1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thay đổi số phận

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi jimmy_coltech, 30/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    GIÚP ĐỠ TẠO THÀNH CÔNG, GIÀU CÓ
    Hành động giúp đỡ được thể hiện qua nhiều cách, hoặc bằng lời nói hướng dẫn cách thức làm ăn mua bán cho người, hoặc bằng hành động làm giúp công việc nặng nhọc cho người, hoặc bằng cách cho, tặng (bố thí cúng dường) tài vật đến người. Từ sự giúp đỡ như thế, người khác được dễ dàng trong cuộc sống hơn, nghĩa là họ được vui sướng hơn.
    Mỗi một sự giúp đỡ cho người khác sẽ tạo thành một hay nhiều quả báo lành ở vị lai cho chúng ta. Ví dụ anh Hai đã giúp ông Tám dựng lại ngôi nhà sau cơn hỏa hoạn. Hành vi giúp đỡ của anh Hai đem lại cho ông Tám những lợi ích sau đây:
    - Gia đình ông Tám có nơi ẩn trú, tránh được mưa nắng và bớt bị bệnh tật.
    - Tài sản còn lại như một số quần áo, giường ghế đước cất giữ tử tế tránh được mất mát.
    - Ông Tám nhanh chóng ổn định, xây dựng lại kinh tế gia đình.
    - Gia đình ông được vơi bớt nỗi buồn vì thấy có sự quan tâm giúp đỡ của láng giềng.
    Mỗi lợi ích của gia đình ông Tám sẽ kết thành một quả báo lành cho anh Hai ở vị lai.
    Sau này ngay ở trong kiếp hiện tại hoặc những kiếp vị lai. Anh Hai thường có nhà cửa ổn định, không phải bệnh tật vì phải phơi mình giữa mưa nắng, tài sản ít bị mất mát vì có nơi cất giữ an toàn, nhanh chóng ổn định về kinh tế, luôn luôn được mọi người quan tâm giúp đỡ.
    Nếu một người suốt đời tích lũy nghiệp từ thiện, thường xuyên giúp đỡ mọi người một cách nhiệt tình, quả báo dành cho họ là sự thành công vinh quang rực rỡ ở những kiếp về sau.
    Trong cuộc sống có những người làm chơi ăn thiệt, họ được thần may mắn mỉm cười, những dự định đều được tiến hành suôn sẻ. Đôi khi mọi người phải ngạc nhiên về sự may mắn liên tiếp của họ. Tất cả đều bắt nguồn từ hành vi giúp đỡ kẻ khác trong quá khứ! Thiếu làm việc từ thiện, cuộc đời chúng ta sẽ kém may mắn.
    Tuy nhiên tùy theo tính chất của việc làm từ thiện mà chúng ta sẽ đạt được quả báo lành về sau một cách khác nhau.
    Ví dụ nếu đời trước chúng ta dùng lời nói để chỉ bảo cho người khác đi đến thành công. Nhờ sự chỉ bảo này họ gặt hái được kết quả tốt đẹp. Quả báo về sau của chúng ta là dễ dàng, may mắn tiếp nhận được những phương pháp tốt để hành động, nhưng trên bước đường hành động chúng ta phải nổ lực bởi chính khả năng của mình, ít được sự giúp đỡ chia xẻ gánh nặng bởi vì trước kia chúng ta chỉ giúp đỡ người khác chứ không ?olàm giùm? cho họ. Ví như chúng ta chỉ cho một người đi về ngọn núi phía Tây mà đào vàng nhưng không đi đào giúp họ. Về sau tuy chúng ta cũng được chỉ vẽ phương pháp làm ăn mua bán (hay học tập), nhưng phải làm lấy tất cả bởi sức lực của mình.
    Nếu chúng ta hay giúp đỡ kẻ khác về tài vật nghĩa là bố thí hoặc cúng dường, khiến cho kẻ khác không tốn công sức mà vẫn có tài sản, thì quả báo chờ đợi chúng ta là thường gặp những may mắn kỳ lạ để có được tiền mà không cần phải cực nhọc nhiều như trúng số, hoặc tìm thấy kho tàng, hoặc kinh doanh lời hơn mức dự tính, hoặc được thừa kế gia tài của tiền nhân.
    Lisa Marie Presley mới 9 tuổi đã thừa kế một gia tài kếch sù của cha cô là vua nhạc Rock Elvis Presley khi ông qua đời vì bệnh tim.
    Một số người mua nhầm tờ vé số trúng độc đắc. Một người mua khu vườn, đã đào phải hũ vàng khi sửa sang lại khu vườn đó.
    Vô số trường hợp không làm mà hưởng như thế đều là quả báo của sự bố thí tài vật lớn lao từ những kiếp trước.
    Phần đông còn lại ai cũng phải làm mới có ăn. Tuy nhiên với công lao khó nhọc của tâm hồn và thể xác giống nhau, nhưng sự thành công mỗi người lại khác nhau. Có những người từ kẻ mua đồ đồng nát dạo, gánh trên vai rao mua ve chai (phế liệu), sau này trở thành tỷ phú lừng lẫy một thời như chú Hỏa ở Chợ lớn. Hoặc từ một đại phú như Âu Vinh có tiền cho vay khắp cả Sài gòn thuở trước, bây giờ chết không có hòm chôn tại HongKong. Riêng Ââu Vinh có một đặc tính là không bao giờ bố thí từ thiện một xu nhỏ ?oHãy bảo họ ráng làm mà ăn? ! Đó là câu trả lời cho đoàn lạc quyên cứu trợ khi đến gặp ông ta.
    Mức độ thành công của chúng ta ở kiếp này tùy thuộc vào mức độ chúng ta giúp đỡ mọi người ở kiếp trước. Nghiệp từ thiện càng nhiều thì sự thành công càng lớn lao.
    Đôi khi chúng ta nhìn lại cuộc đời mình và không tránh khỏi giật mình sợ hãi. Bao nhiêu năm tháng bình an trôi qua, chúng ta làm việc và sống một cách êm đềm. Thỉnh thoảng có một vài biến động nhỏ không đáng kể. Nhưng khi tính sổ lại, dường như suốt thời gian vừa rồi chúng ta chưa làm được việc thiện nào cả, chưa giúp đỡ ai một cách tận tình có ý nghĩa. Khi nhìn lại điều này chúng ta cũng ?onhìn thấy? luôn về kiếp sau, dường như sẽ không có sự may mắn nào đến với chúng ta, sẽ không có một thành công đặc biệt nào cho đời sống kế tiếp.
    Như vậy, không siêng năng làm việc từ thiện là một sai lầm, một sự kém hiểu biết, một sự thiếu sót nghiêm trọng trong cuộc đời.
    Ở phương diện khác, quả báo của sự giúp đỡ tùy thuộc vào đối tượng được giúp đỡ. Nếu chúng ta giúp đỡ cho một vị Thánh cao cả để vị này sống một cuộc đời đẹp đẽ thánh thiện với một nội tâm bình an vô hạn, với một đạo đức hoàn hảo tuyệt vời. Sự tốt đẹp còn lan tỏa cho nhiều người khác khi vị thánh ấy rao giảng về đạo đức, thiền định và giải thoát cho mọi người. Với một ?ođối tượng? như thế, sự giúp đỡ - cúng dường đem đến một quả báo cực kỳ vinh hiển ở vị lai. Chúng ta đã đem hạt giống gieo trên mảnh đất vô cùng màu mỡ và sẽ gặt hái một vụ bội thu về sau.
    Khi nói về một triệu phú vừa chết ở thành Vương Xá, không con để thừa kế nên vua Pasenadi cho sung công tài sản, Đức Phật bảo rằng nhiều kiếp về trước, ông ta thường hay cúng vật thực cho một vị độc giác Phật khất thực ngang nhà. Kết quả trở lại là bảy đời liên tiếp ông luôn được giàu sang sung túc. Chỉ vì có lần ông đã giết người con trai duy nhất của người anh mình nên ông mắc quả báo là không bao giờ có con để kế thừa tài sản sau khi đã trả xong quả báo giết người kia với hình phạt vô cùng đau đớn.
    Ở mức độ thấp hơn, đối tượng được giúp đỡ là một người bình thường, cũng có những buồn thương giận ghét trong đời sống hằng ngày như mọi người. Với một đối tượng như thế, quả báo đem lại cho thí chủ là những sự may mắn vừa phải, không đặc biệt lắm. Tuy nhiên, nếu tích lũy nhiều nghiệp thiện như thế, chúng ta cũng đạt được phước báo lớn lao.
    Thế rồi, với sự hiểu biết Nhân Quả sâu sắc, chúng ta đã lựa chọn đối tượng để giúp đỡ, lựa những người có đạo đức tốt đẹp để cúng dường vì mong sẽ được quả báo lớn lao về sau và không ngó ngàng tới những người bình thường vốn dày đặc trên cuộc đời bụi bặm này. Như vậy, rõ ràng hành vi giúp đỡ của chúng ta không xuất phát từ tấm lòng thương yêu kẻ khác. Chúng ta chỉ lợi dụng luật Nghiệp Báo để mưu cầu lợi ích cho bản thân mình về sau. Với ý tưởng như thế chúng ta chỉ có phước (vì đã làm lợi ích cho người khác) mà không có đức (vì xuất phát từ một tâm hồn vị kỷ). Phước mà không có đức cũng giống như nhà không có nền móng vững chắc, sự sụp đổ là điều không tránh khỏi. Sau này, tuy được giàu sang sung sướng nhưng tâm hồn chúng ta vẫn đầy những mưu toan ích kỷ hẹp hòi. Chính khuynh hướng vị kỷ này sẽ thúc đẩy chúng ta tạo những nghiệp bất thiện để rồi chuốc lấy đau khổ về sau.
    Vì thế, chúng ta hãy trang bị cho tâm hồn mình một tình thương yêu rộng lớn đối với mọi người, mọi loài, hãy giúp đỡ họ qua cơn khốn khó, hãy làm tất cả vì họ chứ không phải vì quả báo của mình mai sau.
    Ở khía cạnh khác, chúng ta phải cẩn thận khi giúp đỡ kẻ ác, bởi vì có thể từ sự giúp đỡ này họ có thêm phương tiện hãm hại người khác. Và như vậy sự giúp đỡ của chúng ta tới với họ sẽ tạo cho chúng ta một quả báo xấu về sau giống như chúng ta đã tiếp tay cho họ tạo ác nghiệp.
    Nói như thế không có nghĩa là chúng ta ruồng bỏ kẻ xấu, không giúp đỡ gì cho họ. Lòng từ bi không cho phép chúng ta hạn chế sự giúp đỡ của mình đối với mọi người. Chỉ là, đối với kẻ xấu, chúng ta vừa giúp đỡ họ qua cơn khó khăn, vừa khéo léo dẫn dắt họ về với đạo đức. Con người chỉ chịu nghe lời khi họ đã thọ ân. Các vị bồ tát đi vào sinh tử để hóa độ mọi người cũng phải tuân theo quy luật này, nghĩa là phải tạo ân nghĩa cho mọi người rồi mới dùng lời nói để đưa họ về với đạo đức. Chúng ta chưa phải là Bồ Tát đã chứng ngộ nhưng cũng có thể bắt chước hạnh Bồ Tát bằng cách bố thí để giáo hóa cho kẻ xấu.
    Sự giúp đỡ đối với kẻ xấu đòi hỏi nơi chúng ta một sự kiên nhẫn, khôn khéo và độ lượng. Chúng ta vẫn phải giúp họ mà vẫn không tạo điều kiện cho họ làm ác, chỉ làm sao cho họ chuyển hóa tâm hồn để trở thành người tốt cho xã hội mà thôi.
    Tùy theo tình hình giúp đỡ, chúng ta sẽ nhận lại một quả báo tương ứng. Ví dụ người thường hay dùng sức lực để làm lụng đỡ đần cho kẻ khác, quả báo trở lại là sức mạnh sung mãn. Và với sức mạnh này họ vươn tới thành công.
    Ví dụ, người thường hay phụ giúp xây cất trường học, giúp đỡ việc học hành của người khác, quả báo trở lại là học giỏi, bằng cấp cao và có nhà cửa khang trang rộng rãi.
    Ví dụ, người thường hay lo việc thắp sáng công cộng, quả báo trở lại là được đôi mắt tinh tường.
    Người thường hay lo việc cứu trợ cho những nạn nhân bị thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh... quả báo trở lại là được yên ổn trong cuộc sống, nếu vừa gặp bất trắc liền có người giúp đỡ.
    Người thường hay bênh vực kẻ cô thế, yếu đuối, oan ức... quả báo trở lại là được thế lực lớn (để cho không có ai dám ăn hiếp).
    Có một số người đang giàu có sung mãn, bỗng do một biến động trong việc kinh doanh, hay tai nạn liền trở thành một người nghèo khổ túng thiếu. Quả báo này xuất phát từ đời trước họ hay làm việc thiện, bỗng qua một lần nóng giận đã rủ bỏ tất cả, phá hoại tất cả.
    Bà Thái là một hội viên đắc lực của một hội từ thiện. Bà đã đóng góp cả tài sản và công sức rất nhiều cho hoạt động từ thiện suốt một thời gian dài. Thế rồi trong một lần tranh cãi với bạn bè về địa vị trong hội, bà bất mãn ra khỏi hội và ngăn trở hội tiếp tục hoạt động.
    Hoặc một ông phật tử thường lo lắng công quả cho ngôi chùa trong làng với các nghi lễ và các hoạt động phước thiện xã hội. Sau một lần bị va chạm tự ái ông đã chấm dứt sự công quả của mình.
    Quả báo của những trường hợp như thế là ở những kiếp sau, sự thành công bỗng dưng bị đổ vỡ, bị dừng lại.
    Thế nên, đối với các việc thiện, chúng ta phải phát tâm kiên trì trường viễn. Đừng vì những việc nhỏ nhặt mà tự phá hoại thiện nghiệp của mình, Phải tích lũy mãi, tích lũy mãi từng chút phước nghiệp bằng cách hễ có cơ hội là giúp đỡ người khác không tiếc công.
    Có một người thuở niên thiếu gian nan vất vả, đến khi trưởng thành mới đạt được may mắn, thành công. Có hai nguyên nhân của quả báo đó.
    Một là do từ kiếp trước, lúc còn trẻ họ chỉ mãi lo vui đùa học hành, không làm được nghiệp phước nào. Đến lớn tuổi, có ý thức, họ bắt đầu làm việc từ thiện. Qua kiếp sau, thời gian tương ứng với từng giai đoạn là thiếu thời bình thường, đến trưởng thành mới bắt đầu thành công.
    Hai là do từ kiếp trước, họ ít quan tâm giúp đỡ người nhỏ tuổi, chỉ để ý đến người lớn tuổi. Quả báo trở lại là khi còn nhỏ tuổi họ kém may mắn, đến khi lớn tuổi mới gặt hái nhiều tốt đẹp.
    Có nhiều người than thở rằng họ thường bị phản bội bởi những kẻ đã thọ ân của họ. Họ mất niềm tin với luật Nghiệp Báo vì thấy rằng họ không hưởng được sự tốt đẹp nào từ hành vi giúp đỡ người khác. Tại sao sự tử tế của họ được đáp lại bằng thái độ vong ân tráo trở?
    Có nhiều nguyên nhân của hiện tượng đó. Có thể là lỗi không phải từ nơi người thọ ân. Họ cũng biết ơn và mong muốn có dịp đền trả. Nhưng họ thấy khó gần gũi ân nhân vì ân nhân này luôn kể công và tự phụ. Người thọ ân cảm thấy bị sỉ nhục và khó chịu khi đến gần một ân nhân như thế. Đôi khi họ ân hận vì đã lỡ thọ ân với một con người tầm thường kiêu hãnh đó.
    Cũng có thể là lỗi xuất phát từ nơi người thọ ân vì người này quá vị kỷ, chỉ lo cho mình, chỉ nghĩ đến cái được mất của mình mà quên đi ơn nghĩa của người khác. Nếu gặp phải hạng người này chúng ta chỉ nên cười xòa rồi bỏ qua vì người cao thượng có bao giờ ?oThi ân cầu báo? đâu, phải không bạn?
    Đối với luật Nghiệp Báo, không bắt buộc rằng quả báo lành phải do nơi kẻ thọ ân đền trả. Nếu khi thọ ân người này có khởi ý niệm đền ơn thì sau này (có thể qua nhiều kiếp) chính họ sẽ đền ơn một cách mỹ mãn. Trong cuộc đời thỉnh thoảng chúng ta gặp một vài người tốt với ta một cách đặc biệt, giúp đỡ chúng ta đủ điều. Có thể họ đã chịu ơn chúng ta từ kiếp trước và có khởi ý niệm đền trả.
    Đối với người vong ân, không có ý muốn đền ơn, thì quả báo lành sẽ đến từ vô số trường hợp khác. Hoặc chúng ta được trúng số, hoặc kinh doanh gặp thời thu lợi bội phần, hoặc được những người tốt giúp đỡ (người tốt này không phải là kẻ đã chịu ơn ta).
    Chúng ta sẽ thấy nghiệp tác động vào tận trong tâm thức của mỗi người.
    Một tên cướp với tâm hồn nhuốm đầy sự ác độc, luôn sẵn sàng mưu hại kẻ khác, thế nhưng khi quan sát trên đường phố để tìm đối tượng đánh cướp, tâm ác độc của hắn chỉ khởi dậy khi trông thấy người có tạo ác nghiệp, và dường như bỏ qua những người không có ác nghiệp trong quá khứ.
    Cũng vậy, một nhà hảo tâm luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, nhưng khi gặp một kẻ đã gieo nghiệp bỏn xẻn quá nhiều, tâm tốt của ông dường như lơ đãng chìm lặng không khởi dậy, khiến cho ông quên đi việc giúp đỡ kẻ đó. Và tâm ấy chỉ khởi dậy mạnh mẽ khi gặp những người đã gieo nghiệp thiện từ quá khứ.
    Thế nên, một người gieo ác nghiệp quá nhiều, đi đến đâu chỉ đánh thức ác tâm của mọi người chung quanh khiến cho họ chỉ chực muốn hại mình, xua đuổi, mắng chửi mình. Ngược lại, một người gieo thiện nghiệp quá nhiều, đi đến đâu đều khơi dậy thiện tâm của mọi người, khiến cho mọi người phải đối xử tử tế.

  2. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    SỬA ĐƯỜNG GIÚP KHỎE MẠNH, GIÀU SANG
    Trong các việc phước thiện, đắp đường, bắt cầu là việc thiện được nhiều người ca ngợi.
    Giao thông là yếu tố vô cùng quan trọng trong sinh hoạt của xã hội. Ngay trong ngôi nhà nhỏ bé của chúng ta cũng cần phải có lối đi; rồi từ làng này sang làng khác, vùng này sang vùng khác tất cả đều cần đường sá để giao lưu qua lại. Người ta đi lại để làm ăn, mua bán, học tập, thăm hỏi... Hầu hết mọi sinh hoạt của con người đều dính líu với đường đi (kể cả đường hàng không, và đường thủy), nếu đường sá bị tắt nghẽn, sinh hoạt của con người sẽ gặp nhiều trở ngại, thậm chí còn gây nên tai nạn nghiêm trọng. Một người lái xe hai bánh đi từ Sài gòn về Tây Ninh, bị vấp vào ổ gà, ngã soài xuống đường. Chiếc xe lớn từ sau lướt tới cán anh chết tại chỗ.
    Hiện nay, ở các quốc gia tiên tiến, đường sá thuộc về công trình quốc gia được thi công với kỹ thuật cao. Những đường xa lộ cao tốc, đường rày xe lửa cao tốc được thực hiện rất hoàn hảo. Mạng lưới giao thông trong quốc gia, liên quốc gia được phát triển không ngừng. Anh và Pháp đã hoàn thành đường ngầm xuyên biển Manche để nối liền hai quốc gia bằng đường bộ đi dưới đáy biển.
    Thuở xưa, kỹ thuật thi công cầu đường còn đơn sơ kém cỏi. Những con đường đất bụi bặm, đường sá lởm chởm nối các làng mạc, thị trấn lại với nhau. Họ phải vượt qua những đường đèo hiểm trở, những dòng sông chảy mạnh bằng đôi chân hoặc bằng sức ngựa. Ngay cả ngồi trên một chiếc xe ngựa có bánh tròn cũng không sung sướng gì vì dằn xóc dữ dội. Do giao thông bị hạn chế nên sự giao lưu văn hóa, phát triển xã hội bị thu hẹp.
    Trong bối cảnh đó, việc tu sửa đường sá, nối bắt cầu cống luôn luôn là việc làm cần thiết và được mọi người tán thán. Đối với luật Nghiệp Báo, phước của hành vi đắp đường bắt cầu cực kỳ lớn lao. Những quả báo lành xuất phát từ nghiệp thiện đó có thể kể ra như sau:
    - Vì làm cho sinh hoạt của mọi người được thuận tiện nên mọi sinh hoạt, mọi dự định của mình đều được trôi chảy tốt đẹp.
    - Vì làm cho người đi đường được an toàn nên chính mình không gặp tai nạn khi đi đường.
    - Vì khiến cho mọi người dễ dàng đi lại nên chính mình sẽ được khỏe mạnh, không bị tật nguyền, lệch lạc.
    - Nếu dùng sức lực để đắp đường, quả báo trở lại là được sức khỏe hơn người khiến cho gặt hái nhiều thành công trong lao động.
    - Nếu dùng tiền bạc để thuê người làm, quả báo trở lại là được giàu có sung mãn.
    - Luôn luôn được xe cộ xênh xang, di chuyển thuận lợi.
    Hạnh đắp đường bắt cầu được chú trọng đến nỗi trong kinh điển của Phật giáo Bắc Tông xuất hiện một vị Bồ Tát tên là Trì Địa với hạnh nguyện mãi mãi thị hiện vào sinh tử để gieo duyên với mọi người bằng cách tu sửa cầu đường.
    Vua Asoka chỉ hãnh diện vì đã trồng cây lấy bóng mát ven đường cho khách bộ hành, đào giếng ven đường cho khách uống.
    Một câu chuyện cảm động được kể trong ?oGóp nhặt cát đá? (Bản dịch Đỗ Đình Đồng) như sau:
    Zenkai, con trai một Samurai, du hành đến Edo và trở thành người hầu cận của môt viên chức cao cấp ở đó. Zenkai yêu người vợ của viên chức này và việc đó bị phát giác. Để tự vệ, Zenkai giết người chồng và dẫn người vợ tẩu thoát.
    Sau đó cả hai trở thành những tên ăn cắp, nhưng người đàn bà quá tham lam khiến Zenkai trở nên khinh bỉ. Cuối cùng Zenkai bỏ người đàn bà và đến một tỉnh xa tên là Buzen. Ở Buzen để chuộc lại dĩ vãng Zenkai quyết định làm một vài việc tốt trong đời. Biết trên sườn núi đá có một con đường nguy hiểm đã làm nhiều người bị thương và thiệt mạng, Zenkai quyết định đào một con đường hầm xuyên qua núi đá.
    Ban ngày xin ăn, ban đêm đào núi. Khi Zenkai hơn 30 tuổi thì đường hầm đã đào được dài 695 thước, cao 6 thước, rộng 9 thước.
    Hai năm trước khi công việc hoàn thành, một người con trai của viên chức bị Zenkai giết, đã học kiếm và trở nên một người giỏi kiếm thuật, tìm được Zenkai và muốn giết Zenkai để báo thù cho cha.
    Zenkai nói:
    ?oTôi sẽ dâng mạng cho anh, nhưng hãy cho tôi làm xong công việc này. Khi công việc hoàn thành anh có thể giết tôi cũng được.?
    Người con trai đồng ý đợi đến ngày xong việc. Nhiều tháng trôi qua và Zenkai vẫn tiếp tục đào đường. Người con trai trở nên chán nản vì không có việc gì làm nên anh bắt đầu giúp Zenkai đào đường. Sau khi giúp Zenkai hơn một năm, anh ta trở nên kính phục dũng chí và tư cách của Zenkai.
    Cuối cùng con đường hầm đã hoàn thành và người ta có thể qua lại an toàn.
    Zenkai bảo:
    ?oBây giờ việc đã xong rồi, hãy chém đầu tôi đi!?
    ?oLàm sao con có thể cắt đầu thầy được?? Người thanh niên hỏi qua làn nước mắt.
    Ở câu chuyện này công hạnh khổ nhọc đào đường hầm của Zenkai đã xóa được mối thù sâu đậm của người con trai. Ngoài việc này Zenkai còn hưởng vô lượng phước ở vị lai. Tuy nhiên, dù sao ông cũng phải trả quả báo giết người và đoạt vợ ở một kiếp khác.
    Một người phật tử bán sữa đậu nành ở Phan rang đã ?ocông quả đắp đường? bằng cách bồi dưỡng sữa cho công nhân đắp đường gần đó.
    Ở nước ta lao động đắp đường có vẻ nặng nhọc và ít được coi trọng. Nhưng không có ai ngờ là họ đang tạo phước rất lớn. Sự giúp đỡ bồi dưỡng cho công nhân làm đường luôn luôn là điều đáng khuyến khích, cũng giống như chính chúng ta chung sức làm đường vậy. Hoặc nhặt mảnh vỡ, gai góc trên đường để tránh cho người sau khỏi dẫm đạp cũng là điều rất tốt.
    Đôi khi chúng ta cũng cảm thấy buồn khi đi qua xóm nhỏ có những đoạn đường hư lỡ, những vũng nước ứ đọng trơ trơ trước mắt mọi người. Đó là những cơ hội để mọi người có dịp làm phước, nhưng họ bình thản vô tư bỏ qua. Những lợi ích chung của thôn xóm mà không ai thèm đoái hoài thì nói gì đến lợi ích của quốc gia, của nhân loại! Một đất nước chỉ phát triển khi những con người trong đất nước đó luôn luôn biết nghĩ đến lợi ích của toàn thể hơn là lợi ích của cá nhân.
    Ngược lại với thiện nghiệp đắp đường là ác nghiệp phá đường. Người làm ngăn trở giao thông cũng sẽ chịu quả báo tương xứng như di chuyển khó khăn, sinh hoạt bị trở ngại, tật nguyền ở chân và nghèo khó. Đối với các công trình phúc lợi công cộng như đường sá, cầu cống, nếu không bảo vệ được thì thôi, chúng ta đừng vì lợi ích riêng mình mà xâm phạm làm cho hư lỡ. Quả báo về sau sẽ khó chịu vô cùng.
    Nhu cầu về giao thông trên thế giới càng lúc càng tăng. Xe máy được sản xuất ồ ạt. Nạn kẹt xe thường xuyên xảy ra. Phải chăng vì có phương tiện dễ dàng nên con người càng muốn di chuyển nhiều hơn? Sở làm ở xa nhà là một yếu tố chính làm cho giao thông bị tắt nghẽn ở những giờ cao điểm.
    Trong tương lai không xa, phương tiện viễn thông được hoàn thiện sẽ giải tỏa bớt nhu cầu đi lại của con người. Với hệ thống truyền hình điện thoại được điều khiển tự động bởi máy điện toán, người ta có thể ở nhà mà vẫn dự được các buổi hội nghị, vẫn điều khiển công việc của sở làm. Thậm chí người công nhân có thể ở nhà mà vẫn điều khiển cỗ máy hoạt động bình thường qua máy viễn thông điện toán.
    Nhưng điều đó không làm cho con người chấm dứt mộng ước đi của họ. Họ sẽ lao tâm khổ tứ để đi đến các hành tinh khác. Con người vẫn còn ham đi lắm.

  3. ngocthienanh

    ngocthienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2007
    Bài viết:
    1.378
    Đã được thích:
    0

    Hỏi: Người thông minh trí tuệ là do nhân gì?
    Đáp: Có nhiều loại thông minh. Loại thứ nhất là do học nhiều rồi nói lại những điều mình đã học mà không có sức sáng tạo. Loại thứ hai có sức nhận thức sắc bén hơn trong một số lãnh vực giới hạn như chỉ trong ngành y khoa, điện tử... là do đã từng dùng nghề nghiệp phục vụ xã hội đắc lực. Hoặc có người do công đức ấn tống kinh điển, cúng đèn dầu cho chúng tăng, cất trường học cho trẻ em... cũng được quả báo sáng suốt thông minh. Nhưng có một loại thông minh phi thường, trực giác nhạy bén, sức sáng tạo vô hạn là do công năng tập định ở những đời trước. Có khi đời này họ chưa tìm lại trình độ định lực của đời trước, nhưng họ đã có trí tuệ phi thường. Khi nhìn đến bất cứ lãnh vực nào họ đều có sự nhận thức sắc bén và độc đáo. Các vị Alahan và các thiền sư khi chưa chứng ngộ đều đã biểu lộ sức trí tuệ đặc biệt này. Thế nên, một quốc gia muốn có nhiều nhân tài cần phải áp dụng tu tập Thiền Định cho sinh viên và học sinh. Nhật Bản đang khai thác triệt để về điểm này nên họ đã vượt xa các nước về nghệ thuật và kỹ thuật.
    Hỏi: Tại sao có những người cùng sống bằng nghề viết lách, giáo dục, hội họa... nhưng kẻ thì giàu mà người thì nghèo?
    Đáp: Người được giàu có từ sự nghiệp văn hóa là bởi hai lý do. Hoặc họ biết bố thí ít nhiều bằng đồng tiền kiếm được. Hoặc họ dùng phương tiện văn hóa để kêu gọi mọi người sống Đạo Đức, thương yêu, hy sinh, phụng sự. Nếu thiếu hai nguyên nhân này, bố thí và giáo hóa, người cầm bút sẽ chôn đời mình trong khó nghèo hiu quạnh. Thỉnh thoảng chúng ta đọc vài tác phẩm văn chương cũng nhận thấy rằng có những tác phẩm không chuyển hóa tâm hồn người đọc trở nên thánh thiện cao cả, chỉ vùi họ trong mơ mộng, bâng quơ, ích kỷ, hận thù. Tác giả của những tác phẩm này đi dần vào khốn đốn khổ sở. Ngược lại, những tác phẩm chuyển hóa tâm hồn con người trở nên thuần lương Đạo Đức sẽ đưa tác giả của nó đi về nơi hạnh phúc lâu dài. Nhưng muốn tạo được những tác phẩm có tác dụng giáo dục mạnh mẽ như vậy thì chính tác giả phải tự gột rửa tâm hồn mình trong sạch trước đã.
    Hỏi: Có những người quá nghèo không thể bố thí, làm cách nào đễ họ có thể chuyển nghiệp nghèo khổ đó được?
    Đáp: Không còn con đường nào khác hơn nữa! Họ phải chấp nhận khó khăn hơn nữa, thiếu thốn hơn nữa để san sẻ từng nắm gạo, từng muỗng đường, từng đồng ít ỏi cho người có giới và người làm thiện. Sự cố gắng quá độ đó sẽ trở thành công đức lớn lao cho họ và đập vỡ thói quen bỏn xẻn từ nhiều kiếp trong tâm họ. Nếu không biết bố thí từng chút như vậy, họ sẽ mãi mãi chìm sâu trong nghèo nàn túng thiếu. Người hiểu đạo sẽ khát khao bố thí như người mù khát khao được mắt sáng. Ngoài việc bố thí tài vật ra, họ còn phải dùng công sức đắp đường cho người đi, đào giếng nơi công cộng cho người dùng. Nếu họ là công nhân, họ phải lao động tích cực với ý nghĩ vì xây dựng đất nước. Thật vậy cùng làm tám tiếng đồng hồ trong một xí nghiệp, nhưng một người chỉ hướng đến mục đích kiếm tiền lương về cho bản thân và gia đình, còn một người biết hướng đến mục đích xây dựng đất nước. Phước của hai người này khác nhau rất xa. Do mục đích khác nhau nên thái độ làm việc cũng khác nhau. Người vị kỷ sẽ làm việc một cách uể oải thiếu trách nhiệm (đôi khi tăng thu nhập bằng sự không thành thật). Người vị tha, yêu đất nước sẽ làm việc một cách nhiệt tình và kỹ lưỡng. Mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày họ cách xa nhau trên phương diện phước đức.
    Hơn nữa, người nghèo tức là phước rất ít. Họ cần phải giữ giới luật thật kỹ lưỡng, không sát sinh hại vật, không tà dâm, không trộm cắp... vì sự vi phạm một giới nhỏ cũng đủ đưa họ về địa ngục.
    Hỏi: Người này làm phước rồi chú nguyện cho người kia được chăng?
    Đáp: Được! Ví dụ trong gia đình có người bệnh nằm một chỗ không thể tự làm phước để chuyển nghiệp. Thân quyến của người ấy có thể làm các công đức như phóng sinh, bố thí, đắp đường, in kinh... để hồi hướng chú nguyện cho người ấy khỏi bệnh. Nhưng dù sao thì người tự tay làm vẫn hưởng được phước nhiều hơn người được chú nguyện.
    Một người đạo hữu đã phóng sinh để chú nguyện cho người cha mình qua khỏi bệnh huyết áp cao và tai biến mạch máu não. Trong cơn bệnh ông la hét, đập tay chân, chưởi mắng mọi người. Người đạo hữu ngừng thức ăn huyết nhục, cho ông ăn chay đồng thời mua chim cá phóng sinh chú nguyện cho ông. Ông giảm bệnh một cách rõ rệt và bắt đầu bình tĩnh, trở dậy đi đứng bình thường.
    Hỏi: Ăn chay và ăn mặn ảnh hưởng khác nhau ra sao?
    Đáp: Theo y học thì thức ăn động vật có nhiều chất bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể hơn thức ăn thực vật. Nhưng thú tánh ẩn tàng trong xác thịt của động vật, nỗi đau khổ hận thù khi bị giết hại của con vật dần dần hòa tan vào máu huyết tim óc của người dùng khiến cho người này tăng trưởng nhiều phiền não si mê. Nếu họ phát tâm tu tập Thiền Định thì sẽ bị trở ngại cả hai phương diện thân và tâm. Thân thì đau nhức khó tọa thiền; tâm thì loạn động hôn trầm khó làm chủ.
    Thời Nguyên thủy Đức Phật cho phép đệ tử khất thực được thứ gì thì dùng thứ nấy, vì nếu hạn chế với thức ăn chay họ sẽ gặp khó khăn rất nhiều. Các cư sĩ tại gia đâu phải luôn luôn có sẵn thức ăn chay để cúng dường khi các Tỳ kheo bất ngờ đi ngang qua ngưỡng cửa.
    Tuy nhiên tận trong thâm tâm ai cũng biết dùng thức ăn động vật có liên hệ hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp với sự giết hại. Nhiều vị sư danh tiếng Theravada như Hòa Thượng Narada, Hòa Thượng Minh Châu... đều suốt đời dùng chay. Nhiều vị sư Bắc tông ăn chay cũng vẫn khỏe mạnh hồng hào.
    Chúng ta tu tập Từ tâm vô lượng thì nên ăn chay để bồi đắp lòng Từ ngày càng thêm lớn và cũng chiêu tập rất nhiều phước cho mai sau. Có một vài người may mắn kỳ lạ, xông pha giữa lằn tên mũi đạn vẫn không bị thương tích. Đó là do phước ăn chay từ đời trước còn ảnh hưởng đến hôm nay.
    Hỏi: Những người sinh sống bằng nghề câu cá, săn bắn, bẫy rập sẽ cảm quả báo gì?
    Đáp: Hình ảnh con cá vùng vẫy trong tuyệt vọng đau đớn sau khi đớp phải miếng mồi dụ dỗ sẽ trở thành hình ảnh của người cầm cần câu. Nếu người này còn phước không bị đọa thân súc sinh, họ cũng phải cảm báo bị lừa gạt đến tuyệt vọng đau khổ.
    Người giăng bẫy giết thú rừng lớn thì tội càng nặng hơn nữa. Hình ảnh con thú đang đi bị sụp hầm, bị treo chân... cũng sẽ trở lại là hình ảnh của người giăng bẫy. Sau khi đền trả tội lỗi ở đọa xứ, họ sẽ được làm người với hầm chông, thòng lọng đang chờ đón. Nếu những con thú được trở lại thân người, chúng sẽ là những kẻ thù của những ai đã giăng bẫy bắt chúng. Một nhân xấu luôn luôn để lại phía sau đó những ảnh hưởng tai hại lâu dài.
    Người săn bắn thì sẽ bị chết bởi vũ khí và chó săn cắn xé.
    Khi Judàs dẫn lính đến bắt Chúa Jésus. Simon Pierre rút gươm chém rớt vành tai của người lính để bảo vệ Chúa. Chúa phán:
    ?oSimon, hãy buông gươm xuống, vì ai dùng gươm sẽ phải chết bằng gươm?
    Hỏi: Có phải những người giúp nhau hay hại nhau là do đã từng giúp nhau hay hại nhau từ quá khứ?
    Đáp: Không hẵn như thế! Bản thể bao hàm trùm khắp không riêng ai. Ông A giúp ông B nhưng sẽ được giúp lại bởi ông C. Bà E hại bà D, nhưng sẽ bị hại lại bởi bà F.
    Còn đã từng giúp hay hại nhau thì khi gặp lại sẽ khởi sinh thương hay ghét mà thôi.
    Người gieo duyên với vị Phật này, nhưng sẽ được tiếp độ bởi vị Phật khác; gieo duyên với vị Alahán này, nhưng vẫn được tiếp độ bởi vị Alahán khác.
    Hỏi: Những khuyết tật về mắt là do nhân gì?
    Đáp: Một quả báo không phải sinh ra từ một nhân duy nhất. Trước hết, mắt là cơ quan để nhìn thấy mọi vật. Nếu cản trở sự nhìn thấy của mọi người, chúng ta sẽ cảm báo bị khuyết tật về mắt. Sự cản trở đó có thể là lấy mất đèn đuốc nơi công cộng; hoặc chỉ dẫn đường lối sai lầm; hoặc gieo rắc tà kiến lệch lạc; hoặc giam hãm cúng sinh trong tối tăm, hoặc biết là sai mà vẫn nhắm mắt làm bừa, hoặc thấy người khác khổ mà làm ngơ...
    Muốn chuyển nghiệp này chúng ta phải làm ngược lại, nghĩa là cúng đèn đuốc thắp sáng nơi công cộng; chỉ đường dẫn lối cho chính xác; ấn tống kinh sách Đạo Đức Nhân Quả; phóng sinh thú vật khỏi chỗ tối tăm tù túng; giữ giới cấm một cách kỹ lưỡng... Thực hiện được như vậy mắt sẽ khá hơn, nếu nhẹ sẽ hết hẳn.
    Hỏi: Những khuyết tật về chân là do nhân gì?
    Đáp: Chân là cơ quan để di chuyển. Làm trở ngại sự di chuyển của chúng sinh, người này sẽ bị khuyết tật về chân. Những trở ngại đó được xem là phá đường, lấp ngõ, dỡ cầu..., hoặc giam cầm thú vật chim chóc, hoặc bẻ gãy đùi ếch, cắt nhượng bò. Nếu chặt chân người thì đọa địa ngục.
    Muốn chuyển nghiệp này, chúng ta cần phải làm ngược lại nghĩa là đắp đường, bắt cầu nơi công cộng. Nếu gần nhà bạn có đội thi công làm đường, bạn hãy đóng góp bằng cách bồi dưỡng thức ăn uống cho anh em công nhân. Công đắp đường bắt cầu rất lớn vì giao thông là điều kiện quan trọng trong đời sống xã hội. Ngoài việc giải những ác nghiệp về thân thể, người tạo công đức này sẽ được khỏe mạnh, giàu có, xe cộ xênh xang.
    Tôi có nghe một người bị bại chân, sau khi bỏ tiền đắp lại đoạn đường trong làng đã đi đứng bình thường.
    Hỏi: Tại sao có những người giàu có mà không để ý gì đến Đạo Đức?
    Đáp: Dù hiện tại họ dường như không biết đến Đạo Đức, nhưng trong quá khứ họ đã từng làm được những công đức lớn lao. Ví dụ người thanh niên xung phong vì bổn phận đã tham gia đào thành con kênh dài dẫn nước tưới mấy ngàn hecta ruộng lúa. Quả báo khách quan phải đến với những người này là sự sung mãn vật chất, ở đâu cũng để có nước xài không bị khô hạn. Hoặc họ là công nhân đắp đường bắt cầu; hoặc họ là chuyên viên nghiên cứu phát triển nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế cho quốc gia; hoặc họ đã từng vô tình cúng dường phải bậc Alahán... Họ không để ý nghiên cứu về Đạo Đức, nhưng thật sự họ đã làm được những công đức lớn lao.
    Hỏi: Những nhân viên công lực cảnh sát giam cầm bắt bớ tội nhân là tội hay phước?
    Đáp: Trước hết chúng ta đòi hỏi nhân viên an ninh phải có lòng thương yêu tất cả mọi người rồi sẽ đánh giá tội phước của họ vì vấn đề này rất rắc rối. Trên hình thức cạn cợt, chúng ta dễ cho rằng nhân viên an ninh đã đối xử tàn nhẫn với tội nhân như còng trói, giam giữ, đôi khi phải quật ngã họ. Nhưng nhìn trên bình diện xã hội thì việc làm bắt giữ tội nhân có hai cái lợi. Thứ nhất là giữ gìn an ninh cho xã hội. Thứ hai là buộc tội nhân trong tình trạng không thể gây thêm tội lỗi trong đời họ nữa. Trên hai ý ngĩa này thì việc làm của nhân viên an ninh được xem là công đức. Tuy nhiên chúng ta mong mỏi họ vẫn có lòng thương yêu tội nhân mặc dù bất đắc dĩ phải đối xử cứng rắn.

  4. ngocthienanh

    ngocthienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2007
    Bài viết:
    1.378
    Đã được thích:
    0
    Hỏi: Tại sao có những dòng tộc nối truyền nhiều đời và luôn luôn đạt được sung túc, nguyên nhân đó là gì?
    Đáp: Bởi hai nguyên nhân. Một, vị tổ tiên ban đầu là người có phước lớn. Hai, dòng tộc này có một truyền thống Đạo Đức để dạy bảo cho con cháu.
    Dòng tộc nhiều đời phú quý thịnh đạt có nghĩa là những vị tổ tiên ban đầu luôn luôn được nhắc nhở tưởng niệm, cúng thờ chu đáo. Để được quả báo này, những vị đó phải là người có phước lớn. Những triều đại vua chúa là một bằng chứng cụ thể. Có những triều đại nối tiếp mấy trăm năm và vị vua khai sáng ban đầu được kính thờ như thần thánh.
    Hơn nữa nếu dòng tộc này có một nền Đạo Đức tốt đẹp để dạy bảo cho con cháu thì sự thịnh đạt của họ không thể định được giới hạn cuối cùng. Thế nên từ nay mỗi gia đình đều phải lập cho mình một truyền thống Đạo Đức nhất là đánh thức sự hiểu biết về đường đi của Nghiệp báo cho mọi người. Trong những buổi họp mặt gia đình, bậc cha mẹ hãy đặt những câu hỏi về Nghiệp báo để cho các con cháu tự suy gẫm trả lời, hoặc kể những mẫu chuyện liên quan đến Nhân Quả và bảo mọi người rút ra một nhận xét. Những buổi sinh hoạt Đạo Đức như vậy dần dần tạo cho con cháu một lương tâm sáng tỏ. Chúng sẽ tự biết tránh ác làm lành và dòng họ sẽ trở nên phú quý thịnh đạt.
    Hỏi: Tại sao có những người vừa gặp nhau đã đem lòng quý mến hoặc ác cảm?
    Đáp: Khi luận về đường đi phức tạp của Nhân Quả Nghiệp báo, chúng ta không thể bỏ qua sự liên quan ?" DUYÊN ?" của các chúng sinh từ quá khứ với nhau. Không phải ngẫu nhiên khi gặp nhau, hai người đã có thiện cảm từ buổi đầu, cũng không phải ngẫu nhiên khi gặp nhau, vài kẻ đã sinh ác cảm từ sơ ngộ. Sự đối đãi ân oán với nhau từ quá khứ sẽ biến thành thái độ trong hiện tại.
    Nếu đời này gặp lại, một kẻ trở nên kính phục, thương mến, vâng lời, hầu hạ cho người khác, phải biết do nợ nần ân nghĩa quá khứ thúc đẩy chi phối. Sự thọ ân khiến một người trở thành kẻ thuộc hạ, và sự ban ân khiến một người trở thành thủ lĩnh. Trong gia đình, người làm anh làm chị là người ban ân và người làm em làm út là người thọ ân. Dù một đảng cướp thì tên đại ca vẫn là kẻ đã ban ân và lâu la là kẻ đã thọ ân. Người được làm lãnh tụ quốc gia cũng chỉ vì đã ban phát ân nghĩa cho quá nhiều người trong quá khứ. Sự ban ân luôn luôn đưa một người đến địa vị quan trọng. Biết được nguyên lý này, chúng ta sẽ dè dặt khi thọ ân người khác. Nếu ân nhân là người chân chính quảng đại, chúng ta có thể thọ chút ân cũng không đến nỗi nguy hiểm vì trở thành người dưới tay của một chính nhân quân tử cũng tốt thôi. Nếu thọ ân của người ác, sau này chúng ta phải chịu họ sai sử tạo nhiều ác nghiệp rồi theo họ vào đọa xứ. Đối với kẻ xấu, Bồ tát thường rộng rãi ban ân để tạo thành thiện duyên về sau có thể nhiếp hóa họ, khác với chúng ta thường ruồng rẫy kẻ xấu. Tuy nhiên việc giáo hóa kẻ ác tâm không đơn giản một chiều vì phải vừa cứng rắn vừa mềm dẻo.
    Luyến ái là một duyên mạnh mẽ dễ được lập đi lập lại nhiều lần. Đã từng thương yêu nhau trong quá khứ, đời này gặp lại, tình yêu dễ phát sinh. Các văn sĩ đã thi vị hóa sự kiện này và gọi là tiếng sét ái tình. Vừa gặp nhau lần đầu trái tim hai bên đã nghe bồi hồi xao xuyến như đã từng thương yêu nhau từ lâu lắm. Tuy nhiên một đời người thường hay trải qua nhiều mối yêu đương chỉ vì trong nhiều kiếp luân hồi họ đã gặp gỡ rất nhiều người yêu, nhiều tơ duyên vợ chồng khác nhau. Những người đã từng làm vua quan trong xã hội phong kiến với lê thê tỳ thiếp, các dời về sau họ phải nhận lấy cung mạng đào hoa lăng nhăng tình ái. Tuy nhiên, nếu buông thả phóng túng họ sẽ đọa vào ác đạo.
    Dĩ nhiên sự tương duyên Nghiệp báo không có tính cách cố định như khái niệm số mệnh. Nó có thể được chuyển đổi bởi ý chí của con người. Ví dụ khi gặp lại người nghịch duyên, nghĩa là sẽ đi tới chỗ ác cảm ganh ghét, nhưng nếu chúng ta khéo léo nhẫn nhục, rộng rãi bố thí ban ân, dùng lời ái ngữ dịu dàng, thì nghịch duyên ngày xưa sẽ chuyển thành thiện duyên ngày mai. Ví dụ một người phát tâm tu giải thoát, bất chợt gặp lại người vợ trong tiền kiếp. Điều chắc chắn là người này sẽ nghe lòng bận tâm, ưu tư, xao xuyến. Nếu buông thả theo tình cảm, họ sẽ lui lại sự ràng buộc trong luyến ái. Nếu họ phát tâm mạnh mẽ, dùng ý chí sắt đá gan dạ vượt qua thì duyên xưa cũng được hóa giải.
    Nếu cố gắng, chúng ta đều có thể chuyển đổi tương duyên ngày xưa đi theo một chiều hướng khác.
    Hỏi: Vì sao một người có tâm hồn ít bị xao động hoặc nhiều xao động?
    Đáp: Nếu họ hay làm bận tâm người khác vì sự hiện diện của họ, họ sẽ cảm quả báo tâm hồn thường xuyên xao động khó yên.Việc làm người bận tâm được hiểu như nói năng ồn náo giữa chốn đông người; hoặc gieo tình cảm nơi người nào khiến họ thương nhớ khôn nguôi; hoặc nói nặng lời khiến người đau khổ nhục nhã; hoặc dùng văn thơ nhạc kịch kích động tình cảm hận thù nơi mọi người; hoặc kêu gọi đấu tranh chém giết lẫn nhau; hoặc tuyên giảng tà kiến phi chân lý; hoặc làm mai mối hợp tác cưới gả; hoặc tổ chức chọi gà; đấu võ đài... Làm bận tâm người thì tâm ta không thể nào an ổn được.
    Muốn tránh quả báo bất an nơi tâm, chúng ta nên dè dặt đừng làm loạn tâm người dù với bất cứ cách nào. Chỉ nên sống đời thầm lặng ít nói bớt duyên. Nếu phải trình bày với mọi người, chỉ nên đem luật Nhân Quả và Thiền Định để khuyến hóa họ tu tập. Làm sao cho sự hiện diện của chúng ta khiến mọi người cảm nghe an ổn thanh lương thoải mái và phát khởi tinh tấn tu hành.
  5. ngocthienanh

    ngocthienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2007
    Bài viết:
    1.378
    Đã được thích:
    0
    Hỏi: Người được danh tiếng vang lừng là do nhân gì?
    Đáp: Hoặc họ là những người đã từng rộng rãi bố thí, Đạo Đức thánh thiện, Từ tâm vô biên. Hoặc họ đã từng biết tùy hỷ khen ngợi những bậc đáng ca ngợi, biết tôn trọng tài năng và đạo quả của những người khác. họ sẽ được danh tiếng vang lừng.
    Những văn nghệ sĩ nổi danh được nhiều người ái mộ cũng vì đã từng dùng tài nghệ ca ngợi những bậc Thánh đáng kính và biết sống đời rộng rãi.
    Hỏi: Có những người phát tâm tu hành trì giới, tọa thiền, bố thí liền gặp hoàn cảnh khó khăn khốn đốn. Còn những kẻ làm ác, giết hại súc sinh, lừa lọc lại sống nhỡn nhơ thoải mái. vì sao như vậy?
    Đáp: Người này tích chứa ác nghiệp nặng nề đáng lẽ sẽ phải đền trả ở ba ác đạo. Nhưng nhờ phát tâm hành thiện nên ác nghiệp vơi bớt, chỉ dồn trả trong hiện đời nơi thân người mà thôi.
    Người làm ác một cách thuần thục thì sinh thú kế đó là địa ngục. Vì thế bao nhiêu phước quá khứ sẽ hiện ra để họ hưởng cho hết.
    Chính vì chỗ lắt léo này mà người phàm phu không đánh giá được hiệu quả của Nghiệp báo rồi cho rằng không có Nhân Quả.
    Hỏi: Vì sao một người đi đến tự sát?
    Đáp: Họ đã từng bức ngặt oan ức ai quá đáng. Phương tiện họ dùng để tự sát cũng là phương tiện họ đã dùng để sát sinh.
    Hỏi: Một số người tu theo Mật tông chuyên trì chú và đạt được sự linh ứng như trừ tà, chữa bệnh, cầu nguyện được như ý, có thần thông biết điều này điều nọ. Nhân Quả dự phần chỗ nào?
    Đáp: Đó là do phước quá khứ cộng với năng lực của Hành ấm tạo thành (xin xem Năm ám Là Gì, Chơn Quang)
  6. liu_tiu

    liu_tiu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Bài viết:
    5.627
    Đã được thích:
    0
    Tự mình hành động thôi chứ sao
  7. Jimmy1234

    Jimmy1234 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/06/2008
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    1
    Nhân ngày 20/11, xin kính chúc các Thầy , Cô giáo luôn mạnh khỏe, dạy dỗ chúng em nên người!
  8. kemkemmut

    kemkemmut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2008
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    xin chúc mọi người một cuộc sống vui vẻ và đầy ý nghĩa

Chia sẻ trang này