1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thay đổi số phận

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi jimmy_coltech, 30/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Thay đổi số phận



    Như chúng ta đã biết, khi một nghiệp được thành lập, ngay đó quả báo cũng đã hiện diện. Vậy, trên tương đối, dường như nghiệp là bất định vì nó tùy thuộc ý muốn thực hiện của con người, còn quả báo là cố định. Nếu con người có tạo nghiệp thì mới có nghiệp, chứ nghiệp không có sẵn. Phải có bố thí cho kẻ nghèo chúng ta mới có được một nghiệp thiện, bằng không thì nghiệp chưa xuất hiện. Như vậy, trong cuộc đời chúng ta, tùy theo ý muốn của chúng ta mà bao nhiêu nghiệp thiện hay ác sẽ được tạo ra. Tạo nghiệp thiện hay tạo nghiệp ác là quyền của chúng ta, điều đó không có ai bắt buộc.
    Chỉ khi nào nghiệp đã tạo ra rồi thì quả báo bắt buộc phải có. Tất cả những quả báo đó dệt thành một định mệnh mà chúng ta phải trải qua trong cuộc đời kế tiếp. Những may mắn từ đâu kéo tới, những rủi ro không lường trước ập lại, là những cái gì dường như ngoài quyền quyết định của con người. Một số người phải gọi đó là thời vận để than thở.
    ?oThời lai đồ điếu thành công dị
    Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.?
    (Đặng Dung).
    Ngay những kẻ có tài mà vận may không có cũng phải đón nhận thất bại. Không ai có kế hoạch hành động chu đáo kỹ lưỡng như Khổng Minh, cuối cùng ông vẫn không dựng nổi đế nghiệp cho nhà Hán, đành phải than: ?oMưu sự tại nhân - Thành sự tại Thiên.?
    Trong cuộc đời nhan nhản những kẻ thiếu tài, nhưng một phước nghiệp nào đó đã đưa họ lên địa vị cao sang có nhiều người tuân phục.
    Trên tương đối, nghiệp là bất định và quả báo là cố định. Nghiệp được tạo ra hay không là do con người, nhưng một khi nghiệp đã tạo rồi thì quả báo chắc chắn phải có.
    Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích, chúng ta thấy vấn đề không đơn giản. Chúng ta sẽ thấy dường như nghiệp cũng đã được quy định rồi. Trong cuộc đời sắp tới, chúng ta sẽ làm những gì, sẽ tạo thiện vào lúc nào, sẽ tạo ác vào lúc nào, dường như cũng đã được quy định từ kiếp trước.
    Trước khi chết, Thiền Sư Minh An đã tiên đoán rằng mười năm sau, Bình Thị giả sẽ quật mồ của ngài. Quả đúng như vậy. Bình Thị giả đã quật mồ của Minh An và cầm búa chẻ vỡ đầu khi mà thân thể của Minh An sau 10 năm vẫn không hoại.
    Như thế, rõ ràng hành động Bình Thị giả quật mồ không phải là ngẫu hứng tức thời, vì ngài Minh An đã thấy trước hành động đó rất lâu. Phải chăng hành nghiệp cũng là một số phận ?
    May rủi được cho là do nghiệp quá khứ tạo thành, vậy nghiệp do cái gì tạo thành mà nó cũng gần như định sẵn ? Năm năm sau ta sẽ tạo nghiệp gì; mười năm sau ta tạo nghiệp gì... dường như tiến trình này cũng đã được sắp sẵn !

    Chúa Jésus đã biết trước rất lâu là Judàs sẽ phản bội, sẽ báo lính tới bắt ngài. Vậy hành động phản bội của Judàs đã được định sẵn rồi hay sao?
    Bốn tên cướp xông vào giết hại gia đình ông chủ tiệm làm móng tay. Đứng về phía gia đình ông chủ tiệm thì đây là quả báo bắt buộc phải trả. Nhưng còn hành vi cướp bóc, giết hại của bốn tên cướp là ngẫu nhiên hay đã có quy định ? Nếu là ngẫu hứng nhất thời thì làm sao ăn khớp với quả báo của gia đình nạn nhân; vì một bên là cố định, một bên là ngẫu hứng?
    Chúng ta đã biết, chính tư tưởng đời trước sẽ tạo nhân cách đời này. Nếu một người nuôi dưỡng những tư tưởng ác độc, chắc chắn đời sau họ sẽ có nhiều hành động ác độc. Hành động đời này do tư tưởng đời trước quy định.

    Trừ trường hợp ông cán bộ xây cầu vì tư tưởng làm đẹp lòng cấp trên chứ không phải vì thương dân nên đời sau ông ta được sung sướng nhưng vẫn thiếu đạo đức, còn lại hầu hết người ta nghĩ sao làm vậy.
    Một người ăn cắp vì đã có tư tưởng ăn cắp. Như vậy hành vi ăn cắp ở đời này sẽ tạo ra quả báo nghèo khổ mất mát ở đời sau, và tư tưởng ăn cắp đời này sẽ lập lại hành động ăn cắp ở đời sau nữa. Do đó,
    ?oNghiệp có khuynh hướng lập lại.?
    Một người làm việc thiện sẽ tiếp tục làm việc thiện, một người làm việc ác sẽ tiếp tục làm việc ác.
    Một bà mẹ có thói quen hành hạ con mình, kiếp sau bà đã bị ông bố hành hạ từ khi còn nhỏ. Lớn lên có chồng con, bà đã lập lại hành vi hành hạ con cái.
    Không hiểu luật Nghiệp Báo, chỉ quan sát một đời, chúng ta sẽ hiểu lầm là quả báo có trước (bị bố hành hạ từ nhỏ) và nghiệp nhân có sau (hành hạ con cái của mình). Thật ra bà đã lập lại nghiệp hành hạ con cái của bà đời trước mà thôi.
    Chính vì khuynh hướng lập lại này của nghiệp mà hành động dường như cũng được quy định sẵn.
    Do sự biến thiên tư tưởng đời trước nên hành động của đời sau cũng bị thay đổi. Có những giai đoạn chúng ta siêng năng học hành. Qua lúc khác chúng ta biếng nhác. Lúc thích làm việc thiện, lúc lại quay sang nghiên cứu nghệ thuật. Đời sau hành động cũng theo đó mà thay đổi, khi thì ham học, khi thì chán nản, lúc lại thích làm việc từ thiện xã hội, lúc quay sang vẽ tranh.
    Như vậy, không phải chỉ quả báo khổ vui là cái mà chúng ta không thể cưỡng lại, ngay cả hành động cũng là cái khó cưỡng được. Chúng ta sẽ đối xử tốt đối với người này, tệ với người kia, hành động đó khởi lên một cách tự nhiên, mà chúng ta không sao lý giải được, chỉ bởi vì nó được tư tưởng đời trước sắp sẵn rồi.
    Nếu cho rằng quả báo khổ vui trong hoàn cảnh đã được quy định sẵn 100% thì hành động cũng được quy định khoảng 70% rồi, chỉ còn lại 30% là quyền làm chủ hiện tại để lựa chọn lần cuối.
    Chúng ta không thể chọn cái may mắn cho mình vì đó là do phước nghiệp đời trước. Chúng ta có thể chọn hành động tốt để làm vì muốn đời sau được tốt đẹp, nhưng quyền lựa chọn trong hiện tại chỉ có 30% mà thôi, vì 70% đã thuộc về tư tưởng kiếp trước.
    Trong hiện tại, chúng ta chỉ có quyền làm chủ nhiều nhất nơi tư tưởng. 50% tư tưởng là do quyền chọn lựa của chúng ta bây giơ,ø chỉ có 50% là sức mạnh lập lại của quá khứ. Nhưng hầu hết chúng ta đã không sử dụng quyền làm chủ 50% này mà chỉ thuận theo cái 50% lập lại từ kiếp trước. Những tư tưởng ích kỷ, tự cao, tham lam sẽ lập lại. Chúng ta buông xuôi chạy theo nó và đi dần vào sa đọa tội lỗi. Chúng ta không dùng đến quyền làm chủ 50% kia để hóa giải tư tưởng ác và xây dựng tư tưởng thiện, chúng ta đã bỏ phí sự tự do của mình, chỉ cúi đầu đi theo khuynh hướng của kiếp trước, trong khi khuynh hướng này không phải là ưu thế.
    Giá trị của người tu là ở chỗ biết tạo dựng cho mình một tâm hồn trong sáng, thoát khỏi những tư tưởng thấp hèn từ kiếp trước. Trong quá trình cải tạo tâm hồn này, chúng ta có quyền tự do 50% để chống lại sức mạnh lập lại tư tưởng kiếp trước chỉ có 50% mà thôi.
    Tóm lại về mức độ quy định của kiếp trước, chúng ta có thang giá trị như sau:
    - Tư tưởng được quy định 50%, 50% còn lại tùy thuộc tư tưởng của kiếp này.
    - Hành động được quy định 70%, 30% còn lại phụ thuộc quyết tâm của kiếp này.
    - Hoàn cảnh được quy định 100%,
    Đối với hoàn cảnh gần như một định mệnh, chúng ta chỉ nhẫn nhục bình thản đón nhận chứ không thêm bớt được gì nhiều.
    Đối với hành động, hết 70% là sự thôi thúc từ kiếp trước, chỉ còn 30% để chúng ta lựa chọn.
    Đối với tư tưởng, hết 50% là sự lập lại của đời trước, còn đến 50% để chúng ta rộng rãi lựa chọn.
    Vậy thì tại sao chúng ta không mạnh mẽ chọn lựa, gạn lọc từng tư tưởng để xây dựng tâm hồn mình và vẽ thành một nhân cách cao cả cho đời sau ?
    Một khi đứa bé vừa lọt lòng mẹ, nó đã được đặt vào định mệnh do chính nó tạo ra từ kiếp trước. Chúng ta dùng ?ođịnh mệnh? nghe có vẻ nặng nề; kỳ thực sự tình cũng không khác bao nhiêu. Đây là một định mệnh không do thần linh áp đặt mà do chính mỗi người tự tạo lấy cho mình.
    Với những nghiệp đã hình thành, chúng ta bị sức mạnh của nghiệp cuốn trôi khó cưỡng lại nổi. Phải nhìn nhận rằng sự tự do của chúng ta trong việc định hướng cuộc đời mình rất là ít ỏi. Mọi sự dường như đã được an bài. Ở phần trước chúng ta đã đưa ra thang giá trị tượng trưng có ý nghĩa Định và Bất định của nghiệp, trong đó hoàn cảnh được qui định hầu như 100%, hành động được qui định 70%, chỉ còn 30% để chúng ta còn cân nhắc lần cuối. Chỉ có trong tư tưởng, sự qui định của nghiệp là 50%, còn 50% để chúng ta tự do chọn lựa tư tưởng tốt xấu mà suy nghĩ.
    Hiểu được điều này chúng ta có một nhân sinh quan khá ổn định, không bận tâm nhiều về sự may rủi thành bại trong đời. Điều đáng cho chúng ta phải bận tâm là giữ vững được 50% tự do trong tư tưởng để chiến thắng hẳn 50% tập khí để lại. Chúng ta phải bắt đầu chuyển nghiệp bằng cách chuyển hóa nội tâm mình trước đã, rồi hành động và hoàn cảnh sẽ dần dần thay đổi theo sau.
    Từ nhiều kiếp, tâm ta tích lũy những khuynh hướng vị kỷ, tham lam, thù hận, đố kỵ, hơn thua, kiêu kỳ... Bây giờ những khuynh hướng đó vẫn còn tồn đọng và luôn luôn thôi thúc lập lại trong hiện tại .Nếu chúng ta dễ duôi buông thả, những khuynh hướng cũ sẽ chiếm ưu thế và kéo chúng ta mãi mãi vào tối tăm tội lỗi. Nhưng điều may mắn là trong tư tưởng, sức mạnh của khuynh hướng quá khứ chỉ có 50%. Chúng ta còn 50% để cưỡng lại, để tạo cho mình một khuynh hướng đạo đức mới, chiến thắng hẳn những khuynh hướng vô minh từ trước.

    Muốn chuyển hóa nội tâm mình trước hết chúng ta phải tìm đọc nhiều về cuộc đời của những bậc hiền thánh khắp Đông Tây kim cổ. Cuộc đời cao cả của những vị đó sẽ gợi ý cho ta nhiều điều hay lẽ phải để suy nghĩ. Chính những điều đáng suy nghĩ đó là khởi điểm của công cuộc chuyển hóa nội tâm. Ví dụ, khi chiếm được xứ Syrie, Đại đế Alexandre le Grande nghe danh nhà hiền triết Diogène, Nhà hiền triết này không có một tài sản nào ngoài một cái bát để uống nước. Ông ngủ trong một cái thùng gỗ ở ven đường. Khi Alexandre le Grande cùng với tùy tùng đến thì Diogène đang phơi nắng buổi sáng. Ông bình thản ngồi phơi nắng mặc dù trước mắt ông là một hoàng đế chinh phục cả phần lớn đất đai từ Hy Lạp sang Ấn Độ. Thái độ bình thản của Diogène làm cho Alexandre le Grande phải nể phục và hỏi ông có mong muốn điều gì.
    ?oCó? Diogène đáp ?oTôi mong muốn ngày hãy làm ơn tránh ra xa một bên đừng che khuất ánh nắng mặt trời mà tôi đang phơi.?
    Alaxandre quay lại nói với tuỳ tùng :
    ?oNếu ta không là Alexandre, ta sẽ là Diogène.?
    Về sau Diogène chết bằng cách nhập định, dừng hơi thở lại.
    Có bao nhiêu điều đáng cho chúng ta phân tích suy gẫm từ câu chuyện trên đây ? Chúng ta so sánh mình còn bao nhiêu điều kém cỏi cần phải sữa đổi.
    Hoặc một câu chuyện khác. Nhiều nhà hoạt động xã hội chủ trương rằng muốn cải cách ruộng đất, muốn san bằng bớt tài sản sở hữu của mọi người thì cần phải dùng đến bạo lực. Nhưng nhà hiền triết Vinoba-Ấn Độ đã chủ trương dùng tình thương để cải cách tình trạng này. Ông đi bộ với manh áo đơn sơ, cầm chiếc đèn ***g từ vùng này đến vùng khác. Ông đến gặp các địa chủ tại đấy, và với gương mặt hiền lành phúc hậu, với ánh mắt từ ái yêu thương, với cử chỉ lễ độ từ tốn Ông đã gây một ấn tượng tốt đẹp với chủ nhà. Ông nói nhiều về sự cực khổ của các nông dân phải vất vả làm lụng nhưng không bao giờ đủ ăn, vì không có đất đai sở hữu, phải làm thuê, làm mướn, đóng địa tô. Ông kêu gọi lòng trắc ẩn của các địa chủ, ông dùng đến tín ngưỡng với sự chứng giám của ơn trên. Cuối cùng ông nói:
    ?oThưa ông, ông có sáu người con. Xin ông hãy xem tôi như người con thứ bảy và cho tôi bớt một phần đất của ông để tôi chia lại những nông dân nghèo khổ ở đây!?
    Với phương pháp này ông đã xin được từ các địa chủ rất nhiều đất đai. Ông gọi những nông dân tại đó đến và chia cho họ. Rồi ông lại lên đường đi đến nơi khác.
    Có bao nhiêu điều đáng cho chúng ta suy gẫm từ câu chuyện trên đây. Phải chăng tình thương sẽ chuyển hóa thế giới hiệu quả hơn là bạo lực ?
    Còn bản thân chúng ta có một phần tâm từ ái nào giống như ngài Vinoba chưa? Chung quanh chúng ta có bao nhiêu chuyện đau lòng, bất công, và bao giờ chúng ta cũng dùng tâm thương yêu, sức kiên nhẫn của mình để hóa giải chưa ?
    Hoặc một câu chuyện khác. Mạc Đỉnh Chi tuy làm Trạng Nguyên cả hai nước nhưng rất nghèo vì thanh liêm. Vua Trần Minh Tông biết chuyện nên sai người nửa đêm đến lén để trước nhà ông một túi vàng. Sáng ra nhặt được, ông lại đem trình với vua. Vua cười bảo nếu không biết của ai thì vua cho phép sử dụng.
    Đúng là thời nào cũng vậy, làm quan mà sống vỏn vẹn với đồng lương của mình thì không thể giàu được. Nhưng giữ được sự thanh liêm cao độ như Mạc Đỉnh Chi thì có mấy người. Nếu chúng ta đứng ở địa vị của ông, liệu chúng ta có giữ được sự liêm khiết như vậy chăng ?
    Vô số câu chuyện của các bậc hiền thánh đáng để cho chúng ta suy gẫm và soi rọi lại cuộc đời của mình. Chính những giây phút suy gẫm và soi rọi lại cuộc đời của mình, Chính những giây phút suy tư về đời sống và các lời nói của danh nhân là bước đầu để chuyển hóa nội tâm của ta, để ta thắng lướt hoàn toàn 50% tập khí xấu xa còn âm thầm đọng lại. Và sự chuyển hoá nội tâm là nền tảng vững chắc cho sự chuyển nghiệp kế tiếp.
    Nhiều người nhận thấy cuộc đời của mình kém may mắn, thường gặp trái ý nghịch lòng. Do có tin hiểu Luật Nhân Quả Nghiệp Báo nên họ công nhận rằng từ những kiếp trước họ ít biết làm phước và có lẽ họ tạo nhiều nghiệp bất thiện. Họ khát khao muốn chuyển nghiệp. Nhưng họ không biết chuyển nghiệp từ căn bản nội tâm. Họ vội vã lo đi các đền chùa cầu nguyện sự gia bị của thần thánh. Họ cúng món tiền nhỏ và mong được mối lợi gấp bội phần. Hoặc họ cũng chịu khó làm việc phước như đắp đường, đào giếng công cộng, góp tiền in kinh... Nhưng dù làm rất nhiều việc thiện, nội tâm tham lam ích kỷ vẫn còn nguyên vẹn. Họ làm việc thiện vì quả báo cho chính họ chứ không phải tình thương yêu đối với mọi người. Họ xây lâu đài phước thiện trên bãi cát vì nó không xuất phát từ nội tâm thuần thiện cao cả. Đời sau họ sẽ là người gặp nhiều may mắn, nhưng bản chất ích kỷ tham lam vẫn hiện diện đồng thời. Rồi chính bản chất ích kỷ tham lam sẽ thúc đẩy họ làm các nghiệp bất thiện khác.
    Người biết chuyển nghiệp phải biết chuyển hóa từ nội tâm trước đã. Sau đó hành động sẽ chuyển theo.

  2. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Như đã nói, những việc làm của chúng ta đã được quyết định hết 70% từ kiếp trước, chỉ còn 30% là bất định. Vào thời gian nào ta sẽ xây một ngôi nhà, vào lúc nào ta sẽ tạo một việc thiện, lúc nào sẽ tạo ác. Gặp ai ta sẽ giúp đỡ, gặp ai ta sẽ mưu hại... Tất cả điều đó dường như đã an bài hết 70%. Nhưng nếu nội tâm ta được chuyển hóa mạnh mẽ, đã thắng lướt 50% tập khí cũ, ta đã hoàn toàn tự do giữ vững tư tưởng thánh thiện trong lòng mình, thì chúng ta sẽ đủ sức mạnh để cưỡng lại sự an bài 70% của hành động. Chúng ta sẽ đủ sức mạnh để sử dụng 30% bất định còn lại để chọn hành động khôn ngoan nhất, hợp lý nhất và đạo đức nhất.
    Ví dụ gặp ông Thành, do túc duyên oan trái đời trước, lẽ ra ông Hải sẽ tìm cách trù dập, công kích vì tự nhiên ông Hải cảm thấy ác cảm kỳ lạ. Nhưng vì ông Hải đã thuần thục trong việc chuyển hóa nội tâm nên khi từ trong vô thức ra lệnh thúc đẩy ông ta mưu hại ông Thành, ông đã nhanh chóng trừ diệt những ý niệm bất thiện đó. Nghiệp thúc đẩy chúng ta hành động tận trong vô thức, mà sức mạnh của vô thức rất vĩ đại. Thế nên hầu như chúng ta khó cưỡng lại sự an bài 70% của hành động được tạo bởi nghiệp đời trước. Chỉ khi nào chúng ta đã dùng ý chí tỉnh giác để huân tập những tư tưởng thiện thường xuyên. Rồi những tư tưởng thiện mới mẽ này được tích chứa trong Thức Ấm (xem Năm Ấm Là Gì) để dành đối phó với sự thúc đẩy bất thiện, lúc đó chúng ta mới không bị nghiệp thôi thúc làm việc bất thiện.
    Ngoài ra, do nội tâm đã được chuyển hóa thuần thiện, chúng ta sẽ siêng năng tạo nhiều công đức, tác nhiều phước nghiệp. Những công đức đó như khuyến khích mọi người tu dưỡng đạo đức, giúp người nghèo khổ, an ủi người buồn rầu... và một khi quá nhiều phước nghiệp được tác thành, không những nó đủ khả năng tạo ra một kiếp sống tràn đầy tốt đẹp ở vị lai, mà ngay trong hiện tại, nó cũng đủ sức làm thay đổi một phần hoàn cảnh, mặc dù dường như hoàn cảnh đã được quy định 100%.
    Ví dụ nghiệp đã quy định ông Tám sẽ bị cháy nhà vào năm tới. Nhưng trước đó ba năm ông đã tạo được nhiều thiện nghiệp. Đến thời điểm phải cháy nhà, lửa cũng đã bốc lên, nhưng đã được dập tắt rất sớm khiến cho ông không bị thiệt hại nhiều. Những thiện nghiệp của ông đã chuyển đi một phần hoàn cảnh trong kiếp hiện tại và còn để dành cho ông nhiều may mắn ở kiếp sau.
    Như đã nói, tất cả quả báo đều đã được sắp đặt từ trong Bản Thể. Luật Nghiệp Báo tận trong Bản Thể giống như một máy siêu điện toán đã phối hợp tất cả nghiệp nhân của mỗi người và đã hình thành xong quả báo về sau. Tuy nhiên do được cung cấp thêm nhiều thiện nghiệp mới tạo trong hiện tại nên đáp số đã bị biến dạng. Lẽ ra ba cộng với năm sẽ là tám, nhưng vì bất ngờ người ta đã đưa vài con số chen vào nên kết quả đã khác lúc trước. Không còn là tám nữa mà là hai mươi.
    Nghe nói như vậy, nhiều người sẽ cho rằng vậy thì trong thang giá trị, hoàn cảnh được quy định 100 % không còn đúng nữa rồi.
    Vâng, không còn đúng với người biết tin hiểu luật Nghiệp Báo, thiết tha muốn chuyển nghiệp, và biết chuyển hóa bắt đầu từ nội tâm của mình. Ngoài ra với tất cả mọi người khác. Hoàn cảnh được qui định 100 %, không ai có tài gì thay đổi được, dù đó là thiên tài Khổng minh Gia Cát Lượng.
    Tuy nhiên, người ta chỉ chuyển được một số chi tiết chứ không thể chuyển toàn bộ nét chính của hoàn cảnh. Ví dụ nhà ông Tám phải bị cháy, đó là nét chính. Còn cháy nhiều hay ít là do ông có chuyển được nghiệp hay không. Ví dụ, anh Sáu phải bị tai nạn xe. Đó là nét chính, còn tai nạn nặng hay nhẹ là do anh có chuyển được nghiệp hay không.
    Cái sườn chính, cái nét đại cương về hoàn cảnh của cuộc đời như những khi gặp may, những khi gặp rủi, khi thăng chức, giáng chức, chọn nghề, đổi nghề, đối tượng hôn nhân, những người con sẽ sinh vào gia đình ta, những bạn bè tốt xấu, các thời kỳ thăng trầm... đã được an bài sẵn bởi nghiệp nhân của nhiều đời trước chứ không phải ngẫu nhiên của đời này. Vì hoàn cảnh của đời này là hệ quả tích lũy của nhiều đời trước nên nó dường như cố định, rất khó thay đổi. Dù chúng ta có tạo phước rất nhiều, nó cũng chỉ thay đổi một số chi tiết phụ thuộc mà thôi, còn những nét chính vẫn lặng lẽ đi theo sự quy định của nghiệp.
    Nếu một người có ý muốn chuyển đổi hoàn cảnh nên đã tạo phước như bố thí viện mồ côi, bố thí người nghèo, người bệnh, in kinh,... Thì chỉ có khoảng 1/5 phước đó ảnh hưởng vào hoàn cảnh hiện tại, còn 4/5 phước đó để dành qua kiếp sau. 1/5 phước đó làm cho các bệnh tật, tai nạn được giảm một chút, chứ không thể xóa hết hoàn toàn Nghiệp Báo cũ.
    Cành cây vẫn phải rớt xuống khi ông Năm đi ngang qua. Nhưng thay vì nó rớt trúng đầu để làm ông chấn thương sọ não, nó chỉ rớt trúng tay ông làm ông bị sưng một tháng mà thôi, chỉ vì trước đó ông có mua chim phóng sanh rất nhiều. Quả báo cứ vẫn phải hiện ra để báo cho chúng ta biết rằng chúng ta đã từng làm một ác nghiệp hay thiện nghiệp trong quá khứ. Nếu chúng ta không chuyển nghiệp, quả báo sẽ hiện ra nguyên vẹn, xứng đáng với nghiệp nhân mà chúng ta đã gây ra. Nếu chúng ta đã tạo phước chuyển nghiệp, nó sẽ hiện ra với mức độ nhẹ hơn. Nhưng nó phải hiện ra, không bao giờ bị xóa mất hoàn toàn, để báo cho chúng ta biết những gì chúng ta đã làm trong quá khứ.
    Như vậy trong tiến trình chuyển nghiệp, chúng ta phải chuyển hóa nội tâm làm căn bản để thắng lướt 50% tập khí cũ. Khi nội tâm đã thuần thiện, chúng ta mới đủ sức thắng luôn sự thôi thúc 70% của nghiệp quá khứ buộc chúng ta phải hành động một cách thiếu đạo đức. Khi hành động đã được kiểm soát kỹ lưỡng, chỉ còn có hành vi thiện chứ không còn có hành vi ác, thì hoàn cảnh sẽ thay đổi những nét chi tiết, tai nạn sẽ giảm nhẹ hơn, sự may mắn sẽ đến nhiều hơn. Còn nét chính của định mạng vẫn không thay đổi.
    Tín đồ của các tôn giáo đặt niềm tin vào sự cầu nguyện rất nhiều. Họ tin rằng sự cầu nguyện với ơn trên, họ sẽ được ơn trên gia hộ cho họ thoát được những tai nạn, tăng thêm may mắn và mọi chuyện sẽ xảy ra theo sự mong ước của họ. Họ sẽ cầu nguyện ơn trên cho họ thi đậu, trúng số, mua bán lời nhiều, lấy chồng giàu, đẻ con ngoan, đi đường bình yên, thăng quan tiến chức... Để đáp ứng những lời cầu xin này mà vô số hình thức tín ngưỡng dân gian đã xuất hiện. Các đền, miếu, dinh đã mọc như nấm với vô số các thần linh, bà chúa, ông Thánh, ông Trạng được thờ phượng với bổn phận là lắng nghe và đáp ứng sự cầu nguyện của các kẻ đến cầu nguyện. Người đến cầu nguyện cũng thành tâm mang theo hoa quả, nhang đèn, tiền bạc để dâng lễ tỏ lòng thành đối với thần linh tại đó. Thu nhập của các đền miếu nổi tiếng linh thiêng rất lớn. Thậm chí các tượng thần còn được đeo cả dây chuyền ngót mười lạng vàng. Còn sau một dịp cúng hội, tiền mặt được dâng cúng nhiều không kể xiết.
    Nếu các số tiền đó được ban thủ tự dùng vào các việc công ích như cứu tế, đắp đường, bố thí,... thì người dâng cúng sẽ được phước. Nếu số tiền đó bị chia chác riêng tư thì chẳng ai có phước. Còn sự cầu nguyện thầm kín của mỗi người có được Thần linh đáp ứng đầy đủ hay không thì chưa có con số thống kê rõ ràng.
    Tuy nhiên, trên quan điểm của luật Nghiệp Báo, sự thành tâm cầu nguyện của con người không phải hoàn toàn khonâg có tác dụng. Tâm cầu nguyện chân thành tha thiết khiến cho năng lực của tâm thức trổi dậy. Sức mạnh của vô thức rất lớn lao mầu nhiệm, có thể tạo ra hiệu quả không ngờ. Ví dụ, một người mẹ đau khổ vì đứa con lêu lỏng, đã cầu nguyện cho đứa con hồi tâm hướng thiện. Sau một thời gian dài, đứa con thay đổi rõ rệt, đã từ bỏ khá nhiều thói hư tật xấu lúc trước. Ở đây sự cầu nguyện tha thiết của bà mẹ có tác dụng giống như sự thôi miên ám thị từ xa. Lâu ngày nó đủ sức làm chuyển biến nội tâm của con bà. Hơn nữa, những bậc thánh giải thoát an trú trong Bản Thể tuyệt dối, luôn luôn cảm ứng với tất cả mọi người. Tâm thành cầu nguyện điều lành luôn luôn được chư Phật gia hộ, vì tâm nguyện lành đã là một nghiệp nhân thiện rồi, nó xứng đáng được hưởng kết quả tương xứng.
    Hiểu được điều này chúng ta có thêm một phương pháp chuyển nghiệp cho mọi người từ sự đau khổ của mình.
    Mỗi khi chúng ta gặp nghịch cảnh, đừng cầu nguyện ơn trên gia hộ cho mình tai qua nạn khỏi, mà phải cầu nguyện cho tất cả mọi người tránh được nghịch cảnh đó. Tâm nguyện vị tha này làm xuất hiện phước nghiệp lớn lao hơn là lời cầu xin vị kỷ cho riêng mình. Một người bị rơi vào cảnh thất nghiệp, nghèo khổ, do biết tin hiểu Nghiệp Báo nên anh đã cầu nguyện ơn trên gia hộ cho mọi người đừng thất nghiệp nghèo khổ, ai ai cũng có công ăn chuyện làm. Rồi tâm nguyện tốt của anh được đền bù xứng đáng. thời gian sau anh kiếm được việc làm dễ dàng.
    Như vậy từ nay chúng ta mong muốn được điều gì, hãy tha thiết cầu nguyện cho tất cả mọi người đạt được điều đó trước, nếu chúng ta né tránh đau khổ nào, hãy tha thiết cầu nguyện cho tất cả mọi người thoát khỏi đau khổ đó. Thế là chúng ta vừa biết chuyển nghiệp, vừa biết tăng trưởng tâm vị tha của mình.
    Trở lại sự cầu xin của nhiều người khi đến viếng đền miếu. Họ cầu xin tài lộc, địa vị, hôn nhân. Có những người sẽ đạt được và những người không đạt được tất cả đều do nghiệp chi phối. Ai đã từng tạo nhiều phước trong quá khứ, lời cầu nguyện sẽ có kết quả. Ai thiếu phước sẽ không được như ý nguyện hiện tại.
    Rất đông tín đồ đạo Phật đặt niềm tin vào Bồ Tát Quan Thế Âm, mà theo Phẩm Phổ Môn của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, ngài có khả năng nghe lời cầu nguyện của mọi người để cứu khổ. Họ tạc bức tượng của Bồ tát như hình ảnh của một người mẹ hiền thương yêu tất cả mọi người sẳn sàng cứu vớt mọi người ra khỏi tai nạn. Rất nhiều giai thoại về sự linh ứng của Bồ Tát Quan Thế Âm. Nhiều người cho rằng đã tự thân kinh nghiệm việc này khi gặp tai nạn. Họ đã thành tâm niệm danh hiệu Bồ Tát và đã thoát hiểm một cách kỳ lạ không thể tưởng tượng được.
    Một bà đi sông bị cướp uy hiếp giết hại cả chồng và con. Bà bị đập đầu thả xuống sông. Nhưng nhờ niệm danh hiệu Bồ Tát nên bà không bị chìm, đã trôi vào bờ được dân làng cứu sống.
    Một người như có ai xách lên quăng ra khỏi xe đò trước khi chiếc xe lật xuống ruộng. Người này đã lẩm nhẩm niệm danh hiệu Bồ Tát trong khi đi đường xa.
    Một người thanh niên bị cướp đuổi rượt, đã niệm danh hiệu Bồ Tát. Đến bờ sông, chợt một ông lão chèo chiếc ghe đến rước anh sang bên kia bờ bỏ bọn cướp nhìn theo tức tối. Lên bờ, anh quay lại cả ông lão và chiếc ghe đều biến mất như trong chuyện thần thoại.
    Thật ra kinh Pháp Hoa là một bộ kinh bí ẩn nhất của Phật Giáo Bắc Phương. Lời lẽ của kinh đều ẩn chứa nhiều nghĩa. Mỗi người tùy theo căn cơ của mình mà hiểu sâu cạn khác nhau. Trong kinh có rất nhiều ẩn dụ khó hiểu mà phẩm Phổ Môn là một thách đố lớn cho những ai muốn nghiên cứu về giáo nghĩa của kinh này. Phạm vi của tác phẩm này không cho phép chúng ta đi lạc sang giáo nghĩa của kinh Pháp Hoa vốn rất mênh mông uẩn áo, chỉ tóm tắt trên lập trường của Nghiệp Báo rằng chính NIỀM TIN và PHƯỚC LỰC đã đem lại kết quả như trên. Hơn nữa, trong khi bối rối mà con người có thể nhớ tới danh hiệu Bồ Tát để niệm thì ắt hẳn người đó biết tu tập, biết tạo phước chứ chẳng không. Chính phước quá khứ đã theo sự cầu nguyện để hóa giải bớt nạn khổ của họ.
    Một số học giả chỉ trích rằng thuyết Nghiệp Báo đã khiến cho con người cam chịu những bất công. Người nghèo khổ bị bóc lột không hề nghĩ đến việc phải đấu tranh giành quyền lợi vì họ cho rằng nghiệp đã sắp đặt cho họ số phận như thế. Sự tin tưởng vào nghiệp đã khiến cho họ cam chịu, chấp nhận và khuất phục. Tính cách đó không phù hợp với công việc cải cách xã hội vốn cần có những con người gan dạ đấu tranh hy sinh vì quyền lợi tập thể.
    Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể xem lại một ít lịch sử.
    Trong thời gian các bạo chúa nắm quyền như Néron, Tần Thủy Hoàng, Hitler... Có rất nhiều người muốn nổi lên chống lại. Nhưng khi phước của các bạo chúa vẫn còn, tội của dân chưa hết mọi âm mưu chống đối đều bị tiêu diệt. Đến khi phước của các bạo chúa đã cạn, đất nước đã đến lúc phục hưng, tự nhiên các bạo chúa bị sụp đổ một cách dễ dàng. Có khi là một cái chết do bệnh, có khi chỉ là một cuộc mưu sát đơn giản.
    Trong tương quan Nghiệp Báo, số phận của đất nước và lãnh tụ liên quan với nhau. Khi đất nước đến kỳ hưng thịnh, tự nhiên lãnh tụ là người tài đức vẹn toàn. Khi đất nước suy vong, tự nhiên lãnh tụ là người hôn ám độc đoán mà nắm quyền rất vững, không ai làm cho nhúc nhích được. Trong âm thầm, nghiệp vẫn chi phối tất cả.
    Thêm nữa, trong lịch sử, sau các cuộc đấu tranh, đảo chính thành công, đời sống dân chúng nhiều khi còn đói kém hơn trước thời kỳ đấu tranh. Sự đấu tranh bằng bạo lực chưa phải là nguồn gốc đem lại sự sung túc cho xã hội. Chính đạo đức xương minh mới làm cho xã hội hưng thịnh.
    Trong xã hội có đạo đức, con người biết lo cho việc chung và quên đi cái riêng. Họ sẽ cố gắng làm việc có hiệu quả cao. Tất cả mọi người đều như vậy thì xã hội sẽ chuyển mình nhanh chóng. Giống như Nhật Bản sau 1945. Tất cả mọi người Nhật đều tủi nhục và cùng chung một ý muốn phục hồi danh dự của Tổ Quốc. Họ đã miệt mài lao động (là một thiện nghiệp) cho đất nước. Bây giờ họ đang chuẩn bị ?omua cả thế giới? bằng đồng tiền từ lao động đó.
    Chính đạo đức làm cho con người no ấm, làm cho xã hội tiến bộ chứ không phải bạo lực làm được điều đó. Một bài trong báo Công An TP.HCM đã ghi tiêu đề rằng: ?oTiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội bằng việc làm từ thiện? (tức thiện nghiệp) cũng là phù hợp với ý nghĩa này. Hãy xây dựng một nền tảng đạo đức vững chắc cho xã hội, rồi chúng ta sẽ thấy đất nước chuyển mình. Nếu phải đấu tranh, chúng ta phải đấu tranh với sự ích kỷ của mình trước đã, còn việc đấu tranh bên ngoài có khi còn làm tăng thêm sự ích kỷ của mình. Cái mà làm con người bóc lột lẫn nhau chính là tâm vị kỷ của họ. Khi bị bóc lột, họ đấu tranh giành quyền lợi. Sau khi đấu tranh thành công, không khéo họ lại trở thành kẻ bóc lột bởi vì họ chưa chiến thắng được sự vị kỷ tiềm ẩn trong lòng mình.
    Chính chỗ này làm cho chúng ta thấy giá trị của việc tin hiểu luật Nghiệp Báo. Người tin hiểu luật Nghiệp Báo không phải là kẻ an phận trước bất công, bởi vì họ đang đấu tranh với một cái bất công ghê gớm nhất: đó là sự vị kỷ. Bất công chính là muốn chiếm đoạt thật nhiều về cho mình mà không nghĩ đến người khác. Bất công và vị kỷ cũng là một. Chúng ta muốn xã hội không còn bất công. Tốt lắm. Nhưng trước hết hãy đấu tranh với cái bất công đang còn ngự trị ở trong lòng mình. Ai cũng biết như vậy thì xã hội sẽ hết bất công.

  3. hungleviet

    hungleviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Bạn của bạn dài quá, khó theo dõi . Lần sau chia nhỏ bài ra thi dễ cho mọi người theo dõi hơn.
    Chuyện thay đổi số phận thì là do chúng ta thôi. Chúng ta là những gì chúng ta tin.
  4. monmono446

    monmono446 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2008
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    chủ đề cần phải bàn rộng thêm
  5. kawaii298

    kawaii298 87-89 HN Moderator

    Tham gia ngày:
    12/08/2007
    Bài viết:
    8.346
    Đã được thích:
    1
    khi chúng ta tin vào số phận thì sẽ khó có thể thay đổi số phận
  6. zinzinsleep

    zinzinsleep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    757
    Đã được thích:
    0
    Nếu các dẫn chứng có nguồn xác thực thì sẽ hay hơn. Dù sao, đây là 1 bài viết hay.
  7. eyaaye

    eyaaye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2008
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn nhiều. Sau khi đọc bài này mình ngộ ra nhiều điều. Đây là 1 bài viết hay và bổ ích!
  8. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Khiêm tốn giúp thành công
    Kinh Dịch có câu: Thiên đạo thường làm khuy tổn chỗ dinh kiêu mà ích bồi nơi khiêm hư, địa đạo làm biến cải chỗ dinh kiêu mà lưu nhận nơi khiêm hư, quỷ thần thường làm hại trừ chỗ dinh kiêu mà tăng phúc nơi kiêm hư, nhân đạo thường chán ghét chỗ dinh kiêu mà ưa chinh nơi khiêm hư. Thế nên trong một quẻ Khiêm mà sáu hào đều tốt.
    Kinh Thư nói: người tự kiêu tự mãn thường bị nạn, kẻ khiêm nhượng hư tâm thường đắc ích.
    Tôi từng cùng bạn bè nghiệm thử, thường thấy kẻ hàn sĩ khi sắp hiển đạt, bao giờ cũng có một lúc đức khiêm tốn hiện trên nét mặt.
    Khoa thi năm Tân mùi, tôi cùng mười người bạn ở huyện Gia Thiện đi thi, trong đó có anh Ðinh Kính Vũ, người tuy trẻ mà rất có tính khiêm nhượng hư tâm. Tôi nói với anh Phí Cẩm Pha, thế nào khoa nầy anh Ðinh Kính Vũ cũng đỗ. Anh Phí gạn lại: làm sao biết? Tôi đáp: chỉ người có đức khiêm hư mới được phước. Anh thử xem trong bọn mười người chúng ta có ai có tính khiêm nhượng bằng anh Ðinh Kính Vũ đâu?
    Có ai bị chơi chọc mà không đối trả, bị chê bai mà không biện bạch như anh Ðinh Kính Vũ đâu? Người có đức nết như thế, thế nào cũng được trời đất hộ độ, làm sao không phát được. Quả nhiên lúc treo bảng thấy có tên anh Ðinh đậu cao!
    Năm Ðinh sửu tôi ở chung với anh Bằng Dữ Chi tại Kinh đô, bỗng thấy anh có phong độ khiêm tốn hư tâm khác hẳn tính tình hồi nhỏ.
    Bạn anh ta, ông Lý Tế Nham, là người cương trực mà thành thực, thưởng thẳng thắn chỉ lỗi anh ngay mặt, nhưng lúc nào cũng thấy anh bình tĩnh nghe theo chẳng hề thốt một lời cãi cọ. Thấy vậy tôi nói thầm phước có phước hiện ra sau họa có họa phát ra trước, anh nầy quả có hư tâm khiêm tốn như thế, anh chắc chắn gặp được điều hay, thế nào anh ta cũng đậu kỳ nầy. Sau quả thật đúng như lời tôi dự đoán.
    Ông Trương Úy Nham người huyện Giang Âm, học rộng văn hay, có nhiều tiếng tăm trong văn giới. Năm Giáp ngọ ông đến thi Hương tại Nam Kinh, nhân ở lại một ngôi chùa. Khi treo bảng thấy không có tên mình, mới nổi nóng mắng nhiếc giám khảo là đồ lòa mắt chẳng trông thấy văn mình. Một vị Ðạo nhân gần bên nghe thấy mỉm cười, Trương giận luôn vị Ðạo nhân.
    Vị Ðạo nhân nói: Văn của tướng công chắc không hay lắm.
    Trương càng giận, nộ rằng: Ông không thấy văn tôi, sao biết văn tôi không hay.
    Vị Ðạo nhân nói: Tôi từng nghe kẻ làm văn quý hồ tâm khí bình hòa, nay thấy tướng công nóng giận mắng nhiếc lung tung, không có chút chí hòa khí thì văn hay vào đâu được.
    Trương bỗng đổi giận, tỏ lòng kính phục và xin chỉ giáo.
    Ðạo nhân nói: Thi hỏng hay đậu là do mạng. Mạng không đậu thì dù văn hay cũng vô ích, vậy ông cần để ý chuyển biến mạng mình.
    Trương nói: đã là mạng thì làm sao chuyển biến được?
    Ðạo nhân nói: tạo mạng do nghiệp xưa, lập mạng do nghiệp nay, nếu ông gắng làm việc thiện, dồn chứa âm đức, thì có phước gì mà không cầu được.
    Trương nói: Tôi chỉ là một tên bần sĩ, làm sao làm được sự nầy.
    Ðạo nhân nói: việc lành, âm đức đều do tâm tạo, thường bảo tồn tâm đó thời công đức vô lượng. Ngay như đức tính khiêm hư đâu phải mất tiền mới làm được, thế mà ông không biết tự tỉnh để mà làm, lại giận trách quan trường dốt nát, phải chăng đó chỉ là tự ông không muốn làm chớ không phải không thể làm?
    Từ đó Trương để ý kiềm chế kiêu khí, ngày ngày tu nhân bồi đức. Năm Ðinh dậu, Trương mộng thấy đi đến một căn phòng cao lớn, gặp được một bảng ký lục chuyện thi, thấy ở giữa có nhiều hàng bỏ trống không tên. Một người đứng bên nói: đây là bảng ghi chép khoa thi năm nay. Trương hỏi: sao bỏ trống nhiều chỗ không tên? Người ấy đáp: về việc thi cử cứ ba năm xét một lần, hễ người nào chứa nhiều công đức, thì mới có tên vào đó. Chỗ bỏ trống trong bảng ký lục nầy là tại trước kia người có công đức đáng đậu, sau vi phạm tội ác mà tên bị xóa đi. Cuối cùng lại thấy một dòng chữ rằng: người ba năm lại đây giữ thân cẩn thận, tên ngươi có thể được điền vào bảng nầy, hy vọng ngươi cố gắng. Quả nhiên khoa ấy, Trương được đậu thứ 105 trên bảng vàng.
    Lời xưa nói: Người có chí ở công danh tất được công danh, người có chí ở giàu sang tất được giàu sang. Người có chí như cây có gốc. Khi đã lập chí phải thường nên tập tính khiêm hư, dè chừng mọi điều hành động, được như thế tự nhiên cảm động đất trời mà phúc đức đầy đủ nơi ta vậy.

  9. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    PHƯỚC VÀ ĐỨC.
    Thông thường người ta sử dụng chung hai chữ phước và đức. Tuy nhiên hai từ này có nghĩa khác nhau.
    Khi chúng ta làm lợi ích cho người khác, sau này chúng ta sẽ hưởng được một hay nhiều niềm vui. Một nghiệp thiện sắp sẵn một quả báo lành ở vị lai. Đối với Bản Thể thì nghiệp nhân vừa tạo xong thì quả báo cũng đã xuất hiện. Song trên không gian vật lý, thời gian để cho từ một nhân đi đến một quả khá lâu. Người ta cho rằng khi nghiệp thiện vừa tạo xong thì phước xuất hiện trong vô hình để giữ gìn cho quả báo không bị mất. Phước được ví dụ với tấm ngân phiếu. Tiền gửi ngân hàng càng nhiều thì tấm ngân phiếu càng có giá trị lớn. Tác thiện càng nhiều thì phước càng sâu dày. Người đã từng làm nhiều lợi ích cho mọi người thì người ta nói kẻ đó có phước.
    Đến khi duyên đã đủ lập tức phước hiện thành quả báo lành khiến cho kẻ đó được hưởng nhiều vui sướng. Quan điểm này là do đứng trên lập trường không gian vật lý mà có, chứ đối với Bản Thể, toàn bộ quả báo ở vị lai đã được sắp sẵn. Mỗi quả báo đều đã được ấn định một thời điểm để xuất hiện.
    Tuy nhiên, chúng ta cũng cứ cho rằng người đã làm nhiều việc thiện, đã làm lợi ích cho nhiều mọi người tức là người có nhiều phước.
    Như vậy, PHƯỚC là do làm lợi ích mọi người mà có.
    Còn Đức là cái tốt của tự tâm.
    Ví dụ, một người siêng năng thanh lọc tư tưởng của mình, giữ gìn giới cấm kỹ lưỡng, tu tập thiền định trí tuệ, từ tâm thương yêu mọi người. Người như vậy được gọi là người có ĐỨC. Nhưng đức chưa phải là phước !
    Chỉ khi nào người này ra tay giúp đỡ kẻ khác, giáo hóa đạo đức cho mọi người, truyền đạt phương pháp tu tập thiền định... lúc đó người này mới có phước.
    Bản thân mình tốt gọi là đức.
    Làm lợi cho người gọi là phước.
    Có những trường hợp vì muốn được nổi danh, vài nhà giàu có đã bố thí những số tiền lớn cho các cuộc lạc quyên cứu trợ. Một vài công ty làm việc thiện để góp phần quảng cáo. Vì thâm ý của họ không tốt, chỉ có mục đích cá nhân nên họ chỉ có phước mà không có đức.
    Ngược lại, một vài nhà tu hành thanh lọc nội tâm trắng như tuyết, ẩn cư nơi vắng vẻ, ít giao tiếp với mọi người. Vị này có đức mà không có phước.
    Theo truyền thuyết của Thiền tông Trung Hoa, khi Lương Võ Đế khoe đã cất chùa, độ tăng rất nhiều, Tổ Đạt Ma đã khẳng định hoàn toàn không có công đức. Về sau Tổ Huệ Năng giải thích rằng chỉ được gọi là công đức khi đã giác ngộ tự tánh thanh tịnh.
    Thật ra người có nội tâm trong sạch cao thượng cũng đã có một phần phước vì tư tưởng lành của tâm luôn luôn lan tỏa trong không gian và lây nhiễm âm thầm vào tâm hồn của mọi người. Ngay cả những thiền sư đạt đạo, tâm không khởi niệm thiện cũng vẫn có tâm lành lan tỏa xung quanh. Dù ngài không cố ý khởi tư tưởng thiện nhưng chính nội tâm thanh thản, vô ngã, từ bi vẫn gây ảnh hưởng rất nhiều. Song cái phước này không lớn lắm vì không có tác dụng cụ thể, rõ ràng và mạnh mẽ.
    Người hiểu đạo thấu đáo cần phải biết chiêu tập đầy đủ cả phước lẫn đức. Bởi vì đức và phước hổ trợ lẫn cho nhau. Tâm có tốt thì việc làm thiện mới chu đáo và lâu bền. Đức có sâu thì phước mới lớn. ngược lại, trong khi làm việc thiện, chúng ta củng cố thêm chất tốt của nội tâm mình. Hơn nữa, nếu có một kẻ làm phước mà không có đức, làm việc thiện vì mục đích vị kỷ, chắc chắn sẽ có lúc làm việc ác vì tư tưởng nào cũng có ngày khởi ra hành động. Phước sẽ bị hạn chế không thể phát triển đến vô cùng tận.
    Và bậc chân tu cũng phải phát tâm làm lợi ích cho mọi người bởi vì hai lý do:
    Thứ nhất, do làm lợi ích mọi người nên vị này có đủ phước để được no đủ vật thực và hoàn cảnh yên ổn để tiến tu thiền định nội tâm.
    Thứ hai, chỉ bởi việc quên mình lo cho mọi người mới giúp cho ngã chấp mau tan vỡ hơn. Với nữa, một người được gọi là vô ngã khi người đó hoàn toàn vị tha.
    Chúng ta không nên quá thiên về làm phước mà quên đi trau dồi Đạo Đức sâu thẳm bên trong, cũng không nên quá thiên về Đức tốt của tự tâm để quên đi việc làm lợi ích cho mọi người bên ngoài.
    THỜI GIAN TỪ NGHIỆP ĐẾN KẾT QUẢ.
    Câu chuyện của Ngộ Đạt Quốc Sư bị mụt ghẻ mặt người làm ngài đau đớn vô cùng. Nguyên nhân của nó từ khoảng 10 kiếp trước ngài là nhân vật Viên Án tâu vua chém chết Triệu Thố một cách oan uổng.
    Chuyện khác gần đây, trong cơn căm giận tột độ, anh Tư đã dùng hết sức bình sinh tung một cước độc hại vào ngực anh Tuấn. Anh Tuấn đang ngồi dựa vào tường. Thoáng thấy cú đá anh lách người né ra cửa. Không trúng anh Tuấn, cú đá đi luôn vào tường dày 20 làm tường chấn động rạn nứt và năm ngón chân của anh Tư bị dập nát, phải đưa anh đi bệnh viện cấp cứu.
    Ở câu chuyện của Ngộ Đạt, thời gian để cho quả báo xuất hiện là 10 kiếp. Ở câu chuyện dưới quả báo xuất hiện song song với nghiệp nhân.
    Không có thể xác quyết rằng một nghiệp phải có quả báo ở lúc nào, đời này, đời sau, hay nhiều đời khác. Nó tùy thuộc vào nghiệp duyên của mỗi người. Ngay khi chúng ta vừa đắp xong một đoạn đường hư lỡ, lập tức ngay trong Bản Thể, luật Nghiệp Báo đã sắp xong các quả báo lành cho vị lai. Nhưng để xác định thời điểm cho mỗi quả báo xuất hiện, cần phải phối hợp với tất cả nghiệp duyên từ trước. Ở đây, luật Nghiệp Báo giống như một máy siêu điện toán cực kỳ tinh vi, trong thoáng chốc đã ?otính ra? tình trạng của quả báo này và thời điểm của quả báo.
    Có người từng tạo phước quá nhiều, đời này có lỡ làm tội, quả báo cũng ít khi xảy ra trong thời gian gần, có thể kéo dài qua nhiều kiếp sau nữa. Ngược lại, người ít phước, năm nay vừa lừa gạt bạn bè, vài năm sau đã bị lừa gạt lại.
    Hoặc có người tội dày, bây giờ có ráng tu tập làm phước cũng khó thấy được kết quả nhanh chóng. Có khi phải qua đời sau mới được hưởng. Ngược lại người ít tội, vừa làm phước như bố thí, phóng sinh, năm mười năm sau đã thấy cuộc đời tràn đầy may mắn yên lành.
    Một ông già giữ mía, tưởng là heo đến phá, đã phóng cây xà-búp ghim vào bụng đứa bé. Ông sợ hãi chôn đứa bé để phi tang mặc dù nó chưa chết. Hơn mười năm sau, đứa bé tái sinh qua nhà hàng xóm, đã lỡ tay làm rớt con dao ghim vào bụng ông khi ông đang cõng nó để hái trái đu đủ. Ông chịu đựng đau đớn suốt mấy ngày, cho gọi gia đình có đứa bé bị giết hồi mười năm trước và tất cả mọi người thân thuộc đến, ông thuật lại câu chuyện đã được dấu kín từ lâu, và xác nhận đây là quả báo mà ông phải trả. Ông vui lòng nhận lãnh và khuyên mọi người ráng làm lành. Sau đó ông qua đời (trong Luận về Nhân Quả, Chơn Quang).
    Trong câu chuyện này thời gian để quả báo xuất hiện là mười năm, ngay trong kiếp hiện tại của ông già giữ mía.
    Mặt khác, một nghiệp nhân chính thường tạo ra nhiều nghiệp nhân phụ. Ví dụ tên trộm lẻn vào lấy cắp chiếc xe của ông chủ nhà. Nghiệp chính là đoạt tài sản của người khác một cách bất hợp pháp. Bên cạnh đó một số ảnh hưởng phụ kéo theo như, vì thiếu xe đi làm ông phải thay đổi sở làm gần nhà hơn và thu nhập ít đi, kinh tế gia đình bị giảm sút. Các con phải bỏ bớt giờ học thêm. Nỗi buồn kéo dài triền miên trong gia đình. Những nghiệp chính và phụ đó tạo thành nhiều loại quả báo khác nhau. Thời gian để cho mỗi loại xuất hiện cũng khác nhau. Tên trộm phải trả quả báo mất mát trong kiếp này, quả báo ít học trong kiếp sau, quả báo trầm uất trong kiếp sau nữa.
    Ví dụ một người mẹ kế đã âm mưu giết đứa con riêng của chồng. Có hai quả báo hiện ra từ một nghiệp nhân đó: một, chính bà sẽ bị giết khi còn nhỏ tuổi ở kiếp sau; ngay trong kiếp này bà phải chứng kiến đứa con ruột mình bị chết oan uổng.
    Ở tính chất khác, một người biết tu hành, có lòng thương loài vật, phát nguyện không sát sinh. Ông ít nghiệp ác, chỉ có nghiệp thiện và công đức tu hành hiện tại. Đời sống ông yên ổn bình thản. Một lần ông lỡ đốt rác làm chết nhiều con mối núp ở dưới. Vài ngày sau ông trở bệnh. Cơn bệnh của ông có hai nguyên nhân. Một là do tâm ông áy náy khi biết mình lỡ sát sinh; hai là do quả báo trả sớm, không để dây dưa qua kiếp khác.
    Một nhà kiến trúc tên Nhâm (tác giả công trình trụ sở Imexco) không theo tôn giáo nào, chỉ sống theo đạo lý do mình tự tìm thấy. Nhà ông có nuôi ít gà vịt. Ông quan niệm rằng không nên ăn thịt con vật nào đã từng cung cấp trứng cho mình trước đó vì nó đã có ơn với mình. Còn con nào chưa từng cho trứng thì có thể ăn thịt được. Một lần vợ ông giết thịt một con vịt cho cả nhà ăn. Sau đó cả nhà mới phát hiện ra rằng con vịt đã từng cho trứng. Chiều đó miệng ông sưng to như một sự trừng phạt vì đã vi phạm lời thề. Triệu chứng đó cũng có hai nguyên nhân. Một là tâm lý ray rứt của ông, hai là quả báo đến sớm.
    Một tính chất khác cũng cần được nói đến là sự thay đổi thời gian của quả báo. Ví dụ: anh Tám lỡ tạo nghiệp giam cầm thú vật. Sự ấn định của luật Nghiệp Báo từ trong Bản Thể là anh phải bị tù tội ngắn hạn vào mười năm sau. Nhưng khi gần đến thời gian ấn định, anh lại phát tâm làm các việc phước thiện như đắp đường, phóng sinh, bênh vực kẻ oan ức. Cái phước lớn này làm cho quả báo bị tù tội bị đẩy lùi qua kiếp sau để cho đời sống hiện tại của anh không bị xáo trộn.
    Như vậy những nghiệp mới làm thay đổi biến dạng quả báo của nghiệp cũ. Nhờ vào tính chất này, chúng ta có thể chuyển nghiệp từ xấu thành tốt, từ nặng thành nhẹ.

  10. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    NGHIỆP CHUNG VÀ NGHIỆP RIÊNG.
    Một cơn động đất kinh khủng đã phá hoại một vùng đất rộng lớn ở Trung Hoa. Nhiều người chết, nhiều người bị thương và nhiều nhà cửa bị hư hại. Trước một tai họa chung đó, các nhà Nghiệp Báo học gọi là cộng nghiệp (nghiệp chung).
    Trong một khu phố yên tĩnh. Ông Ba bị dây điện đường đứt rơi trúng khi đi ngang. Ông chết tại chỗ, người ta gọi trường hợp này là biệt nghiệp (nghiệp riêng).
    Đối với nghiệp riêng thì vấn đề trở nên đơn giản, nghiệp ai đã gieo thì nấy chịu. Nhưng trước một tai họa chung thì sự việc phức tạp hơn nhiều.
    Không hẳn là những người cùng chịu chung một tai họa bởi vì trong quá khứ đã xúm nhau làm chung một điều ác. Họ chỉ là những người có quả báo giống nhau, rồi do sự thúc đẩy của nghiệp đã tìm về ở chung một môi trường với nhau.
    Bốn mươi người có chung quả báo sẽ bị tai nạn xe cộ, đã mua vé đi cùng một chuyến xe đò. Khi tài xế lái đến quảng đường vắng thì thấy bóng một cô gái áo trắng tóc xỏa chời vờn trước mũi xe. Anh vội vã bẻ volant và đạp thắng. Xe mất thăng bằng lật nhào vào cánh ruộng bên đường. Người nghiệp nặng thì chết, người khác thì bị gãy tay chân, chấn thương. Một vài người nghiệp nhẹ thì qua một cơn kinh hoàng và chỉ bị xây xát chút ít.
    Chính nghiệp của 40 người đã tạo ra một ảo ảnh trước mặt người tài xế. Nhiều người giải thích rằng có một hồn ma tại khúc đường đó muốn làm cho xe lật đổ tìm thêm người chết làm bạn.
    Chưa chắc là 40 người này đã tạo chung một nghiệp ác từ quá khứ. Có thể họ chỉ tạo nghiệp riêng rẽ, nhưng đều chiêu thành một quả báo giống nhau nên nghiệp duyên đã thúc đẩy họ đi cùng một chuyến xe định mệnh.
    Sông Mêkong dâng nước làm ngập lụt nhiều vùng ở hạ lưu. Một trong những nguyên nhân được tìm thấy là do khói các giếng dầu ở Koweit bị Irak đốt cháy làm xáo trộn thời tiết Địa cầu, cộng với nạn phá rừng từ thượng nguồn sông từ Hy Mã Lạp Sơn qua Vân Nam đến Lào, Thái Lan... khiến cho thiếu rừng giữ nước mưa lại. Như vậy phải chăng người Irak gây nhân và người Việt Nam chịu quả báo?
    Không phải vậy, đó chỉ là Nhân Quả của khoa học vật lý trong không gian vật lý. Nó chỉ là bề nổi của luật Nghiệp Báo ẩn dấu đằng sau.
    Hệ quả của việc phá rừng đầu nguồn là gây lũ lụt ở vùng hạ lưu. Những ai cũng có quả báo phải chịu lũ lụt sẽ sinh ra lớn lên, hoặc từ đâu chuyển về sinh sống, nơi những vùng đó để cùng nhau chịu chung tai họa. Còn những kẻ phá rừng đầu nguồn sẽ được ?otính sổ? ở tương lai.
    Ở tính chất khác, có những người cùng tạo chung một nghiệp, cũng dễ dàng cùng chịu quả báo đồng thời.
    Ví dụ một ông quan ra lệnh giết một người tốt chỉ vì người này bênh vực dân nghèo chống lại những kẻ giàu có ức hiếp họ. Khi xử thiêu ở giàn hỏa, những kẻ giàu có reo hò biểu lộ sự đồng tình. Đến đời vị lai, ông quan, đao phủ và đám người hùa theo vô tình hội họp ở nhà ăn lớn. Thế rồi nhà ăn phát lửa, nhóm thực khách kinh hãi hỗn loạn, ông quan và tên đao phủ bị chết thiêu, còn những kẻ khác thì bị phỏng nặng.
    Nghiệp tùy hỉ với kẻ khác cũng làm chúng ta bị vạ lây. Mỗi khi trông thấy người mổ heo bò, đánh lộn hoặc cướp giật, nếu không ngăn cản được thì thôi chứ chúng ta đừng khởi tâm đồng tình với họ. Nếu có tâm niệm đồng tình ắt có ngày chúng ta ?oăn theo? một chút quả báo của họ. Nhiều kẻ ăn không ngồi rồi hay xúm xít xem cảnh một người làm thịt chó với vài ý kiến đóng góp nhiệt tình, hy vọng sẽ được chia ít phần. Họ đâu biết rằng nghiệp nhân đó làm họ đổ thịt chảy máu ở mai sau.
    Cũng có trường hợp nhiều người chung tạo nghiệp, nhưng vì thiếu duyên để gặp gỡ nên họ chia ra nhận quả báo riêng rẽ mỗi nơi khác nhau mặc dù quả báo khá giống nhau.
    Ví dụ, ba người cùng phát tâm đắp một con đường cho dân làng đi lại dễ dàng. Nhưng do tư tưởng và một số nghiệp khác lại không giống nhau nên đời sau họ sinh qua ba đất nước khác nhau. Mỗi người đều học ngành xây dựng cầu đường và thành công giàu có tốt đẹp gần như nhau.
    Trong truyện tích về trưởng lão Losaka Tissa kể rằng vì đời quá khứ, trưởng lão đã đố kỵ với một vị ALaHán, nên nhiều đời về sau trưởng lão đọa làm chó đói, đến khi trở lại làm người cũng bị đói kém thê thảm. Trong kiếp cuối cùng, khi ngài đầu thai tại làng đánh cá, cả làng bỗng nhiên bị một tai họa như mất mùa cá, lửa cháy, hồ nước cạn, vua xử phạt. Họ tìm ra sự xui xẻo xuất hiện từ gia đình của đứa bé và đuổi người mẹ có mang ra đi. Bà mẹ đi xin ăn để nuôi con. Khi đứa bé vừa có thể chập chững xin ăn được, người mẹ bỏ trốn! Sau này chú bé được ngài Xá Lợi Phất tiếp độ và được gọi là Losaka Tissa. Mặc dù chứng được đạo quả ALahán, nhưng trưởng lão vẫn chịu sự đói thiếu suốt đời (Luận về Nhân Quả).
    Ở trường hợp này, không phải là họ cùng tạo nghiệp chung với trưởng lão từ quá khứ. Chỉ là do nghiệp của trưởng lão không được sống một cách êm ấm, phải lang thang đói thiếu vất vả nên nó thúc đẩy toàn bộ dân làng hiện ra quả báo xấu của họ, để cho họ buộc lòng phải đuổi người mẹ có mang ngài ra đi.
    Không hẳn là nghiệp ác đời này sẽ sinh ra quả báo ở đời sau. Nó có thể kéo dài vài trăm năm về sau. Có những nhà tiên tri lừng danh như Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), Nostradamus (1503-1566 Pháp), Jeane Dixon (Mỹ) có thể thấy trước việc tương lai từ rất xa. Nostradamus có thể tiên tri những việc sau đời ông 7000 năm! Cho đến hôm nay khi nghiệm lại các lời tiên tri bóng gió của ông, người ta thấy đúng nhiều chi tiết đến kỳ lạ. Cuộc Cách Mạng Pháp với Công Xã Paris được diễn tả rành mạch; nhân vật De Gaulle được nói đến khá chi tiết... Những sự việc chung này được tiên đoán từ rất lâu chứng tỏ rằng luật Nghiệp Báo từ trong Bản Thể đã sắp xếp quả báo của mọi người khá rõ ràng từ nhiều nghìn năm về trước. Nostradamus có một sự nhạy cảm tâm linh cao độ, đã ?ođọc? được tiến trình này dù cho nó chưa hề có dấu hiệu nào nơi không gian vật lý.
    Những quả báo chung của mọi người như thiên tai, chiến tranh, hỏa hoạn... dường như đã được sắp xếp sẵn từ rất lâu. Đó là sự tập hợp nghiệp của mọi người từ khắp nơi trên thế giới. Ví dụ có ba nghìn người tạo nghiệp ác ở rải rác mọi nơi. Quả báo của họ khá giống nhau là phải chịu một trận phun núi lửa dữ dội. Nhưng nhân duyên để họ quây quần về sống gần nhau dưới chân núi lửa cần phải một thời gian là năm trăm năm sau nữa. Và một vài nhà tiên tri siêu việt đã nhìn thấy sự kiện sẽ xảy ra này.
    Có một tai họa chung mà toàn thể nhân loại phải gánh chịu đó là ngày tận thế! Một số tôn giáo đã nói nhiều về ngày tận thế để khuyến khích tín đồ cố gắng tu thiện ngay từ bây giờ. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng vào kỷ Gjura đã từng xảy ra một vụ va chạm giữa Địa cầu với một thiên thể lớn khiến cho các loài khủng long dường như bị tuyệt chủng đồng loạt. Vào năm 1988, một vẫn thạch lớn cắt ngang quỹ đạo Địa cầu tại một nơi mà Địa cầu mới đi qua. Các nhà thiên văn còn e ngại một sự gặp gỡ tương tự sẽ xảy ra vào lúc khác . Nếu có một sự va chạm lớn như vậy, chắc chắn đó là ngày tận thế của nhân loại. Tuy nhiên, có một ngày tận thế chắc chắn nhất mà chúng ta không thể tránh khỏi là sau vài tỷ năm nữa, mặt trời đã nguội, không còn sưởi ấm cho trái đất nữa, lúc đó một cái lạnh khủng khiếp tiêu diệt toàn bộ sự sống nơi hành tinh này. Từ nay tới ngày đó còn quá xa để cho chúng ta phải lo sợ, chỉ sợ những tai họa bất ngờ xảy ra ngoài dự kiến của con người, và xảy ra trong thời gian rất gần khi mà con người chưa đủ khả năng bồng bế, kéo sang một hành tinh khác để lánh nạn.
    Tận thế, một quả báo chung của toàn thể sinh vật (nhất là động vật) là do nghiệp nhân gì của mọi người?
    Cái chết tập thể này là do tất cả mọi người cư ngụ trên quả đất, vì sự sống của mình đã thường xuyên tạo các nghiệp PHÁ HOẠI SỰ SỐNG LẪN NHAU.
    Những loài vật có khả năng hơn đã ăn thịt các loài vật kém khả năng hơn. Con cọp mạnh bắt đi con dê yếu đuối, vồ đi con người mảnh mai. Con cá lớn nuốt con cá bé. Con người thì đủ thông minh để có thể giết tất cả các loài khác và đồng loại của mình.
    Việc giết hại động vật có tâm thức thường gây nên các quả báo rõ ràng trong thời gian gần như vài năm, vài kiếp, vài trăm năm. Kẻ thủ phạm phải chịu đền trả một mình (nghiệp riêng) như bị thương tật, bị chết chóc; hoặc phải chịu tai họa chung với nhiều người khác (nghiệp chung) như bị các thiên tai, bệnh dịch, tai nạn giao thông.
    Có một nghiệp ?ohủy hoại sự sống? rất âm thầm khó thấy nhưng quả báo của nó đủ sức đưa đến tận thế, đó là sự chặt phá cây cối. Thực vật có sự sống và có tâm linh, một tâm linh đơn giản. Tuy thực vật không biết đau đớn nhưng ai hủy diệt sự sống của thực vật (nhất là phá rừng) cũng đã tự chuốc lấy quả báo bị hủy diệt sự sống của chính mình về sau. Toàn thể nhân loại mỗi ngày đều tiêu diệt sự sống màu xanh trên hành tinh để làm món ăn (rau), để làm vật dụng (gỗ), để làm nhiên liệu (củi). Cái nhân tiêu diệt sự sống màu xanh đó tích lũy qua nhiều kiếp, nhiều triệu năm, nhiều tỷ năm, ắt phải đưa đến sự tận thế ghê gớm.
    Đối với không gian vật lý, việc phá rừng có nguy hại trầm trọng đến với sinh thái Địa cầu. Những khu rừng già rậm rạp có chức năng lọc không khí như một bộ phổi của hành tinh, rừng hấp thu nhiệt độ của ánh sáng làm dịu bớt cái nóng của mặt trời và giữ độ ẩm cho không khí; rễ cây rừng giữ nước mưa để không làm thành lũ lụt, giữ độ ẩm cho đất khi không còn mưa khiến cho mạch nước được duy trì trong suốt mùa khô. Phá rừng là một hành vi tự hủy diệt chính mình, nhưng không đủ để gọi là gây nên tận thế. Cái quả báo tận thế được nói đến ở đây chính là dựa vào không gian tâm linh. Sự tiêu diệt sự sống của cây cối, tiêu diệt tâm linh đơn giản của cây cối tạo thành một quả báo trầm trọng hơn chúng ta nghĩ theo không gian vật lý. Nó âm thầm tích lũy dần dần để đưa đến một tai họa khủng khiếp cho toàn thể loài vật đến nỗi đáng được gọi là tận thế.
    Chúng ta sẽ đặt vấn đề nếu không sử dụng thực vật, dù trực tiếp hay gián tiếp thì con người làm sao giải quyết nhu cầu đời sống, và chính vì đã chung nhau tích lũy nghiệp hủy diệt sự sống màu xanh nên ngày tận thế của nhân loại là điều không tránh khỏi. Nhưng dù sao, đối với dòng luân hồi vô tận sinh tử tử sinh tiếp nối mãi thì cái chết lúc tận thế có gì quá quan trọng để chúng ta phải sợ hãi đâu ? Miễn là chúng ta có một sự nghiệp phước đức cực kỳ lớn đã tích lũy nhiều đời đủ đưa chúng ta đi sang một kiếp sống mới, ở một hành tinh khác vui sướng hơn Trái đất gấp bội lần.
    Sau ngày tận thế, kẻ nhiều tội sẽ tái sinh qua một hành tinh đầy khổ sở, biến động, hoang dã. Kẻ có phước sẽ tái sinh qua một hành tinh văn minh, tiện nghi, hạnh phúc tràn trề. Dòng luân hồi vẫn tiếp tục lăn mãi trừ phi kẻ nào đã chứng đạt Bản Thể Tuyệt Đối để giải thoát hoàn toàn mới không bị luân hồi chi phối.
    Nếu nhân loại cứ bạo tàn hủy diệt sự sống lẫn nhau và sự sống màu xanh của thực vật thì ngày tận thế sẽ đến gần hơn. Nếu nhân loại biết bồi đắp giữ gìn sự sống lẫn nhau, giữ gìn sự sống màu xanh cây cỏ thì ngày tận thế sẽ dang ra xa mãi, nhưng dù sao ngày tận thế cũng phải đến khi mặt trời bắt đầu nguội. Luật vô thường sinh-trụ-hoại-không- là điều không tránh khỏi.
    Thế nên, có mặt trên cuộc đời này, chúng ta hãy trân trọng sự sống của muôn loài, dù đó là con người, thú vật hay cây cỏ lá hoa. Hãy thương yêu và giữ gìn tất cả để góp phần đẩy lùi ngày tận thế ra xa hơn.

Chia sẻ trang này