1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thể Công Thể Công đây (luôn update thông tin mới nhất tại trang cuối)

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi nguyenvantruongvn, 10/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Chú hay đi ném đá vào hội nghị quá!
    Còn việc TC-NA năm sau đá thế nào thì bao giờ đá hẵng hay.Bây giờ các bác cứ bàn tán cộng thêm mấy thằng ném bom hội nghị nữa thì sớm muộn cũng sẽ mở sòng chửi nhau thôi.Nói thật là TC và NA vốn trước giờ kị jơ lắm,TC đá sân nhà thắng còn có cửa chứ đá ở Vinh thì cửa hòa(thành công lắm rồi) trở xuống.Còn đá với Thanh Hóa nữa!Trước đây TC rất nhiều cầu thủ gốc Thanh như Quang Hà,Như Thuần,Ngô Hoàng Anh,Duy Đông...bây giờ ko biết sao!
  2. bothangjun

    bothangjun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2007
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    281
    Không biết có những cầu thủ nào. Tớ thì biết chắc chắn có số 19 Trịnh Quốc Long, cùng lứa Mai Xuân Hợp, Huy Thái hiện đang đá TV phòng ngự cho TC.V
  3. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Đá trung vệ hay tiền vệ phòng ngự hả bác???Đá được ko ạ?
    Ông chủ topic đâu rồi?Vào giải đáp cho chiến hữu cái đê!
  4. bothangjun

    bothangjun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2007
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    281
    Đá tiền vệ. Bị chê là "chân gỗ" nhưng thường được sử dụng trong đội hình chính. BHL TC.V thích cầu thủ này vì lối chơi cần cù, chịu khó không ngại va chạm. Các cầu thủ gốc Thanh Hoá xưa nay như Quang Hà, Như Thuần, ... chủ yếu vẫn được ưa thích vì phẩm chất này.
  5. TCfans

    TCfans Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Quốc Long (19), phong độ khá thất thường, hay được ngồi dự bị nhiều ở mùa giải này. Thường chỉ được tung vào sân ở H2, khi trận đấu đã hết tính quyết liệt và đã an bài. Lối đá cần cù nhưng không sáng tạo .
  6. TCfans

    TCfans Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0

    Tin Thể Công cập nhật.
    Chiều nay 8-9 trên sân tập 2 của trung tâm HLTTQG 1 (Nhổn). Thể Công có trận đấu tập huấn với đội bóng T&T ( của hlv Triệu Quang Hà và đã có 1 suất thăng hạng 1 vào mùa tới). Trận đấu mang tính giao hữu nên không tính đến kết quả.
    Trận đấu diễn ra với những cơ hội đầu tiên thuộc về phía Thể Công, và giằng co cho tới cuối trận.
    Tất cả các cầu thủ Thể Công đều được vào sân, và thi đấu rất đúng với khả năng của mình. 1 vài vị trí thi đấu thiếu hiệu quả, do phải ngồi dự bị trong thời gian dài (nên đã mất phong độ).
    Bên đội T&T cũng có 1 vài cầu thủ đã từng khoác áo Thể Công ở những mùa giải trước. Họ cũng thi đấu không kém phần quyết liệt và nhiệt tình quá mức. ...
    Tỉ số thì em xin được giữ bí mật ...
  7. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Cứ đưa tỉ số lên đi ông ơi!Đá giao hữu quan trọng quái gì cái tỉ số?Quan tâm là quân mình có ai chấn thương ko kìa???
  8. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074
    THỂ THAO
    Văn hóa thể thao
    Những chú lính chì
    SGGP:: Cập nhật ngày 08/09/2007 lúc 22:09''(GMT+7)
    Cuối cùng những chú lính chì Thể Công cũng đã quay lại sân chơi cao nhất của bóng đá nước ta. So với những đội mới lên hạng trong những năm gần đây như Khánh Hòa, Thanh Hóa, Đồng Tháp hay Huế, Thể Công có một bề dày hơn hẳn. Dù muốn dù không, Thể Công vẫn là một tên tuổi đáng gờm, một tượng đài trong lịch sử bóng đá Việt Nam.

    Những chú lính chì chuẩn bị quay lại chiến trường xưa.

    1. Vào năm 1975, Thể Công, Tổng Cục Đường Sắt và Công An Hà Nội đã là ba tên tuổi lớn của bóng đá thủ đô. Lúc đó, các fan bóng đá Sài Gòn dù chưa tận mắt chứng kiến các đội bóng trên thi đấu nhưng qua những câu chuyện truyền khẩu đã biết đến các danh thủ Hiển ?ocóc?, Hùng ?oxồm?, đã biết câu vè ?obay như gôn Khánh, đánh như gôn Kim?. Đến khi giải bóng đá Hồng Hà ở miền Bắc tổ chức đồng thời với giải Trường Sơn ở miền Trung và giải Cửu Long ở miền Nam, người hâm mộ mới có cơ hội biết nhiều hơn về bóng đá miền Bắc qua các bài tường thuật trên báo chí.
    Thể Công vô địch giải Hồng Hà lần đó, nhưng đội bóng đầu tiên của Hà Nội vào Sài Gòn đá giao hữu là đội hạng nhì Tổng Cục Đường Sắt. Năm 1976, như kiếm sĩ Phù Tang vượt biển qua Trung Thổ thách đấu, Đường Sắt một mình một ngựa xuôi Nam. Đại cao thủ được người miền Nam yêu mến nhất lúc đó là Cảng Sài Gòn với những danh tài Tam Lang, Tư Lê, Ngôn, Thà được lĩnh ấn tiên phong. Hoàn toàn bất ngờ, lối chơi bay **** đẹp mắt của Cảng đã bị lối chơi giàu thể lực của Tổng Cục Đường Sắt hạ đẹp 2-0.
    Người Sài Gòn chưa hết sững sờ, đã bàng hoàng nghe tin thất trận của Tây Ninh, Đồng Tháp liên tiếp bay về. Tây Ninh của Chảy, Rỡ, Đồng Tháp của Hảo, Chôm, Bạch, Phúc thời đó là những cao thủ hùng cứ một phương, thế mà đội nào cũng bị Tổng Cục Đường Sắt giã cho 3 quả. Sau khi thắng tiếp Cần Thơ 2-0, Đường Sắt quay lại sân Thống Nhất đấu trận cuối cùng với Hải Quan - đương kim vô địch giải Cửu Long. Bằng trận thắng 2-1 trước Đường Sắt, cuối cùng Hải Quan cũng đã ?orửa mặt? cho bóng đá miền Nam nhưng hình ảnh kiêu hùng của Tổng Cục Đường Sắt còn đọng lại trong tâm trí người hâm mộ rất lâu.
    2. Nhưng Tổng Cục Đường Sắt chỉ là á quân giải Hồng Hà. Cao thủ xếp thứ hai mà võ công đã bá đạo như thế, đội vô địch tài nghệ còn ghê gớm biết chừng nào. Đại danh Thể Công từ đó vang rền như sấm nổ bên tai. Giải toàn quốc đầu tiên năm 1980, Tổng Cục Đường Sắt sau khi đứng đầu bảng B, lọt vào vòng chung kết thắng nốt hai đội đầu bảng kia là Hải Quan và Công An Hà Nội để lên ngôi vô địch. Nhưng giải đó, Thể Công không tham dự. Rõ ràng, nếu Thể Công tham dự, Đường Sắt chưa chắc đã trở thành nhà vô địch quốc gia đầu tiên trong lịch sử. Thể Công cho tới lúc đó giống như thần long thấy đầu mà chẳng thấy đuôi, càng khiến cho quần hào tò mò. Hoàn toàn ngẫu nhiên, cái cách Thể Công xuất hiện rất giống với cách gieo hiếu kỳ của các nhân vật kỳ bí trong truyện Kim Dung. Chẳng hạn trước khi Mộ Dung Phục hiện thân, lời truyền khẩu trên giang hồ về ?oBắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung? lẫn những giai thoại về đòn ?ogậy ông đập lưng ông? đủ khiến cho anh hùng lưỡng đạo kinh tâm động phách. Người chưa xuất hiện mà oai danh đã chấn động lòng người.
    Cuộc đời đã sắp xếp cuộc ra mắt của Thể Công trước giới bóng đá toàn quốc theo một kịch bản hồi hộp y chang truyện kiếm hiệp kỳ tình. ?oLão nhị? Tổng Cục Đường Sắt xuất hiện ở chương 1, tới chương thứ 3 ?olão đại? Thể Công mới từ từ lộ diện. ?oLão đại? vừa hạ sơn, lập tức ?ođộc bá quần hùng?. Quả nhiên danh bất hư truyền, Thể Công vô địch quốc gia hai mùa liên tiếp một cách dễ dàng. Và người hâm mộ quả bóng tròn được dịp chiêm ngưỡng tài nghệ của hàng loạt danh thủ: Thế Anh, Cao Cường, Trần Văn Khánh, Nguyễn Trọng Giáp, Phan Văn Mỵ, Quản Trọng Hùng... với một loại võ công đặc dị phi thường. Chỉ tiếc một điều, các cao thủ Thể Công chỉ tung hoành giang hồ một thời gian ngắn, sau đó đều lên nhậm chức trưởng lão hết ráo nên họ chỉ lên ngôi minh chủ được thêm có 3 lần vào các năm 1987, 1990 (với thế hệ Hồng Sơn, Việt Hoàng) và 1998 (với thế hệ Quốc Trung, Thạch Bảo Khanh). Đến khi giải quốc gia biến thành V-League với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đội bóng doanh nghiệp, Thể Công từ từ tuột dốc rồi rơi thẳng xuống hạng Nhất đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập.
    3. Bây giờ thì họ đã quay lại, tất nhiên không ai coi họ là ?olão đại? nữa. Giang hồ đương đại, ?otứ đại thiên vương? đang là Bình Dương, Gia Lai, Long An, Đà Nẵng. Nhưng không ai dám coi thường họ. Đơn giản vì họ là Thể Công. Giang hồ vẫn truyền tụng: ?oCây có bóng, người có danh?. Cây càng lớn thì bóng càng to, người có thanh danh trọng đại ắt phải là kẻ anh hùng, dù ba năm qua họ lâm vào cảnh ?oanh hùng mạt vận?. Thể Công quay lại V-League hẳn nhiên rất khác với Huế hay Đồng Nai quay lại V-League. Với bề dày truyền thống sau lưng, với nguồn kinh phí dồi dào số một V-League, với hai, ba lứa cầu thủ trẻ đang âm thầm ?oluyện công? ở các ?omật động? nước ngoài, nếu họ đã gỡ bỏ được những trói buộc trong cơ chế quản lý để quyết tìm lại thanh danh xưa, có khi vài ba mùa nữa, giang hồ lại kêu họ là ?olão đại?. Biết đâu đấy!
    Chu Đình Ngạn

    --------
    Hihihi
    Lão Chu ơi lão Chu ....lão đi làm đạo diễn phin truyện cổ trang VN luôn đi .
    Dù sao ai yêu Thể Công cũng hơi được sướng ....nói về bơm đểu VN ta ngoại hạng ....nhiều chuyện khó thế cũng có đứa nghĩ ra ....Lão Đại Thể Công ....hihihi .
    Lão Nhị (TCĐS), lão Tam (CAHN) ....chết mịa từ lâu....Lão Đại cũng tý nửa hưỡng dương ...ấy thế mà mới tái xuất đã bóng cây đại thụ cái dề....khổ .
  9. trongthuc

    trongthuc Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    3
    Bác Tuấn nói ko chính xác rồi. Lão Nhị (TCĐS) và lão Tam (CAHN) đã chết hẳn đâu, chỉ hoán thai đổi cốt thành Hoà Phát với lị ACB. Bóng đá HN còn đang đợi Lão Tứ T&T Hà Nội mới ngoi lên hạng nhất.
    Khà khà Hà Nội Tứ Quái sẽ độc bá quần hùng.
    Công nhận cái vàng kia chuẩn thật. Mà mấy thằng ôn nhà báo ta tầm nhìn như đàn bà ... ko qua đầu ngọn cỏ. Chỉ dám bơm đểu, hù người trong nhà. Ra ngoài gặp thằng nào, cũng đối thủ rất mạnh, hơn hẳn chúng ta về mọi mặt, mục tiêu là cọ xát học hỏi là chính. Thúi ko chịu được.
  10. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074
    Nói về bóng đá miền Bắc thì trước 90 có thể nói tới là Thể Công, TCĐS, CA Hà Nội và Cảng Hải Phòng ....sau này có thêm anh Hà Nam Ninh có lẽ là bố của 2 CLB SLNA và Nam Định ngày nay.
    Miền Nam thì có CSG, Hải Quan, Sở Công Nghiệp rồi Công Nghiệp Thực Phẩm sau chuyển thành CATP HCM, Ngân Hàng Đông Á . Sở Công Nghiệp, Hải Quan chán quá tự vẫn quân tướng về cày ruộng rẫy hết. Cảng SG thì vẩn còn ráng lê lếch trụ hang nói theo tiếng miền Nam là anh Hai Cảng Sài Gềnh .
    Nói chung Lão Đại hay Anh Hai không có $$$ cũng bị Gạch, Gổ đè té phở cả .
    Nói chung tui phục Thể Công ở chổ đá không nổi V Lit thì xuống thẳng h1 mà xây dựng lại thực lực ...hơi là dùng những ông già Như Thuần, Đức Thắng ....mà ráng lây lất trụ hạng ...chứ dùng tiền thế chơi dàn xếp Thể Công dư sức trụ hạng thành công như SLNA. Tuy nhiên họ không làm thế một là đội đại gia nhắm tới vô địch không thì thôi ....lỡ mang danh lão đại ....chẳng thà lên núi hay ra đại mạc chứ không lây lất chốn giang hồ cuối đầu cho mấy thằng mới lớn trọc phú nó xỉ nhục ban phát cho sự sống .
    Lực lượng TC hôm nay thay máu gần hết trẽ khoẻ và có kinh nghiệm 2 năm chinh chiến hạng 1 có thể nói là Thanh Hoá thứ 2 nhưng có truyền thống + 1,2 nòng cốt tốt còn lại dẫn dắt như Phương Nam, Quốc Trung và Bảo Khanh thật không dễ bắt nạt tại V lit 2007 ...tui mạnh dạng đưa Thể Công vào top 5 .
    Lực lượng thể công âm thầm thay máu từ các nguồn hạng 1,2 khác nhau thấy chú nào hay gom về cho trui rèn giờ đã chín rồi . Tuy nhiên có thể thấy thể công có vẻ cũng tẩy chay hàng SLNA ...dù đó vẩn là quân khu 4 ....tui không hiểu sao Thể Công không bắt luôn chú Đình Luật cho rồi . Tuy chỉ ghét cái đám hổn quân hổn lính của CLB SLNA thôi ...còn người sông lam, cầu thủ từ nghệ mà vào quân đội thì đâu có gì .

Chia sẻ trang này