1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thầy phù thuỷ đi trong thành phố

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Loveless, 22/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Loveless

    Loveless Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    1.605
    Đã được thích:
    0
    Thầy phù thuỷ đi trong thành phố

    Tômin Iuri Gennadievich là nhà văn Xô Viết có tên tuổi. Những tác phẩm nổi tiếng của ông dành cho bạn đọc nhỏ tuổi là "Thầy phù thuỷ đi trong thành phố" và "Vitca Muras - người chiến thắng tất cả".(ai có quyển này thì cho tôi mượn với

    "Thầy phù thuỷ đi trong thành phố" được nhà xuất bản "Văn học thiếu nhi" Leningrat in lần thứ hai vào năm 1981. Tập sách hấp dẫn từ trang đầu đến trang cuối với những tình tiết bất ngờ, lý thú, với những đoạn văn hóm hỉnh, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Sách viết cho thiếu nhi nhưng nội dung độc đáo của nó cùng nghệ thuật trình bày đặc biệt của tác giả sẽ làm vừa lòng bạn đọc ở nhiều lứa tuổi khác nhau..
  2. Loveless

    Loveless Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    1.605
    Đã được thích:
    0
    Phần I
    NHỮNG HUYỀN BÍ NHO NHỎ
    Các anh công an rất yêu trẻ con. Các anh không chỉ yêu con mình, mà tất cả, không phân biệt. Bạn không tin ư? Hãy xem các phim thiếu nhi thì biết. Trong phim, công an bao giờ cũng cười với con trẻ, cười và giúp đỡ...
    Nếu có em nào đấy gặp một anh công an không cười và không giúp đỡ thì đấy không phải là anh công an "chính cống".
    Nhưng dù sao cũng tốt nếu như một khi nào đó ta gặp phải những anh công an không "chính cống".
    Ở Lêningrat có một anh công an như thế. Nếu không có anh ta, thì chắc sẽ không có chuyện gì xảy ra với cậu bé Tôlic Rưzcốp.
    Chuyện xảy ra thế này.
    Tôlic đi dọc theo đại lộ.
    Một chiếc "Vônga" màu vàng chạy chầm chậm bên cạnh Tôlic. Một giọng nói inh tai phát ra từ cái loa đặt trên trần xe:
    "Đồng bào chú ý! Phải luôn luôn chấp hành luật lệ giao thông đường phố! Không tuân theo luật lệ giao thông thường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Cách đây không lâu trên đại lộ Matxcơva, ông Rưxacốp đã bị ô tô cán. Ông ta bị gãy chân và phải đưa vào bệnh viện. Đồng bào chú ý! Nếu không tuân theo luật lệ giao thông đường phố thì sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng...".
    Tôlic đi bên cạnh chiếc "Vônga" qua lớp kính nó nhìn thấy một anh trung uý công an với chiếc micrô trong tay. Anh còn rất trẻ. Thật trái với giọng nói đầy vẻ "chững chạc" của anh, cho dù có qua loa đi nữa.
    Tôlic nhìn dọc theo đường phố, cố đoán ra vị trí đã xảy ra tai nạn, nhưng không thể nào đoán nổi. Cả hai bên đường xe cộ nối tiếp nhau qua lại. Một chiếc xe ben khoẻ vượt nhanh qua đầu chiếc "Matxcơvich", còn anh chàng "Traica" đen nặng nề thì cố bám sát cả hai. Tất cả những chiếc ô tô đó có lẽ đã chạy qua nơi mà "cách đây không lâu" ông Rưxacôp đã bị cán...
    "Mà nếu như, - Tôlic nghĩ, - chuyện đó xảy không phải "cách đây không lâu" mà ngay bây giờ! Nhưng ô tô không cán Rưxacôp mà... đâm vào một chiếc tàu điện... Nhưng làm sao để anh lái xe vẫn không hề gì... Còn chiếc tàu điện thì trật khỏi đường ray... Và hành khách cũng an toàn. Thế là mọi chuyển động trên đường phố phải dừng lại... Và khi ấy không thể đi qua đường được. Và... mình sẽ không phải đến trường..."
    Tôlic đứng lại nhìn những người băng qua đường, họ khéo léo né tránh ô tô.
    Chiếc "Vônga" vàng chạy xa về phía trước. Tôlic nhìn về phía "Vônga" và chạy qua đường. Nó lách giữa hai chiếc xe buýt, vượt qua đầu chiếc tàu điện, chiếc ô tô cấp cứu và bay lên vỉa hè ngay trước cửa hàng bánh mì. Tôlic đi về phía cửa hàng, bất ngờ nhìn thấy một anh công an ngay trước mũi nó. Anh ta đứng nhìn Tôlic. Anh ta không cười.
    - Này, lại đây - Anh công an nói.
    - Để làm gì? - Tôlic lắp bắp.
    - Lại đây, nhanh lên!
    Tôlic bước lần tới.
    - Ở trường người ta đã dạy cho cậu phải đi qua đường như thế nào rồi chứ? - Anh công an hỏi, vẻ giận dữ.
    - Dạ, không ạ - Tôlic trả lời thận trọng.
    - Thế bản thân cậu không biết là phải đi qua đường ở chỗ nào à?
    - Cháu cần phải đến cửa hàng bánh mì. - Tôlic nói nhỏ nhẹ.
    Anh công an im lặng.
    - Cháu rất vội...
    Anh công an im lặng.
    - Mẹ cháu bị đau, - Tôlic đã bắt đầu mạnh dạn. - Cháu chưa được đến trường bao giờ. Cháu phải chăm sóc mẹ. Cháu không có thời gian đi học.
    - Bà ta đau gì? - Anh công an hỏi.
    - Mẹ cháu bị thương... - Tôlic thở dài. - Vì đại bác.. bom, đạn... Mẹ cháu đã chiến đấu ở mặt trận. Trước đây mẹ cháu ít đau, nhưng bây giờ thì hầu như thường xuyên. Còn ba cháu nằm viện. Ông làm việc ở Sở Công an. Ông bị bọn tội phạm làm bị thương.
    - Thế ba cháu tên gì? - Anh công an đã bắt đầu nhẹ nhàng.
    - Pavlôp.
    - Hình như tôi có biết. - Anh công an nói sau một lát suy nghĩ. - Vậy ra cháu chưa đến trường bao giờ à?
    - Dạ hoàn toàn chưa. - Tôlic thở dài.
    - Thôi chạy lẹ vào mua bánh mì đi.
    Tôlic cúi đầu, chầm chậm đi vào cửa hàng, trông nó rất thiểu não.
    Trong cửa hàng, Tôlic cũng chậm chạp đi giữa các quầy hàng một cách buồn bã. Nó nghĩ rằng có lẽ mọi người đều thấy dáng nó đau khổ như thế nào, họ sẽ đoán là mẹ nó bị đau, còn cha bị thương vì bọn tội phạm.
    Thả chiếc bánh mì trắng vào túi. Tôlic bước ra cửa. Anh công an vẫn ở chỗ cũ. Anh ta vẫn không cười, nhưng se sẽ gật đầu. Tôlic cũng gật đầu chào. Bây giờ nó không một chút sợ hãi công an.
    Trước khi đi qua đường nó nhìn về phía bên trái. Đi giữa lòng đường nó nhìn về phía bên phải. Và chính vào lúc đó nó nhìn thấy Misca Pavlôp. Misca chạy thẳng về phái nó, gọi giật giọng:
    - Tôlic! Anna Gavrilôvna nói tớ và cậu hôm nay phải đến trường sớm một tiếng!
    Tôlic quay mặt sang phía khác, coi như Misca gọi một người nào đó chứ không phải mình. Nhưng Misca đã chạy đến bên nó và hét vào tai:
    - Tớ vừa gặp cô giáo! Chính cô ấy nói!
    Tôlic không để ý đến Misca. Nó nhìn về phía anh công an. Anh không đứng im nữa mà đi chầm chậm về phía nó.
    Tôlic se sẽ lần bước theo vỉa hè. Anh công an bước nhanh hơn. Tôlic dốc toàn lực bỏ chạy.
    Misca đứng ngây người nhìn anh công an đuổi theo Tôlic rồi chạy theo họ.
    Tôlic chạy thục mạng không nhìn thấy gì hết. Nếu như lúc đó mà có ô tô cản đường thì có lẽ nó sẽ đập vỡ ô tô.
    Nếu gặp sông thì tất nhiên nó sẽ nhảy qua sông. Tôlic dồn hết sức chạy, vì không có gì xấu hơn là bị công an bắt.
    Misca đã tụt lại phái sau từ lâu, còn Tôlic thì hình như không mệt, nó vẫn chạy. Anh công an vẫn theo sát, khoảng cách có rút ngắn hơn chút ít.
    Người đi đường dừng lại. Những khuôn mặt ngạc nhiên của họ lướt nhanh qua mắt Tôlic như những ngọn đèn pha tàu điện ngầm.
    Khủng khiếp nhất là cả đường phố dường như chết lặng. Hầu như tất cả mọi người đều nhìn vào Tôlic, chờ đợi lúc nó vấp ngã. Trong không khí im lặng đó Tôlic nghe rõ tiếng gõ mồn một của đôi giày công an.
    Nhưng thật là kỳ diệu, trong khi chạy Tôlic vẫn còn kịp nghĩ ngợi. Vì chân khua nhanh, thở nhanh nên những ý nghĩ của nó đứt quãng. Chẳng hạn thế này: "Sẽ chạy thoát... Không, không thoát... Có thể thoát?... Misca đã thấy... Misca sẽ không nói... Mẹ sẽ không biết... Anna Gavrilôvna sẽ không biết... Cần phải nhanh hơn... Sẽ không ai biết... Còn nếu như hắn?... Không có quyền!..."
    Tiếng vang của đôi giày ngày càng gần hơn. Tôlic biến vào một ngôi nhà, vào cửa chính. Ngay đó còn một cửa nữa ra sân. Tôlic mở cửa và nghe thấy tiếng giày trên bậc tam cấp. Tôlic đóng sập cửa và ngay sau đấy lại nghe thấy tiếng mở cửa. Tôlic hoảng sợ. Nó hầu như muốn dừng lại khi nhìn thấy phía bên trái một dãy nhà gara. Giữa hai ngôi nhà nhỏ có một cái hẻm. Tôlic lao vào hẻm và có cảm giác như bị ai níu lại. Nhưng ngay lúc đó nó đã nhảy ra khỏi hẻm, và không biết tại sao thấy chạy nhẹ nhàng hơn.
    Mấy cậu bé con đang chơi phía bên kia của gara không hiểu gì cả. Chúng thấy một cái gì đó băng qua trước mặt chúng, và ngay sau đó lại một cái gì đó nữa. Và bây giờ trong sân có một anh công an cầm trên tay cái túi đựng ổ bánh mì.
    Anh đứng một lúc nhìn xung quanh và đi ra cổng.
    Các cậu bé nhìn theo anh một lúc rồi lại tiếp tục vẽ trên cánh cửa những ngôi sao và viết bằng phấn:
    "Tôxca + Vôvca = Tình yêu".
    Tôlic không dừng được. Sau lưng nó không còn ai cả, nhưng nó vẫn chạy qua bốn cái sân nữa, bò qua một cái ống gì đấy, nhảy từ một mái nhà nào đó và cuối cùng ở trong một cái sân nhỏ.
    Chỉ đến lúc này nó mới biết rằng không còn ai đuổi theo nó nữa. Tôlic nhìn quanh tìm cửa hoặc một cái cổng để thoát ra ngoài nhưng chỉ thấy những bức tường phẳng. Đấy là một cái sân kỳ lạ. Những bức tường không có cửa sổ và ban-công cao vút lên đến tận trời xanh. Sân tròn xoay như cái giếng và giữa sân là một cái gì đó to, tròn trông như cái vỏ đồ hộp.
    Tôlic xoay đầu cố tìm một chỗ trống để nhảy ra ngoài, nhưng cũng chẳng thấy một lỗ trống nào.
    Cuối cùng thì trong ngôi nhà giống như cái vỏ đồ hộp này cũng có một cái cửa. Tôlic mở cửa đi vào một cái phòng rộng. Đó là một gian phòng kỳ lạ. Từ trên cái trần cao không nhìn thấy lần lượt rơi xuống những quả bóng màu xanh lam. Chạm nền nhà chúng loé lên một tia sáng xanh rồi tắt ngấm. Chầm chậm từng cái một, những quả bóng rơi từ trên cao xuống dưới và biến mất, toả ra xung quanh một thứ ánh sáng ma quái.
    Được loveless sửa chữa / chuyển vào 18:25 ngày 23/03/2005
  3. insanity

    insanity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi truyện này dài lắm à? Sao lại post một đoạn thế?
  4. Loveless

    Loveless Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    1.605
    Đã được thích:
    0

    #
    Sau đó Tôlic nhìn thấy một thằng bé. Cậu ta ngồi sau một cái bàn dài. Trên một đầu bàn có đống hộp diêm. Thằng bé cầm lấy một hộp xem kỹ rồi đặt lên đầu bàn kia.
    - Ba trăm nghìn lẻ một, - thằng bé lẩm bẩm.
    Tôlic đi đến gần. Thằng bé không nhìn Tôlic, lấy tiếp một hộp diêm nữa.
    - Ba trăm nghìn lẻ hai.
    - Này, cậu làm gì ở đây? - Tôlic hỏi.
    - Ba trăm nghìn lẻ ba, - thằng bé nói.
    - Đi khỏi đây bằng cách nào? - Tôlic hỏi. - Cổng ra ở đâu?
    - Ba trăm nghìn lẻ bốn, - thằng bé nói.
    Tôlic hơi khó chịu. Nó nghĩ, có thể đây không phải là người thật mà là người máy mà có lần Tôlic đã thấy trong phim " Hành tinh bao". Trong phim, Rôbốt giống như người thật, đi bằng hai chân và có thể nói chuyện bằng một giọng rè rè như thép rung.
    Tôlic đưa tay về phía vai thằng bé, nhưng rụt ngay lại dường như sợ điện giật.
    - Ba trăm nghìn lẻ năm, - thằng bé nói.
    Tôlic bắt đầu tức giận. Nó không phải rôbốt mà là người thật cho nên nó biết giận. Mà khả năng đó thì không một người máy nào có được, kể cả những rôbốt hiện đại nhất.
    - Ba trăm nghìn lẻ sáu, - thằng bé nói.
    Tôlic cảm thấy mình không chỉ tức giận thôi mà trở nên hung dữ.
    - Ba trăm nghìn lẻ bảy, - thằng bé nói.
    Tôlic cảm thấy tay chân mình động đậy.
    - Ba trăm nghìn lẻ tám, - thằng bé nói.
    "Thôi được, - Tôlic nghĩ. - Bây giờ thì mày sẽ phải câm miệng".
    Tôlic đưa tay vuốt lưng thằng bé tìm công tắc ngắt điện. Lưng nó âm ấm và hoàn toàn không phải là bằng sắt.
    - Ba trăm nghìn lẻ chín, - thằng bé nói, ngẩng đầu nhìn Tôlic bằng cặp mắt xanh kỳ dị.
    - Này, cậu điếc à? - Tôlic nói to. - A, có thể cậu điếc phải không?
    - Tớ nghe thấy hết, - thằng bé trả lời. - Ba trăm nghìn lẻ mười.
    - Bây giờ mày sẽ biết tay tao! - Tôlic hét. - Tao sẽ dạy cho mày biết thế nào là đánh nhau. Tao sẽ cho mày ba trăm nghìn! Mày sẽ nhận được gấp đôi nữa, lúc ấy mày sẽ hiểu thế nào là ba trăm nghìn!
    - Đừng quấy rầy, - thằng bé nói. - Cậu thấy đấy, tớ vừa mới bắt đầu một nghìn mới.
    - Mặc xác mày với một nghìn hay một triệu! - Tôlic hét. Nhưng nó im ngay bởi đôi mắt thằng bé bỗng lóe lên một tia sáng xanh khi nghe từ "một triệu".
    Tôlic đột nhiên hết giận dữ. Nó nghĩ đến những điều kỳ lạ ở đây: này cái sân không có cổng, này căn phòng không cửa sổ, này những số nghìn khó hiểu, và cả thằng bé này nữa, tuy không phải là người máy, nhưng có lẽ cũng không phải là bình thường. Và nó bỗng thấy rợn người.
    - Một triệu... - thằng bé lặp lại. - Đó là điều quan trọng nhất trên thế giới này. Nhưng điều đó khó đạt làm sao... Thời gian thì quá ít. Nhưng nếu cậu biết một triệu thì tớ có thể nói chuyện với cậu hai phút. Sau đó thì cậu đi khỏi đây, được chưa?
    - Tớ có thể đi ngay bây giờ, chỉ cần cậu chỉ cho tớ cổng ra ở đâu.
    - Không biết.. - thằng bé thở dài. - Cổng để làm gì kia chứ, tớ hoàn toàn không cần. Tớ chỉ cần một triệu.
    - Triệu gì?
    - Một triệu hộp diêm. Một triệu tròn. Khi ấy tớ sẽ có nhiều nhất trên thế giới.
    - Có chừng đó để làm gì? - Tôlic hỏi.
    - Bởi vì khi ấy tớ sẽ có nhiều nhất trên thế giới! Cậu hiểu không?
    - Hiểu, - Tôlic miễn cưỡng trả lời.
    Nó hoàn toàn không hiểu gì hết. Nó chỉ sợ im lặng và thằng bé lại đếm các hộp diêm. Khi ấy càng ghê rợn hơn.
    - Thế cậu đã sưu tầm được bao nhiêu rồi? - Tôlic hỏi.
    - Ba trăm nghìn mười hộp.
    - Tuyệt diệu! - Tôlic hưởng ứng, cố làm ra vẻ bình tĩnh. - Sưu tầm - đấy là một công việc tốt. Bây giờ chúng ta hãy đi ra sân và cậu chỉ cho tớ cổng ra vào ở đâu. Cậu biết không, tớ vừa mới thoát khỏi công an đấy... Ồ, tớ chạy rất ngon lành! Nhưng cậu cũng rất tài: đã sưu tầm được biết bao nhiêu là hộp diêm. Nào, hãy chỉ cho tớ cổng ra đi!
    - Cổng ra để làm gì... - thằng bé buồn rầu nói. - Tớ cần có một triệu hộp diêm. Chừng đó là đủ cho tớ cả cuộc đời.
    - Cuộc đời nào? - Tôlic cầm hộp diêm tung tung trong tay. - Một hộp diêm bình thường. Nó giúp gì cho cậu cả cuộc đời?
    Nhưng Tôlic chỉ mới đụng đến hộp diêm thì thằng bé đã leo ra khỏi bàn, đôi mắt nó lại phát ra những tia sáng xanh kỳ lạ.
    - Không được đụng vào! - nó kêu lên. - Không phải của cậu! Các hộp đó là của tớ. Hãy đi khỏi đây! Hai phút đã kết thúc. Để hộp diêm lại! Cút đi!
    Tôlic đi giật lùi. Nó muốn quay người chạy, nhưng hai con mắt của thằng bé cứ như phát sáng, càng lúc càng trở nên xanh trong và Tôlic cứ thụt lùi, thụt lùi, nhưng không thể quay người lại, dường như nó sợ bị đánh vào lưng.
    Tôlic cứ thụt lùi và cái bàn đối với nó bỗng nhỏ dần, nhỏ dần. Bên cạnh bàn hình thằng bé cũng nhỏ dần, nó giơ nắm đấm nhỏ xíu như hạt đậu về phía Tôlic đe dọa. Còn trên mặt của nó thì lấp lánh hai ngọn lửa xanh lạnh lùng như hai ngôi sao xa.
    - Để... hộp diêm... lại!... - Tiếng kêu từ đằng xa vẳng tới.
    Tiếng kêu như thức tỉnh Tôlic. Nó nhắm mắt bỏ chạy thục mạng. Những bức tường, những ngôi nhà lướt qua mặt nó. Sau đó là những đường phố. Cuối cùng ở phía dưới là sông và núi. Mặt trời vội vã chạy trong bầu trời trống rỗng. Rồi sau đó mặt trời cũng tắt ngấm. Tất cả đều chìm đắm trong một màn đen vô tận.
    "Có lẽ mình đang ngủ, - Tôlic nghĩ, - Mình thấy bầu trời đen... Có nghĩa là đã về đêm và mình đang ngủ... Cần phải tỉnh dậy. Phải thử động đậy tay, khi ấy sẽ tỉnh ngay..."
    Tôlic nhúc nhích tay và mở mắt.
    Trên bầu trời xanh, mặt trời đứng yên như bị dán. Nó không chuyển động về phía nào cả. Và đường phố vẫn là đường phố cũ. Này đây là hiệu bánh mì. Này là anh công an đang nhìn Tôlic và đi về phía nó. Còn bên cạnh nó là Misca Pavlôp đang hét to:
    - Tớ vừa gặp cô giáo! Chính cô ấy nói!
    "Mình chưa tỉnh giấc, - Tôlic nghĩ. - Có lẽ, mình chưa thật cử động tay. Bởi có khi thế này: Ta cứ tưởng là ta đã thức nhưng thực ra thì vẫn còn ngủ và trong cơn mơ ta thấy mình đã thức dậy".
    Tôlic lại cử động tay. Nó cảm thấy như đang nắm một vật gì đó. Tôlic nhìn xuống và thấy trong lòng bàn tay một hộp diêm. Đó là một hộp diêm thật sự.
    Và Misca cũng thật, bởi vì nó đang gọi to hơn:
    - Cậu điếc à? Hãy mang bánh mì về nhà rồi chúng ta cùng chạy đến trường!
    Và anh công an cũng thật. Anh nắm tay Tôlic, nói:
    - Ở tuổi này mà cậu đã học nói dối thì lớn lên sẽ ra sao? Nào, hãy nói lại xem mẹ cậu đau gì?
    Tôlic im lặng. Còn Misca, tuy lúc này chưa hiểu gì hết nhưng vẫn quyết bênh vực bạn. Nó nhíu mày nhìn anh công an:
    - Mẹ nó không đau gì hết. Anh muốn mẹ nó đau à? Bà ta hoàn toàn khoẻ mạnh.
    - Tôi cũng nghĩ như vậy, - anh công an trả lời và nắm lấy tay Tôlic kéo đi. - Hãy theo tôi, cậu bé!
    Được loveless sửa chữa / chuyển vào 17:13 ngày 25/03/2005
  5. Loveless

    Loveless Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    1.605
    Đã được thích:
    0
    #
    Trên đường phố, nếu ai đấy bị công an dẫn về đồn thì có nghĩa là anh ta đã làm một việc gì đó không tốt đẹp. Trước hết có thể là anh ta làm bể cửa kính, hoặc đánh lộn, hay có thể đã ăn cắp...
    Tôlic đi bên cạnh anh công an và cảm giác như mọi người đều nhìn vào mình. Tất nhiên họ sẽ nghĩ là nó đã làm vỡ kính, đã đánh nhau, hoặc đã ăn cắp. Và Tôlic rất sợ phải gặp một người quen.
    Còn những người qua đường thì nhìn Tôlic một cách tò mò và không hiểu sao họ lại cười cười. Đặc biệt Tôlic không thích một ông béo phị. Không phải chỉ vì ông ta quá mập. Không phải chỉ vì trên tay ông ta là một cái túi bự. Với những trái cam tròn trịa. Cũng không chỉ vì ông ta cười khi còn cách Tôlic những một trăm thước. Nhưng cái chính là câu nói của ông ta khi đi ngang qua nó:
    - Phạm tội gì đấy đồng chí chuẩn uý? Thả nó đi. Mẹ nó đang chờ đấy.
    Và cười ồ, dường như rất hài lòng về câu nói đùa ý vị của mình.
    Anh chuẩn uý lẩm bẩm điều gì đó. Còn Tôlic nghĩ: "Thật là hay, nếu bây giờ người ta bắt cái ông béo đó vào đồn lấy hết cam. Thế rồi ông ta bị nhốt sau song sắt và van xin được thả. Còn ở nhà thì những đứa con béo tròn của ông ta sẽ khóc lóc, bởi bây giờ không còn ai mang cam cho chúng nữa".
    Ông béo đã đi xa, nhưng Tôlic vẫn còn ngoái lại nhìn theo. Biết đâu bất ngờ lại chẳng ra phép lạ và người ta sẽ bắt ông béo. Chẳng hạn ông ta sẽ đi qua đường khi đèn đỏ. Và thế là... tuýt... tuýt và... những đứa trẻ béo tròn sẽ không có cam ăn.
    Đã ba lần Misca chạy lên phía trước và đi ngược lại. Mỗi lần đi ngang qua Tôlic, nó lại nháy mắt trái. Nhưng tất nhiên Misca không thể giúp được gì cho Tôlic.
    Gần đồn công an Misca đứng lại và Tôlic cảm thấy đơn độc. Dù sao thì hai đứa cũng đỡ sợ.
    Trong đồn công an, sau cái bàn lớn, một ông đại uý đang ngồi và viết cái gì đó vào trong cái tập dày cộp. Nhìn thấy Tôlic và anh chuẩn uý, ông cười mỉa.
    - Anh Xaphrônôp, anh mang đứa trẻ này về làm gì đấy? Chẳng lẽ anh quên là nhà trẻ của ta đang sửa à?
    - Đúng, tôi quên, thưa đồng chí đại uý, - chuẩn uý nói.
    - Hay có thể, anh không quên, mà do đứng gác chán quá nên muốn dạo chơi một lúc?
    - Trên đường phố thời tiết rất tuyệt diệu, thưa đồng chí đại uý. Đây không phải là mùa đông, không khí bên ngoài rất thú vị. Còn cậu bé này, thưa đại uý, rất kỳ lạ. Một mặt, cậu nói là mẹ cậu đã hy sinh ngoài mặt trận...
    - Không phải hy sinh, - Tôlic phản đối nho nhỏ, không ai nghe thấy.
    - Mặt khác, - chuẩn uý tiếp tục, - cha cậu là... Điều đó cả bạn của cậu ta cũng khẳng định. Bạn cậu tên là gì nhỉ? - anh chuẩn uý quay lại phía Tôlic.
    - Pavlôp... - Tôlic nói rất nhỏ.
    - Đấy đấy, - chuẩn uý nói. - Và cậu bé này cũng là Pavlôp. Cậu ta đi qua đường không theo một luật lệ nào hết.
    Nghe những câu cuối cùng của chuẩn uý, Tôlic rùng mình và khịt mũi. Đến bây giờ nó mới nhớ là nó nói với anh chuẩn uý không phải họ của mình mà là họ của Misca. Vì chuyện đó sẽ bị phạt như thế nào, Tôlic không biết, nhưng có lẽ nhẹ nhất cũng phải bị nhốt vài ngày hoặc sẽ bị nhà trường cho hai điểm đạo đức...
    - Được rồi, đồng chí Xaphrônôp, hãy đi đi! - Đại uý ra lệnh. - Nhưng nhớ cho là đừng dựng nhà trẻ ở đây cho tôi nữa và đừng bỏ vị trí vì những chuyện nhảm nhí đấy. Cần phải làm đúng nhiệm vụ. Rõ chưa?
    - Rõ, thưa đại uý, - chuẩn uý nói và đi ra.
    - Này, Pavlôp, hãy quay mặt lại đây, - ông đại uý nói. - Hãy giải thích cho tôi nghe, người ta đã dạy nói dối cho cậu từ lúc nào?
    - Nói dối... lúc nào? - Tôlic lẩm bẩm.
    - Đây, đây, cậu không phải là Pavlôp, đúng chưa?
    - Thế họ cháu là gì? - Tôlic hỏi lại.
    - Cái đó thì ngay bây giờ cậu phải nói cho tôi biết.
    Ông đại uý mỉm cười nhìn Tôlic, hiểu rằng thế nào cậu bé cũng phải nói họ của mình.
    - Rưzcôp.
    - Đấy, bây giờ thì cậu đã nói đúng. Điều đó dễ dàng thấy khi người ta nói sự thật. Giỏi. Mấy giờ mẹ cháu đi làm?
    - Hai giờ chiều, - Tôlic trả lời và hí hửng nhìn ông đại uý. Nó đã nói sự thật và ông đại uý không còn lý do gì để nhốt nó. Hơn nữa nhìn vào mặt đại uý, Tôlic thấy rõ là ông ta không có ý bỏ tù mình.
    - Hai giờ chiều mẹ đi làm. - ông đại uý lặp lại chậm rãi. - Chính là cái bà đã bị giết ngoài mặt trận ấy phải không?
    - Cháu không nói là đã bị giết! - Tôlic phản đối. - Điều đó anh ta bịa đấy. Cháu nói là mẹ cháu bị thương và phải nằm ở nhà.
    - Thế có nghĩa là vừa nằm vừa đi làm việc? - đại uý hỏi.
    Tôlic không trả lời và thở ra. Nói cái gì ở đây? Mẹ nó đã không ở mặt trận. Nếu bây giờ mà hỏi về ba nó thì càng khó nói hơn. Ba nó, có lẽ trong đời chưa một lần nhìn thấy bọn tội phạm.
    - Về ba cháu và bọn tội phạm, - ông đại uý tiếp tục, - tốt hơn là chúng ta sẽ không đề cập nữa. Biết đâu lại chẳng xảy ra chuyện không hay. Phải không?
    Tôlic im lặng. Nó bỗng thấy nóng nực và lấy tay kéo mũ lưỡi chai về phía sau gáy.
    - Cái gì ở trong tay cháu đấy? - ông đại uý hỏi.
    Tôlic xòe tay và chìa cho ông đại uý hộp diêm mà nó đã quên từ lâu. Đại uý cầm hộp diêm, mở ra lấy một que và quay quay trong tay. Que diêm thật lạ lùng - không có đầu diêm sinh. Ông đại uý bẻ que diêm rồi vứt vào gạt tàn thuốc.
    - Hút thuốc?
    - Thề danh dự là cháu không hút. - Tôlic hoảng sợ trả lời. - Chú cứ hỏi bất cứ ai đi.
    - Tôi tin, - ông đại uý nói. - Lần này thì tôi tin. Cháu ưa nói dối nhưng không biết cách. Luật lệ qua đường phố, tất nhiên là cháu biết, nhưng không thích chấp hành. Nào hãy nói nhanh số điện thoại trường học. Tôi sẽ gọi điện thoại cho ông hiệu trưởng. Nhưng cũng có thể tôi sẽ không gọi, nếu từ giờ phút này cháu bỏ ngay những thói xấu.
    - Cháu sẽ không làm như thế nữa. - Tôlic nấc lên.
    - Tôi sẽ theo dõi. Nói số điện thoại đi rồi chạy nhanh về nhà. Không khéo thì mẹ sẽ nghĩ là cháu biến mất với cái bánh mì rồi đấy.
    Ông đại uý cầm bút và chuẩn bị ghi số điện thoại trường. Nhưng Tôlic chưa kịp mở miệng thì ở ngoài cửa có tiếng ồn. Cửa mở, hai anh công an lôi một gã thanh niên khoẻ mạnh vào phòng. Khó khăn lắm hai anh mới kéo được gã đến cái bàn lớn. Gã đứng lên và lấy ống tay áo chùi mặt.
    - Anh ta uống Vôtca trong quán cà phê "Kem lạnh", - một anh công an báo cáo. - Anh ta mang rượu theo người.
    - Thế việc gì đến ông, - gã thanh niên hét. - Nếu tôi uống thì cũng uống cho riêng tôi. Ở đâu tôi thích thì tôi uống! Biết đâu tôi chẳng uống vì đau khổ.
    - Im đi, công dân Daixep, - ông đại uý bình thản nói. - Ở đây không phải là nhà bạn anh, mà là đồn công an. Hơn nữa anh lại đang say. Còn nỗi bất hạnh của anh thì chúng tôi biết. Không thích làm việc, chỉ thích lêu lổng và rượu chè. Đó là tất cả sự bất hạnh của anh. Chúng tôi chỉ không biết một điều là anh lấy đâu ra tiền để mua rượu.
    - Đấy là việc của tôi, - gã bướng bỉnh. - Còn ông, thưa ngài chỉ huy, hãy lo đếm tiền của mình. Còn tiền của tôi thì đã có người tính ở thế giới bên kia.
    - Có thể là như thế, - đại uý không phản đối. - Nhưng cái điều mà chúng tôi tin anh, chúng tôi đã thả anh ra - đó là công việc của chúng tôi. Chúng tôi đã đem việc làm cho anh chỉ ba ngày anh bỏ việc. Anh có hiểu là anh đã làm dơ bẩn thành phố của chúng ta? Anh chỉ biết quấy phá và chè chén. Anh vẫn theo con đường cũ?
    - Vâng tôi... bởi vì tôi... Xì! - Kẻ bị bắt kêu lên một cách ngu xuẩn. Gã khoát tay, khuôn mặt méo xệch. Các anh công an tiến về phía gã. Tôlic đoán là thế nào gã cũng nhảy bổ vào ông đại uý, và để đề phòng nó lùi vào góc nhà. Nhưng kẻ bị bắt không hề nhúc nhích, gã nắm lấy cổ áo và giật mạnh. Hột nút trên cùng bay ra. Gã liếc nhìn về phía ông đại uý rồi giật tiếp. Một hột nút nữa bay ra.
    - Hãy bỏ tấn bi kịch đó đi, Daixep, - ông đại uý nói. - Cái trò đó chúng tôi đã biết rồi.
    - Vâng, tôi... - gã thanh niên nức nở. - Tôi, có thể, suốt ngày tôi đi tìm việc làm. Tôi, có thể, tôi uống vì không có công ăn việc làm. Có thể, tay của tôi bị đau. Tôi là... người mà. Ông chỉ huy có hiểu không?
    Ông đại uý nhíu mày, lơ đãng lấy que diêm từ hộp ra, bẻ gãy rồi vứt lên bàn.
    - Nghe đây Daixep. Anh không phải là người mà là chim. Tôi muốn biến anh thành bồ câu cho rảnh. Nhưng...
    Ông đại uý chưa dứt lời thì chính giữa nhà một cái gì đó phụt lên và biến thành một luồng khói trắng. Hơi nóng thổi vào mặt Tôlic. Nó nhắm nghiền mắt lại và khi mở mắt ra thì không còn thấy Daixep nữa.
    Cả hai anh công an đều nhìn vào chỗ trống.
    Ông đại uý bật ra khỏi bàn, đứng sững, mở to mắt.
    Và chính vào lúc ấy từ nền nhà một con bồ câu trắng bay lên. Nó bay loạng choạng trong căn phòng, húc đầu vào các cánh cửa, vỗ cánh tuyệt vọng từ tường này sang tường kia cho đến khi bất ngờ lao vào một cái ô trống, lách qua các song sắt cửa sổ và bay ra đường phố. Nó bay thẳng đứng lên trên không rồi biến mất.
    Ông đại uý mơ hồ nhìn vào góc nhà, nơi Tôlic đứng.
    - Bồ câu của cậu?
    - Không... thề... danh... - Tôlic run run.
    Ông đại uý chạy đến bên hai anh công an:
    - Kẻ bị bắt đâu rồi?
    - Hình như... chạy ... rồi... - một anh công an ngần ngừ nói.
    - Đuổi theo! - đại uý quát. - Đuổi ngay lập tức.
    - Tuân... lệnh...! - anh công an thứ hai thức tỉnh, và cả ba chạy ra đường phố.
    Tôlic từ trong góc kinh ngạc quan sát căn phòng. Chưa bao giờ nó phải chứng kiến nhiều điều kỳ quái như buổi sáng hôm nay. Tôlic không dám nhúc nhích. Ai mà biết được... Biết đâu chỉ cần khẽ cử động là trong phòng lại xuất hiện công an và gã say rượu Daixep. Mọi việc hôm nay đều có thể xảy ra. Tôlic nhìn lên cửa sổ. Có thể tất cả những chuyện đó chỉ là một giấc mơ. Bởi vì con người cũng có thể mơ thấy công an, thấy bồ câu, thấy kẻ say rượu và thấy cả những thằng bé với những con mắt xanh kỳ dị. Tất nhiên là có thể. Nhưng tại sao trên cửa sổ, chỗ ô trống, nơi con bồ câu bay ra lại lung lay một cái lông chim trắng? Còn mấy hột nút ở dưới chân bàn kia là gì?
    Cuối cùng, Tôlic quyết định đi ra khỏi góc phòng. Nó thận trọng đến gần cái bàn lớn. Trên nền nhà có một bộ quần áo. Trên cùng là cái áo vét, phía dưới lòi ra hai ống quần. Đó là quần áo của Daixep. Quần áo nằm có thứ tự trên nền nhà như còn giữ lại hình dáng của con người. Lạ lùng là tại sao các anh công an không thấy. Có lẽ họ vội quá.
    Chưa hiểu thế nào hết, Tôlic lấy mũi giày đá áo vét về một phía. Nó lại sợ, biết đâu từ trong áo quần lại chui ra một Daixep say. Nhưng không có ai chui ra cả. Áo vét bị tung sang một bên làm lộ ra một đôi giày bẩn thỉu dễ đến hàng trăm năm chưa lau chùi.
    Không còn nghi ngờ gì nữa. Tất cả những thứ đó là của Daixep.
    Nhưng nếu Daixep là một nhà ảo thuật, nếu như anh ta biết chui ra khỏi quần áo sau một giây, thì anh ta cũng không thể chạy trốn thiếu giày. Điều đó Tôlic biết chính xác. Đôi giày vẫn còn đang thắt dây. Và trên cả thế giới này không có một người nào có thể cởi giày mà lại không mở dây. Ngay cả khi người đó đang say, hoặc người đó là một nhà ảo thuật.
    Đột nhiên Tôlic nghĩ tới thằng bé với đôi mắt xanh kỳ dị và tiếng kêu não nùng của nó "Để... hộp diêm... lại!..." Tại sao nó lại kêu thảm thiết như vậy, trong khi trong tay nó còn ba trăm nghìn hộp như thế? Chẳng lẽ nó tiếc một hộp hay sao?
    Và Tôlic lại cho rằng tất cả những điều đó là mơ thấy. Chỉ không hiểu sao giấc mơ lại quá dài, không thể kết thúc.
    Tôlic đến sát bàn lớn thò tay cầm hộp diêm mà ông đại uý lấy của nó. Nó rung tay và nghe thấy diêm chạy qua lại trong hộp. Cũng là cái hộp diêm ấy. Và có nghĩa là ở đây không phải mơ bởi lẽ chưa bao giờ Tôlic mang diêm theo người.
    Bỗng nhiên Tôlic thấy mọi chuyện đều đã rõ ràng. Đó là những chuyện khó tin nhưng rất đơn giản. Đó là những chuyện thần thoại, không bình thường, nhưng đồng thời cũng dễ hiểu, nếu ta chấp nhận là trên thế giới này còn xảy ra những điều huyền bí.
    Điện thoại reo trên bàn ông đại uý. Tôlic rùng mình và lao nhanh ra cửa. Băng ra đường phố, nó cong đầu cong đuôi chạy...
    Lần này thì Tôlic rất nhanh mệt - hôm nay nó phải chạy quá nhiều. Nó rẽ vào một chỗ quẹo và đứng thở. Một người đàn bà không quen biết đi qua nhìn nó một cách nghi ngờ.
    - Không chạy nữa à? - bà ta hỏi.
    - Xin lỗi, - Tôlic nhũn nhặn, giấu hộp diêm ra đằng sau lưng.
    Người đàn bà đi khỏi. Tôlic đưa hộp diêm lên gần mắt và chăm chú xem xét. Một hộp diêm bình thường! Đúng hơn là nó giống như bình thường. Và trên thế giới này chỉ có Tôlic và có thể, cả thằng bé có đôi mắt xanh kỳ dị biết đây là hộp diêm THẦN.
    Daixep không trốn đi đâu hết. Gã chỉ BIẾN THÀNH con bồ câu "Tôi muốn biến anh thành bồ câu...", ông đại uý đã nói như thế. Và Daixep đã BIẾN THÀNH bồ câu. Gã biến thành bồ câu vì lúc đó ông đại uý đã bẻ một que diêm trong hộp của thằng bé có đôi mắt xanh kỳ lạ. Và nếu như ông đại uý biết được hộp diêm đó là gì thì ông sẽ hiểu ngay rằng Daixep không chạy trốn đâu hết, mà bay qua cửa sổ ngay trước mắt ông. Lúc này chắc họ đang lùng khắp phố để tìm bắt Daixep, còn Daixep thì ung dung nhặt đậu trên vỉa hè, ngay trước mũi công an.
    Tôlic trôi theo dòng suy nghĩ. Càng khẳng định hộp diêm trên tay là hộp diên thần, nó càng cảm thấy kinh sợ hơn. Nếu như hộp diêm này có thể biến con người thành chim thì không biết nó sẽ làm gì với Tôlic. Hãy còn tốt nếu bị biến thành chim và lúc ấy có thể bay lên trời. Còn nếu biến thành con lợn thì sao? Tôlic sẽ đi đến lớp. Anna Gavrilôvna sẽ hỏi nó, còn nó chỉ khịt khịt! Tôlic tưởng tượng đến cảnh bọn cùng lớp sẽ kéo đuôi nó, còn nó thì cố bứt ra với tiếng kêu ụt ịt. Và nó cũng chẳng biết kêu với ai bởi không một người nào có thể nói chuyện với lợn được.
    Càng nghĩ đến cuộc sống động vật sắp đến, Tôlic càng thấy hộp diêm nguy hiểm cho mình. Nó cảm thấy như hộp diêm đang cháy trong tay nó. Tôlic quyết định từ biệt hộp diêm, chôn hộp vào lòng đất, rồi đi thẳng.
    Đi qua một dãy nhà, Tôlic lại thấy cửa hàng bánh mì. Rõ ràng, hôm nay mọi con đường đều dẫn đến hiệu bánh mì này, và bên cạnh cửa hàng là người công an quen biết đang đứng gác.
    Tôlic nhanh chóng chạy sang phía bên kia đường phố và định quay về nhà thì bất thần suýt va phải ông béo. Ông ta từ cửa hàng thực phẩm đi ra. Bây giờ ngoài cái túi nặng ra, trên tay ông ta còn mấy gói to nữa. Từ những chỗ hở lộ ra những miếng dồi nhân thịt to lớn. Còn chính ông ta dường như cũng béo hơn, và nụ cười trên cặp môi dày càng khó nhìn hơn.
    Ông béo không nhìn thấy hoặc đã quên Tôlic, và chính điều đó càng làm cho Tôlic tức giận hơn.
    Tôlic suy nghĩ: đây chính là lúc phải trả thù ông béo. Nó muốn trả thù đến mức chẳng còn biết sợ công an, nó vội vã chạy băng qua đường. Nó sợ rằng ông béo sẽ đi khỏi trước khi nó kịp quay trở lại.
    Tôlic đào đất, hộp diêm vẫn còn ở chỗ cũ. Nó cầm lấy hộp và chạy ngược lại.
    Ông béo đã đi qua góc đường. Tôlic xây mặt vào tường của một ngôi nhà, bẻ một que diêm và lẩm bẩm:
    - Tôi muốn người ta bắt ông béo này vào đồn công an.
    Ông béo hầu như đã đi khuất sau góc đường. Người công an đi lại trên đường phố. Bỗng anh ta dừng lại và nhìn theo ông béo một cách nghi ngờ, rồi đưa còi lên miệng thổi. Anh công an băng qua đường và đuổi kịp ông béo:
    - Này, công dân hãy đi theo tôi.
    Ông béo không hiểu, hỏi lại:
    - Anh nói với tôi?
    - Vâng, với ông.
    - Nhưng vì sao? Tôi đã làm gì?
    - Không biết, cứ đi theo tôi.
    Ông béo thở ra nặng nhọc, sửa lại mấy gói đồ rồi lẳng lặng bước theo anh công an.
    Được loveless sửa chữa / chuyển vào 18:17 ngày 25/03/2005
  6. Loveless

    Loveless Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    1.605
    Đã được thích:
    0
    #
    Mẹ ra mở cửa cho Tôlic. Điều đó chẳng có gì là tốt đẹp. Nó nghĩ là mẹ đã đi làm và chiều tối bà mới trở về. Lúc ấy Tôlic có thể đi ngủ sớm một chút. Và sẽ không ai đánh thức đứa con độc nhất dậy để la mắng về những chuyện ban sáng.
    - Thế? - mẹ nói.
    Tiếng ?othế? kéo dài của mẹ cũng chẳng hứa hẹn một điều gì tốt đẹp. Tôlic lẳng lặng đi ngang qua bà, vào buồng tắm. Đầu tiên nó mở vòi nước nóng, rồi vòi nước lạnh, rồi điều chỉnh cho nước đủ ấm để rửa tay thật lâu. Mẹ đứng ngoài cửa buồng tắm, im lặng theo dõi Tôlic. Cần phải rửa mặt nữa. Rửa bằng xà phòng. Nhưng mẹ vẫn không đi. Khi ấy Tôlic lấy bàn chải ra đánh răng. Mẹ không kiềm chế được.
    - Mày ở đâu về? - mẹ nặng nề hỏi.
    - Ơ? eu? hơ? - Tôlic trả lời, không lấy bàn chải ra khỏi miệng.
    - Đặt bàn chải xuống!
    Tôlic lấy bàn chải ra rồi hớp một ngụm nước.
    - Mày ở đâu về? - mẹ lại hỏi.
    - Nước lạnh quá, - Tôlic nói và mở thêm nước nóng.
    - Tao hỏi: mày ở đâu về?
    - Con? - Tôlic nói.
    Mẹ lấy khăn lau miệng Tôlic, rồi lôi nó ra khỏi buồng tắm. Tôlic muốn lẻn vào phòng mình, nhưng mẹ đã tóm cổ nó lôi vào bếp và ấn xuống ghế. Trước mặt Tôlic là đĩa xúp đã nguội, Tôlic nhanh nhẹn cầm lấy thìa, mong trốn tránh trả lời.
    - Không được ăn! - mẹ nói.
    - Mà con cũng chẳng muốn ăn, - Tôlic nói nhẹ nhàng. - Mẹ biết không, con chẳng thấy ngon miệng.
    - Tao sẽ cho mày biết thế nào là ?ochẳng muốn?! Ăn ngay lập tức!
    Tôlic thả ngay thìa vào đĩa xúp. Nhưng mẹ đã hiểu ngay sơ suất của mình.
    - Đặt thìa xuống! Trả lời đi, mày đã ở đâu?
    - Mẹ biết không, con đi ngoài đường phố, xe cộ quá nhiều.
    - Tao bị trễ làm rồi, - mẹ nói. - Tao cứ đứng bên cạnh cửa sổ. Tao nghĩ là mày đã bị chẹt ô tô rồi chứ.
    - Đấy không phải là con, mà là Rưxacôp. Nhưng mẹ đừng sợ, họ đã đưa ông ta vào bệnh viện.
    - Mẹ sợ là con lớn lên sẽ trở thành một kẻ vô lương tâm, - mẹ nói, mắt ngấn lệ.
    Bây giờ thì Tôlic mới thực sự không muốn ăn. Nó rất khó chịu khi mẹ khóc. Nó không biết phải làm gì. Nó đau đớn nhìn mẹ. Và muốn chạy ngay ra khỏi nhà để khỏi nhìn thấy mẹ khóc. Nhưng bây giờ thì không thể chạy được.
    Tôlic đến gần an ủi mẹ.
    - Mẹ biết con đã thấy những gì ở ngoài phố không? Trên đường phố có một ông béo đi mua dồi nhân thịt. Một thằng bé lấy cắp dồi của ông ta rồi bỏ chạy. Anh công an đuổi theo nó. Con cũng đuổi theo. Rồi con đuổi kịp nó trước tiên. Anh công an cảm ơn con và ghi địa chỉ để gọi điện thoại cho nhà trường. Anh công an ấy bị bọn tội phạm làm bị thương. Còn con?
    Nhưng mẹ không cho Tôlic kể về bọn tội phạm.
    - Câm đi, đồ ba hoa, - mẹ tức giận. - Tại sao với người khác thì chẳng có gì xảy ra. Còn mày thì lúc nào cũng gặp tội phạm.. Tao đã chán những lời nói láo của mày rồi. Ba ngày nữa, không được ra đường phố!
    Tôlic lo lắng ngồi xuống ghế. Tất nhiên nó có lỗi. Làm mẹ bực dọc. Nhưng ba ngày - quả là nhiều. Mong sao cả ba ngày bà đừng khóc.
    Mẹ chăm chú nhìn vào đôi chân của Tôlic. Tôlic cũng nhìn nhưng không thấy gì đặc biệt. Và mẹ cũng chẳng thấy gì. Nhưng mẹ nghe. Thật là kỳ diệu, người mẹ nào cũng có đôi tai rất thính. Ngoài ra họ còn có đôi bàn tay khéo léo. Như những nhà ảo thuật.
    Chỉ tích tắc bàn tay của mẹ đã nằm trong túi quần của Tôlic và lôi ra một hộp diêm.
    - Tôlic, con hút thuốc?! - mẹ hoảng sợ nói.
    Tôlic nhìn hộp diêm. Tôlic quên bẵng đi và bây giờ nó hiểu là cần phải làm gì.
    Nó giật lấy hộp diêm trên tay mẹ, chạy vào buồng tắm và bẻ một que.
    Khi Tôlic quay ra bếp, mẹ nhìn nó với nụ cười sung sướng. Bà ôm Tôlic vào lòng, xoa đầu và hôn má:
    - Đứa con trai tuyệt diệu của tôi, - mẹ nói.
    - Ư-hư, - Tôlic trả lời.
    - Con đã giật hộp diêm thật nhẹ nhàng, - mẹ nói. - Mẹ mừng biết chừng nào. Con quả thật là một nhà thể thao chính cống.
    - Mẹ, mẹ có đi làm không? - Tôlic hỏi.
    - Không con ạ, hôm nay mẹ không đi. Làm sao mẹ có thể đi làm được nếu như cần phải hâm nóng xúp cho con? Bởi vì con rất mệt, con bé bỏng của mẹ ạ, con phải leo lên đến tầng bốn với cái bánh mì khốn khổ này. Còn mẹ thật là vô ý không xuống đón con. Còn bánh mì, sao họ bán cho con bẩn quá! Để mẹ chạy đi mua cái mới.
    - Không cần mẹ ạ. Chính con làm bẩn bánh đấy mà. Con lấy bánh mì làm bóng đá đấy. - Tôlic nói, quyết định thử sức mạnh huyền bí của hộp diêm.
    - Bằng bánh mì à? Đá bóng? - mẹ hỏi và tươi cười hạnh phúc. - Con thật giỏi! Mẹ đoán ra rồi: Con không có bóng nên phải lấy bánh mì để đá. Mẹ thường nói, con là một đứa bé có óc sáng tạo. Nhưng mẹ sẽ mua bóng cho con. Có thể, một lúc nào đó con sẽ thích đá bằng bóng. Nhưng con đừng nghĩ là mẹ bắt con đá bằng bóng. Nếu muốn con cứ đá bằng bánh mì.
    - Hãy mua hai trái bóng. Cả gậy hốc-cây Canađa nữa. Và hai quả sai-ba. - Tôlic nói.
    - Nhất định rồi, - mẹ trả lời.
    Với đôi bàn tay khéo léo, mẹ nhanh chóng chuẩn bị thức ăn cho Tôlic và chỉ vài phút sau trước mặt nó đã có xúp nóng, bittết và cả một đĩa dứa hộp dự định sẽ dùng vào ngày lễ.
    Mẹ ngồi đối diện Tôlic, với nụ cười hiền hậu nhìn nó đưa lên miệng những khoanh dứa vàng.
    - Tại sao con không ăn xúp và bíttết? - mẹ lo lắng hỏi.
    - Con không thích.
    - Đúng, - mẹ nói. - con cứ làm những gì mà con thích.
    Tôlic đã ăn no dứa. Nó đút tay vào túi kiểm tra xem hộp diêm có còn không. Mẹ chăm chú theo dõi. Nghe tiếng sột soạt của mấy que diêm, mẹ thở ra nặng nhọc.
    - Khi nhìn thấy hộp diêm mẹ rất hoảng. Tôlic ạ. Mẹ nghĩ ngay là con đã bắt đầu hút thuốc. Mẹ hoảng bởi vì ở tất cả các cửa hiệu người ta đều treo những thông báo nhảm nhí ?oTrẻ con dưới 16 tuổi không được vào nơi bán thuốc?. Mà con thì mới 11 tuổi. Điều đó thật là kinh khủng, tự con sẽ không mua được thuốc hút. Thôi được, mẹ sẽ mua giúp con.
    Tôlic nhìn mẹ. Có lẽ mẹ đùa chăng? Đùa với cái thứ khói ngu ngốc ấy?
    Nhưng mẹ không đùa. Khuôn mặt phúc hậu của mẹ đầy thoả mãn khi nhìn và nói chuyện với Tôlic. Bây giờ bà sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của con trai. Tôlic nghĩ, nếu như bất ngờ mà mình hôn mẹ thì có lẽ bà sẽ lại khóc, nhưng lần này sẽ là nước mắt của hạnh phúc. Bỗng nhiên Tôlic thấy ái ngại, dường như chính nó đã bắt mẹ phải làm những điều không tốt, dường như nó đang lừa dối mẹ. Còn mẹ thì như một đứa trẻ dễ tin và biết vâng lời, mẹ trở nên quá hiền lành và không còn là một người mẹ thực nữa.
    Nhưng điều đó, Tôlic lại nghĩ, cũng không đến nỗi xấu. Cuối cùng thì dứa hộp vẫn hấp dẫn hơn nhiều so với những cái bợp tai. Còn hai trái bóng và một gậy Canađa cũng không đến nỗi. Và nếu phải tìm thủ phạm thì thủ phạm cũng không phải là Tôlic, mà là những que diêm và thằng bé với đôi mắt xanh kỳ dị kia.
    Song để mẹ hiểu đúng mình, Tôlic tuyên bố là nó không hút thuốc và sẽ không bao giờ hút thuốc. Nghe điều đó bà cũng tỏ ra phấn khởi như lúc trước, khi bà nghĩ là Tôlic đã bắt đầu hút thuốc.
    Sau đó mẹ đi xếp sách vở vào cặp cho Tôlic. Mẹ tự kiểm tra theo thời khoá biểu để xếp những thứ cần thiết và không quên một thứ gì.
    Tiễn Tôlic đi học, mẹ hôn nó, mở cửa cho nó và đứng vẫy tay một lúc cho đến khi Tôlic đi xuống hết cầu thang.
    Xuống đến nơi Tôlic dừng lại. Nó sờ tay vào túi chạm hộp diêm và mỉm cười khoái chí.
    Một cuộc sống mới, hoàn toàn huyền bí, bắt đầu.
    Được loveless sửa chữa / chuyển vào 18:18 ngày 25/03/2005
  7. cuckoo

    cuckoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    2
    #
    Khi Tôlic vào lớp học, tất cả đã ngồi vào vị trí của mình. Anna Gavrilôvna chỉ cái gì đó trên bản đồ. Nghe thấy tiếng mở cửa, cô giáo quay ra:
    - Chào Rưzcôp, - Anna Gavrilôvna nói. - Tại sao em đi muộn?
    - Em?
    - Vâng, em. ?" cô giáo nói.
    - Em? - Tôlic mở miệng, lần ngần.
    Cô giáo mỉm cười.
    - Chưa kịp nghĩ cách phải không?
    - Em? không? - Tôlic ngập ngừng.
    - Ngồi vào chỗ, Rưzcôp. Chúng ta sẽ nói chuyện sau giờ học. - Anna Gavrilôvna quay lại phía bản đồ và tiếp tục giảng. Tôlic ngồi vào chỗ mình, bên cạnh Misca.
    - Thả rồi à? ?" Misca hỏi.
    - Cậu không nói với ai chứ?
    - Không.
    - Bây giờ cậu cứ nói, tớ chẳng sợ đâu. ?" Tôlic thầm thì, vỗ nhẹ vào túi quần.
    - Cậu có cái gì vậy? ?" Misca hỏi.
    - Có gì đâu. Biết nhiều sẽ nhanh già đấy. ?" Tôlic trả lời.
    - Rưzcốp, Pavlôp! ?" Anna Gavrilôvna kể về những thay đổi của bản đồ đất nước sau 10 năm. Cô nói về những đập thuỷ điện sẽ xây dựng trong thời gian tới. Cô nói về những dòng sông, về sự mở rộng lòng sông gần như ngang tầm với biển.
    - Bây giờ tớ có thể bơi qua bất cứ con sông nào, - Tôlic thầm thì.
    Misca nhìn nó và im lặng gập ngón tay gõ vào trán. Nhưng Tôlic không thèm giận. Bởi Misca chẳng biết gì hết.
    Sau đó Anna Gavrilôvna kể về kho báu sẽ được khai thác dưới đáy đại dương. Nào là rong tảo có thể ăn được, nào là dầu lửa và những thứ gì đó mà Tôlic không nghe được vì lúc này nó đang nói với Misca:
    - Bây giờ tớ có thể bơi qua bất cứ đại dương nào.
    Misca lại gõ ngón tay vào trán. Lần này thì Tôlic giận.
    - Chính cậu mới ngu, - Tôlic nói. ?" Không biết gì thì im đi.
    - Rưzcôp, - Anna Gavrilôpvna nói, - nhắc lại điều tôi vừa nói.
    Tôlic đứng dậy.
    - Cô nói về những đập nước và về rong tảo ạ.
    - Tôi đã nói gì về đập nước và rong tảo?
    - Chúng có thể ăn được.
    - Có thể ăn được đập nước? ?" Cô giáo hỏi.
    Cả lớp cười ồ, Misca cũng cười. Tôlic tức giận thật sự. Nếu như bọn chúng biết là nó có cái gì trong túi thì chúng sẽ hết cười ngay, mà còn khóc vì thèm muốn nữa là khác.
    - Đập nước không thể ăn được, - Tôlic lẩm bẩm. ?" Chúng bằng sắt.
    - Đập nước bằng bê tông, - cô giáo chữa lại. ?" Tôi cho em hai điểm vì thiếu chú ý nghe giảng.
    Tôlic không muốn nhận điểm hai. Nó chưa bị điểm kém nào trong học kỳ này. Thật là khó chịu - Lần đầu tiên phải nhận điểm hai. Tôlic đút tay vào túi.
    - Ôi, cô Anna Gavrilôvna, có thể ra ngoài một phút? ?" Tôlic nói.
    - Cái gì đấy?
    - Em? em mệt.
    Cô giáo nhún vai:
    - Đi đi.
    Tôlic bước ra cửa. Cô giáo mở sổ và viết điểm hai đối diện với tên Rưzcôp.
    Tôlic trở lại lớp ngay. Nó khiêm nhường ngồi xuống bên cạnh Misca và nhìn về phía cô giáo. Anna Gavrilôvna ngẩng đầu:
    - Rưzcôp, - cô nói, - tôi đã cho em điểm hai về sự thiếu chú ý. Còn bây giờ? tôi sẽ? sửa lại thành điểm? năm. Tôi làm như thế bởi vì? Tôi cũng không biết vì sao. Cần phải làm như thế. Rưzcôp, em? là? một học sinh? rất tốt.
    Cô Anna Gavrilôvna mệt mỏi lau trán.
    - Hôm nay chúng ta dừng ở đây. ?" Cô giáo nói và bước nhanh ra khỏI lớp.
    Cả lớp cùng nhìn về phía Tôlic. Chúng chẳng hiểu gì cả. Chúng nó hiểu cô Anna Gavrilôvna từ lớp một. Cô rất công bằng, không bao giờ thiên vị một học sinh nào. Nếu trả lời tồi thì cô cho điểm hai, trả lời tốt - điểm năm. Tôlic hầu như lúc nào cũng trả lời tốt. Nhưng riêng hôm nay, điểm hai dành cho nó là xứng đáng.
    Cuối cùng Lêna Seglôva không kiềm chế được.
    - Này Rưzcôp, - cô bé nói. - Học sinh giỏi Rưzcôp, hãy nói thử về đập nước bằng sắt xem.
    Ngay lập tức bọn trẻ rời chỗ của mình và vây quanh bàn của Tôlic.
    - Học sinh giỏi! Học sinh giỏi! Ăn đập nước! - bọn trẻ đồng thanh.
    - Có thể cô ấy đùa, - Tôlic chống đỡ. ?" Có thể cô giáo bị đau đầu nên đi ra ngoài.
    - Cô ấy không đùa một tí nào, - Lêna nói. ?" Chính mắt tớ thấy cô ấy sửa điểm hai thành điểm năm. Vì cậu nên cô ấy mớI bỏ đi.
    Còn cậu bé chơi đàn viôlông Lênha Travin thì nói:
    - Cậu phải xin lỗi cô Anna Gavrilôvna.
    - Tại sao tớ phải xin lỗi?! ?" Tôlic giận dữ. - Tớ có cho điểm đâu? Chính cô ấy cho điểm. Tớ không chịu trách nhiệm thay cho cô ấy.
    - Thế thì chúng ta cùng đi đề nghị cô giáo sửa điểm năm thành điểm hai lại cho cậu. Như thế mới công bằng. ?" Lênha nói.
    - Cứ việc, - Tôlic cười ranh mãnh. ?" Cô ấy sẽ không nghe cậu đâu. Tốt hơn là cậu đi kéo viôlông.
    - Ai cùng đi gặp cô giáo với tôi nào? ?" Lênha hỏi.
    Nhưng không hiểu sao chẳng ai muốn đi. Kể cả Lêna Seglôva thường tự cho mình là người biết bênh vực lẽ phải nhất trong lớp. Ngược lại, bọn trẻ lần lượt về chỗ của mình. Rời bàn Tôlic, Lêna nói:
    - Đồ hèn.
    - Sau giờ học sẽ biết, - Tôlic đe doạ.
    Chỉ còn một mình Lênha đứng lại bên bàn.
    - Thế thì tớ sẽ đi một mình, - Nó nói.
    Bất thình lình Misca đứng dậy:
    - Tớ cũng đi.
    - Đi đi, xin mời! ?" Tôlic tức giận. - Rồi các cậu cũng chẳng đạt kết quả gì đâu. Còn cậu, - Tôlic quay sang Misca, - là thằng phản bội.
    - Tớ không phản bội gì hết. Tớ thấy là phải đi, thế thôi. Còn nếu cậu muốn thì tớ sẽ kể về chuyện công an.
    - Ha ?" ha ?" ha, - Tôlic nói. - Cậu cứ nói xem tớ có sợ không.
    Vừa lúc đó cửa mở và thầy hiệu trưởng dòm vào lớp. Bọn trẻ ngồi nín lặng. Học sinh lớp bốn rất sợ thầy hiệu trưởng. Và cả lớp năm, lớp sáu, lớp bảy, lớp tám đều sợ. BởI thầy muốn đuổi ai tuỳ ý.
    - Giờ gì đây? - Thầy hiệu trưởng hỏi.
    - Địa lý, - Lêna Seglôva trả lời.
    - Anna Gavrilôvna đâu?
    - Cô ấy? đi khỏi.
    - Đi đâu?
    Cả lớp im lặng. Bọn trẻ không muốn phản cô giáo. Có thể cô sẽ bị khiển trách về chuyện bỏ đi vì Tôlic. Và nếu như thầy hiệu trưởng biết được cô sửa điểm hai thành điểm năm, thì có khi cô bị đuổi cũng nên.
    Cuối cùng, Lênha, đang chuẩn bị chuyển vào trường âm nhạc nên ít sợ thầy hiệu trưởng hơn, nói:
    - Chắc là cô ấy bị đau đầu.
    - Hừ, - thầy hiệu trưởng lắc đầu đi ra.
    Cả lớp lại nhào về phía Tôlic. Chúng la lên rằng, do Tôlic mà cô Anna Gavrilôvna sẽ bị khiển trách. Và có thể, cô sẽ bị đuổi khỏi trường. Lúc ấy tốt hơn hết, Tôlic đừng mò đến lớp nữa. Lêna Seglôva đề nghị đi gặp thầy hiệu trưởng, kể lại tất cả sự thật, rồi đề nghị thầy tha lỗi cho cô giáo.
    Bọn trẻ phản đối Lêna. Chúng cho rằng làm như thế, thầy hiệu trưởng sẽ biết hết mọi chuyện. Còn cứ im lặng thì chưa chắc thầy đã biết. Lớp học ồn ào đến mức chẳng ai biết cô Anna Gavrilôvna vào lớp từ lúc nào.
    - Tại sao các em lại ồn vậy? ?" Cô giáo nói. - Chẳng lẽ không thể để các em tự quản một phút hay sao! Tất cả về chỗ ngồi!
    Bọn trẻ nhanh chóng ngồi vào chỗ, chờ đợi. Chúng muốn biết thầy hiệu trưởng đã nói gì vớI cô giáo. Cũng có thể thầy hiệu trưởng chưa gặp cô giáo? Tốt hơn là đừng gặp. Không học sinh nào muốn cô bị đuổi khỏi trường. Điều đó cũng có thể xảy ra lắm, bởI thầy hiệu trưởng là người quan trọng nhất trong trường.
    Anna Gavrilôvna ngồi xuống ghế, bóp trán. Dường như cô muốn nhớ lại một điều gì đó nhưng không thể nhớ ra. Cả lớp im lặng.
    Lêna Seglôva là người đầu tiên phá tan bầu yên tĩnh.
    - Thưa cô, - cô bé nói. - thầy hiệu trưởng vừa mới đến đây ạ.
    - Tôi biết. ?" Cô giáo gật đầu.
    - Chúng em nói rằng cô bị đau đầu?
    Cô giáo nhìn cả lớp một lượt. Bọn trẻ lấy làm hài lòng, rằng bọn chúng đã khéo nói dối thầy hiệu trưởng và bảo vệ Anna Gavrilôvna. Cô giáo mỉm cười, và những nếp nhăn trên trán biến mất.
    - Các em quả là những đứa trẻ mưu trí, - Cô giáo nói. - Thế mà tôi vẫn tưởng?
    - Tất nhiên, thưa cô, - Lêna trả lời. ?" Cô đừng sợ, chúng em sẽ không nói với một ai.
    - Các em sẽ không nói cái gì?
    - Không nói chuyện cô cho Rưzcôp điểm năm.
    - Không hiểu gì cả, - Anna Gavrilôvna nói. - Tất nhiên tôi đã cho điểm năm. Tại sao phải giữ bí mật? Rưzcôp trả lời rất tốt. TÔI CẦN PHẢI cho cậu ta năm điểm.
    Bọn trẻ nhìn nhau. Chúng không thể hiểu chuyện gì đã xảy ra với cô giáo. Một thời gian kéo dài hầu như chúng đã quên Tôlic. Còn Tôlic thì ngồi sụt lưng xuống gần như cúi dưới bàn để ít bị chú ý. Chỉ có nó là biết chuyện gì đã xảy ra.
    - Không hiểu gì cả. ?" Anna Gavrilôvna lặp lại. - Tại sao các em lại nhìn tôi như vậy? Điều gì đã xảy ra, Seglôva?
    - Em? em không biết ạ. ?" Lêna miễn cưỡng trả lời, rồI ngồi xuống.
    Cô giáo nhìn Tôlic một cách thiếu tự tin:
    - Rưzcôp, em có thể giải thích chuyện gì đã xảy ra chăng? Tại sao cả lớp lại tỏ ra lo lắng về điểm của em vậy?
    - Em? em không biết.
    Tôlic đứng lên nghiêng đầu về một phía, dường như chính nó cũng không hiểu. Vào lúc ấy một cục giấy thấm vo tròn bắn vào tai cậu.
    - Grômôp, ra khỏi lớp ngay! ?" cô giáo nói.
    Ghênha Grômôp lẳng lặng bước ra cửa. Đây không phải là lần đầu nó bị đuổi ra khỏI lớp. Nhưng lần này thì cả lớp ái ngại nhìn nó, và se sẽ đưa cùi chỏ về phía Tôlic. Ngay cả Lênha Travin cũng giơ cùi chỏ, mặc dù chưa bao giờ nó đánh nhau ?" Lênha sợ hư ngón tay, khi ấy nó sẽ không thể trở thành một nghệ sĩ viôlông được.
    Cửa đóng lại sau lưng Grômôp.
    - Tôi đang chờ, Rưzcôp, - Cô Anna nói.
    Tôlic đỏ mặt, bẻ mấy ngón tay. Nó rất hối hận vì không cẩn thận. Nó đã hiểu là cần phải đạt điểm năm theo cách khác. Từ ngày mai nó sẽ nhận được toàn điểm năm. Còn bây giờ? bây giờ thì phải trả lời cô giáo đã.
    - Em, thưa cô, - nó bắt đầu nói, nhưng bỗng khuỵu xuống ghế - Xasa Ardukhanhan thò chân dưới bàn đạp vào khuỷu chân nó.
    - Ardukhanhan, ngồi lên bàn đầu! Cô giáo ra lệnh.
    Và Xasa Ardukhanhan, một học sinh thường cãi lại cô giáo, lần này im lặng đi lên ngồi vào bàn đầu.
    - Ngồi xuống, Rưzcôp, - cô Anna nói. Cô đưa mắt nhìn cả lớp rồi tiếp: - Tôi thường nghĩ là tôi và các em coi nhau như bạn bè. Và chúng ta đã thoả thuận là mọi chuyện đều kể cho nhau nghe. Thế mà? tôi vừa ra khỏi lớp thì đã có chuyện gì xảy ra. Và các em không muốn nói với tôi. Tôi thấy các em bắt đầu đối xử với tôi không tốt?
    - Không! Không! - Cả lớp đồng thanh.
    Nhưng cô Anna tiếp tục:
    - Hãy suy nghĩ và tự quyết định, chúng ta có nên tiếp tục quan hệ với nhau như trước không? Cái đó tuỳ các em. Còn tôi, tôi sẽ không phạt một ai hết. Kể cả Grômôp và Ardukhanhan. Thích thế nào thì cứ xử sự thế ấy.
    Chuông điện báo hết giờ. Cô giáo cầm kẹp sách đi ra khỏi lớp. Bọn trẻ im lặng. Xasa Ardukhanhan nói:
    - Thôi được, Rưzcôp, sau buổi học sẽ biết.

Chia sẻ trang này