1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thay đổi cách nhìn

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi sea_bird, 15/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Thay đổi cách nhìn

    Câu truyện về người mãi võ
    ?oCó thầy trò một nhà kia làm nghể mãi võ. Người đàn ông góa vợ và người học trò là một cô gái nhỏ tên là Meda Kathullika. Hai thầy trò trình diễn để kiếm ăn. Họ dựng một thăn tre cao, người đàn ông đặt cây tre trên đỉnh đầu mình trong khi em gái leo dần lên đầu cây rồi dừng lại trên đó để người đàn ông tiếp tục di chuyển trên mặt đất. Cả hai đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao để giữ thăng bằng và để ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra. Một hôm người kia đặn học trò : Này Meda Kathulika, con hãy giữ gìn cho ta và ta sẽ giữ gìn cho con, chúng ta hãy giữ gìn cho nhau, để tránh được tai nạn và để thầy trò mình kiếm được ít tiền ăn. Đứa bé gái vốn thông minh trả lời rằng : Thưa thầy.... có lẽ ta nên nói thế này đúng hơn : Trong hai thày trò ta mỗi người nên tự gìn giữ lấy mình, giữ gìn lấy mình tức là gìn giữ cho nhau tránh được tai nạn và để thầy trò mình kiếm được ít tiền ăn cơm?.
    Đứa bé này nói rất đúng.
    Trong một gia đình có người biết tu tâm dưỡng tánh làm tròn bổn phận của thành viên của gia đình thì tất cả thành viên gia đình được nhờ cậy, cả gia đình nhờ sự có mặt của một người đó mà được nhắc nhở rằng : Mình cũng phải biết tu dưỡng lấy mình.
    Trong một diễn đàn có người biết hết mình đóng góp cho diễn đàn thì tất cả mọi người trong diễn đàn cùng hưởng những thành quả do người đó làm nên, đó có thể là tấm ?ogương? để người khác soi vào. Tôi nghĩ chúng ta hãy trở thành tấm ?ogương? có thể ko sáng lắm nhưng dùng để soi, chứ đừng nên thành một vị ?oquan tòa? phán xét lung tung rồi gây ra phiền giận, trách móc hằn học.
    Vì thế theo tôi ta nên biết thực hiện nguyên tắc, đó là đừng lo ngại rằng những người khác không xứng đáng với chữ ?oHọc thuật? mà chỉ nên nghĩ đến là làm sao cho mình được xứng đáng.
    Theo tôi nói rộng ra các lĩnh vực khác trong cuộc sống nói chung ?oMình xứng đáng?, đó là cách hữu hiệu nhất và đầy nhân bản để nhắc nhở những người khác trong cộng đồng mình. Tôi gọi đây là cách "xây dựng" nó khác với cách "đập bỏ" tức là loại bỏ các yếu tố mà mình cho rằng ko xứng đáng.

    Ko biết các bạn nghĩ thế nào?
  2. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Hay. Thế thì những gia đình cảnh sát, gia đình giáo viên,...sao vẫn có những thằng con phạm tội. Rõ ràng họ tốt, rất tốt. Nhưng sao con họ vẫn hư? Ko thể quy kết cho một phía, phải nhìn nhận từ mọi góc chứ?
  3. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
  4. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Mạng có vấn đề phải truyển lại

    Ở đây bạn đang nói họ tốt là tốt như thế nào? Có tiêu chuẩn nào ko, hay chỉ dựa vào bằng cấp, huy chương hay những lời khen của cấp có thẩm quyền. Một người công chức tốt chưa chắc đã là một người cha, mẹ tốt. Theo tôi một người được coi là tốt thì tiêu chuẩn đầu tiên là phải biết tạo ra không khí hạnh phúc cho những người thân của mình, mà hạnh phúc định nghĩa theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh là ko có sự khổ đau. Trong một gia đình tràn đầy niềm yêu thương, mà yêu thương là đầu mối của sự cảm thông và thấu hiểu, đã có sự cảm thông và thấu hiểu thì con người ta rất cởi mở. Thấu hiểu là cha hiều vấn đề của con, chồng hiểu vấn đề của vợ, ngược lại con cái cũng phải hiểu những khó khăn của cha mẹ. Một khi đã có sự cởi mở thì những mầm mống của sự khổ đau, bạo động sẽ kịp thời được giải quyết làm sao con người ta có thể phạm tội được. Người xưa có câu ?oTu thân, tề gia, bình thiên hạ?, câu này ai cũng biết nhưng có mấy ai thực hiện đâu. Họ chỉ thích làm công việc ?obình thiên hạ? thôi vì nó oai hơn, đặc biệt hơn nữa là nếu có một ít thành tích ngoài xã hội thì đã cho rằng mình là số 1. Đã là số 1 thì cần gì ?otu thân? nữa, còn đối với gia đình thì ?otề gia? bằng cách áp đặt, độc đoán. Điều này đưa đến hậu quả là mất đi khả năng giao tiếp (communication) giữa các thành viên trong gia đình. Trong thời đại ngày nay khi mà nhịp độ của cuộc sống thay đổi rất nhanh, thông tin đến rất nhiều con người ta càng sớm có những chính kiến riêng của mình. Vì vậy trong một gia đình rất dễ xảy ra bất đồng ý kiến, cái này thầy Nhất Hạnh gọi là ?omầm mống bạo động? chính cái mầm mống phản kháng này sẽ rất dễ dẫn đến những hành động đáng tiếc nếu ko được tháo gỡ kịp thời. Đây ko phải là nguyên nhân phạm tội sao? Ở đây tôi ko qui kết cho một phía nào cả, thường con người ta khi gặp chuyện thì luôn đi tìm bất cứ một nguyên nhân nào khác miễn ko phải là do mình. Vì thế tôi kêu gọi trong bất cứ việc gì phải bắt đầu từ chính bản thân trước. Hãy nhìn từ góc độ bản thân trước, giải quyết vấn đề của mình trước. Sau đó mới xem xét xem có cần nhìn từ góc độ khác ko?
    Nên ở những gia đình như bạn kể trên để xảy ra những trường hợp như thế, những người làm cha mẹ đừng vội đi tìm nguyên nhân khách quan. Theo tôi cái gốc của vấn đề nằm chính trong gia đình.
    Khi trả lời câu hỏi của phóng viên đài BBC ?oTại sao giới trẻ Việt Nam hiện nay rất nhiều người đi vào con đường ma túy, hay chạy theo cuộc sống vật chất thuần túy??
    Thầy Thích Nhất Hạnh đã nói: ?ovì họ ko tìm thấy cái gì vui thú hơn những điều đó?. Mọi người sẽ nghĩ câu này theo nhiều ý khác nhau. Nhưng tôi lại thấy thế này, Thầy ko đặt vấn đề từ những người lầm lỡ đó, mà thầy đã đặt ra một câu hỏi cho xã hội tại sao ko thể cung cấp cho giới trẻ một điều kiện sống vui tươi hạnh phúc, mà để họ phải tìm vui thú ở trong những cái độc hại như ma tuý hay thỏa mãn nhu cầu vật chất thuần túy.
    Xã hội ở đây bắt đầu chính từ tôi, bạn và nhiều người khác nữa. Điều kiện sống đó phải xây dựng từ mỗi gia đình vì gia đình chính là hạt nhân của xã hội.
    Bạn có thể ko đồng ý với tôi nhưng đừng vội phản đối, hãy suy ngẫm thật kỹ cái câu ?oMình xứng đáng? xem có đúng ko?
  5. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Thông tin có thể từ mọi phía, nhưng đến nhanh nhất, có ý nghĩa nhất chẳng phải từ bố mẹ, hay người thân mình sao? Những đứa con hư kia, chúng hư chẳng phải do bố mẹ ko quan tâm sao? Chính những người chỉ biết coi trọng mình, "biết bình thiên hạ" thôi, ko quan tâm đến người khác lại là những người chỉ nghĩ đến mình, giữ cho mình. Bạn thấy đấy, chính những ví dụ của bạn lại chống lại bạn. Cho nên tôi mới nói: ko có gì hoàn toàn đúng cả, tất cả phải nhìn từ nhiều góc độ. Phải giữ cho mình, đồng thời giữ cho cả người nữa.
  6. superheavytank

    superheavytank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Hạnh phúc theo thiền sư, ặc ặc, thiền sư thì biết gì về hạnh phúc hả trời.
    Hạnh phúc theo định nghĩa của anh là có nhiều tiền và gái đẹp, chấm hết. Chú nào thích theo đuổi hạnh phúc như sư không còn đau khổ thì cứ cắt tóc đi tu cho nó sướng, tiền không có, tình không có rồi hạnh phúc nhá
  7. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Gửi bạn Phicau
    Bạn đã bao giờ tự hỏi mình ?otự coi trọng mình? là thế nào chưa? Tại sao khi còn đi học khi ta làm điều gì chưa đúng thì mọi người hay bảo tại sao làm như thế, phải biết tự trọng chứ?
    Tự coi trọng mình ko có nghĩa là ?oko quan tâm đến người khác?, ?ochỉ nghĩ đến mình, giữ cho mình?. Chỉ những người biết tự coi trong mình thì mới biết coi trọng người khác, chỉ những người biết quan tâm đến bản thân thì mới biết quan tâm đến người khác. Hình như bạn ko đọc kỹ những gì tôi viết ra.
    Tôi thấy bạn tự mâu thuẫn chứ ko phải tôi. Bài trước thì bảo ?oRõ ràng họ tốt, rất tốt. Nhưng sao con họ vẫn hư?? bài sau thì ?oNhững đứa con hư kia, chúng hư chẳng phải do bố mẹ ko quan tâm sao?? thế họ tốt ở chỗ nào?
    Bạn hãy đọc kỹ câu truyện mãi võ: trong khi biểu diễn mỗi người giữ một nhiệm vụ khác nhau, cùng quan trọng như nhau. Nếu họ ko biết đâu là nghĩa vụ của mình, ko lo hoàn thành tốt cái nghĩa vụ đó mà cứ chăm chăm nhìn xem người kia có hoàn thành hay ko thì sẽ xảy ra chuyện gì?
    Bạn cho rằng phải giữ cho mình, đồng thời giữ cho người khác nữa. Điều này đúng, nhưng đó là câu nói bạn đã bao giờ thử thực hiện chưa và đã chứng nghiệm được điều gì khi thực hiện?
    Bắt đầu từ đâu đây, cái nào trước cái nào sau hay cùng một lúc?
    - Nếu giữ cho người khác trước thì làm sao ta biết người ta cần gì mà ta giữ.
    - Hay là bảo người ta đừng làm cái này, phải làm cái nọ. Thế thì phải tự xét xem mình có xứng đáng ko?
    Hãy quay lại chuyện mãi võ:
    Đứa trẻ phải biết nó cần gì? tức là để kiếm ít tiền ăn, thì đừng có té đúng ko? Mà để đừng có té thì bám cho chắc, động tác phải nhẹ nhàng - để đừng gây khó cho người giữ cây tre. Còn người ở dưới cũng phải giữ thăng bằng cho cây tre thật chắc, đi lại nhẹ nhàng hợp lý - để người ở trên ko té xuống. Bạn thấy ko khi một người biết giữ thật tốt cho bản thân thì ngay lập tức cái việc giữ cho người cùng hợp tác với mình cũng tự nó sẽ đến. Vì thế tôi mới kêu gọi hãy bắt đầu từ mình trước.
    Tôi vẫn chỉ có một yêu cầu hãy suy ngẫm cho thật kỹ câu ?oMình xứng đáng?.
    Gửi bạn Superheavytank
    ?oHạnh phúc là ko có sự khổ đau? câu này tôi nghĩ là đúng.
    Người ta nói ở trên đời có nghệ thuật lắng nghe. Lắng nghe nội dung của lời nói đúng với những thông tin mà nó truyền tải đến cho chúng ta. Nhưng con người ta lại hay nghe với một sự ngăn cách, luôn lắng nghe với những thành kiến. Chưa nghe hết cái nội dung thì đã vội vàng phản đối. Vì chúng ta ko lắng nghe thật sự mà đang lắng nghe cái tiếng lao xao của nội tâm mình, nghe những thành kiến của mình chứ ko lắng nghe người khác..
    Ông bà có câu ?onói phải củ cải cũng phải nghe?, đã là lời nói phải thì nó do bất cứ ai phát ngôn mặc dù người đó là ai bất kể sang hèn, ngay cả đó là một đứa trẻ con thì cũng phải nghe theo. Thế thì một vị thiền sư tại sao ko có quyền nói về hạnh phúc, chưa nói đây là một người có đến 80 năm tuổi đời, hơn hẳn bất cứ ai trong chúng ta về sự trải nghiệm cuộc sống.
    Nếu ko biết lắng nghe thì chúng ta có hơn được cái củ cải ko?
    Bạn nói về tiền và gái đẹp, sự trải nghiệm của bạn về những điều này thế nào đã đủ để bàn luận hay hướng dẫn người khác theo con đường của mình chưa. Bạn có biết tại sao người ta nói Phật thích ca là một người Đại hùng, Đại bi, Đại lược ko?
    Phật thích ca bản thân là một vị hoàng tử, 16 tuổi lấy vợ. Tất cả cái xa hoa nhất đã từng nếm trải qua. Nhưng năm 29 tuổi đã từ bỏ tất cả ngôi vị cao sang, quyến rũ xác thịt để đi tìm con đường giải thoát. Đó là Đại hùng. Đó là một trong những người xứng đáng để nói về tác dụng tiền và gái đẹp.
  8. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Hờ hờ..... superheavytank biết gì về thiền sư mà dám lộng ngôn thế???????
    he he.... thì ra là superheavytank bị thiếu tiền và chưa được yêu bao giờ!!!!!! hèn chi mà chẳng thèm khát tình cảm và tiền bạc!! đúng thôi!!! hãy cố gắng kiếm một mảnh tình vắt vai để mà khoe với chúng bạn nhé!!!!

Chia sẻ trang này