1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

The Beatles, mỗi ngày một câu hỏi

Chủ đề trong 'The Beatles' bởi barrygibson, 01/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haitrieu165

    haitrieu165 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Bài viết về Rory Storm khá hay ! thật sự chúng ta biết nhiều điều về beatles nhưng ít ai thực sự biết rõ những người có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến beatles . Cám ơn anh Barry nhá bài này hay lắm .
    [​IMG] Rory Storm và mẹ (bà Violet Caldwell)
  2. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    IV/ Tại sao cuốn tiểu sử "The Lives of John Lennon" lại gây phẫn nộ đối với người đọc?
    [​IMG]
    Bìa của cuốn sách đầy tai tiếng về cuộc đời của John Lennon do Albert Goldman viết.​
    Albert Goldman (15/4/1927-28/3/1994) là một giáo sư đại học và nhà nghiên cứu văn hoá Mỹ, người có nhiều bài viết về văn hoá và nhạc rock and roll cho nhiều tờ báo có uy tín tại Mỹ. Tuy nhiên đến thập niên 80, danh tiếng và tai tiếng của Goldman mới thực sự được biết đến với hai cuốn sách tiểu sử về Elvis Presley và John Lennon. Hai cuốn sách này, đặc biệt là cuốn sách về John Lennon bị hầu hết những người hâm mộ và người quen biết với John tẩy chay một cách mạnh mẽ về tính xuyên tạc của nó.
    Năm 1981, Albert Goldman đã làm cho hầu hết fan của ông vua nhạc rock Elvis Presley thất vọng và giận dữ khi hình tượng của Elvis bị bóp méo trong cuốn tiểu sử cùng tên do Goldman viết. Trong cuốn sách Goldman đi sâu chi tiết vào đời sống ********, việc ăn uống không điều độ và việc sử dụng ma tuý của Elvis. Goldman còn gọi Elvis là kẻ tham tiền, hát chỉ vì tiền chứ không có một chút lòng yêu nghệ thuật. Trong cuốn sách, Goldman phát biểu rằng : "đối với Elvis, khóa sol ở đầu khuông nhạc mang biểu tượng của đồng dollar" Thậm chí tác giả này còn đưa ra giả thuyết ông vua nhạc rock là người đồng tính luyến ái, việc có nhiều nhân tình khác phái chỉ là cách che mắt thế gian. Tờ Washington Post đã gọi cuốn sách này là "quyển sách tồi tệ nhất về Elvis".
    Nhưng dường như bôi đen hình tượng của những huyền thoại nhạc rock là việc mà Goldman thích làm. Năm 1988, ông này tiếp tục xuất bản cuốn tiểu sử mang tên "The Lives of John Lennon" với những chi tiết bịa đặt trắng trợn khiến tất cả những người biết John đều phản đối kịch liệt thậm chí đòi kiện Goldman ra toà về tội xúc phạm danh dự người khác.
    Cuốn sách đầy tai tiếng này đã thực sự biến John Lennon thành một ác quỉ, hoàn toàn khác với những gì mà mọi người đã biết về John. Trong cuốn sách John được mô tả như một kẻ bất tài, thực dụng, hay yêu sách , tráo trở và lợi dụng người khác. Cũng theo Goldman, John là một người tôn thờ Hitler, có thái độ thù địch với người Do Thái, mắc bệnh hoang tưởng và loạn đọc.
    Khi viết về cuộc sống riêng của John, Goldman đưa ra giả thuyết John là một kẻ đồng tính luyến ái, hoặc ít ra là một kẻ lưỡng tính. Ông này đã phóng đại mối quan hệ giữa John và ông bấu Brian Epstein như một mối quan hệ đồng tính trong thời kì Beatlemania và John đã mồi chài ông Epstein để nắm quyền làm thủ lĩnh ban nhạc. Không dừng lại ở đó, Goldman tiếp tục khẳng định rằng John đã từng quan hệ với một cậu bé ******** vị thành niên ở Thái Lan, có mối quan hệ trên mức bình thường với Mick Jagger và Eric Clapton. Những thông tin này đã bị Paul McCartney thẳng thừng bác bỏ.
    Tình bạn của John và Stu Sucliffe cũng bị bôi nhọ. Theo Goldman, John và Stu từng ngủ với nhau như "hai người tình" khi ở Hamburg và nguyên nhận dẫn đến cái chết của Stu chính là do những cú đá vào đầu của John khi ghen tuông. Trong cuốn tiểu sử, John Lennon được khắc hoạ như một kẻ vũ phu và bệnh hoạn. Tác giả khẳng định rằng lần sảy thai thứ hai của Yoko là do John đá vào bụng vì nghi ngờ cái thai trong bụng của Yoko không phải là con mình. Về việc nghiện ma tuý của John, Goldman viết: "John sử dụng LSD như trẻ con ăn kẹo"
    Một điều lạ lùng là cuốn sách hầu như rất ít đề cập tới những sáng tác và đóng góp của John trong âm nhạc cũng như những phong trào đấu tranh vì hoà bình của anh. Theo Goldman, những ca khúc có giá trị nhất của John thuộc về thời kì đầu của Beatles, còn những ca khúc sau này từ "all You Need Is Love" đến "Imagine" đều được viết "trong cơn điên loạn do ma tuý gây nên". Goldman còn buộc tội John Lennon đã đạo nhạc của người khác, sửa lại một chút để tránh phiền phức về mặt pháp lí rồi ghi tên mình là người sáng tác. Thậm chí ông này còn nghi ngờ John có dính líu trực tiếp đến một vụ giết người ở Hamburg.
    Không chỉ một mình John bị bôi nhọ, Yoko cũng là mục tiêu tấn công không khoan nhượng của Goldman. Goldman cho rằng Yoko từng làm gái bao khi đang học đại học Sarah Lawrence ở Mỹ, từng giúp người chồng trước là Tony Cox làm nhiều chuyện phạm pháp. Cũng theo Goldman, Yoko đã dùng ma tuý để khống chế và thao túng John. Goldman gọi 5 năm cuối cùng của John là 5 năm địa ngục vì John gần như bị giam lỏng trong căn hộ ở Dakota trong khi Yoko ngang nhiên hẹn hò vời những người đàn ông khác. Một số nhân vật quan trọng khác như May Pang hay George Harrison đều được miêu tả khá mờ nhạt.

    Trong cuốn sách, Goldman dành khá nhiều tình cảm tốt đẹp của Paul McCartney và Allen Klein. Paul McCartney được xem như là tài năng duy nhất của Beatles, người có năng lực lãnh đạo và là nguồn sinh lực chính của nhóm. Ông bầu Allen Klein được xem như là mẫu người lãnh đạo hoàn hảo, có trách nhiệm và nếu ông này được làm manager cho nhóm từ lúc đầu, Beatles có lẽ sẽ còn nổi tiếng hơn nữa. Goldman cũng úp mở cho rằng việc Mark Chapman ám sát John là điều nên làm để giúp giới trẻ bài trừ những ảnh hưởng xấu.

    Khỏi phải nói cuốn sách này đã gây nên một làn sóng phẫn nộ lớn như thế nào. Yoko Ono gọi nó là một sự lăng mạ đã đẩy bà đến ý đinh tự sát vì quá nhục nhã và đòi đưa tác giả ra toà. Cynthia Lennon phát biểu: "Cuốn sách huỷ diệt tất cả những người liên quan đến nó, những người đang sống và những người đã chết. Goldman gọi mẹ tôi là một con chó bull hung dữ còn tôi thì được miêu tả như một con chó chăn cừu trung thành. Chó chăn cừu cũng được, miễn sao đừng là một con Rotweiller kinh tởm như Goldman". Mặc dù được ca ngợi trong quyển sách, Paul McCartney cũng tấy chay cuốn sách và kêu gọi các fan của Beatles đừng mua nó. Nhà sản xuất George Martin phát biểu: "Tôi nghĩ thật không cao thượng chút nào khi xúc phạm đến một người đã chết. Nếu John còn sống, chắc hẳn anh ấy sẽ rất tức giận vì sự lăng mạ này. Phần lớn những điều trong cuốn sách đều không đúng, nhưng đáng buồn thay, nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều người" Geraldo Rivera và Tom Snyder, những người bạn của John thì hài hước hơn: "John Lennon nào cơ? Có lẽ đây là tiểu sử của một người nào đó cũng mang tên John Lennon, nhưng chắc chắn đó không phải là một John Lennon mà tôi từng quen biết!" Tờ báo Rolling Stone gọi cuốn sách là " sự ám sát lần thứ hai của John Lennon" và tờ New York Reviews of Book chỉ trích rằng những nguồn tài liệu của Goldman trích dẫn là không đáng tin cậy và phần lớn bị bóp méo.
    Mặc dù bị tấn công tới tấp, cuốn sách vẫn trở thành một trong những best-seller của năm, có lẽ do tính scandal của nó. Trước làn sóng phản đối mãnh liệt, Goldman chỉ còn biết đổ lỗi cho nhà in rằng họ đã cắt đi hơn 1000 từ, đặc biệt là những đoạn ca ngợi John để biến cuốn sách thành một trò giật gân rẻ tiền. Thực hư không biết thế nào, nhưng một điều chắc chắn rằng tên tuổi của Albert Goldman bị hoen ố bởi cuốn sách tai tiếng này chứ không phải là tên tuổi của John.
    Trong album Rattle and Hum của nhóm U2 năm 1988, ca khúc God 2 được viết để công kích Albert Goldman trong đó có đoạn: " Don''t believe in Goldman/his type is like a curse/Instant karma''s gonna get him if I don''t get him first" (Đừng tin vào Goldman/ phong cách của ông ta thật đáng nguyền rủa/ ông ta rồi cũng sẽ bị quả báo nhãn tiền/ nếu tôi không ra tay xử ông trước.)


  3. haitrieu165

    haitrieu165 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Thực sự bài viết của ông Albert Goldman về John Lennon
    thì đọc củng lâu rồi nhưng hôm nay nhờ có bài viết chi tiết của
    anh Barry thì mới biết thêm nhiều chi tiết mới . Ông này bôi bác
    John như 1 con quỷ sống nói chung là đầy xấu xa và tội lỗi , mình
    đọc bài viết về ông này trong cuốn Kiến Thức Ngày Nay phát hành
    đầu tháng 12 năm 1990 trong 1 mục tưởng nhớ tới ngày mất của
    John Lennon
    [​IMG]
    Albert Goldman kẻ giết chết John bằng ngòi bút​
  4. daytripper

    daytripper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    @haitrieu: Tôi cũng còn giữ được bài báo trên Kiến thưc ngày nay mà bác nói. Tựa đề của bài báo là "John Lennon người vượt không gian và thời gian" (Tác giả Nguyễn Dũng). Bài báo ấy bây giờ bị ố vàng, nhưng vẫn đọc tốt.
  5. haitrieu165

    haitrieu165 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi , cái cuốn Kiến Thức Ngày Nay đó mình đọc hồi bé tí ( lúc đó học lớp 6 ) hình như có 1 bài viết về John 1 bài viết về beatles , mình có 2 cuốn giống nhau , giờ thì không biết chúng ở đâu , lần cuối đọc nó giống như cậu nói trang giấy hơi ngã vàng và cứng cứng , mà Kiến Thức Ngày Nay củng có nhiều bài viết về Beatles củng khá hay ( tại gì thời đó đâu như bây giờ chỉ toàn báo với radio hay lắm là Tv , còn bây giờ internet truyền hình cáp từa lưa , bởi vậy có được thứ gì liên quan tới beatles là mình nhớ kỷ lắm ) mà mình đọc cái bài này trước khi được sở hửu 1 cái cd của beatles , hồi nhỏ ba cho nghe toàn đĩa than .
  6. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Tại sao cuộc gặp gỡ giữa Beatles và Elvis Presley lại ít được nhắc đến như một sự kiện quan trọng trong lịch sử nhạc rock?
    Thử tưởng tượng ra một cuộc hội ngộ của ông vua nhạc rock và bốn chàng trai trong một nhóm nhạc đang làm mưa làm gió khắp thế giới thời bấy giờ. Đó ắt hẳn phải là một sự kiện rình rang làm tốn không ít giấy mực của cánh phóng viên. Vậy mà sự kiện lịch sử đó lại diễn ra một cách khá kín đáo, không kèn không trống thậm chí một tấm ảnh chụp chung cũng không. Nhiẻu người đã không biết rằng đã có một cuộc gặp gỡ như vậy đã diễn ra. Các tay Beatles và cả Elvis sau này cũng ít đề cập đến cuộc gặp này. Vậy thực ra buổi hội ngộ đó đã diễn ra như thế nào?
    Năm 1965,nhóm Beatles đang đi tour ở Mỹ khi đến biểu diễn ở San Diego, nhóm tình cờ biết được rằng Elvis cũng đang ở Hollywood để đóng một bộ phim. Là fan ruột của Elvis, Paul đã gọi điện thoại đến nhà riêng của Elvis ở Hollywood số 565 đường Perugia để xin được gặp mặt. Và ông vua nhạc rock đã hẹn tứ quái đến chơi nhà mình ngày hôm sau ngày 27/8/1965.
    Do đã quá chán ngán sự săn đuổi của cánh nhà báo, nhóm Beatles và ông bầu của Elvis là "đại tá" Tom Parker đi đến thoả thuận chung là không công bố buổi gặp mặt này với báo giới. Chỉ có Chris Hutchins, một kí giả của tờ NME (New Musical Express) là bạn thân của ông bầu Parker là được quyền xuất hiện tại buổi gặp mặt sau khi đã bị bắt hứa rằng sẽ giữ tin này tuyệt mật. Bù lại, Chris được độc quyền khai thác buổi gặp mặt này cho tờ báo của mình. Để bảo đảm tuyệt mật, cuộc hẹn được diễn ra lúc nửa đêm ngày 27/8.
    Đến ngày hẹn, nhóm Beatles, ông Brian Epstein, nhân viên PR của nhóm Tony Barrow và hai người phụ tá thân cận Mal Evans và Neil Aspinall cùng đến nhà riêng của Elvis trong tâm trạng háo hức và phấn khởi. Nhưng khi đến nơi, mọi người cảm thấy thất vọng vì họ có cảm giác như mình đang bị một đòn phủ đầu. Elvis đã đón tiếp nhóm Beatles với bầu đoàn thê tử đông hơn gấp ba lần đoàn khách. Phần lớn những người có mặt cùng với Elvis lúc đấy thuộc về băng nhóm xã hội đen được biết đến với cái tên The Memphis Mafia khét tiếng ở miền nam nước Mỹ. Ông vua nhạc rock đã dẫn các con bọ đi tham quan dinh thự lộng lẫy của mình ở Hollywood và tự hào khoe những đồ gia dụng tối tân nhất như chiếc tv màu có bộ điều khiển từ xa. Trong suốt thời gian nhóm Beatles ở chơi tại nhà của Elvis, chiếc máy hát đĩa tự động chứa đầy những đĩa hát của Elvis được chơi hết công suất. Tony Barrow người tháp tùng Beatles trong chuyến đi đấy đã nhận xét một cách khó chịu rằng nếu nhóm Beatles là chủ nhà, ắt hẳn nhóm đã không bất nhã đến mức chỉ mở nhạc của mình trong suốt buổi gặp gỡ.
    Cuộc nói chuyện giữa Beatles và ông vua Elvis đã diễn ra khá nhàm chán. Cả hai bên trao đổi khá miễn cưỡng và gượng gạo về việc đi tour và những chuyến bay đường dài. Chỉ một lúc sau Ringo đã rời phòng khách để sang phòng bên cạnh chơi bi-a với các tay Memphis Mafia. Để phá vỡ không khí buồn tẻ, Elvis đã sai người mang những cây đàn guitar ra và đề nghị nhóm Beatles cùng chơi nhạc. Paul nhớ rằng Elvis chơi bass và khoe rằng mình biết chơi đoạn bass của bài "I Feel Fine" ca khúc mới nhất của Beatles lúc đấy. Paul cũng nhớ rằng đã gặp Priscilia Presley, vợ của Elvis "ăn mặc lộng lẫy như nữ hoàng Cleopatra nhưng hoàn toàn vô hồn, một thứ bình hoa trang trí trong dinh cơ của ông vua".
    Nhóm Beatles rời nhà Elvis khoảng 2:00 sáng ngày hôm sau. Tất cả mọi người đều cảm thấy thất vọng sau khi gặp Elvis ngoại trừ Ringo, người đã thắng đậm các tay cơ của nhóm Memphis Mafia ở nhà Elvis. Trên đường về nơi ở của mình, John nhận xét rằng Elvis hoàn toàn không như mình vẫn tưởng còn Tony Barrow thì thất vọng vì buổi gặp gỡ diễn ra mà thiếu ma tuý. Đó là lần duy nhất mà nhóm Beatles và Elvis chính thức gặp nhau.
    Năm 1967, khi nghe tin ông bầu Epstein qua đời, Elvis đã gửi lời chia buồn đến nhóm Beatles và một năm sau khi Elvis trở lại sàn diễn, nhóm Beatles cũng đã gửi cho ông này lời chúc mừng. Trong sự nghiệp ca hát của mình Elvis đã chính thức cover lại "Get Back," "Something," "Yesterday" và "Hey Jude". Trong thập niên 70, George và Ringo đã có dịp gặp lại Elvis sau cánh gà tại buổi diễn của Elvis. Thậm chí Elvis đã ca ngợi George với người em trai cùng cha khác mẹ của mình là David Stanley rằng George là một "người đi tìm chân lí, giống như tôi (Elvis)"
    Tuy nhiên, mối quan hệ của ông vua và những con bọ không phải lúc nào cũng tốt đẹp. Từ năm 1968 cho đến khi nhóm Beatles tan rã, Elvis đã viết thư cho tổng thống Nixon yêu cầu ông này cấm nhóm Beatles vào nước Mỹ vì nhóm đã làm băng hoại thanh thiếu niên Mỹ bằng những tư tưởng ********* và bằng ma tuý. Trong suốt một thời gian dài, việc nhắc đến tên nhóm Beatles trước mặt Elvis là một việc cực kì nguy hiểm. Năm 1970, Elvis đã thẳng tay đuổi cổ một trợ lí của mình chỉ vì ông này dám bàn về việc album của Beatles vừa đạt hạng nhất.
    Sau cái chết của Elvis năm 1977, John Lennon đã phát biểu một câu khá chính xác: "Elvis đã thực sự chết vào năm 1958 khi được lệnh nhập ngũ ở Đức".
  7. kingviet

    kingviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    cho tớ hỏi có phải tất cả các bài hát của the beatles đều do nhóm tự sáng tác đúng ko
  8. camennpnk92

    camennpnk92 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    ko phải thế đâu, 1 số ca khúc đc sáng tác bởi các nhạc sĩ khác và dc Beatles hát lại
  9. SimplyShady

    SimplyShady Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    0
    Hu hu, anh Barry đâu rồi... :( đang thèm đọc tiếp hu hu...
  10. vivuvivut

    vivuvivut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2009
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Nếu cảm tình với công bằng xã hội và hướng thiện thì căm ghét Liên Xô là điều dễ hiểu

Chia sẻ trang này