa thể chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người trong quan hệ với các đối tượng.
    Ý niệm và khái niệm là 2 hình thức của tư duy trừu tượng khác nhau về trình độ sâu sắc, đầy đủ, hệ thống trong việc phản ánh bản chất của các đối tượng. Tuy có sự khác nhau đó song khái niệm và ý niệm lại có quan hệ mật thiết với nhau. Bởi vì cả khái niệm và ý niệm đều có thể được ngôn từ hoá ở cùng một từ giống nhau. Một từ bất kỳ đều được nói ở trẻ em thì đó là từ để chỉ ý niệm còn nếu được nói ra ở người lớn có hiểu biết sâu sắc đặc biệt ở các nhà khoa học chuyên môn thì đó là từ chỉ khái niệm. Hơn nữa, sự phân biệt giữa ý niệm và khái niệm là tương đối, ý niệm cũng có thể coi là khái niệm ở dạng sơ khai, tiềm năng, tiềm tàng. Sự hiểu biết dưới hình thức ý niệm sẽ dần dần được bổ sung thêm (bằng các phán đoán mới) để ngày càng trở nên chính xác hơn, đầy đủ hơn, có tính hệ thống hơn, nghĩa là dần dần trở thành khái niệm hoàn chỉnh.
    Có thể hiểu rõ hơn quá trình hình thành nhận thức lý tính từ ý niệm đến khái niệm qua phân tích sự hiểu biết bản chất của 1 hiện tượng tự nhiên như của nước. Khi còn nhỏ mọi người đã tiếp xúc với nước và dùng từ ?onước? một cách khá đúng đắn, đã biết phân biệt nước với những đối tượng khác, tức là có hiểu biết nhất định về bản chất của nước. Tuy nhiên, sự hiểu biết về nước lúc đó chưa phải là sự hiểu biết tương đối toàn diện và chưa có hệ thống về bản chất của nước, chưa phải khái niệm về nước mà chỉ là ý niệm về nước. Trong quá trình nhận thức về sau, con người mới dần dần biết được thêm nhiều phương diện khác của nước: mới biết được cấu tạo từ những nguyên tố nào, nước sôi và đóng băng ở nhiệt độ nào, có quan hệ với các hất khác như thế nào... Tổng hợp những hiểu biết ấy mới tạo thành khái niệm nước.
    Dĩ nhiên khái niệm ?onước? mà bây giờ chúng ta có được chưa phải là khái niệm đầy đủ về nước. Chắc chắn sẽ không bao giờ có được bất kỳ một khái niệm hoàn toàn đầy đủ nào. Bởi vì nhận thức của con người nhận thức của con người luôn luôn phát triển: đi từ biết ít đến biết nhiều, từ đơn giản đến phức tạp, từ hiện tượng đến bản chất, rồi từ bản chất cấp 1 đến bản chất cấp 2, cấp 2 đến cấp 3... cứ thế mãi. Nói cách khác, khái niệm được hình thành dần dần từ ý niệm, sau khi đã hình thành thì không ngừng hoàn thiện. Sự phát triển không ngừng của nhận thức không phải chỉ là gia tăng số lượng khái niệm mà còn là sự gia tăng chất lượng (mức độ sâu sắc và đầy đủ) của từng khái niệm, đó là quá trình chuyển hoá từ ý niệm thành khái niệm, khái niệm cấp 1 sang khái niệm cấp 2...
    4. Khái niệm và thuật ngữ.
    Chúng ta cần phân biệt hai từ này. Nếu khái niệm là sự phản ánh của bản chất bởi con người thì thuật ngữ là cái được con người sáng tạo ra dùng để chỉ khái niệm hoặc ý niệm, là vỏ vật chất của khái niệm, ý niệm.
    Khái niệm lúc đầu được hình thành từ một người cụ thể, sau đó lan truyền sang nhiều người khác qua truyền thông, giao tiếp. Quá trình giao tiếp về mặt này là quá trình lan truyền kiến thức, trao đổi sự hiểu biết, khái niệm từ người này sang người khác, trong quá trình ấy, người ta không thể không sử dụng thuật ngữ như công cụ vật chất định hình, ghi giữ và chuyển tải khái niệm từ người này sang người khác. Có thể hình dung sự khác nhau giữa thông tin và tín hiệu. Bởi vì tín hiệu là phương tiện để truyền tải thông tin; còn thông tin là ý nghĩa (sự nhận thức, hiểu biết, tri thức....) được truyền nhờ tín hiệu.
    Vì là phương tiện được con người sáng tạo ra dùng để chỉ khái niệm, nên thuật ngữ được con người sử dụng rất linh hoạt và mềm dẻo. Tuy cùng để chỉ một khái niệm, nhưng có thể những người ở các nước khác nhau, ở các vùng khác nhau, thời đại khác nhau lại dùng những thuật ngữ khác nhau. Thậm chí cùng 1 nước, 1 thời điểm cũng dùng các thuật ngữ khác nhau để chỉ cùng 1 khái niệm. Có khi lại 1 thuật ngữ dùng để chỉ nhiều khái niệm. Do vậy dùng thuật ngữ phải thống nhất chỉ cùng khái niệm nhất quán. Tuy nhiên vẫn thường khó tránh khỏi sai lệch và thếu sót trong hiểu, nhầm ý tưởng, ý nghĩa của người viết, người nói.
    Bản thân khái niệm cũng luôn biến đổi từ sâu sắc ít đến sâu sắc nhiều hơn. Nó càng làm tăng thêm khả năng sai lệch trong việc truyền tải khái niệm từ người này sang người khác.
    5. Việc định nghĩa khái niệm và định nghĩa thuật ngữ.
    Để hạn chế sự sai lệch trong việc truyền tải khái niệm, chúng ta cần chú ý định nghĩa khái niệm và định nghĩa thuật ngữ được sử dụng.
    Định nghĩa khái niệm là vạch ra phần cơ bản trong nội hàm khái niệm, tức là trình bày tóm tắt sự nhận thức (hiểu biết) của con người về bản chất của các đối tượng mà khái niệm phản ánh. Chẳng hạn, định nghĩa khái niệm ?ocon người? là trình bày tóm tắt hiểu biết của chúng ta cho đến nay đã đạt tới về bản chất của con người: ?oCon người là động vật biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động?.
    Toàn bộ sự hiểu biết của con người về một khái niệm là rất phong phú. Để trình bày toàn bộ sự hiểu biết ấy cần rất nhiều, vô tận tài liệu. Để trình bày tóm tắt sự hiểu biết của con người về bản chất nào đó (để định nghĩa) thì không cần nhiều đến thế.
    Định nghĩa khái niệm là vạch ra phần cơ bản trong nội hàm khái niệm, cũng tức là chỉ ra các quy luật cơ bản nhất trong hệ thống các quy luật tạo thành bản chất được phản ánh trong nội hàm khái niệm. Như vậy, định nghĩa 1 khái niệm nào đó là 1 công việc khó khăn, phức tạp vì phải đạt mục đích là qua đó người đọc, người nghe có được sự hiểu biết về những quy luật cơ bản nhất trong hệ thống các quy luật tạo thành bản chất mà khái niệm phản ánh.
    Định nghĩa thuật ngữ là tìm những thuật ngữ (hay những cụm thuật ngữ khác) đã biết có cùng nghĩa với thuật ngữ cần định nghĩa - đồng nghĩa. Định nghĩa thuật ngữ tuy không phức tạp như định nghĩa khái niệm, song không phải là không quan trọng. Bởi vì nếu không định nghĩa thuật ngữ thì người đọc hoặc người nghe có thể sẽ hiểu sai ý của người viết hoặc người nói. Nhiều tranh luận không phải do bất đồng quan điểm mà là do hiểu lầm nhau thuật ngữ, hiểu những nghĩa khác nhau. Để tránh những hiểu lầm không đáng có, trong khoa học người ta phải tiến hành định nghĩa tất cả các thuật ngữ được sử dụng nếu nghi ngờ sự hiểu lầm.
    Trong các tác phẩm nhất là tác phẩm cổ, nhiều thuật ngữ khó định nghĩa lại đã dây ra hiểu nhầm đáng tiếc, hoặc sinh ra những cách hiểu tư tưởng, ý nghĩa của người xưa hoàn toàn khác nhau.

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !

Chia sẻ trang này