1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thầy bói xem voi và câu chuyện của chúng mình ...

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi CaChep, 01/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học.
    Đó là 2 bậc thang nhận thức khác nhau về chất trong tư duy.
    Nhận thức thông thường (tiền khoa học) được hình thành tự phát, trực tiếp từ cuộc sống hàng ngày, lao động sản xuất do yêu cầu của cuộc sống. Do đó nó có trước nhận thức khoa học và tạo thành chất liệu cho nhận thức khoa học. Nó gắn với hiện thực trực tiếp hơn, phản ánh những đặc điểm của hoàn cảnh với tất cả những chi tiết cụ thể và những sắc thái ý nghĩa của nó. Tính trực tiếp, sinh động trong sự phản ánh, tính phong phú và thực tế của quan niệm sống... làm cho nhận thức thông thường có vai trò thường xuyên và phổ biến, chi phối hoạt động của mọi người trong đời sống. Với tư cách là nhận thức tiền khoa học, trong lòng và trên cơ sở nó xuất hiện những hình thức mầm mống của nhận thức khoa học. Nó là kho tàng cho các khoa học cụ thểm triết học và nghệ thuật tìm kiếm nội dung của mình.
    Theo thời gian, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, sự nâng cao trình độ văn hoá, sự phát triển của truyền thông mà nhận thức thông thường chịu nhiều tác động của nhận thức khoa học và phát triển bằng cách tiếp thu những tri thức khoa học nhất định. Vì vậy, xu hướng thâm nhập của nhận thức khoa học vào đời sống thường nhật.
    Nhận thức khoa học
    phản ánh một trình độ mới về chất của nhận thức con người, đánh dấu một bước tiến trong nhận thức và cải tạo thế giới. Nhận thức khoa học hình thành một cách tự giác và mang tính trừu tượng, khái quát ngày càng cao. Nó thể hiện sức mạnh, tính năng động sáng tạo của tư duy trừu tượng. Nó phản ánh dưới dạng lôgíc trừu tượng những thuộc tính, kết cấu, những mối quan hệ bản chất, những quy luật của thế giới khách quan. Nhận thức khoa học hướng tới nắm bắt cái quy luật, cái bản chất của hiện thực; nó không dừng lại ở cái bề ngoài, cái ngẫu nhiên, cái đơn nhất. Nhận thức khoa học được thể hiện trong các phạm trù, quy luật khao học và đến lượt mình, những phạm trù, quy luật ấy lại trở thành công cụ của nhận thức khoa học.
    Nhận thức khoa học có tính khách quan. Nhận thức khoa học hướng tới nghiên cứu các khách thể của tự nhiên, xã hội và bản thân con người như những đối tượng vận động và phát triển phục tùng các quy luật khách quan. Nhận thức khoa học phải dựa vào sự thật và lý trí của con người chứ không phải là ảo tưởng chủ quan, lòng tin mù quáng. Khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu hiện thực, kể cả hiện thực tư tưởng, như những khách thể tồn tại độc lập với chủ thể. Kết quả nghiên cứu mang giá trị khoa học không phụ thuộc vào ý muốn của người nghiên cứu mặc dù những phẩm chất cá nhân và những định hướng giá trị của nhà khoa học có vai trò quan trọng trong sáng tạo khoa học.
    Tri thức khoa học phải có tính hệ thống và tính có căn cứ. Đây là đặc trưng quan trọng phân biệt nhận thức khoa học với nhận thức thông thường. Khoa học là hệ thống chỉnh thể các khái niệm, phạm trù, quy luật có liên hệ nội tại với nhau mang tính chân thực. Nhận thức khoa học phải hướng tới chân lý, hướng tới việc tìm tòi, nhận thức chân lý. Tính chân lý này được chứng minh không chỉ bằng việc áp dụng vào thực tiễn mà nhận thức khoa học còn tạo ra những phương thức chứng minh, những tiêu chuẩn riêng của mình (như tiêu chuẩn lôgíc mà cốt lõi của nó là yêu cầu phi mâu thuẫn lôgíc của lôgíc khoa học). Cũng vì vậy mà nhận thức khoa học mang tính chặt chẽ, tính lôgic cao.
    Để mô tả và nghiên cứu các khách thể, nhận thức khoa học không thể chỉ sử dụng ngôn ngữ thông thường mà còn phải sử dụng ngôn ngữ nhân tạo, chuyên môn hoá. Ngôn ngữ khoa học là công cụ cần thiết của tư duy khoa học; nó không ngừng được phát triển tuỳ theo sự đi sâu của khoa học vào các lĩnh vực mới của thế giới khách quan. Ngôn ngữ khoa học không chỉ bổ sung mà còn làm cho ngôn ngữ thông thường ngày càng phát triển, trở nên phong phú hơn.
    Ngoài ra nhận thức khoa học còn sử dụng một hệ thống các phương tiện và phương pháp nghiên cứu chuyên môn. Các máy móc, thiết bị hỗ trợ đắc lực cho nhận thức khoa học vì chúng trực tiếp tác động đến khách thể nghiên cứu, cho phép khám phá những thuộc tính mới của khách thể, cho phép vạch ra những trạng thái có thể của nó trong điều kiện chủ thể kiểm soát được. Đồng thời nhận thức khoa học còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên môn. Để thu nhận được tri thức khoa học cần có các phương pháp khoa học ?" đó là phương pháp thu nhận tri thức kinh nghiệm như quan sát và thí nghiệm; là các phương pháp để xây dựng và phát triển lý thuyết khoa học như phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, lịch sử và lôgíc, từ trừu tượng đến cụ thể, mô hình hoá, hình thức hoá, hệ thống - cấu trúc....
    Đương nhiên, nhận thức thông thường là nguồn chất liệu để xây dựng nội dung của các khoa học, nó chứa đựng những yếu tố khoa học. Nhưng bản thân nhận thức thông thường chưa là nhận thức khoa học, không thể tự phát chuyển thành nhận thức khoa học. Muốn phát triển thành nhận thức khoa học cần phải có các nhà khoa học, nhà lý luận có khả năng tổng kết khái quát các tri thức tiền khoa học. Đồng thời nhận thức khoa học cũng tác động xâm nhập vào nhận thức thông thường, từ đó làm cho nhận thức thông thường phát triển, làm tăng hàm lượng khoa học cho nhận thức nói chung.

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  2. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Hai cấp độ của Khái niệm.
    Chúng ta đã biết khái niệm là đơn vị tồn tại và hoạt động của tư duy con người ở trình độ phát triển.
    Nhưng tư duy theo nghĩa đó có 2 cấp độ cơ bản là tư duy kinh nghiệm và tư duy lý luận.
    Bởi vậy, khái niệm cũng có 2 cấp độ:
    - Khái niệm kinh nghiệm và
    - Khái niệm lý luận.
    Đây là 2 cấp độ khác nhau về chất có trong sự phát triển của khái niệm mà chúng ta cần làm rõ về:
    1. Sự khác nhau về đối tượng phản ánh.
    2. Sự khác nhau về phương pháp phản ánh.
    3. Sự khác nhau về phương thức vận động.
    4. Sự khác nhau về hình thức và nội dung tri thức
    1. Sự khác nhau về đối tượng phản ánh giữa các cấp độ khái niệm.
    Khái niệm kinh nghiệm
    - Đối tượng là những gì thuộc về hiện thực được cảm nhận giác quan. Là hữu hình trong không gian, thời gian cụ thể, được ?okhuôn hình? trong tính cá thể đơn nhất; cho nên chúng thuộc lĩnh vực của cái hữu hạn, có sự tồn tại cảm tính trực tiếp hoặc hiện ra dưới những hình thức có thể cảm nhận được một cách trực tiếp bằng giác quan.
    Khái niệm Lý luận
    Đối tượng là những cấu trúc trừu tượng phổ quát. Các thuộc tính và quan hệ chung tìm thấy ở bề sâu bản chất của khách thể được tư duy trừu xuất ra và cấu tạo lại theo lôgic của chúng thành những đối tượng trừu tượng thuần khiết, có tính chất lý tưởng hoá. Những đối tượng đó được tư duy tạo dựng lên từ hiện thực, nhưng đã được ?olàm sạch? được vượt khỏi cảm nhận giác quan, mọi khuôn hình của tính cá thể đơn nhất, vượt bỏ mọi giới hạn của không gian và thời gian cụ thể. Do đó đối tượng chỉ tồn tại trong tư duy dưới hình thức trừu tượng, có tính phổ biến, dường như là cái vô hạn tuyệt đối, siêu cảm tính.
    Ví dụ: những con số là hình thức trừu tượng về tính quy định số lượng của hiện thực: tự chúng không có sự tồn tại cảm tính trực tiếp như vật thể hữu hình. Chúng không trực tiếp là bản thân sự vật hay thực thể. Song với tư cách là đối tượng kinh nghiệm, những con số lại được coi là cái tồn tại cảm tính trực tiếp, cho nên người ta đã từng đồng nhất con số với tính quy định về số lượng hiện thực quan sát được trong khi đếm, đo, trao đổi hàng hoá hoặc được quy về từng con số cụ thể.
    Ngược lại, những con số trong khái niệm lý luận toán học được tổ chức theo những quy tắc chung mà không tính đến những biểu hiện kinh nghiệm của chúng, coi như là lĩnh vực của tính quy định số lượng thuần tuý (người ta quên đi những quy định chất lượng cụ thể của sự vật, tách riêng ra và xét tính quy định số lượng của mọi sự vật trong tính thuần nhất về chất). Các hệ thống số nguyên dương, số nguyên, số hữu tỷ, số thực, số phức.... được tổ chức theo những quy tắc chung cho mỗi loại, là đối tượng của khái niệm lý luận, đều trừu tượng và có giá trị phổ biến đối với mọi số lượng cụ thể, nên không thể quy một cách đầy đủ vào một số lượng cụ thể hoặc con số cụ thể nào. Chúng là những đối tượng thuần khiết lý tưởng, do tư duy sáng tạo ra theo cách trừu tượng hoá, khái quát hoá hiện thực, được phản ánh trong khái niệm lý luận toán học về số, không thể cảm nhận giác quan trực tiếp được.
    Tương tự, khái niệm vật chất cũng vậy. Đối tượng của khái niệm lý luận về vật chất như cách nói của Ăng ghen là ?ovật chất với tính cách là vật chất?. Ông viết :?Vật chất với tính cách là vật chất, là một sáng tạo thuần tuý của tư duy và là một sự trừu tượng. Chúng bỏ qua những sự khác nhau về chất của những vật, khi chúng ta gộp chúng với tư cách là những vật tồn tại hữu hình, vào khái niệm vật chất. Do đó, khác với những vật chất nhất định và đang tồn tại, vật chất với tính cách là vật chất không có sự tồn tại cảm tính?. Vậy, với tư cách là đối tượng của khái niệm lý luận, vật chất không được quy về những dạng hữu hình cảm tính của nó, mà là một trừu tượng phổ quát do tư duy triết học sáng tạo ra, vượt bỏ mọi tồn tại kinh nghiệm của nó.
    Với tính cách hình thức đầy đủ của các đối tượng kinh nghiệm, đối tượng lý luận phải là sự tổng kết của tất cả các giai đoạn và các hình thức phát triển của đối tượng kinh nghiệm: trong đó, cái bản chất, cái có tính quy luật, cái chỉnh thể được phản ánh, còn những gì ngẫu nhiên, có tính cá biệt lại được vượt bỏ. Như vậy đối tượng lý luận chính là cái lôgíc của đối tượng kinh nghiệm.
    Nếu như đối tượng lý luận là hình thức trừu tượng, khái quát và đầy đủ của đối tượng kinh nghiệm, thì đối tượng kinh nghiệm lại là hình thức biểu hiện, triển khai, phân hoá và hiện thực hoá của đối tượng lý luận.
    Nếu không có đối tượng kinh nghiệm thì tư duy không thể tạo dựng được đối tượng lý luận và do đó cũng không có khái niệm ở cấp độ lý luận. Tư duy xây dựng đối tượng lý luận theo cách trừu tượng, khái quát hoá và lý tưởng hoá các đối tượng kinh nghiệm. Cho nên nhận thức các đối tượng kinh nghiệm là tiền đề để tư duy xây dựng và nhận thức các đối tượng lý luận.
    2. Sự khác nhau về phương pháp phản ánh giữa các cấp độ khái niệm.
    Khái niệm kinh nghiệm
    - Phản ánh hiện thực khách quan trong sự phân hoá đa dạng của những hiện tượng, theo đó vật chất được nhìn thấy ở một dạng tồn tại cụ thể, một thuộc tính cụ thể hoặc được nhìn như ?ocái nhiều? nào đó.
    - Với phương pháp phản ánh đó không bao quát được một cách tương đối đầy đủ bản chất, tính tất yếu, nhiều lắm cũng chỉ nắm được từng mặt, có tính chất phiến diện của chúng mà thôi
    Khái niệm Lý luận
    - Phản ánh ?ovật chất với tính cách vật chất? tức là nhìn hiện thực khách quan trong tính thống nhất của toàn bộ thế giới hiện tượng muôn vẻ, đa dạng, trong đó mọi tồn tại vật chất có thuộc tính ?otồn tại khách quan? đềy được xem xét.
    - Phản ánh chỉnh thể về khách thể, ở đó hiện tượng đa dạng được nhìn trong tính thống nhất nội tại của chúng. Nhờ đó có thể quán triệt một cách đầy đủ bản chất, các mối liên hệ tất yếu bởi vì nhìn hiện tượng trong tính thống nhất nội tại cũng có nghĩa là nắm bản chất của chúng.
    Ví dụ, khái niệm số ở cấp độ kinh nghiệm phản ánh tính quy định số lượng hiện thực trong sự phân hoá, biểu hiện ở những số lượng cụ thể, riêng biệt. Còn khái niệm số ở cấp độ lý luận lại phản ánh tính quy định số lượng hiện thực trong sự thống nhất, đồng cấp về chất lượng.
    3. Sự khác nhau về phương thức vận động giữa các cấp độ khái niệm.
    Khái niệm kinh nghiệm
    - Chủ yếu dựa trên quan sát và thí nghiệm. Mỗi quan sát, thí nghiệm lại bổ sung vào nhận thức những tài liệu mới và những tri thức mới dẫn đến mở rộng thêm giới hạn cụ thể của đối tượng, làm đầy thêm nội hàm của khái niệm kinh nghiệm.
    - Sự quan sát dù ở trình độ thông thường hay khoa học bằng phương tiện thô sơ hay hiện đại bao giờ cũng đòi hỏi đối tượng phải tồn tại một cách trực tiếp, và theo Heghen nó chỉ đem lại ?o... cho ta sự cảm thụ những biến đổi kế tiếp nhau... nhưng nó không cho ta thấy tính tất yếu của mối liên hệ?. Như vậy, trong quan sát chúng ta làm quen với những biểu tượng cảm tính xen kẽ nhau, ***g vào nhau. Ở đó, đối tượng được phản ánh như những hiện tượng đơn nhất, hữu hạn, hữu hình trong không gian và thời gian cụ thể: những tri thức thu được thường có tính chất mảnh đoạn, tĩnh, tách biệt nhau.
    - Thí nghiệm bao giờ cũng xuất phát từ một ý tưởng hay một quan niệm của lý thuyết khoa học nhất định, trong đó chủ thể tác động đến trạng thái tự nhiên của khách thể, làm cho chúng bộc lộ những thuộc tính và quan hệ, mà trong điều kiện tự nhiên thì chúng không hiện ra một cách trực tiếp được. Do đó thí nghiệm trình độ cao hơn quan sát: có thể nắm được những mặt nhất định thuộc về bản chất và liên hệ tất yếu của đối tượng. Tri thức thu được trong thí nghiệm gia nhập vào nội hàm của khái niệm kinh nghiệm, làm cho nó đạt tới mức độ khái quát nhất định về bản chất và tính tất yếu của đối tượng. Dẫu vậy, đối tượng nhận thức vẫn xuất hiện dưới hình thức đơn nhất, hữu hạn, cho nên tri thức thu được từ đó cũng phải nhờ cậy vào quan sát. Những tri thức ấy vẫn phản ánh đối tượng dưới hình thức cái đơn nhất và được giới hạn bởi cái điều kiện cụ thể của thực tiễn mà ở đó chủ thể tiến hành quan sát, thí nghiệm. Thành thử khái niệm kinh nghiệm chưa thể vươn tới phản ánh một cách đầy đủ bản chất, tính tất yếu của đối tượng.
    - Trong sự vận động của khái niệm kinh nghiệm, các phương pháp nhận thức lôgic như trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích và tổng hợp, quy nạp& diễn dịch, lôgic và lịch sử... làm cho tri thức trở nên chính xác và có hệ thống hơn. Nhưng các phương pháp đó, một mặt được thực hiện dựa vào các quan sát thí nghiệm, một mặt được đặt bên ngoài nội dung lôgic của khái niệm như những yếu tố có thể tham gia, mà không tất yếu phải có mặt trong nội dung ấy. Sử dụng các phương pháp này theo tính chất như vậy, hầu như chỉ để củng cố những tri thức được đem lại từ quan sát và thí nghiệm, hoặc để suy ra tri thức đã biết từ trước mà không đủ sức để sản sinh ra tri thức mới trước đó chưa biết. Nếu có tri thức mới thì điều đó chủ yếu là nhờ quan sát thí nghiệm chứ không phải nhờ các phương pháp nhận thức lôgic.
    Khái niệm Lý luận
    - Chủ yếu là các phương pháp nhận thức lôgic. Các phương pháp này được sử dụng. một mặt để cấu tạo và mở rộng đối tượng, mặt khác để phát hiện ra dưới hình thức thuần khiết các quy luật chung của đối tượng. Mặc dù vậy, khi sử dụng các phương pháp đó, khái niệm lý luận cũng dựa vào những tài liệu kinh nghiệm.
    - Như vậy, khái niệm lý luận trong sự vận động của nó cũng có sự phụ thuộc nhất định vào kinh nghiệm. Tuy nhiên, kinh nghiệm tự nó không thể sản sinh ra khái niệm lý luận. Tài liệu kinh nghiệm tham gia như là yếu tố chỉ để xây dựng và chỉnh lý các giả thuyết; trong khi giả thuyết ?" hình thức ban đầu của đối tượng lý luận lại có nội dung là những quy định phổ quát, vượt bỏ mọi giới hạn kinh nghiệm. Vì vậy, từ tài liệu kinh nghiệm đến giả thuyết không thể không có sự tham gia của các biểu tượng chung (lý luận) và các phương pháp nhận thức lôgíc. Đối tượng lý luận tồn tại trong tư duy, cho nên nó sẽ được mở rộng bởi sự thâm nhập của các phương pháp nhận thức lôgíc: hơn nữa, nó có thể mở rộng đến vô hạn, bởi vì hình thức cái phổ biến đã bao hàm tính vô hạn của nó.
    - Xu hướng vận động của khái niệm kinh nghiệm là làm sâu sắc thêm tính hữu hạn của đối tượng nhận thức, do đó hoặc biến đối tượng thành những trừu tượng ngày càng phiến diện hơn nếu chỉ sử dụng các phương pháp nhận thức lôgic hoặc chuyển đối tượng từ hình thức hữu hạn này sang hình thức hữu hạn khác khi sử dụng quan sát và thí nghiệm.
    - Còn sự vận động của khái niệm lý luận có xu hướng mở rộng hơn nữa tính vô hạn của các đối tượng nhận thức: hoặc làm tăng tính thống nhất của đối tượng, do đó có thể bao quát lĩnh vực khách thể rộng hơn, hoặc làm tăng tính cụ thể của đối tượng mà trong đó hiện tượng đa dạng của khách thể được quán triệt đầy đủ hơn.
    4. Sự khác nhau về hình thức và nội dung tri thức giữa các cấp độ khái niệm
    Khái niệm vừa là hình thức cái phổ biến, phản ánh trong tư duy bản chất của khách thể ở những cấp độ khác nhau, vừa là hình thức của những tri thức kết thành hệ thống. Do đó, giữa 2 cấp độ khái niệm còn có sự khác nhau về hình thức và nội dung tri thức.
    Khái niệm kinh nghiệm
    - Phản ánh đối tượng trong hình thức cái đơn nhất, cho nên nộ dung của nó thường là những thuộc tính và quan hệ riêng lẻ, trực tiếp của khách thể. Những gì thuộc về cái chung, cái tất yếu thì hoặc nằm ngoài nội dung phản ánh của nó, hoặc khi được phản ánh, chúng bị chia tách ra thành từng mặt, từng mảnh để đưa vào trong hình thức cái đơn nhất, thành thử ở đây không thể diễn tả một cách đúng đắn và đầy đủ tính thống nhất của khách thể.
    - Nhưng khái niệm kinh nghiệm lại là hình thức cái phổ biến, được xây dựng từ những tri thức kinh nghiệm có hình thức cái đơn nhất. Như vậy, trong khái niệm kinh nghiệm, hình thức cái đơn nhất của tri thức lại trở thành nội dung mà cái phổ biến lại là hình thức của nó. Ở đây, quá trình đi từ tri thứckinh nghiệm đến khái niệm kinh nghiệm được hình dung theo 2 hướng: một là từ hình thức cái đơn nhất vốn đã nghèo nàn, bằng con đường trừu tượng hoá để rút ra cái chung và đưa vào hình thức cái phổ biến làm cho cái phổ biến lại trở nên nghèo nàn hơn; hai là dường như cái phổ biến được tạo ra theo cách cộng máy móc những cái đơn nhất không ăn nhập với nhau (bởi vì tính đơn nhất của chúng chưa được tước bỏ), làm cho nội dung và hình thức không có sự thống nhất, thành ra khái niệm cũng không còn là khái niệm nữa. Đây là 2 hướng nếu bị đẩy cao lên, vượt qua giới hạn của chúng, thì theo Heghen sẽ tạo khả năng cho sự xuất hiện của chủ nghĩa kinh nghiệm và cả chủ nghĩa giáo điều.
    Khái niệm Lý luận
    - Phản ánh đối tượng trong hình thức cái phổ biến, cho nên nội dung của nó bao giờ cũng là những thuộc tính, những quan hệ chung và tất yếu: ở đây, nó nắm lấy cái gì là cơ bản nhất có vai trò chi phối mọi giai đoạn lịch sử, mọi biểu hiện đặc thù của khách thể, và khi đưa vào phản ánh trong hình thức cái phổ biến thì nó có khả năng diễn tả được một cách đầy đủ tính thống nhất nội tại của khách thể.
    - Khái niệm lý luận cũng là hình thức cái phổ biến, nhưng được xây dựng từ tri thức cũng có hình thức cái phổ biến. Như vậy, trong khái niệm lý luận, cả nội dung và hình thức đều có tính phổ biến. Nội dung của khái niệm lý luận là những thuộc tính và quan hệ của đối tượng, mà đối tượng lý luận thì lại là cái phổ biến. Cho nên trong khái niệm lý luận, giữa nội dung và hình thức có sự thống nhất, phù hợp với nhau. Với hình thức cái phổ biến, khái niệm lý luận có thể diễn tả được tính quy luật chung của khách thể nhận thức; với nội dung phổ biến, khái niệm lý luận nắm được tính thống nhất nội tại của mọi biểu hiện đặc thù của khách thể nhận thức...

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  3. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Tính khoa học và lôgic của lý thuyết khoa học
    1. Lôgíc học và lý thuyết khoa học
    Trước hết, việc phân tích lôgic với các lý thuyết khoa học cần phải chỉ ra được cách thức, phương pháp nhận thức của chúng. Về khía cạnh nhận thức của phép biện chứng duy vật thì, bất kỳ quá trình nhận thức khoa học nào cũng là quá trình phản ánh của hiện thực khách quan vào chủ thể nhận thức.
    Nếu triết học đặt ra cho mình nhiệm vụ nhận thức đặc điểm chung nhất thì các khoa học cụ thể đặt cho mình nhiệm vụ nhận thức những đặc điểm, quy luật của từng bộ phận, từng vùng đối tượng khác nhau của hiện thực khách quan. Thế nhưng, những mảng của hiện thực khách quan đó không phải là được ?obê nguyên xi? vào các kết quả nhận thức mà thông qua các mô hình đặc thù cho từng mảng hiện thực. Đối với các lý thuyết khoa học thì đó các mô hình khái niệm. Trên cơ sở các mô hình khái niệm người ta xây dựng các lý thuyết khoa học.
    Lý thuyết khoa học là hình thức cao nhất của nhận thức về một lĩnh vực đối tượng nào đó. Lý thuyết khoa học không mô tả tất cả mà chỉ là một tập hợp nhất định các thuộc tính của hiện tượng cần nghiên cứu. Lý do là:
    - Thứ nhất, nhiều thuộc tính, đặc điểm của hiện thực chưa được phát hiện ra (ở một trình độ nhận thức nhất định) hoặc đã được phát hiện ra nhưng được coi là không căn bản.
    - Thứ hai, chính những lý thuyết khoa học được xây dựng mà những thành phần của chúng là những khái niệm, phán đoán và những quan hệ logíc khác hẳn với những sự vật được nghiên cứu.
    -
    - Ví dụ quan hệ lôgic của phép suy diễn về nguyên tắc khác hẳn với những mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng, mặc dù mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng được tái tạo lại trong lý thuyết nhờ sự giúp đỡ của các tương quan của phép kéo theo logic.
    Tóm lại, mô hình khái niệm là tập hợp một hệ thống các khái niệm, phạm trù, là cầu nối giữa chủ thể nhận thức và khách thể cần nghiên cứu.
    2. Cấu trúc Lôgíc và lý thuyết khoa học
    Cấu trúc mô hình khái niệm trong các lý thuyết khoa học xác định tính hệ thống của chúng. Nhiệm vụ của mỗi lý thuyết khoa học là liên tiếp đặt ra và giải quyết tương ứng với một vùng đối tượng nhất định. Mỗi một quy luật khoa học không chỉ tồn tại độc lập giống như một phần tử của một tập hợp trừu tượng, mà nó chỉ được phát triển triệt để khi có mối liên hệ chặt chẽ với những quy luật nằm trong hệ thống khoa học đó.
    Xét về mặt lịch sử sự hình thành mỗi lý thuyết khoa học, thì tính hệ thống có sau những thành phần nội dung cơ bản của nó.
    Trong giai đoạn đầu của sự phát triển, mỗi một bộ môn khoa học cần phải tìm kiếm và tích lũy những cứ liệu thực nghiệm kinh nghiệm, phân loại những khái niệm và những giả thuyết, tất cả chúng lúc đầu tồn tại ngoài mối liên hệ lôgic với nhau.
    Ví dụ, trước khi xuất hiện hình học Ơcơlit với tư cách là một hệ thống, đã có những tri thức về hình học tồn tại riêng lẻ khá lâu, sau đó trên cơ sở các tài liệu đã được tích luỹ, người ta xây dựng nên một lý thuyết khoa học hoàn chỉnh.
    Tính chất hệ thống của lý thuyết khoa học thể hiện ở cấu trúc lôgic bên trong của nó. Mỗi một lý thuyết khoa học có thể được coi là một hệ thống các khái niệm hay là một bộ máy khái niệm, phán đoán hoặc mệnh đề, quan hệ với một lĩnh vực đối tượng nghiên cứu nhất định và những mệnh đề đó được liên kết với nhau bằng những quan hệ lôgíc trước hết là diễn dịch và quy nạp.
    Trong mỗi lý thuyết khoa học đều tồn tại một trật tự thang bậc các khái niệm, các mệnh đề với những ?otiềm lực diễn dịch? khác nhau.
    - Một số khái niệm trong chúng là các khái niệm xuất phát mà từ đó nhờ những quy tắc suy luận ta xâu dựng được những khái niệm khác.
    - Một số mệnh đề có ?tiềm lực diễn dịch? lớn nhất biểu hiện với tư cách là tiên đề của lý thuyết. Tất cả những mệnh đề, những khẳng định còn lại được rút ra từ các tiên đề nhờ các suy luận lôgic.
    Thí dụ, trong cơ học Niuton, những khái niệm điểm, vật chất, trọng lực... là các khái niệm xuất phát, còn 3 quy luật cơ bản biểu hiện như những tiên đề của nó là quy luật quán tính, quy luật tỷ lệ thuận giữa vận tốc của vật thể và lực tác động, quy luật cân bằng giữa tác động và phản tác động.
    Đối với những lý thuyết khoa học mà việc hình thành nên những khái niệm xuất phát nhờ vào phương pháp phân tích thông qua thí nghiệm, tổng kết trên cơ sở kinh nghiệm thì lúc đầu được xây dựng như những giả thuyết. Còn trong các khoa học phát triển cao hơn hoặc thuần tuý hình thức như lôgic học, toán học thì chủ yếu người ta dùng phương pháp diễn dịch trong đó hệ thống tiên đề là những công thức hết sức đơn giản, gần như hiển nhiên được thừa nhận, không cần chứng minh.
    Trong nhiều tài liệu lôgíc người ta từng chia các lý thuyết khoa học làm 2 loại chính:
    - lý thuyết hình thức thuần tuý ?" không có nội dung (toán, lôgíc toán) và
    - loại lý thuyết có nội dung (vật lý, hoá học....). Người ta phân biệt chúng qua cách xác định hệ tiên đề.
    Đối với các khoa học không có nội dung hoặc thuần tuý hình thức thì các tiên đề xác định khách thể cần nghiên cứu. Còn các khoa học có nội dung thì các khái niệm hình thành dựa trên kinh nghiệm, mô tả thực nghiệm.
    Phương pháp quy nạp ở đây được sử dụng với nhiệm vụ khái quát những thông số của thực nghiệm, những số liệu thống kê... để lập nên những khái niệm chung. Còn các quy luật cơ bản là những tiên đề của lý thuyết. Các quy luật này lúc đầu là những giả thuyết.
    Phương pháp diễn dịch tồn tại bên trong mỗi hệ thống lý thuyết khoa học và trở thành cốt lõi của chúng. Từ hệ thống tiên đề và các khái niệm xuất phát, người ta sử dụng hệ thống quy tắc suy luận (hoặc các phương pháp tư duy tương tự) để rút ra những khái niệm, phán đoán và quy luật mới.
    3. Lôgic học và đảm bảo tính đúng đắn của lý thuyết khoa học.
    - Vấn đề đặt ra là (xét về khía cạnh lôgíc) làm thế nào để mỗi một hệ thống lý thuyết khoa học đạt được tính đúng đắn trong mỗi bước đi, trong việc xây dựng lý thuyết với những kết quả chính xác và ít vấp váp nhất? Hay nói cách khác, các hệ thống lý thuyết khoa học muốn đạt được tính chân lý thì phải tuân thủ những yêu cầu gì về mặt lôgic?
    Theo quan điểm nhiều tác giả nghiên cứu về lôgic và phương pháp luận khoa học thì các lý thuyết khoa học muốn đạt được tính đúng đắn thì trước hết hệ tiên đề (và những khái niệm xuất phát) của chúng phải đạt 4 yêu cầu sau: tính độc lập, tính đầy đủ, tính phi mâu thuẫn, tính rõ ràng (dễ hiểu) và chân thực của các tiên đề.
    Nếu các tiên đề không đảm bảo tính đúng đắn, chân thực thì dù các phương pháp tư duy dẫn đến kết luận có tuân thủ đầy đủ các quy luật tư duy hoặc lôgíc đến đâu cũng không thể có một kết quả chân thực.
    a. Tính độc lập
    Xét tính độc lập của các tiên đề, tính độc lập đó đòi hỏi: không có một hệ tiên đề (hoặc khái niệm xuất phát) nào có thể được suy diễn, hoặc được định nghĩa thông qua các tiên đề khác trong hệ tiên đề của lý thuyết đã cho. Tất nhiên tính không suy diễn được đó không có nghĩa rằng những tiên đề của lý thuyết đã cho không được chứng minh, hoặc được định nghĩa trong một lý thuyết khác, rộng hơn.
    Ví dụ, các khái niệm điểm, đường thẳng... trong hình học; khối lượng, lực... trong vật lý cổ điển là độc lập nhau trong mỗi hệ thống tương ứng. Ý nghĩa của tính độc lập của hệ thống tiên đề còn ở chỗ nó cho phép người ta thay thế từng tiên đề một trong hệ tiên đề đã cho, để biến thành một hệ tiên đề khác, thậm chí đối lập với nó, từ đó có thể xây dựng một lý thuyết mới bằng phương pháp thay tiên đề (và chỉ thực hiện được khi hệ tiên đề đã cho là độc lập). Chính bằng cách đó, trong lịch sử toán học đã hình thành nên bộ môn hình học mới: Lôbaxepxki.
    Tính độc lập của hệ tiên đề người ta có thể định nghĩa thông qua quy luật phi mâu thuẫn. Một mệnh đề B không phụ thuộc vào những tiên đề khác cùng hệ A1, A2,...,An nếu và chỉ nếu tập hợp {A1, A2,..., An, phủ định B} là phi mâu thuẫn. Nếu mệnh đề B được suy diễn từ các mệnh đề của tập hợp A1, A2,... An thì sự thay thế nó sang (phủ định B) sẽ dẫn đến xuất hiên mâu thuẫn.
    Đòi hỏi về tính phi mâu thuẫn trong hệ tiên đề là một đòi hỏi quan trọng. Hệ tiên đề gọi là chứa mâu thuẫn nếu sau một số bước suy diễn (giả định quá trình suy diễn là đúng đắn) ta nhận được một mệnh đề A nào đó, và mệnh đề phủ định nó là (phủ định A). Khi đó hậu quả là ta không xác định được mệnh đề nào là đúng, mệnh đề nào là sai theo quy luật phi mâu thuẫn của lôgic hình thức.
    b. Tính đầy đủ
    Yêu cầu về tính đầy đủ phát biểu như sau:
    Hệ tiên đề được coi là đầy đủ nếu số lượng tiên đề của lý thuyết đã cho, khi sử dụng ta có thể dùng để chứng minh hoặc bác bỏ bất kỳ định lý nào của lý thuyết đã cho. Ý nghĩa của tính đầy đủ là nó giảm đến mức tối thiểu số lượng các tiên đề để chúng cần và đủ cho việc xây dựng lý thuyết đã cho.
    Trong mỗi hệ thống lý thuyết khoa học, ngoài việc xây dựng hệ thống tiên đề (và các khái niệm xuất phát) các quy tắc suy diễn (hoặc các hình thức tư duy, nghiên cứu tương đương) người ta còn cần phải định nghĩa một loạt những khái niệm, thuật ngữ mới để sau đó, nhờ các phép suy diễn lại nhận được những khái niệm mới khác. Do đó việc sử dụng các định nghĩa không tuân thủ nghiêm ngặt về mặt lôgic, việc sử dụng tuỳ tiện các khái niệm đa nghĩa sẽ dẫn đến những hệ quả sai; thậm chí kết quả nhận được một lý thuyết mâu thuẫn. Những khuyết tật đó của phép suy diễn trên cơ sở của những thuật ngữ đa nghĩa mà không được định nghĩa chính xác còn là cơ sở của thuật nguỵ biện. Đặc biệt điều đó dễ vấp phải ở những lý thuyết khoa học mà thuật ngữ, khái niệm của nó được vay mượn từ những từ ngữ thông thường, được hình thành và biến đổi qua một quá trình lịch sử lâu dài.
    c. Tính phi mâu thuẫn
    Để đánh giá một lý thuyết ngoài những đòi hỏi trên còn cần phải tính đến quan hệ của lý thuyết ấy với những lý thuyết đã có, trước hết là những lý thuyết gần gũi nó. Trong quan hệ này, trước hết chúng ta cần chú ý đặc biệt đến tính phù hợp của mỗi lý thuyết gần nó. Người ta chia ra 2 loại yêu cầu về tính phi mâu thuẫn bên trong và phi mâu thuẫn bên ngoài.
    Ngoài yêu cầu về tính phi mâu thuẫn như trong hệ thống tiên đề, xét về toàn bộ hệ thống, nó còn có những đòi hỏi cụ thể hơn. Chẳng hạn, trong một hệ thống lý thuyết khoa học, một định lý mới được chứng minh không được phép mâu thuẫn với những định lý đã được chứng minh thừa nhận trước. Nếu gặp trường hợp như vậy, nhà nghiên cứu cần xem xét lại toàn bộ quá trình trước của mình: từ phân tích số liệu thực nghiệm, đến những phương pháp chứng minh lý thuyết...
    Tính phù hợp với bên ngoài là sự không tồn tại mâu thuẫn giữa lý thuyết đã cho với các lý thuyết gần nó về mặt giáp ranh các đối tượng nghiên cứu. Đặc biệt khi các khoa học liên ngành xuất hiện phổ biến, đòi hỏi này có 1 ý nghĩa quan trọng, chẳng hạn những kết quả nhận được trong lĩnh vực hoá sinh không được mâu thuẫn với các lý thuyết hoá học hoặc sinh vật nghiên cứu trong cùng một lĩnh vực đối tượng. Nếu điều đó xảy ra ngược lại thì nhà nghiên cứ cần xem xét lại toàn bộ quá trình nghiên cứu của mình.
    Tính phù hợp bên ngoài của lý thuyết, nhìn rộng hơn còn là biểu hiện của tính kiểm nghiệm chân lý bằng thực tiễn. Bởi vì đó chính là nguồn gốc của nhận thức và tiêu chuẩn cuối cùng của chân lý.

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  4. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Còn nữa không hả bác Cá Chép?
    Cám ơn bác rất nhiều về những bài mà bác đã post lên đây cho bà con cùng đọc!
  5. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Chào đồng chí QuyZen, lâu lắm mới gặp đồng chí. Làm ly rượu hãy đồng chí ơi, vội có nhiều tri thức làm gì
    Mình có thể viết rất nhiều, rất dài... nhưng có lẽ nên tạo 1 Web site riêng. Vừa ngó thấy 1 site trình bày không nỗi tồi, nhưng chỉ tiếc họ hoài cổ nhiều quá.
    Mình sẽ có chuyển thể và trình bày mấy thứ khô khan của mình thành 1 dạng mà đến trẻ nhỏ cũng hiểu được Chuyên gia Về trình bày thông tin mà không làm được thì xin từ chức.... Các bác chờ nhé, nhiều không phải là hay, ít mà sít ra nhiều mới là quý...

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  6. neufriend

    neufriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Cachep đã post, em cũng chưa đọc hết, nhưng các bác có thể giải thích giúp em xem tại sao cau chuyện ngụ ngôn này lại chọn các ông thầy bói.
    Cảm ơn
  7. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Lý do chuyện ngụ ngôn này chọn các ông thầy bói và con voi thì xin hỏi các tác giả của chuyện ngụ ngôn.
    Còn mình chọn câu chuyện ngụ ngôn ấy để làm ẩn dụ cho việc con người nhận thức thế giới và chỉ mới tương tác một chút, một khía cạnh nào với thế giới mà đã sớm đưa ra nhận xét chủ quan một cách hời hợt, không mang tính hệ thống và tính cộng đồng khi nhận thức. Tính căn cứ thực tiễn và tính phản biện là rất quan trọng khi nhận thức thế giới. Có nhận thức đúng thì hành động mới khả thi và hiệu quả.
    Tất nhiên, với chủ ý như vậy mình có thể chọn câu chuyện khác làm ẩn dụ.

Chia sẻ trang này