1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

The fall of Japan - Đế quốc Nhật dẫy chết

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 25/06/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Mình đọc nhiều hồi ký của các bên, nhận thấy là khi nói về 1 vụ thì nên dùng nhiều hồi ký của nhiều người khác nhau, vì nếu chỉ dùng 1 người thì sự vụ luôn bị sai lạc theo 1 chiều, cho dù anh ta không cố ý.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đặc biệt là khi viết về chiến tranh đấy Bác ạ .... Bác xem có quyển nào cho anh em thưởng thức một quyển đi. Chủ đề độc đáo về chiến tranh.....Tôi sẽ Post nhiều quyển, chắc khoảng....5-6 năm mới hết.....Phải tập trung mấy quyển hay, đa dạng thì những Fans yêu thích loại này mới hay vào coi và bình loạn chứ....
    hk111333ngthi96 thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Fujimura và Hack biết rõ chuyện mới xẩy ra đó. Hack liên lạc với OSS và dàn xếp được một cuộc gặp gỡ không chính thức.

    Địa điểm gặp gỡ là một khách sạn nằm dưới chân núi Jungfrau. Fujimura và Hack vào khách sạn, đi tới bao lơn, và cùng trò truyện với nhau trong chốc lát. Về hình thức hai người là hiện thân của sự tương phản. Vóc dáng ngay thẳng của Fujimura nói lên rằng trong quá khứ ông đã chịu sự huấn luyện Quân sự. Hack, với bộ đồ bằng vải len, với cây dù và chiếc mũ cao đứng tựa vào lan can có dáng dấp như một nhà quí tộc nhàn nhã ngắm cảnh.

    Nhìn ông người ta không thể không nhớ dến cựu Thủ tướng Anh Neville Chamberlain.

    Từ trong khách sạn, có hai người lặng lẽ quan sát họ. Rồi từ trong khách sạn hai người bước ra ngoài bao lơn, đứng thơ thẩn như một cặp du khách thường tình. Hai nhóm trao đổi với nhau vài lời, rồi cả bốn kéo nhau vào phòng ăn, cùng ngồi với nhau tại một chiếc bàn góc phòng. Sau đó là bữa ăn.

    Hai người Hoa Kỳ tự giới thiệu là Paul Blum và White. Họ nói những chuyện phiếm, không đả động gì đến chuyện chiến tranh. Fujimura biết hai người ngồi phía bên kia bàn còn nghi ngờ ông và tìm cách dò xét cá tính ông, đo lường giá trị ông. Fujimura chịu đựng, vì ông muốn làm việc cho tổ quốc ông.

    Bữa ăn chấm dứt giữa những chuyện vui đùa và hai người Hoa Kỳ không tỏ dấu hiệu là họ muốn có cuộc gặp gỡ thứ hai. Trong ba ngày Fujimura đợi họ nhưng không nhận được tin gì cả. Rồi một trong số hai người Hoa Kỳ tới gặp Hack và ngỏ ý muổn xúc tiến cuộc thương thuyết.

    Ngày 3 tháng Năm giữa thanh thiên bạch nhật Hack tới đường Herren đế gặp Paul Blum. Hack trao cho Blum một mảnh giấy được Blum đọc rất kỹ. Mảnh giấy viết như sau:

    “Ông Fujimura, tùy viên hải quân Nhật tại Thụy Sĩ muốn hết mình làm việc hướng về cuộc thương thuyết trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Nhật- Bản, muốn biết ý kiến của Hoa Kỳ về vấn đề này“.

    Không có một lời nào nói về những điều kiện hòa bình. Kèm theo mảnh giấy là tờ Fujimura tự khai tiều sử để Blum có đủ bảo đảm về cá nhân ông, một điều tối cần cho những cuộc gặp gỡ sau này. Hack còn được biết bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã cho Cơ quan OSS hay là mối liên lạc mà họ báo cáo, đáng được xúc tiến thêm. Blum yêu cầu Hack tiếp xúc với Đông Kinh.

    Khi Hack kể lại cho Fujimura về kết quả cuộc gặp gỡ với điệp viên Hoa Kỳ, Fujimura cảm thấy nở nang cả người. Ông dành vài ngày để soạn thảo một bức điện văn tối khẩn bằng mật mã, và chỉ được đệ trình lên cấp cao nhất trong bộ Hải quân ở Đông Kinh. Vào ngày 8 tháng Năm là ngày Đức đầu hàng, bức điện văn đó tới tay đô đốc Toyoda và Yonai. Trong bức điện văn có một điều gian dối. Fujimura nói dối là chính Hoa Kỳ đã bắt liên lạc với ông, chứ không phải ông chủ động tìm đầu mối liên lạc với Hoa Kỳ. Về Allen Dullus người cầm đầu OSS ở Âu Châu, Fujimura viết: “Y là một nhân vật chính trị quan trọng ở Hoa Kỳ từng cộng tác trong một thời gian khá lâu với Lippmann và Stettinius. Y được sự tin cậy đặc biệt của Tổng thống Roosevelt... “. Kết luận, ông khẩn khoản: “xin thượng cấp cho chỉ thị ngay lập tức”.

    Fujimura nôn nóng, nhưng những người khác thì không. Hai ngày sau, điện văn vẫn chưa thấy trả lời, ông đánh luôn bức thứ hai, xin chỉ thị gấp của bộ Hải quân. Vẫn không trả lời. Sốt ruột viên Trung tá hải quân đánh luôn hai bức điện văn nữa, trong đó có thêm chi tiết: nhiều đơn vị bộ binh Hoa Kỳ rời Âu Châu xuống tầu sang chiến đấu ở Á Đông. Đông Kinh vẫn im lặng !

    Ngày 16 tháng Năm Fujimura viết về việc làm của Allen Dullus trong vụ thương thuyết cho quân đoàn Đức quốc xã đầu hàng ở Bắc Ý Đại Lợi. Bốn ngày sau ông diễn tả lại nước Đức bại trận trong điêu linh đổ nát. Ngày hôm sau, tức ngày 21 tháng Năm, Đông Kinh trả lời.

    Bộ Hải quân Nhật thực sự rất chú ý đến những bức điện văn của Fujimura, và đặc biệt lưu tâm đến triển vọng một cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ. Nhưng bộ Hải quân nhận địnhcuộc thương thuyết đó khác với đường lối mà Fujimura định liệu. Giới đô đốc Nhật rất đa nghi. Điện văn trả lời xác định:“Điểm chính cuộc tiếp xúc của Trung tá với OSS được hiểu rõ. Nhưng có vài điểm chứng tỏ : đây là một âm mưu của địch. Vì lẽ đó yêu cầu Trung tá phải hết sức thận trọng“.
    hk111333, duongdzudanngoc thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Fujimura vô cùng thất vọng. Phía sau lời lẽ bức điện văn trả lời ông thấy phe bảo thủ do đô đốc tham mưu trưởng Toyoda cầm đầu, vẫn chiếm ưu thế trong Hải quân. Ông thấy đúng sự thật. Toyoda không dám để cho giới sĩ quan tương đối trẻ có sáng kiến thương thuyết hòa bình, và ông sợ bị phe quá khích thanh trừng.

    Fujimura chưa chịu bỏ cuộc và đánh thêm một bức điện văn nữa: “Theo chỗ chúng tôi được biết, chúng tôi có thể nói đây không phải là một âm mưu của địch“. Đông Kinh không trả lời bức điện văn này, và lờ luôn, nhiều bức khác được tiếp tục từ Thụy Sĩ gửi về.

    Sang đầu tháng sáu, Fujimura gửi tới bức điện văn thứ 16. Ông không hy vọng và cũng không nhận được trả lời. Ông thổ lộ với Hack: “Chỉ còn mỗi cách là tôi đi Đông Kinh, đích thân trình bầy sự việc lên các đô đốc”.

    Một lần nữa Hack lại tới gặp nhân viên OSS và kể cho họ biết những khó khăn của Fujimura, điệp viên Paul Blum có sáng kiến về một đường lối hành động mới. Blum nói:

    Hoa Kỳ biết rất rõ mọi sự việc xẩy ra trên đất Nhật — dừng lại một lát — Tại sao Nhật lại không cử chính khách cao cấp, hay một tướng lãnh hay một đô đốc sang Thụy Sĩ? Hoa Kỳ bảo đảm phương tiện hàng không cho họ di chuyển từ Nhật sang Thụy Sĩ.

    Đề nghị của OSS nhằm hai mục tiêu: tránh cho Fujimura có thể bị nguy đến tính mạng, và đưa cuộc thương thuyết lên bình diện ngoại giao cao cấp.

    Hack nhảy bổ đến tòa đại sứ Nhật để nói cho Fujimura về đề nghị của Blum. Fujimura lại liên lạc với Đông Kinh, và sau khi giải thích đề nghị của OSS, ông nhận xét:“Trong tình trạng đen tối hiện nay, liệu ngài bộ trưởng hải quân có thấy đường thoát nào khác là thương thuyết hòa bình với Hoa Kỳ ?“.

    Năm ngày sau Đông Kinh trả lời: “Ý của Trung tá được hiểu rất rõ. Yêu cầu Trung tá cùng với đại sứ ở Thụy Sĩ và những nhân vật liên hệ thi hành những biện pháp cần thiết“. Ký tên: Yonai, bộ trưởng hải quân.

    Đô đốc Yonai xưa nay vẫn nổi tiếng là người thận trọng, ông rất muốn cử một nhân viên cao cấp đi Thụy Sĩ để bắt liên lạc với địch, nhưng ông biết phe chủ chiến còn mạnh, và nhân vật đó chắc chẳn sẽ bị giết trước khi ra khỏi Đông Kinh. Ông liền có sáng kiến chuyến giao “vụ Fujimura“ sang cho bộ ngoại giao tùy cơ định đoạt.

    Thế là vụ Fujimura bị chìm. Với ngày tháng trôi qua, giấc mộng của viên sĩ quan Hải quân cũng tan biến theo. Rồi Trung tá Fujimura không còn nghe thấy tiếng nói của chính phủ Nhật, rồi ông cũng không còn là Trung tá Hải quân nữa.

    Sau khi chiến tranh đã kết liễu, Đô đốc Yonai gặp Fujimura tại Đông Kinh. Yonai nói với ông: “Tôi nhận hoàn toàn trách nhiệm đã làm hỏng một trường hợp có thể thương thuyết với Hoa Kỳ. Tôi không biết dùng lời lẽ nào để tạ tội về việc này “.


    * ** * * * * * * * *


    Fujimura đã thua trong cuộc tranh đấu, nhưng vẫn có một sĩ quan cũng của Hải quân là Đại tá Ellis Zacharias mở một cuộc tranh đấu tương tự như ông. Khởi cuộc tranh đấu gần như cùng lúc với Fujimura. Zacharias hoạch định chiến thuật hết sức cẩn thận. Là một trong số rất ít chuyên viên Hoa Kỳ về tâm hồn Nhật Bản, Zacharias tin rằng Nhật sẽ chịu thương thuyết hòa bình dưới áp lực một trận tấn công tâm lý đại qui mô. Dưới quyền kiểm soát của Phòng Thông tin Chiến tranh, Zacharias và các cộng sự viên hoạch định một chương trình hành động, mệnh danh chương trình I-45. Chương trình này nhằm mục tiêu đột nhập nội các Nhật Bản tại Đông Kinh qua làn sóng phát thanh, từ Hoa Thịnh Đốn hướng về phía Nhật Bản.

    Zacharias đã quan sát dân tộc Nhật từ trên hai mươi năm nay. Dưới thời Tổng thống Warren Harding, Zacharias phục vụ tại Nhật Bản, chuyên nghiên cứu về dân tộc này, và học hỏi nghề làm gián điệp. Nhiều năm trước khi cái tên Trân Châu Cảng trở thành phổ thông, ông đã do thám Hải quân Nhật, và kết giao với những Đô đốc tương lai của Nhật. Bây giờ là năm thứ tư củacuộc chiến Thái Bình Dương, Đại tá Zacharias khai thác đến tình bằng hữu xa xưa với kẻ thù. Ông nhận định:

    “Tôi đã quan sát rất kỹ người Nhật trong nhiều hoàn cảnh và hoạt động đại khái như trong hội nghị, trong cuộc kinh lý quân sự, trong cuộc khủng hoảng. Những cuộc quan sát đó không thể không dẫn đến kết luận rằng : không có người Nhật nào, dù thuộc cấp bậc nào, đơn vị nào, lại muốn hay là dám lãnh trách nhiệm những quyết định quan trọng với tư cách cá nhân của mình. Họ chỉ muốn hay là dám nhận lãnh những trách nhiệm đó sau rất nhiều cuộc thảo luận, đủ để cho nghĩ rằng, họ không quyết định với tư cách cá nhân. Nét cá tính đó của dân tộc Nhặt, cần phải được khai thác đến kỳ cùng”.
    convitbuoc, hk111333ngthi96 thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Buổi phát thanh đầu tiên của Đại tá Zacharias phóng thẳng tới Đông Kinh nhằm ngày 8 tháng Năm, cũng là ngày mà Trung tá Fujimura báo cho Đông Kinh biết sự liên lạc của ông với OSS. Trong buổi đầu tiên này,Zacharias nói với Nhật rằng Đức quốc xã đã đầu hàng, và Nhật bị tiêu diệt chỉ còn là vấn đề thời gian. Nói tiếng Nhật rất thông thạo, Đại tá Zacharias nhắc đến sự giao thiệp của ông với Thủ tướng Suzuki, với hoàng thân Takamatsu là bào đệ của Nhật hoàng Hirohito, với Đô đốc Yonai. Đó là cách ông trình bày ủy nhiệm thư vói nội các địch.

    Trong vòng hai bốn tiếng đồng hồ sau, có hồi âm báo cho ông biết: “ủy nhiệm thư” của ông đã được địch thừa nhận. Chính phủ Nhật trả lời một cách gián tiếp xa xôi. Thông tấn xã chính thức Domei trong chương trình phát thanh ban đêm loan tin: “Hoàng thân Takamatsu đã được chỉ định đại diện cho Hoàng đế Hirohito tới hành lễ tại đền Ise“. Đại tá Zacharias không hồ nghi gì về ý nghĩa cái tin này. Hãng Domei sở dĩ nhắc đến ông hoàng Takamatsu không tiếng tăm và bị dân Nhật bỏ quên, là nhằm bảo cho Zacharias biết: Nhật đã nhận được tiếng nói của ông và chờ đợi nghe ông nói nữa.

    Sau hai buổi phát thanh khai thác thêm sự giao thiệp giữa ông với Nhật Bản, đến buổi phát thanh thứ tư Đại tá Zacharias đánh thẳng vào mục tiêu : Ông gọi đích danh những tướng lãnh Nhật và lên án họ phải chịu trách nhiệm về hiện trạng thảm thương của Nhật. Qua sự đả kích cá nhân đó, ông hy vọng sẽ được địch chính thức trả lời. Ngày 27 tháng Năm, ông được mãn nguyện.

    Tiến sĩ Inouye lên tiếng thay cho chính phủ Đông Kinh. Bằng một ngôn ngữ được ngụy trang cẩn thận, Inouye nhận rằng Nhật Bản rất lưu tâm đến triển vọng một cuộc thương thuyết hòa bình. Vị giáo sư Nhật đó kể một câu truyện như sau:

    “Thần gió và thần mặt trời cùng đánh cuộc xem thần nào có thể làm cho một người bộ hành phải rời bỏ áo khoác ngoài. Thần gió hành động trước, nổi gió thật mạnh, và mỗi lúc một mạnh hơn nữa. Người bộ hành vẫn giữ chặt lấy áo khoác, và thần gió đành chịu thua. Thần mặt trời mỉm cười tuôn ánh sáng sưởi ấm người bộ hành, và người bộ hành tự động cởi áo khoác ngoài“.

    Đối với Zacharias, ý nghĩa câu chuyện ngụ ngôn này rõ ràng như ban ngày. Vị giáo sư Nhật khuyến cáo rằng: sức mạnh sẽ vấp phải một cuộc kháng chiến trường kỳ, nhưng những điều kiện đầu hàng vừa phải sẽ có được sự hợp tác của Nhật.

    Cuối cùng bài phát thanh Inouye nói: “Tôi rất muốn được biết Zacharias-Kun nghĩ gì về những lời này của Nhật Bản“. Kun là tiếng xưng hô giữa những bạn thân với nhau.

    Thế là một đường dây liên lạc trực tiếp đã được thiết lập giữa Hoa Thịnh Đốn và Đông Kinh.

    Sang đầu tháng Sáu, Đại tá Zacharias đẩy mạnh chiến dịch. Điệp viên OSS ở Thụy Sĩ đã đoạt được bản sao một bản báo cáo do Taguchi, đại hiện hãng Domei ở Âu Châu gửi về Đông Kinh cho ngoại trưởng Togo. Trước dây là một phần tử chủ chiến, bây giờ Toyoda kêu gọi Togo phải mau lẹ hành động để tránh cho Nhật khỏi phải lâm vào tình cảnh như Đức. Trong buổi phát thanh kế tiếp Zacharias đề cập đến bản báo cáo đó và nhấn mạnh: đó là sự thật hiển nhiên, ông cũng không quên nhắc nhở Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện không có nghĩa là bị nô lệ hóa.

    Trong suốt tháng Bẩy, Zacharias vẫn tiếp tục chương trình phát thanh, và bây giờ hàng ngũ của ông được tăng cường thêm Đại tá Mashbir, từ thủ đô Phi Luật Tân phóng ra những bài bình luận về tình hình chiến sự. Mashbir cũng nhằm mục tiêu là nội các Nhật và những người bạn Nhật của ông thời tiền chiến.

    Tiểu sử của Mashbir cũng tương tự như Zacharias. Khi xưa cả hai người cùng làm việc với nhau trong nhiều năm tại Đông Kinh. Cả hai đều thi hành công tác do thám cho chính phủ Hoa Kỳ, nhưng Mashbir đi xa hơn Zacharias nhiều. Với tư cách là một sĩ quan Lục quân, Mashbir đã tổ chức cả một hệ thống gián điệp trên đất Nhật để dự phòng cho cái ngày mà Hoa Kỳ phải lâm chiến với Nhật.

    Trong thế chiến thứ Hai, Mashbir là Đại tá trong bộ tham mưu của tướng Mac Arthur. Ông điều khiển một lực lượng thông dịch viên hùng hậu có nhiệm vụ khám phá mật mã và thẩm vấn tù binh. Qua đài phát thanh Manila, tiếng nói của ông bây giờ phụ lực cho chiến dịch của Zacharias.

    Từ Hoa Thịnh Đốn, Zacharias đến lúc này đã có thể nói thẳng. Ông nói: “Các nhà lãnh đạo Nhật Bản có trách nhiệm cứu nước Nhật chứ không phải tiêu diệt nước Nhật. Như tôi đã nói, trước mặt các vị có hai con đường. Một là sự tàn phá toàn diện và sau đó là một nền hòa bình theo chỉ thị. Hai là đầu hàng vô điều kiện với những điều lợi được Hiến Chương Đại Tây Dương thừa nhận”.

    Để yểm trợ cho buổi phát thanh này, Zacharias cho đăng trên nhật báo Washington Post một bức thư nặc danh nói rằng Nhật có thể hỏi những chi tiết về một cuộc đầu hàng. Bài báo được đại sứ Nhật ở Thụy Sĩ chú ý, nên được ông này gửi về cho Đông Kinh, không bình luận.

    Ngày 21 tháng Bảy, phát ngôn viên của Đông Kinh là bác sĩ Kiyoshi, cựu giáo sư hai trường đại học California, trả lời bằng tiếng Anh: “Nếu Hoa Kỳ thực thà thi hành điều họ nói, thí dụ như những điều ghi trong Hiến Chương Đại Tây Dương, không kể điều đòi trừng phạt chiến phạm, thì dân tộc Nhật, hay nói đúng quân lực Nhật sẽ chấm dứt chiến cuộc. Chỉ khi đó và khi đó mà thôi, tiếng bom đạn mới ngừng nổ cả ở Đông Phương và Tây Phương”.

    Trong cuộc đối thoại bất bình thường vừa bi đát giữa Đông Kinh và Hoa Thịnh Đốn, Nhật Bản chỉ ngỏ ý muốn thương thuyết hòa bình đến đó rồi thôi. Đông Kinh không tiến thêm bước nào nữa theo đường lối này. Trên bờ sự thành công,Đại tá Zacharias chỉ còn đón nhận được sự im lặng.



    * * * * * * * * * * * * * *
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Mặc cho Đại tá Zacharias tiếp tục chương trinh phát thanh từ Hoa Thịnh Đốn nói với Đông Kinh, mặc cho Trung tá Fujimura ở Thụy Sĩ chờ đợi cơ hội để đem tổ quốc ông ra khỏi chiến tranh, giới cầm quyền Nhật quyết định chọn Nga Sô làm trung gian nhằm mở một cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ. Họ đặt tất cả hy vọng hòa bình vào cuộc vận động với Nga.

    Ngày 22 tháng Sáu, mấy tiếng đồng hồ sau khi Đại uróng Ushijima mồ bụng tự sát ở Okinawa, Nhật Hoàng ra lệnh cho Hội Đồng Tối Cao Lãnh Đạo Chiến Tranh, nếu có thể được,chính thức khởi cuộc thương thuyết hòa bình qua trung gian “hòa giải” Nga Sô.

    Như vậy là nhà cầm quyền Nhật đã loại hẳn trường hợp thương thuyết trực tiếp với Hoa Kỳ, vì sợ sự phá phách của phe quân phiệt. Nhà cầm quyền Nhật chọn Nga Sô làm trung gian còn vì điều này có thể đem lại cho Nhật hai điều lợi. Hai tháng trước tức là trong thời gian Đô đốc Suzuki đang thành lập chính phủ, ngoại trưởng Nga là Molotov đã báo cho Nhật biết là Nga sẽ không ký lại Hiệp Ước bất tương xâm Nhật-Nga, sẳp mãn hạn. Việc không ký lại đó rõ ràng có hậu quả nghiêm trọng. Nếu Nhật bây giờ có thể thuyết phục được Nga nhận lãnh vai trò trung gian, thì có nhiều hy vọng Nga sẽ không nhảy vào cuộc chiến ở Á Đông. Hay nếu bây giờ Nhật bằng lòng nhượng cho Nga Sô một số quyền lợi lãnh thổ ở Á Đông thì đổi lại Nga Sô có thể bán nguyên liệu cho Nhật để Nhật tiếp tục cuộc chiến. Trong cuộc tiếp xúc với Nga Sô, dù trường hợp nào xảy ra cũng đem lại lợi thế chiến lược về cho Nhật Bản.

    Trong mấy tuần lễ trước khi có lệnh của Nhật Hoàng, cựu Thủ tưómg Hirota đã liên lạc một cách không chính thức với đại sứ Nga tại Đông Kinh là Jacob Malik. Hirota chỉ thâu lượm được sự từ chối tàn nhẫn vì Malik hiểu rõ thâm ý chiến lược của Nhật.

    Ngày 7 tháng Bảy, Nhật Hoàng Hirohito mời Thủ tướng Suzuki vào hoàng cung để hỏi về những hoạt động của chính phủ. Suzuki báo cáo: Ông và nhiều nhân vật khác vẫn đang tìm cơ hội thuận lợi để vận động với Nga Sô. Hirohito bèn hỏi: “Nếu ta cử một đặc ủy viên cầm ủy nhiệm thư đặc biệt của trẫm đi Mạc Tư Khoa thì sao? “.

    Gần tuần lễ sau, hoàng thân Konoye - một nhà quí tộc cỡ lớn, ba lần làmThủ tướng – vào bệ kiến Hirohito và nhận lãnh thi hành sứ mạng đặc biệt. Tại Mạc Tư Khoa, đại sứ Nhật Sato tìm cách mở cuộc hội đàm với ngoại trưởng Molotov để báo cho chính phủ Nga được biết về dự định viếng Nga của Konoye. Molotov từ chối hội đàm với đại sứ Nhật lấy cớ bận chuẩn bị lên đường dự hội nghị Potsdam. Sato được gặp phó Thủ tướng Nga Lozooky và nhấn mạnh đến tính cách quan trọng sứ mạng của Konoye. Lozooky không hứa hẹn gì cả và chỉ nói cần phải chờ Molotov đi dự hội nghị Tam Cường về mới quyết định được.Sato kêu nài Lozooky liên lạc với Potsdam và báo cho Molotov hay ý định của chính phủ Nhật. Lozooky nhận lời. Rồi nhiều ngày trôi qua, và Nga Sô đã có chủ ý. Staline đang hoạch định một chương trình nhảy vào vòng chiến ở Á Đông. Đánh Nhật Bản lúc này Nga Sô hẳn sẽ ít tốn kém, nhưng lại đạt được nhiều thắng lợi hơn.



    * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *



    Tháng Bảy 1945, trong khi các nhà ngoại giao Nhật tìm cách vận động với Nga Sô thì Bộ tổng tham mưu quân lực Nhật công bố trong nội bộ một bản báo cáo về lực lượng quân sự của Hoa Kỳ. Báo cáo ghi rõ từ chi tiết những sư đoàn lục quân, thủy quân Hoa Kỳ hoặc ở Thái Bình Dương hoặc từ Âu Châu tới. Báo cáo còn ghi cả những không đoàn Hoa Kỳ xuốngđến tận đơn vị nhỏ nhất. Sự đánh giá địch của Nhật không bi quan, không lạc quan một cách mù quáng, nhưng nó làm nổi bật lực lượng hùng hậu của địch.

    Trước đó một tài liệu khác đã được gửi tới văn phòng các bộ tham mưu của Lục quân và Hải quân. Đây là kế hoạch phòng thủ mệnh đanh Ketsu-Go nhằm mục tiêu đánh chặn địch quân đổ bộ lên đất Nhật.

    Ketsu-Go có hiệu lực vào lúc địch quân đổ bộ lên những đảo: Cheju-do, Shikoku, Honshu hay Kyushu, và tùy liệu dốc toàn lực lượng vào một mặt trận duy nhất, bắt đầu ở bờ biển và cũng tận cùng ở bờ biển. Tất cả những phi cơ còn lại đều được biến thành phi cơ quyết tử Thần Phong, tập trung lại nhằm giết địch quân đến mức tối đa, do đó có thể làm lung lay tinh thần chiến đấu của địch. Mọi hy vọng về một cuộc thương thuyết hòa bình đều được đặt ở việc giết cho thật nhiều địch. Ngoài việc đó Ketsu-Go không hứa hẹn gì cả, nên có thể nói đây là chiến lược tuyệt vọng của những người hiểu rằng với Okinawa họ đã mất cơ hội cuối cùng thực sự có thể chặn đứng được bước tiến của địch.

    Các chuyên viên tình báo Nhật còn thâu thập mọi tin tức để đoán định ngày giờ và địa điểm đổ bộ của địch, và họ tiên đoán trận đổ bộ tới sẽ xảy ra chậm lắm là vào ngày 1 tháng Mười Một 1945. Về địa điểm đổ bộ, bộ Tổng Tham Mưu Nhật, tiên đoán địch sẽ lựa chọn Kyushu để đánh trận đầu tiên, vì địch bắt buộc phải chiếm Kyushu trước khi tấn công Honshu.

    Câu hỏi lúc này là: địch sẽ đổ bộ lên bờ biển nào ở Kyushu? Các chiến lược gia Nhật tân liệu địch sẽ đổ bộ tại hai bờ biển: Kagoshimavà Ariake và họ xúc tiến công cuộc xây cất công sự chiến đấu tại hai vùng này.

    Các chiến lược gia Nhật đã đoán đúng. Ngày 28 tháng 5 năm 1945, một tài liệu bắt đầu được phát cho các sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Ngoài bìa đề “Downfall, chương trình chiến lược”, tài liệu đó là chương trinh xâm lăng chính quốc Nhật.

    Mục tiêu của Downfall là:

    -1. Bắt buộc Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện bằng cách đánh gục khả năng và ý chí chiến đấu của Nhật.

    -2. Đánh chiếm những mục tiêu vào trung tâm kỹ nghệ của Nhật.


    Chiến dịch trên đất Nhật được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn đầu, chiếm Kyushu, giai đoạn sau chiếm Honshu, đặc biệt là vùng đồng bằng Đông Kinh. Ngày đổ bộ lên đảo Kyushu được ấn định vào ngày 1 tháng Mười Một, và cuộc đổ bộ được gọi là Olympic. Hai vùng bờ biển được lựa chọn đổ bộ là Kagoshima và Ariake.

    Cả hai chương trình: phòng thủ của Nhật, và tấn công của Hoa Kỳ đều bỏ sót một điều quan trọng.

    Trong báo cáo về địch tình của Bộ Tổng tham mưu Nhật, về mục B.29 có ghi một phụ chú: “Một đơn vị B.29 nữa đã sẵn sàng tác chiến, nhưng vẫn chưa biết được đơn vị đó là đơn vị nào”. Đơn vị đó là phi đội 393 trong tuyệt đối bí mật đã rời Hoa Kỳ đi Tinian với nhiệm vụ đặc biệt là dội bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
    hk111333ngthi96 thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    4




    DỰ ÁN



    Trái bom nguyên tử thành hình sau trên sáu năm nỗ lực. Khởi điểm của nó là một khám phá diễn ra tại phòng thí nghiệm thuộc viện Đại học Bá linh. Vào mùa thu năm 1938, trong khi Âu châu ầm ầm chấn động bước sang một cuộc chiến tranh mới, hai nhà bác học Otto Hahn và Strassmann làm lại cuộc thí nghiệm của nhà khoa học Ý Đại Lợi Enrico Fermi đã thực hiện lần đầu tiên vào năm 1934. Lấy trung hòa tử bắn vào chất Uranium dẫn đến kết quả, từ đó có thể kết luận rằng: hạch tâm của chất Uranium tách ra làm hai chất nhẹ hơn. Khi tách ra như vậy, hạch tâm giải tỏa một năng lượng khủng khiếp mà nó cần đến để cấu kết hai chất kia lại với nhau.

    Hahn và Strassmann trình bầy khám phá của họ cho một nữ đồng nghiệp là Lise Meitner từng hợp tác với họ trong giai đoạn đầu của cuộc thí nghiệm, nhưng gần đây phải bỏ nước Đức mà đi, vì bà là người gốc Do Thái. Bà Lise Meitner liền thông báo sự kiện kỳ quái đó của hạch tâm cho một người bạn là nhà vật lý học Đan Mạch Niels Bohr, và ông này chủ trương cần phải xúc tiến thêm nhiều cuộc thí nghiệm để hoàn thành lý thuyết mới về hạch tâm.

    Sau khi dời Copenhague di cư sang Nữu Ước vào tháng giêng năm 1939, Niels Bohr là người đem thuyết về hạch tâm sang Hoa Kỳ. Chính tại Nữu Ước, Bohr đã nhận được một điện tín của người cháu Lise Meitner báo cho ông biết: nhiều cuộc thí nghiệm sau này đã xác nhận thuyết của Lise Meitner. Quả thực nguyên tử đã bị tách rời! Thế rồi Bohr tới Viện Khoa học Princeton và chia xẻ những điều ông biết với giới khoa học ở đây. Sau ông làm công bố thuyết mói về nguyên tử trong Tạp Chí Vật Lý Học.

    Trong khi Hitler lao thế giới vào một trận chiến tranh, thì giới khoa học phổ biến cho nhau cuộc khám phá của họ về nguyên tử. Họ được biết rằng: nguyên tử tàng chứa một năng lượng khủng khiếp, và như vậy trên bình diện lý thuyết, người ta có thể sản xuất một thứ vũ khí có thể làm chuyển đổi chiều hưóng lịch sử.

    Ngày 11 tháng Mười 1939 Tổng thống Roosevelt tiếp người bạn thân của ông là Alexander Sachs, một nhà kinh tế học có thế lực và là một người bạn của giới khoa học gia, Sachs đến Tòa Bạch Cung với một bức thư cực kỳ quan trọng, được Roosevelt mở ra đọc ngay. Bức thư như sau :

    « Thưa Ngài :

    Những công trình nghiên cứu mới đây của Fermi và Szilard mà tôi được thông báo bằng những bản báo cáo viết tay, dẫn tôi đến hy vọng rằng: chỉ trong tương lai gần đây nhất, uranium có thể trở thành một nguồn năng lượng quan trọng mới. Một vài phương diện cụ thể của sự kiện đó dường như đòi hỏi sự lưu tâm đặc biệt, và nếu cần, đòi hỏi sự hành động mau lẹ của chính quyền... Trên lý thuyết khoa học có thể thực hiện sự phản ứng dây chuyền của hạch tâm trong một khối lượng lớn uranium. Từ phản ứng dây chuyền đó sẽ phát ra một năng lượng vô cùng lớn lao và một khối lượng khá lớn những chất mới tương tự như radium... Tuy không chắc chắn bằng, nhưng trên lý thuyết có thể quan niệm được rằng : một loại bom mới hết sức mạnh có thể chế tạo được, căn cứ vô những khám phá mới! »....

    Bức thư do Albert Einstein, cha đẻ của thuyết nguyên tử ký tên.

    Roosevelt rất chú ý đến bức thư, nhưng dường như ông mắc lo lắng đến nhiều vấn đề khác cần kíp hơn. Ông ngắt cuộc tiếp xúc với Sachs, và mời Sachs mai lại dùng bữa sáng với ông.

    Nhà kinh tế học trở lại Bạch Cung ngày hôm sau. Có ý thức về bản lãnh của con người Roosevelt, Sachs quyết định sử dụng một chiến thuật khác để chiếnđấu cho cái «vụ nguyên tử» này.

    Sachs kể cho Roosevelt nghe một câu truyện. Ông đem Roosevelt trở lại năm 1805 là năm mà Nã Phá Luân nung nấu tâm can nhằm xâm lăng Anh quốc, nhưng khổ nỗi lại thiếu phưomg tiện để vượt biển Manche. Một nhà khoa học Mỹ tên là Robert Fulton tới yết kiến Nã Phá Luân và đề nghị xây dựng một lực lượng tầu ống khói có thể vượt eo biển một cách dễ dàng. Nã Phá Luân dành một lát xem xét đề nghị của Fulton, rồi tống Fulton đi và coi Fulton là một anh khùng.

    Kể xong câu truyện, Sachs dừng lại, rồi hỏi Roosevelt : Lịch sử thế giới sẽ chuyển hướng ra sao, nếu Nã Phá Luân trọng dụng Fulton ?
    --- Gộp bài viết: 05/07/2015, Bài cũ từ: 05/07/2015 ---
    Đọc đến đây mình cũng tự hỏi nếu Hitler mà trọng dụng Lise Meitner, một nhà khoa học mảnh mai có người gốc Do Thái thì không biết lịch sử thế giới sẽ chuyển hướng ra sao????Hãy tưởng tượng trong tay Hitler có một quả bom nguyên tử ?????
    hk111333, duongdzudanngoc thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Roosevelt ý thức được ngay lập tức tầm mức quan trọng ghê gớm bức thư của nhà khoa học Albert Einstein. Ngửng nhìn bạn, ông nói:«Hiển nhiên ông không muốn để cho bọn Đức quốc xã làm nổ tan đất nước Hoa Kỳ». Quay nhìn bí thư Watson, ông ra lệnh : « Phải hành động về vụ này! ».

    Quyết định là thi hành, Roosevelt liền thành lập một ủy ban nghiên cứu tiềm năng của nguyên tử chất uranium. Ông chỉ định Lyman Briggs làm chủ tịch ủy ban, chỉ định đại tá hải quân Hoover và đại tá lục quân Adamson làm hai nhân viên. Rồi hầu hết những bộ óc khoa học vĩ đại ở Hoa Kỳ đều lao vào một cuộc chạy dua nguyên tử với Đức quốc xã.

    Việc làm của các nhà khoa học đại danh đó được phối hợp thành Văn Phòng Nghiên Cứu và Phát Triển Khoa Học đặt dưới sự điều khiển của nhà khoa học gia Vannevar Bush.

    Từ đó trở đi ủy ban được quyền tiếp xúcthẳng với Tổng thống Roosevelt để giải quyết mọi khó khăn và xin ngân khoản.

    Hai năm sau, kể từ ngày Sachs đem thư của Einstein vào Bạch Cung, tiến sĩ Vannevar Bush nhóm họp với Tổng thống Roosevelt và phó Tổng thống Wallace, đề tường trình về những khám phá cuối cùng của các nhà khoa học. Bush báo tin: các nhà vật lý học đã ước lượng được số lượng uranium cần thiết để chế tạo bom nguyên tử. Ông đưa ra con số ngân khoản cần thiết để thiết lập một nhà máy, và thời gian cần thiết để chế tạo thứ vũ khí này. Bush, Roosevelt và Wallace thảo luận về vấn đề phải cấp tốc đưa chương trình nguyên tử vượt qua giai đoạn lý thuyết. Họ còn thảo luận về chính sách quân sự, hiện trạng nghiên cứu nguyên tử của Đức quốc xã, và cả vấn đề kiểm soát nguồn năng lượng này trong thời hậu chiến.

    Tổng thống Roosevelt chấp thuận phải xúc tiến mau lẹ công cuộc chế tạo bom nguyên tử. Ông cho Bush biết : ngân khoản sử dụng vào công cuộc này có thể lấy ở quỹ đen của chính phủ.



    * * * * * * * * *



    Hai tháng sau, sau khi Nhật tấn công Trân châu cảng và Hoa Kỳ thực sự nhảy vào vòng chiến, Tổng thống Roosevelt tháo khoán ngân khoản làm bom nguyên tử. Hàng ngàn người được tuyển vào một đơn vị, chính thức gọi: Dự Án Manhattan và đưọc đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Leslie Groves. Sau những va chạm đầu tiên sự hợp tác giữa tướng Groves vàtiến sĩ Bush diễn ra rất tốt đẹp vì họ cùng kính trọng khả năng của nhau.

    Công cuộc nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử được tập trung vào ba trung tâm hẻo lánh : Trung tâm Los Alamos ở tiểu bang New Mexico, trung tâm Oak Ridge ở tiểu bang Tennessee, và trung tâm Hanford ở Hoa Thịnh Đốn.

    Tại trung tâm Los Alamos, công cuộc hoạch định bom nguyên tử được đặt dưới sự điểu khiển của Oppenheimer, một nhà vật lý học chuyên về lý thuyết, dáng người mảnh dẻ, tính tình dè dặt kín đáo. Ngoài khoa học ra,Oppenheimer còn rất am hiểu về văn học Đông Phương, và nổi tiếng là một nhà mỹ học, ghê tởm những hung bạo của chiến tranh. Hồi thiếu thời Oppenheimer từng tham gia và hoạt động cho nhiều tổ chức khuynh tả. Chính cái quá khứ đó đã gây nên nhiều sự phản đối kịch liệt khi ông được chỉ định góp sức vào Dự Án Manhattan được tiến hành trong vòng tuyệt đối bí mật. Trước những sự phản đối đó tướng Groves phải đích thân can thiệp. Groves cương quyết đòi người ta phải đối xử với Oppenhiemer như là người «tuyệt đối cần thiết cho Dự Án». Oppenheimer sau này chứng tỏ được rằng: tướng Groves quả đã có đôi mẳt sắc bén khi tiến cử và giữ ông trong Dự Án Manhattan.

    Trung tâm Oak Ridge là hai cơ sở khổng lồ vùng núi trong đó mấy ngàn con người tìm cách chế tạo chất uranium 235. Dân chúng đi qua nơi này cũng như đại đa sổ những người làm việc bên trong, đều không biết đến mục đich cuối cùng của cả cơ sở. Người ta lấy làmlạ không thấy nơi này sản xuất gì, không thấy xe vận tải đến chở hóa phẩm đi nơi khác.

    Trung tâm Hanford ở vào miền Đông Hoa Thịnh Đốn cũng là một cơ sở khổng lồ, và ở đây các nhà khoa học thực hiện sự kiện kỳ quái nhất của nguyên tử. Trong những tòa buyn đinh không có cửa sổ, các nhà khoa học, từ chất uranium chế tạo ra chất plutonium. Với chất plutonium này Hoa Kỳ đã có sẵn nguyên liệu làm bom nguyên tử kịp thời, để đánh lệch cán cân lực lượng quân sự.Vấn đề bây giờ là thiết lập nhà máy làm bom nguyên tử.


    * * * * * * * * * * *
    hk111333danngoc thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Được hài lòng về công cuộc xây cất nhà máy chế tạo bom nguyên tử tiến hành tốt đẹp, tướng Groves thi hành phân khác của Dự Án Manhattan, được gọi là chiến dịch Dĩa Bạc chuẩn bị cho việc dội bom nguyên tử. Từ những căn cứ không quân rải rác khắp thế giới chừng 1500 phân tử ưu tú được lệnh về tập trung vào cuối tháng chín 1944 tại căn cứ bí mật Wendover, thiết lập giữa vùng đất hoang vu, cách Salt Lake City chừng 125 dặm về phía Tây.

    Nhân viên tại căn cứ Wendover thuộc đủ mọi loại chuyên viên quân sự. Họ lập thành Lực Lượng Hỗn Hợp 509, được đặt dưới quyền chỉ huy của đại tá Paul Tibbets, Tibbets có nhiệm vụ huấn luyện cho lực lượng 509 thi hành sứ mạng dội bom nguyên tử trăm phần trăm hoàn hảo, xuống một mục tiêu chưa định, vào ngày giờ chưa định.

    Vào mùa hè 1941 đại tá Tibbets đã có mặt ở Wendover và ông lập tức thành lập phi đoàn dội bom 393 trong đó một số chiến hữu của ông đóng vai trọng yếu.

    Dưới quyền chỉ huy của đại tá Tibbets, thiếu tá Sweeney có nhiệm vụ huấn luyện một phi đội, thành lập vào mùa thu 1944 và được gọi là Phi Đội 15. Công cuộc huấn luyện rất khó khăn và tuy có nhiều ức đoán nhưng toàn thế phi đội vẫn không ai biết sự huấn luyện này nhằm mục đích gì.

    Bí mật được tuyệt đối bảo vệ ở Wendover. Một sĩ quan cao cấp tiết lộ một vài chi tiết vềWendover cho một sĩ quan không quân thuộc căn cứ khác, sau ngày nghỉ, khi trở về đến Wendover sĩ quan cao cấp đó đã thấy hành lý của mình xếp gọn vào va li. Ông được lệnh đi phục vụ tại một vùng gần Bắc cực cho đến khi chiến tranh kết liễu.

    Chỉ có một số rất ít người thuộc Lực Lượng Hỗn Hợp 509 được biết nhiệm vụ tối mật của họ là dội bom nguyên tử.

    Thiếu tá Sweeney huấn luyện viên phi đội 15 một hôm được dẫn tới giữa vùng sa mạc và được cấp trên cho biết về nhiệm vụ đó.

    Vào mùa xuân 1945 khoảng tám trăm người thuộc lực lượng 509 dời khỏi căn cứ Wendover đi Tinian thuộc quần đảo Mariana.

    Tuy Âu Châu đã im tiếng súng từ ngày 8 tháng năm, nhưng ở Thái Bình Dưomg…, chiến cuộc vẫn tiếp diễn khốc liệt. Và bây giờ Tổng thống Truman phải quyết định việc mà 509 được huấn luyện để thi hành.

    Ngày 18 tháng sáu trong một cuộc họp tại Bạch Cung, Tổng thống Truman hội đàm với các cố vấn quân sự và chính trị.

    Truman : Theo chỗ tôi hiểu thì bộ tham mưu liên quân đã cân nhắc mọi triển vọng của tình hình và nghiên cứu mọi kế hoạch có thể có. Bộ tham mưu liên quân đồng thanh đồng ý rằng : cuộc hành quân Kyushu đánh vào Nhật Bản, là kế hoạch hay nhất trong lúc này.

    Trả lời: Đúng vậy!

    Truman: ông Stimson, ý kiến ông thế nào?

    Stimson: Tôi đồng ý chúng ta không có kế hoạch nào khác hay hơn... Tôi vẫn nghĩ đại đa số dân Nhật không tán thành cuộc chiến tranh hiện nay. Khối đa số đó vẫn chưa có dịp được nói lên tiếng nói của mình... Tôi cảm thấy ta phải làm một cái gì để nâng đỡ khối đa số đó và phát triển mọi ảnh hưởng mà họ có thể có...

    Truman hỏi ý kiến đô đốc William Leahy.

    Leahy: Tôi không đồng ý với những vị cho rằng: bắt buộc chúng ta phải đòi cho kỳ được Nhật đầu hàng vô điều kiện. Trong tương lai gần và xa, tôi không thấy Nhật có thể trở nên một đe dọa cho thế giới, cho dù chúng ta không bắt được Nhật phải đầu hàng vô điều kiện. Tôi ngại mình cứ khăng khăng đòi Nhật đâu hàng vô điều kiện sẽ chỉ làm cho Nhật tuyệt vọng hơn. Chúng càng tuyệt vọng thì thương vong Hoa Kỳ càng lên cao.

    Truman : ...Tôi thấy rằng lúc này tôi không thể chuyển hướng công luận Hoa Kỳ nhất quyếtđòi hỏi Nhật phải đầu hàng vô điều kiện. Tôi tin bộ Tổng Tham Mưu sẽ phải xúc tiến cuộc hành binh Kyushu.

    Khi cuộc họp đình hoãn Truman yêu cầu phụ tá bộ trưởng chiến tranh McCloy cho biết ý kiến. McCloy nói: «Tại sao không sử dụng bom nguyên tử?».

    Cuộc họp lại tiếp tục và ý kiến của McCloy được đem ra bàn cãi. Tổng thống Truman chăm chú nghe những người ngồi quanh thảo luận về ưu điểm của chiến lược: trước hết cảnh cáo Nhật phải đầu hàng, và sau đó nếu Nhật không đếm xỉa gì đến tối hậu thư, thì sẽ dùng bom nguyên tử. Cuộc thảo luận sững lại trước một sự thật căn bản. Không có ai trong phòng họp được biết: bom nguyên tử thành hình ở Los Alamos có thật sự có hiệu lực hay không. Không biết rõ điều đó, mọi chiến lược tương tự đều không dùng được vào việc gì cả. Một lần nữa Truman lại khẳng định: ông tán thành chiến lược đánh chiếm Kyushu.


    * * * * * * * * * * * * *
    hk111333, ngthi96danngoc thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Phi đội 15 còn lưu lại căn cứ Wendover cho đến cuối tháng Sáu. Thiếu tá Sweeney nay được chỉ định chỉ huy phi đoàn 393, nhận được một chiếc máy bay mới tăng cường cho lực lượng máy bay của ông. Đây là một chiếc B.29 với những cải thiện cuối cùng của khoa học được áp dụng vào ngành hàng không.

    Ngày 27 tháng sáu thiếu tá Sweeney lái chiếc máy bay B.29 đó hạ cánh xuống Tinian thuộc quần đảo Mariana.

    Tại đảo Tinian, dường như một phép lạ đã được thực hiện khiến nơi này thay đổi hẳn bộ mặt. Hàng trăm chiếc B. 29 đậu thành hàng chói lọi. Những con đường trải nhựa rộng rãi rập theo thành phổ Nữu Ước. Ở đây cũng có Broadway, có Forty-Second Street có Eight Avenue, và không đoàn 509 ở vào khu thượng Manhattan. Lý do an ninh đã bắt buộc những binh sĩ thuộc không đoàn này phải cô lập đối vói những đơn vị chiến đấu khác, cũng đặt căn cứ ở Tinian. Có hàng rào kẽm gai và lính gác bao vây, họ phải chịu đựng sự khinh bỉ của những phi công hàng ngày vẫn phải lái máy bay đánh phá Nhật Bản, hàng ngày có chiến hữu bỏ mạng vì đạn phòng không Nhật.

    Thỉnh thoảng một chiếc máy bay thuộc không đoàn 509 thực hiện phi vụ tẩn công một hòn đảo địch ở vào nơi rất xa trên mặt biển. Nó chỉ chở một trái bom hình trái cam được gọi là «Pumpkin». Và khi được thả xuống, bom này nổ trong không khí bên trên mục tiêu. Một số binh sĩ không quân băn khoăn tự hỏi: phải chăng họ chịu bao sự huấn luyện chỉ để đi thả cái thứ bom Pumpkin này?

    Tại Tinian các binh sĩ thuộc không đoàn 509 chỉ vài ngày sau là quen với cuộc sống mới. Họ bơi lội, đánh bài, nhậu la-de, đọc sách báo, nghĩa là làm tất cả những việc của một người nhàn rỗi. Đêm nào cũng có chiếu bóng, mỗi tuần mỗi người được mua rượu uống một lần.

    Vào ngày 16 tháng Bảy trong khi phi đội 15 nhởn nhơ chơi thì ở trung tâm Los Alamos, người ta đem ra thử một trái bom nguyên tử plutonium tại vùng sa mạc. Với trái bom này, lần đầu tiên con người đã giải tỏa cái năng lượng làm sáng các vì sao từ cái thuở khai thiên lập địa. Bom nổ đã chiếu ra một làn ánh sáng chói lọi khiến cho những người dự khán vụ thử bom phải cúi đầu. Giấc mộng của họ nay đã trở thành sự thật kinh hồn.



    * ** ** * * * * * * * *



    Tại Potsdam ở Đức, bộ trưởng chiến tranh Hoa Kỳ Henry Stimson nhận được của viên phụ tá bức điện văn như sau:

    «Harrison gửi bộ trưởng bộ chiến tranh. Bác sĩ vừa trở về rất hoan hỉ và tin tưởng thằng nhỏ khoẻ như anh nó. Ánh sáng trong mắt nó có thể thấy từ đây tới Highhold và tôi có thể nghe thấy tiếng nó kêu từ đây tới trại của tôi».

    Thằng nhỏ là trái bom nguyên tử plutonium. Highhold là nhà nghi mát của Stimson cách Hoa Thịnh Đốn chừng 250 dậm. Trại của Harrison ở Virginia.

    Stimson mừng vô tả. Tuy phải đánh vật với phương diện luân lý của bom nguyên tử, nhưng Stimson vẫn giữ vững lập trường: nếu cần, thì cứ phải sử dụng đến nó để chấm dứt chiến tranh. Trong thư gửi cho vợ sau vụ thử nguyên tử ởLos Alamos, Stimson kể lại: ông vừa mới nhận được «tin vui về thằng nhỏ của tôi ở nhà». Sáng 17 tháng Bẩy ông báo cáo tin vui đó lên Tổng thống Truman ở Potsdam và yêu cầuTruman cảnh cáo Nhật phải đầu hàng ngay, nếu không sẽ bị tiêu diệt toàn diện.

    Vụ thử bom nguyên tử được thành công đã thay đổi hẳn thái độ của Hoa Kỳ tại hội nghị Potsdam. Thủ tướng Anh Churchill sau này viết rằng: kể từ ngày 17 tháng Bảy trở đi, Truman, người bị coi như còn măng sữa trong nghề, dường như đã thanh toán được hết mọi tự ti mặc cảm bên cạnh hai tay tổ là Staline và Churchill. Tại những phiên họp sau này, khi Stalin bác bỏ những đề nghị của Đồng Minh, Truman liền phản công với một giọng điệu cương quyết mà Churchill thấy là rất «khích lệ».

    Một trong những điều quan trọng được ghi trong nghị trình Potsdam là vấn đề Nga nhẩy vào chiến cuộc Á Đông. Theo sự thỏa thuận đã đạt được ở Yalta trước đây, Staline phải tuyên chiến với Nhật Bản chậm lắm là ba tháng sau khi chiến tranh kết liễu ở Âu Châu. Chỉ còn vài tuần nữa là hết thời hạn ba tháng đó. Tướng Marshall tổng tham mưu trưởng quân lực Hoa Kỳ chủ trương: Nga Sô cần phải tấn công Mãn Châu và như vậy bắt buộc Nhật phải đem quân từ chính quốc đối phó với Mặt trận này. Từ ngày 16 tháng Bảy, sự tham dự của Nga vào chiến cuộc Thái Bình Dương đã trở nên không cần thiết. Hoa Kỳ có thể độc lực đánh thẳng Nhật Bản trong một ngày rất gần.

    Tổng Thống Truman biết rõ điều đó. Bị thất vọng về Staline trong nhiều vấn đề, lúc này ông không muốn thấy Nga Sô có trường hợp kể công đã góp phần đánh quị sức kháng chiến của Nhật. Ông cũng không muốn thấy Nga Sôcan thiệp vào công cuộc của Hoa Kỳ ở Á Châu sau khi Nhật Bản thua trận. Tuy nhiên ông cũng hiểu: hiện tại ông không có cách nào bắt Nga không được khai chiến với Nhật vào tháng Tám nếu Nga muốn tôn trọng lời hứa tại hội nghị Yalta. Trong tình trạng đó, ông chỉ còn cách ngưng thúc dục Nga đánh Nhật và chờ những diễn biến mới trong những tuần lễ tới. Và những cuộc thương thuyết nham hiểm vẫn cứ tiếp tục tại Potsdam.



    * ** ** ** * * * * * * * *
    hk111333duongdzu thích bài này.

Chia sẻ trang này