1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

The fall of Japan - Đế quốc Nhật dẫy chết

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 25/06/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mai Son

    Mai Son Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2014
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    103
    "Giẫy chết" chứ ko phải "dẫy chết" bác ơi!
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Không phải tôi muốn thế đâu. Đó là tên nguyên bản cuốn sách. Bắt buộc tôi phải tôn trọng mà !!!!!
    Trong tuần này (28/9 - 4/10) bằng giá nào tôi sẽ hoàn thành xong Topic này.....
    danngoc thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    15.




    VUA NÓI



    Trong bản tin sáng 15 tháng Tám của đài phát thanh, chính phủ Nhật loan báo: vào trưa hôm nay vua Hirohito sẽ nói chuyện với đồng bào toàn quốc qua làn sóng điện. Đây là một việc trái hẳn với truyền thống và chưa hề xẩy ra trên đất Nhật.

    Khi mặt trời gần tới đỉnh đầu, tại trường học, xưởng máy, xí nghiệp, tư gia, căn cứ quân sự, người ta tụ tập nhau quanh máy phát thanh. Gần như hầu hết không ai đoán được nhà vua sẽ nói gì với họ.

    Tại phi trường Oppama Tây Nam Đông Kinh, binh sĩ không quân đứng xếp hàng trên phi đạo. Trong số này có Sakai là phi công số một của Nhật đã từng làm mưa làm gió ở vùng trời Nam Thái Binh Dương. Họ đứng chờ nghe vua nói, mắt nhìn đống lửa thiêu đốt những giấy tờ quan trọng mà họ không muốn để lọt vào tay địch.

    Tại phi trường Oita, Đô đốc Ugaki đang có mặt trong hầm. Suốt buổi sáng các sĩ quan trực thuộc tìm đủ mọi lẽ để thuyết phục ông hủy bỏ ý định thực hiện một phi vụ quyết tử cuối cùng. Là Tổng Tư lệnh hạm đội, và Tư lệnh lực lượng Thần Phong ở Kyuushu, Đô đốc Ugaki nói: «Đây là trường hợp cuối cùng để tôi có thể chết với cái chết của một quân nhân. Các anh đừng ai ngăn tôi nữa». Sắp đến giờ ông vặn nghe đài phát thanh.

    Thiếu một phút đầy 12 giờ trưa, bản quốc ca Nhật Kamigayo chấm dứt. Xướng ngôn viên đài phát thanh yêu cầu thính giả chờ nghe nhà vua lên tiếng. Mọi sự giao thông đều ngừng hẳn lại. Nhiều người cúi đầu để bộc lộ lòng kính cẩn. Hirohito lên tiếng:

    «Cùng toàn thể thần dân trung nghĩa ! Sau khi suy nghĩ kỹ càng về trào lưu chung của thế giới và về những điều kiện đế quốc của chúng ta, trẫm quyết định giàn xếp tình hình hiện tại bằng một biện pháp bất thường».

    Giọng nói của nhà vua hơi cao và yếu ớt, có vẻ như run run vì xúc động. «Trẫm hạ lệnh cho Chính phủ thông báo cho các Chính phủ Hoa Kỳ, Anh, Trung Hoa và Nga Sô được biết đế quốc của chúng ta chấp nhận những điều khoản ghi trong bản tuyên ngôn chung của họ».

    Ngôn ngữ triều đình Nhật gồm nhiều tiếng cổ, hơi lạ tai đối với nhiều thính giả. Họ nghe tiếp để được hiểu rõ thêm:

    «... Quả thật chúng ta đã tuyên chiến với Hoa Kỳ và Anh là vì thành thực muốn bảo đảm sự sinh tồn của Nhật và tình trạng ổn định ở Đông Nam Á. Chúng ta không hề có ý định xâm phạm chủ quyền của các dân tộc khác hay bành trướng lãnh thổ của chúng ta.

    «….Chiến tranh cho đến nay kéo dài đã bốn năm. Mặc dù các chiến sĩ đã chiến đấu dũng cảm, các viên chức đã làm việc mẫn cán, cả trăm triệu thần dân tận tụy phục vụ, tình hình chiến tranh diễn biến không có lợi cho Nhật Bản...

    «…Hơn nữa địch đã bẳt đầu sử dụng một thứ vũ khí mới vô cùng ác độc... Nếu chúng ta tiếp tục chiến tranh, không những dân tộc ta bị nguy cơ tiêu diệt mà cả nền văn minh loài người cũng bị lâm nguy... Đó là lý do khiến trẫm hạ lệnh chấp thuận những điều khoản trong bản tuyên ngôn chung của các đại cường ...»

    Những ai thấy, khó hiểu ở đoạn đầu, thì đến đây đã được hiểu rõ. Chung quanh máy phát thanh người ta bật tiếng khóc nức nở, và càng hết tinh thần để nghe tiếp :

    «...Từ nay trở đi chắc chắn dân tộc ta phải chịu đựng nhiều sự khó khăn vất vả... Tuy nhiên vì thời thế và định mạng, chúng ta phải xây đắp con đường dẫn tới thái bình cho những thế hệ mai sau. Bây giờ đây chúng ta phải chịu đựng những gì không thể chịu đựng được ...

    Cuối cùng ông hô hào:

    «... Hãy đoàn kết lại để xây dựng tương lai... Hãy nỗ lực làm việc để duy trì vinh quang cố hữu của dân tộc Nhật và để theo kịp sự tiến bộ của thế giới».


    Tiếng nói của nhà vua dừng lại.


    …………………………



    Đây là lần đầu tiên trong hai mưoi sáu thế kỷ lịch sử, Nhật Bản phải cúi đầu trước dân tộc chiến thắng. Phản ứng đối với tin này tùy theo mỗi giới, mỗi tầng lớp xã hội. Có nhiều người nghĩ việc này không thể có thật và họ bàn tán với nhau về những ý nghĩa thầm kín khác của nhà vua. Đại đa số biểu lộ sự hãi hùng lo âu cho những ngày mai đầy bất trắc.

    Tại phi trường Oppama binh sĩ không quân giải tán sau khi nghe hết lời nhà vua, mặt người nào cũng đẫm lệ vì uất hận, nhục nhã.

    Thường dân Nhật trở lại công việc hàng ngày, đầu óc mường tượng đến cái lúc địch quân kéo vào chiếm đóng đất nước của họ. Trong khi đó lính tráng say mèm đi hò hét nhất định sẽ tiếp tục chiến đấu đến cùng.

    Vào lúc xế bóng, hàng ngàn người tụ tập trước hoàng cung để bầy tỏ lòng trung nghĩa với Nhật Hoàng. Lòng đầy buồn khổ họ cầu nguyện cho đất nước. Thỉnh thoảng tiếng súng nổi lên, đó là những sĩ quan tự sát ngoài đường. Nhìn những thân hình gục ngã không ai buồn kêu la, không ai buồn chạy, vì nhiều người cảm thấy cái chết đang gậm nhấm cõi lòng.


    …………………………….



    Ngay sau khi Nhật Hoàng dứt tiếng trên đài phát thanh, toàn thể Nội các Suzuki từ chức. Viên Đô đốc già đã làm xong cái việc mà ông được chỉ định để làm. Cái việc đó là việc khó khăn nhất đối với một người Nhật, và cũng vì thế mà ông đã cứu được đồng bào ông khỏi nạn hủy diệt. Trong khi thi hành bổn phận ông xuýt mất mạng vì bọn quân nhân cuồng tín. Trong nhiều tháng sau này, ông vẫn còn phải lẩn trốn, nay nơi này mai nơi khác, để tránh bàn tay của bọn họ. Ông chỉ dám trở về nhà sau khi quân lực Hoa Kỳ đã đóng vững chãi trên đất Nhật.

    Thủ tướng mới là Hoàng thân Kuni, một người trong hoàng tộc và là chú của vua Hirohito. Thuở thiếu thời tác phong sinh hoạt của Kuni đã gây nhiều tai tiếng cho triều đình. Mắc tiếng kiêu hãnh, nhưng nhiều người cho rằng thực sự ông không có khả năng gì đặc biệt. Với tư cách là người trong Hoàng tộc, vào tháng Tám 1945 này, ông đóng một vai trò quan trọng. Đó là duy trì trật tự trong nước trong những ngày chuyển tiếp.


    Mấy năm trước đây với tư cách là một tướng lãnh trong quân đội, Kuni kịch liệt phản đối cuộc chiến tranh với Anh Mỹ. Khi cả dân tộc bị cuốn hút vào một cuộc chiến tranh toàn diện, ông sống ẩn dật với niềm tin: trước sau gì, Nhật cũng bại trận. Bây giờ đây ông lại ra ánh sáng, ngồi vào ghế của Suzuki để đem lại bình tĩnh cho một xã hội rối loạn.


    …………………..............
    convitbuoc, vacbay03, hk1113331 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tại Fukuoka, nơi diễn ra cảnh tàn sát tù binh Hoa Kỳ bốn ngày trước đây, một số sĩ quan thuộc Quân đoàn miền Tây sau khi nghe thấy thông điệp của nhà vua liền có một chương trình cho buổi chiều.

    Một cuộc họp liền triệu tập và đi đến quyết nghị chung như sau: «Một vụ tử hình được tổ chức dành cho phi công địch. Chúng bị tử hình vì đã phạm tội dội bom bừa bãi. .. ». Viên sĩ quan đọc quyết nghị đó nói thêm: «Vụ xử tử này sẽ được giữ bí mật.»

    Trong khi những đám đông vui mừng hò reo trên những đường phố ở Nữu Ước, Cựu Kim Sơn v.v... thì 16 phi công Hoa Kỳ bị hạ sát một cách hết sức tàn bạo. Xác của họ bị hắt xuống hố sâu trong cánh rừng Aburayame, và những người giết họ trở về trại để thủ tiêu tất cả những vết tích của các nạn nhân.


    ……………………..



    Tại phi trường Oita, cuộc xuất kích cuối cùng của phi công quyết tử Thần Phong sắp khởi sự. Lúc đó vào 5 giờ chiều. Đô đốc Ugaki đã nghe kỹ thông điệp đầu hàng của nhà vua Hirohito. Trong cuộc tiễn biệt ngắn ngủi với rượu Saké cồ truyền, ông ngỏ lời vĩnh quyết những sĩ quan từ bao năm phục vụ dưới quyền chỉ huy của ông. Ông sẵn sàng lên đường quyết tử và bây giờ ông cởi bỏ hết phù hiệu, cấp hiệu, huy chương. Ông rời bộ chỉ huy và tiến về phía phi đạo.

    Thiếu tá Miyagaki hết dám khuyên giải ông, và bây giờ chạy theo ông xin được cùng đi trong phi vụ quyết tử cuối cùng của chiến tranh Thái Bình Dương. Ugaki quát: «Mi còn nhiều việc phải làm ở đây. Mi phải ở lại! » Mặc cho Miyazaki đứng khóc nức nở, Đô đốc Ugaki lừng lững đi trên phi dạo.

    Khi tới chỗ phi cơ đậu, ông bàng hoàng thấy mười một phi công đứng xếp hàng để sẵn sàng lên máy bay. Đề đốc Yokoi, Tham mưu trưởng của Đô đốc Ugaki hỏi viên sĩ quan cầm đầu nhóm phi công này: phải chăng tất cả đều muốn theo Ugaki đi Okinawa. Họ trả lời: đó là nguyện vọng cuối cùng của họ.


    Đô đốc Ugaki ứa nước mắt hỏi: «Bọn mi muốn theo ta chết hay sao ? » Hai mươi hai cánh tay vung lên hoan hô. Mặt Ugaki biểu lộ sự xúc động đến cực độ. Ông chậm chạp tiến về phía chiếc phi cơ dẫn đầu và ra hiệu lên đường. Phi cơ nổ máy rầm rầm, và khi chiếc phi cơ dẫn đầu đó tiến ra phi đạo, Endo mà chỗ ngồi đã bị Ugaki chiếm mất, leo qua cánh để ngồi vào phía sau viên Đô đốc. Họ nhìn nhau mỉm cười, trong khi phi cơ từ từ chuyển động. Rồi từng chiếc một, toàn thề mười một chiếc máy bay vọt lên vòm trời buổi xế chiều để trả lại sự yên tĩnh cho căn cứ Oita. Rồi ở đây người ta bắt đầu chờ đợi.

    Từ Oita bay đi Okinawa chỉ mất trên hai giờ. Vào lúc 7 giờ 20 phút, đài kiểm soát ở Oita nhận được những lời tuyệt mệnh của Ugaki:

    «Chỉ có mình tôi phạm tội không tiêu diệt nổi kẻ thù hỗn xược, không bảo vệ được Tổ quốc. Sức chiến đấu dũng cảm của anh em binh sĩ dưới quyền chỉ huy của tôi trong sáu tháng qua, rất đáng để được tuyên dương...»

    Lời nói của Ugaki nghe không rõ, và những lời nghe rõ cuối cùng cho hay toàn thể phi đội đang lao mình xuống phía dưới.

    Đô đốc Ugaki và đội phi cơ quyết tử cuối cùng không ai được thấy. Nội trong ngày đó toan thể hải quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương không có nơi nào ghi nhận sự xuất hiện của phi công quyết tử Nhật. Phi đội của Ugaki đi đâu ? Không ai được biết. Đô đốc Ugaki chỉ để lại những lời cuối cùng và một sự bí mật cho đến tận ngày nay.


    ………………………



    Vào buổi chiều, khi thi hài Tướng Anami được di chuyển từ tư dinh đến Bộ Chiến tranh trên đồi Ichigaya. Tại đây ông được đặt với đầy đủ nghi lễ, giữa thi hài Đại tá Hatanaka và Trung tá Shizaki mà người ta mới phát hiện và đưa về đây. Dòng người đến phúng điếu ba quân nhân nạn nhân của cuộc đầu hàng mỗi lúc một thêm đông.

    Vào lúc tối, lễ hỏa táng Tướng Anami được cử hành. Khi một Đại tá châm mồi lửa, toàn thể quân nhân có mặt đều giơ tay chào lần cuối cùng. Bà quả phụ Anami và đứa con năm tuổi đứng cúi đầu bên ngọn lửa mỗi lúc một cháy lớn.

    Hơn tiếng đồng hồ sau khi bà Anami và đứa con rời khỏi giàn hỏa thì các quân nhân dự lễ hỏa táng cũng đi theo. Bây giờ những người này phải trở về bộ Chiến tranh để làm cái nhiệm vụ khó khăn nhất trong cuộc đời họ: là tháo gỡ guồng máy chiến tranh của Tướng Anami.



    ………………………….




    Mấy tiếng đồng hồ sau bài diễn văn của vua Hirohito, Hoa Kỳ liên lạc ngay với Đông Kinh. Kể từ ngày 7 tháng Chạp 1941, đây là lần đầu tiên quân lực Hoa Kỳ nói với Chính phủ Nhật Bản bằng ngôn ngữ bình thường. Điện văn của Hoa Kỳ như sau :


    Người gửi : Tư lệnh tối cao quân lực Đồng Minh.

    Người nhận : Nhật Hoàng.

    Chính phủ Hoàng gia Nhật.

    Bộ Tổng tư lệnh Hoàng gia Nhật.


    «Tôi được chỉ định Tư lệnh tối cao quân lực Đồng Minh (Hoa Kỳ, Trung Hoa, Anh và Nga Sô) và được quyền cùng với nhà đương cuộc Nhật trực tiếp dàn xếp nhằm thực hiện ngưng chiến trong thời hạn sớm nhất.

    Yêu cầu dành một đài phát thanh ở khu vực Đông Kinh để chính thức dùng vào việc liên lạc thường trực giữa Bộ Tư lệnh tối cao Đồng Minh và Bộ Tổng Tư lệnh Nhật. Điện văn trả lời của Nhật cho điện văn này phải cho biết rõ đài hiệu, tần số và vị trí của đài phát thanh ở Đông Kinh. Yêu cầu dùng Anh ngữ trong mọi liên lạc vô tuyến với Bộ Tư lệnh tối cao Đồng Minh đặt tại Manila. Trong sự chờ đợi thi hành yêu cầu này, đài JNP, một ba bẩy bốn không, sẽ được dùng vào việc liên lạc này.


    Nhận được trả lời. »


    Mac Arthur
    vacbay03hk111333 thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    16.




    NHỮNG PHẢN ỨNG CHẬM



    Sáng sớm ngày 16 tháng Tám, một xe vận tải nhà binh chạy chậm qua những đường phố còn vắng vẻ ở Đông Kinh. Đường nhiều ổ gà khiến cỗ quan tài để sau xe bị lắc mạnh. Trong quan tài là thi hài một quân nhân lừng đanh, Đô đốc Okishi cha đẻ của lực lượng quyết tử Thần Phong.

    Trong ngày hôm qua Okishi đã tự sát và coi đó là một hành động sám hối sự thất trận của Nhật. Ở những giờ cuối cùng của cuộc chiến,ông đã nỗ lực một cách tuyệt vọng để ngăn chặn cuộc đầu hàng. Mọi vận động của ông đều vấp phải sự thờ ơ, lạnh nhạt của đồng đội.

    Sau khi nghe quyết định cuối cùng của nhà vua, Đô đốc Okishi lui về tư dinh đểHara-Kiri. Từ chối mọi sự giúp đỡ ở giờ phút lâm chung, ông gục nằm trên vũng máu gần 18 tiếng đồng hồ trước khi thở hơi cuối cùng. Thi hài ông lúc này được đưa hỏa táng, nhưng linh hồn ông có lẽ còn lâu mới được an nghỉ.



    ………………………



    Cũng trong buổi sáng sớm ngày 16, hai người tới Bộ Chiến tranh trên đồi Ichigaya. Đại tá mật vụ Isu-kamoto dẫn cha đẻ của Đại tá Ida đến đây để khuyên giải con.

    Sau khi rời bỏ hàng ngũ loạn quân, Đạị tá Ida đã sống hai mươi bốn giờ đồng hồ trong đau đớn. Bị choáng váng vì cái chết của Đại tướng Anami, anh trở về gia đình ngày hôm qua và tính đến việc tự sát. Suốt ngày anh nằm dài trên giường, cho đến 6 giờ chiều anh ngỏ lời vĩnh biệt vợ và dặn chị sáng hôm sau đến Bộ Chiến tranh đem xác anh về. Rồi anh tới đây quì xuống kêu khóc trước thi hài ba người anh vừa kính trọng vừa thương yêu: Anami, Hatanaka và Shizaki. Anh nhất định chết theo họ.

    Khi Isukamoto và bố đẻ Ida tới Bộ Chiến chanh thì vợ của Ida đã có mặt tại đây để đóng vai quả phụ và xin xác chồng đem về làm đám táng.

    Có tiếng cười nói ở hành lang, rồi Đại tá Arao, cựu phát ngôn viên của loạn quân xuất hiện. Đi bên cạnh anh là một sĩ quan đồng cấp bậc, đó là Đại tá Ida.

    Thì ra anh vẫn còn sống. Thấy anh tươi cười, chị vợ anh nổi sùng: «Thế mà anh dám bảo anh tự sát. Đồ hèn».

    Trong khi người quả phụ đó la hét thì Ida vẫn cười rất tươi rồi nói: «Chính anh Arao đây đã đem anh ra khỏi cõi chết». Anh cố giải thích cho vợ hiểu, anh không hèn, nhưng vợ anh nhất định không chịu hiểu cho anh. Hành lang Bộ Chiến tranh vang lên những tranh cãi về vấn đề danh dự gia đình. Ida quay gót, bỏ mặc vợ, cha đẻ và đồng đội, để đi ra khỏi Bộ Chiến tranh. Bây giờ anh không sợ cái sống, và anh muốn sống !


    …………………………..



    Tại Bắc Kinh thuộc miền Hoa Bắc, Đại tá mật vụ Hoa kỳ Kellis sau khi nghe bài diễn văn của vua Nhật, biết rằng giờ hành động đã đến. Ông báo cho viên tướng Tàu bù nhìn, ông cần tiếp xúc ngay với giới chức cao cấp Nhật ở Bắc Kinh.Sáng ngày16, một Đại tá Nhật đi tới tư dinh viên tướng Tầu để trao cho Kellis bức thư của Tướng Takahashi nói sẵn sàng gặp Kellis. Vội vàng mặc lại bộ quân phục. Đại tá Hoa Kỳ Kellis tới gặp ngay Tướng Takahashi.


    Tới Bộ Tư lệnh Nhật, Kellis được dẫn vào văn phòng của Tướng Takahashi. Hai người chào nhau rất lịch sự. Kellis tự giới thiệu :«Tôi là Đại tá James Kellis, sĩ quan liên lạc của Tướng Wedemeyer. Tôi đến đây để xin đương cuộc Nhật trả lại tự do ngay cho tù binh Đồng minh ».

    Takahashi mỉm cười rồi nói : « Tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với Đại tá trong việc này ».

    Họ bắt đầu thảo luận ngay về chi tiết hồi hương tù binh Đông Kinh.



    …………………………


    Ở về phía Đông Bẳc Bắc Kinh, một chiếc máy bay trên vùng trời Mãn Châu. Chiếc máy bay này cất cánh từ ở căn cứ Hsian, phía Tây Nam Trung Hoa có nhiệm vụ cấp cứu tù binh Đồng minh tại trại Holen ở Phụng Thiên, thủ đô Mãn Châu. Cuộc hành binh nhẩy dù này gồm sáu nhân viên và được đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá ********. Vùng này là trung tâm của Quân đoàn Quan Đông của Nhật, nổi tiếng dữ dội từ trên mười năm nay. Đoàn nhảy dù khi chạm xuống mặt đất đã gặp nhiều khó khăn về phía binh sĩ Nhật trấn đóng Phụng Thiên, và nhiều lúc tưởng lâm nguy đến tính mạng. Phải chờ cho đến sáng ngày 17/8, Thiếu tá ******** và nhân viên của ông mói được vào thăm tù binh Đồng minh trong trại Holen. Lúc này ******** mới biết Tướng Wainwright không có mặt ở đây, ông bị giam ở trại giam cách Phụng Thiên chừng 150 cây số về phía Đông Bắc.



    ……………………



    Nhật Bản chưa kịp trả lời điện văn thứ nhất thì đã nhận được điện văn thứ hai của Mac Athur. Ở điện văn này, Tư lệnh tối cao lực luợng Đồng minh yêu cầu Nhật gởi gấp một phái bộ đi Manila để thương thuyết nhiều vấn đề quan trọng với Đồng minh. Mac Arthur muốn Nhật đệ trình tất cả những bí mật của quân Nhật, và tiếp nhận chương trình chiếm đóng của quân lực Đồng minh.

    Ở Nhật không có ai ham hố công tác này. Tuy có thiện chí thỏa mãn yêu cầu của Mac Arthur, nhưng các cấp chỉ huy quân sự đều cảm thấy rùng rợn trước việc phanh phui cho địch biết cơ cấu quốc phòng. Đúng lý thì Đại tướng Umezu, Tham mưu trưởng quân lực Nhật phải cầm đầu phái Bộ đi Manila. Umezu tuyệt đối từ chức việc này, nên nhiệm vụ được trút xuống cho tướng Tham mưu phó Kawabé. Không có cách gì từ chối. Kawabé phải nhận công tác và bắt đầu tuyển lựa nhân viên phái bộ. Mười lăm nhân vật thuộc giới chính trị và quân sự bị chỉ định tham gia phái bộ, một số bỏ trốn vào rừng núi, và tướng Kawabé phải tìm người khác thay thế ngay. Phái bộ gấp rút chuẩn bị lên đường ngay ngày hôm sau.
    hk111333vacbay03 thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Chiều ngày 16 tháng Tám, đài phát thanh JNP ở Đông Kinh đã trả lời điện văn số 1 của tướng Mac Arthur. Lời lẽ điện văn trả lời rất lễ phép và biểu lộ thiện chí hợp tác cao độ.

    «... Hoàng đế Nhật lúc 16 giờ ngày 16 tháng tám đã hạ lệnh cho toàn thể quân lực phải ngừng bắn ngay lập tức.

    Lệnh này được trù liệu sẽ tới tiền tuyến có hiệu lực sau thời gian được kể như sau :

    - A. Tại chính quốc Nhật Bản sau 48 tiếng đồng hồ.

    - B. Tại Trung Hoa, Mãn Châu, Triều Tiên,Nam Thái Bình Dương (không kể Bougainville), Tân Guiné, Phi Luật Tân, sau 6 ngày.....

    Nhằm mục đích thực thi lệnh nói trên của Hoàng đế Nhật, những người trong Hoàng tộc sẽ đại diện Hoàng đế đích thân tới Bộ Chỉ huy của Quân đoàn Quan Đông, của các lực lượng viễn chinh ở các nơi...»


    Trong khi nhà cầm quyền Nhật đang tìm cách tháo gỡ bộ máy chiến tranh thì nhiều khó khăn khác lại xẩy ra trên con đường dẫn tới hòa bình. Chương trình của phái bộ Kawabé đang bị đe dọa vì một âm mưu nhằm bắn phá chiếc phi cơ chở mười sáu người đi liên lạc với địch. Có tin đồn, phi cơ của phái bộ Kawabé sau khi cất cánh khỏi Đông Kinh sẽ bị một không lực thuộc căn cứ Atsugi tấn công trên không trung.

    Được chết cái chết của một quân nhân, dù là chết dưới tay đồng bào, đối với nhiều người trong phái bộ vẫn còn là điều đang mơ ước hơn là làm cái việc đang chờ họ ở Manila. Nhưng dù sao họ vẫn hiểu cần phải thực hiện cuộc bàn giao quyền hành trong trật tự. Đại tá hải quân Ohmac, hai ngày trước đây chủ trương chiến đấu đến người cuối cùng, bây giờ cũng thấy cần phải thi hành đứng đắn những điều khoản đầu hàng.

    Chập tối ngày 16, Đông Kinh gởi cho Manila một điện văn xin được hoãn ngày phái bộ khởi hành đi Manila 48 giờ đồng hồ vì những khó khăn nội bộ. Mac Arthur chấp thuận và ngày lên đường của phái bộ được chỉ định 19 tháng Tám.




    ………………………




    Lãnh tụ nhóm mưu loạn tại căn cứ không quân Atsugi là Đại tá hải quân Kosono, một người Nhật thích tiếp tục cuộc chiến tranh đến cùng. Trong nhiều tháng qua anh đã nỗ lực một cách tuyệt vọng đế tránh bại trận.

    Là một chiến thuật gia không quân lừng danh, Kosono được trao quyền chỉ huy căn cứ Atsugi để bảo vệ Đông Kinh chống lại những trận không tập của phóng pháo cơ B-29 Hoa Kỳ. Hàng ngày được chứng kiến những phi cơ Nhật bốc cháy trên vòm trời, Kosono rất lo âu cho sự sinh tồn của tổ quốc anh. Tự biết không có cách gì chặn đứng những trận đánh phá bằng B-29, anh đặt hết hy vọng vào việc đánh bại cuộc đổ bộ tương lai của địch quân. Có vậy Nhật mới có thể đòi hỏi một nền hòa bình có điều kiện. Anh khuyến khích các chiến hữu phải giữ vững tin tưởng và lạc quan. Nhiều người cười anh. Nổi sùng, Kosono quyết định: Những người yếu hèn có cần phải trục xuất ra những vị trí chỉ huy.

    Ngày 7 tháng Tám, Đại tá Kosono yêu cầu đô đốc Okishi cho anh được về làm việc tại bộ Tổng tham mưu hải quân. Anh liền có một chương trình cải tổ các cấp chỉ huy hải quân. Chương trình đó anh chưa kịp thi hành thì đã có tin đồn Chính phủ Nhật vận động xin đầu hàng. Cuộc thuyên chuyển anh về Bộ tham mưu bị đình hoãn, anh lại phải duyệt xét lại chiến lược.

    Bốn mươi tám tiếng đồng hồ sau, Đại tá Kosono hoạt động trở lại, và tìm cách thuyết phục các nhà chỉ huy hải quân phải tiếp tục chiến tranh. Trong nhiều cuộc thảo luận những đề nghị của anh không được mấy người chú ý đến. Nhưng Kosono không chịu từ bỏ ý định. Với một số rất ít đồng chí, ngày đêm anh tận lực làm việc để hoạch định một chiến lược. Vào tuằn lễ thứ hai của tháng Tám anh đã thuyết phục được một nhóm người đáng kể tham gia mưu đồ của anh ở căn cứ không quân Atsugi. Để đề phòng sự xung đột giữa các phe phái trong hải quân, ngày 14 tháng Tám Kosono tới tiếp xúc với Đô đốc Kudo tại Bộ Tư lệnh hải quân ở Yokosuka.

    Khi Kosono xông vào phòng, thì Kudo sẳp sửa dùng bữa. Kudo biết ngay anh này đang trong tình trạng tuyệt vọng, sắp gây chuyện nên ông hết sức thận trọng trong cuộc tiếp xúc.

    Mở đầu Kosono giải thích những vấn đề mà anh đã nhiều lần đem ra thảo luận với các giới quân sự. Sau đó anh đi thẳng vào mục đích cuộc tiếp xúc này:

    «Thưa Đô đốc, thật tình tôi không muốn bắn giết đồng bào. Kẻ thù của tôi là Hoa Kỳ. Vậy tôi yêu cầu Đô đốc chớ có gởi quân đến đánh tôi ở căn cứ Atsugi».

    Đô đốc Kudo ngồi nghe ông khách trẻ tuổi, rồi ông điềm tĩnh cam kết: «Kosono, việc đó sẽ không xảy ra đâu, anh khỏi lo !».

    Kosono trở về Atsugi để chuẩn bị kéo dài cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Khi về tới nơi, một phụ tá báo cho anh biết, nhà vua triệu tập cuộc họp thứ hai trong Hoàng cung, để yêu cầu nội các chấp nhận tuyên ngôn Postdam. Tin này làm choáng váng viên Đại tá gần như kiệt lực vì bỏ ăn bỏ ngủ trong bẩy mươi hai tiếng đồng hồ vừa qua.

    Nhưng rồi anh cũng phải lên giường nằm, rồi bệnh sốt rét rừng cứ lại tái phát để hành hạ cơ thể suy nhược của anh. Anh phải cho gọi y sĩ và y sĩ bảo bệnh tình anh nguy đến tánh mạng, phải tuyệt đối nằm dưỡng bệnh. Anh bất chấp lời khuyên của bác sĩ nên mấy tiếng đồng hồ sau anh vùng dậy đi vận động một số sĩ quan cao cấp ở Đông Kinh. Anh sung sướng ghi nhận mỗi người đều cam kết tham gia mưu đồ của anh. Trở về Atsugi, anh vững tin có thể trừng trị đích đáng bọn dối vua lừa nước bao quanh Hirohito.

    Ngày hôm sau, 15 tháng Tám, sau khi nghe xong diễn văn của Nhật Hoàng, Kosono lên diễn đàn đặt gần phi đạo căn cứ Atsugi để ngỏ lời với anh em chiến sĩ không quân. Anh nói:

    «Tôi nhận định rằng, với việc chính phủ chấp nhận Tuyên ngôn Postdam, quân lực Nhật sẽ bị giải tán. Vì vậy từ lúc này trở đi sẽ có một cuộc chiến tranh nhân dân để bảo vệ đất nước. Nếu anh em nào muốn chiến đấu với tôi thì ở lại đây. Còn anh em nào không muốn chiến đấu thì có thể đi về nhà. Tôi sẽ tiếp tục chiến đấu với sự tin tưởng tuyệt đối ở thắng lợi cuối cùng ».

    Sau những lời ngắn ngủn Kosono bỏ đi, để mặc cho cả ngàn chiến sĩ không quân có dịp nghĩ về quyết định của họ. Mấy tiếng đồng hồ sau khi có việc đi qua trại, anh ghi nhận tinh thần binh sĩ rất cao, và anh cảm thấy khích lệ vô cùng.

    Trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau, những truyền đơn in cấp tốc tại căn cứ Atsugi được trải xuống Đông Kinh. Đây là lời lẽ của Đại tá Kosono:

    «Viên chức Chính phủ và chính khách già lão mắc bẫy địch đã khuyến dụ Hoàng thượng ban thông điệp chấm dứt cuộc chiến. Đây là một việc làm kinh khủng. Hoàng thượng là người của nhà trời. Không thể có việc Nhật Bản đầu hàng. Quân lực Hoàng gia không bao giờ đầu hàng. Những chiến sĩ không quân chúng tôi nhứt định sẽ toàn thắng».

    Chính phủ Nhật lập tức có phản ứng. Chiều ngày 16, một chiếc xe hơi nhà binh tiến vào căn cứ Atsugi, phía trước có cắm kỳ hiệu của Đô đốc Teraoka, cấp chỉ huy trực tiếp của Kosono thuộc quân khu Đông Kinh.

    Nghĩ Teraoka đến đây hẳn không phải để thăm viếng xã giao, nên Kosono cắt ba sĩ quan tiếp ông ở phòng ngoài. Rồi theo lời yêu cầu của Teraoka, anh dẫn ông vào phòng riêng để cùng mật đàm. Teraoka đòi anh phải giải thích những việc làm của anh. Kosono vui vẻ nói:

    «Hoàng thượng muốn hy sinh để cứu nước. Ngài như là cha muốn gánh chịu tiếng xấu của con cái. Bổn phận làm con, liệu Đô đốc có thể đứng yên nhìn cha làm việc đó không? Chúng ta phải chiến đấu».

    Kosono thao thao bất tuyệt trong khi Teraoka chăm chú nghe và quan sát anh. Kosono nói tiếp:

    «Lời tuyên bố của Hoàng thượng về việc chấm dứt chiến tranh chứng tỏ Ngài có điều buồn khổ trong tâm hồn. Chúng tôi phải nỗ lực để giải tỏa nỗi buồn khổ cho Ngài. Đó là bổn phận của chúng ta».

    Konoso nói nhiều câu có thể khiến Đô đốc Teraoka nổi sùng, nhưng ông vẫn điềm tĩnh trả lời Kosono: «Anh nên trung với vua, hay bất trung chỉ cách nhau sợi tóc. Trong hiện tình đất nước, anh không nên hành động một cách khinh xuất». Nói rồi ông bước ra khỏi phòng, đi giữa hai hàng đồng chí của Kosono, tay cầm gươm tuốt trần.

    Trở về Đông Kinh, Teraoka báo cáo tình hình ở căn cứ Atsugi lên Đô đốc Yonai, Bộ trưởng Bộ Hải quân, và ông này quyết định Kosono là thành phần nguy hiểm, cần phải thanh toán ngay tức khắc. Giữa nhiều biện pháp có thể thi hành, Yonai lựa chọn biện pháp ôn hòa nhất. Ông tới gặp ông Hoàng Takamatsu, em của Hirohito và là bạn thân của Kosono, và yêu cầu ông Hoàng này khuyên giải Kosono. Takamatsu nghe lời Yonai nhưng Đại tá Kosono từ chối nghe ông. Anh xúc tiến cuộc mưu loạn.

    Nửa đêm hôm đó Kosono vẫn còn ngồi ở bàn giấy để hoàn tất chiến cuộc táo bạo. Đột nhiên bàn tay anh, rồi toàn thân anh run cầm cập. Phụ tá của anh vội vã đi gọi bác sĩ, và khi họ về đến nơi họ thấy Đại tá Kosono mình đẫm mồ hôi, phủ phục trên gối, miệng lẩm bẩm gọi tên những thần linh Nhật Bản. Người ta đưa anh vào bệnh viện và thế là cuộc chiến tranh đối với anh kết liễu thực sự.

    .....................................................
    hk111333ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    17.





    LỆNH MAC ARTHUR






    Rạng đông ngày 19 tháng Tám phái bộ Kawabé tập trung tại Bộ Hải quân ở Đông Kinh, rồi từ đây lên xe tới phi trường Haneda.

    Bây giờ Kosono không còn là vấn đề nữa, nhưng ở căn cứ Atsugi vẫn không thiếu gì những phần tử cực đoan cuồng tín sẵn sàng tấn công những chiếc phi cơ đi liên lạc với Bộ Tư lệnh địch quân ở Manila. Ngoài ra còn có nhiều căn cứ không quân khác với những phi công quyết tử, tuy không dũng mãnh bằng Kosono, nhưng cũng căm thù cái vụ đầu hàng này chẳng kém gì anh. Vì lẽ đó nên các giới chức đã phải vạch một kế hoạch bí mật cho chuyến bay của phái bộ Kawabé từ Đông Kinh đi Manila. Từ phicảng Haneda phái bộ sẽ lên máy bay đi căn cứ không quân Kisarazu.Ở đây họ sẽ sang máy bay khác và bay về hướng Nam theođường biển chừng trăm dặm rồi sau đó mới quặt về hướng Tây tới Ryukyu. Trên đường, họ sẽ gặp một Không đội Hoa Kỳ tới hộ tống và sẽ hướng dẫn họ bay từ Nam Kyushu đi tới căn cứ Hoa Kỳ Shima ở ngoài khơi Okinawa. Từ đây họ sẽ trực chỉ bay tới Manila. Con đường vòng đó tránh được phi cơ bị phi công quyết tử đánh phá cẩn thận hơn nữa, trước khi phái bộ lên đường; một số phi cơ cất cánh đi khác chiều, để đánh lạc sự theo dõi của những phần tửphá hoại.


    6 giờ sáng, phái bộ vượt qua vịnh Đông Kinh. 15 phút sau hạ cánh xuống căn cứ Kisazaru thuộc Không đoàn 3 Nhật Bổn. Kisazaru thuộc quyền chỉ huy của Đô đốc Teraoka là người ba ngày trước đây đã đi du thuyết Đại tá Kosono nhưng bị thất bại, Teraoka đích thân nghênh tiến phái bộ và mời họ ăn sáng. Bữa ăn này do một số đầu bếp đặc biệt sửa soạn, để tránh trường hợp có thể bị bỏ thuốc độc.


    Khi tới giờ lên đường, hai chiếc máy bay đậu sẵn trên phi đạo. Đô đốc Teraoka sai lính đem vài vòng hoa tới. Ông yêu cầu Tướng Kawabé đem theo và thả những vòng này xuống Okinawa để an điếu hơn trăm ngàn tử sĩ Nhật ở đây. Phái bộ chia làm hai nhóm lên hai chiếc máy bay hai động cơ, được phi công Hoa Kỳ từ lâu đặt cho cái tên là Betty. Theo lệnh của Mac Arthur, hai chiếc Betty này đều phải sơn mầu trắng với hình chữ thập xanh rất lớn, ở hai bên thân máy.Mỗi chiếc máy bay chở tám nhân viên phái bộ. Sau khi toàn thể phái bộ yên vị rồi, phi công mới mở coi mật lệnh. Đến lúc này họ mới được biết lộ trình của hai chiếc Betty.


    Dọc đường,tướng Kawabé ngồi lim dim đôi mắt như sống với một thế giới nào xa lạ, và toàn thể phái bộ không ai hé miệng với nhau một lời nào. Họ đang trên đường thi hành một sứ mạng nhục nhã. Vào lúc 11 giờ 15, hai chiếc máy bay của họ đột nhiên bị mười bốn chiếc máy bay kèm bên cạnh. Rồi hai chiếc khu trục đi hộ tống hai bên. Từ đây, họ hết lo sợ về mối đe dọa của phi cơ Thần Phong.


    Tới căn cứ Shima phái bộ để hai chiếc Betty lại, đáp chuyến máy bay C-54 của Hoa Kỳ, thẳng đường tới Manila. Khi máy bay tới phía Nam Okinawa, phái bộ Nhật mở cửa máy bay để thả xuống những vòng hoa hồng của Đô đốc Teraoka. Mười sáu người trong phái bộ Kawabé đều đứng dậy cúi đầu và lâm râm khấn khứa vong linh tử sĩ Nhật.

    Hơn bốn tiếng đồng hồ sau khi cất cánh, chiếc C-54 đáp xuống phi trường Manila. Tướng Kawabé dẫn đầu phái bộ bước xuống cầu thang vào lúc sáu giờ chiều và trông thấy binh sĩ Hoa Kỳ đứng vây đặc chung quanh. Không ai nói một lời nào trong khi những máy chụp hình và quay phim làm việc lia lịa.

    Người Hoa Kỳ ra đón phái bộ Nhật Bản là Đại tá Mashir, bạn thân của Đại tá Zacharias từng cộng tác với đài «Nói với Đông Kinh» trong suốt tháng Bảy vừa qua. Mashir nói tiếng Nhật rất thông thạo, ông dẫn phái bộNhật tới gặp Tướng Willoughby đứng giữa nhóm sĩ quan Hoa Kỳ có nhiệm vụ nghênh tiếp họ. Khổ người cao to, nét mặt đều đặn ưa nhìn, Tướng Willoughby là trưởng phòng tình báo của đại tướng Mac Arthur. Chính ông là người có cônglớn trong việc sáng tạo và duy trì huyền thoại bao trùm MacArthur miệng ngậm bíp, lẫy lừng trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương.

    Kawabé lên chiếc xe hơi đậu ở đầu, Willoughby bước lên sau. Đại tá Mashir đi vòng xe ngồi cạnh tài xế. Willoughby tỏ thái độ thân thiện và hỏi viên tướng Nhật :«Ôngthích nói chuyện bằng thứ tiếng nào?». Kawabe trả lời : «Tiếng Đức». Bất ngờ tiếng Đức lại là tiếng mẹ đẻ của Willoughby và ông đã sống ở Đức trong suốt thời niên thiếu. Được ấm lòng vì thái độ hay hay của viên tướng Hoa Kỳ đến lúc này Kawabé mới hé miệng mỉm một nụ cười.

    Phái bộ Nhật được đưa tới lưu trú trong khách sạn Rosario, hai người một phòng với đầy đủ tiện nghi dành cho thượng khách, với cửa sổ trông xuống vịnh Manila.

    Đến khi tổ chức cuộc họp chính thức giữa hai phái đoàn, khó khăn đầu tiên liền xẩy ra. Phái đoàn Nhật kịch liệt bác bỏ lời yêu cầu của phía Hoa Kỳ, và dù được đeo kiếm là một yếu tố quan trọng của quân phục sĩ quan Nhật. Cuối cùng phái đoàn Nhật chịu nhượng bộ một phần, và bằng lòng để kiếm bên ngoài phòng họp. Hoa Kỳ chấp thuận đề nghị của Nhật.

    Phái đoàn Kawabé được dẫn vào Tòa Đô Chính, nơi đây phái đoàn Hoa Kỳ đã sẵn sàng đợi họ. Tháo kiếm để lại phòng ngoài, họ tiến vào Phòng hội nghị ở tầng lầu hai, và ngồi vào bàn họp, đối diện với những kẻ đã đánh thắng họ.

    Cầm đầu phái đoàn Hoa Kỳ là tướng Sutherland, Tham mưu trưởng của Mac Arthur. Khổ người cao mảnh khảnh, nét mặt nghiêm khắc, tướng Sutherland làm việc dưới quyền Mac Arthur từ trên mười năm nay.


    Sau nghi thức giới thiệu; cuộc thảo luận bắt đầu. Ai nấy đều cân nhắc trong thái độ chính thức và họ ý thức việc họ làm là có tánh cách lịch sử. Đây là lần đầu tiên từ thuở lập quốc, Nhật Bản trao những bí mật sinh tử của quốc gia cho ngoại nhân. Và cũng kể từ lúc này Nhật, đã hết là một quốc gia độc lập.

    Bằng giọng nói vững mạnh, Sutherland yêu cầu phía Nhật đọc những tài liệu liên quan đến cuộc đầu hàng và chiếm đóng.

    Bất đồng ý kiến xẩy ra với việc Hoa Kỳ đòi đổ bộ lên căn cứ Atsugi vào ngày 23 tháng tám tức là bốn ngày sau. Kawabé hoảng hồn vì ông biết tình hình Nhật Bản còn căng thẳng, và dân Nhật cần thời gian để tháo gỡ guồng máy chiến tranh lúc này vẫn còn đầy đủ hiệu năng. Ông quyết liệt phản đối và nói với tướng Sutherland: «Phía Nhật Bản thành thực xin ông hoãn ngày đổ bộ. Chúng tôi cần ít ra là mười ngày để chuẩn bị... có lẽ ông biết chúng tôi gặp nhiều khó khăn nội bộ... Những đơn vị Thần Phong đã khiến cho chúng tôi phải trì hoãn cuộc hành trình đi Manila...»

    Tướng Sutherland không trả lời yêu cầu củaNhật, và ông đề cập đến tình trạng hải cảng Yokosuka: ở vịnh Đông Kinh.
    vacbay03, hk111333ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Theo chương trình đổ bộ của Hoa Kỳ, ngày 23 chiếm đóng căn cứ Atsugi và vịnh Sagami Tây Nam Đông Kinh, ngày 25 chiếm đóng vịnh Đông Kinh, ngày 26 Mac Arthur đặt chân vào đất Nhật với thủy quân lục chiến chiếm đóng căn cứ Yokosuka. Văn kiện đầu hàng sẽ được chính thức ký kết ngày 28 tháng 8 tại vịnh Đông Kinh.

    Lo ngại những đụng độ đẫm máu có thể xẩy ra giữa lính Nhật còn cầm súng, và lính Hoa Ký thiện chí, phái đoàn Nhật phản đối thời khóa biểu cuộc chiếm đóng. Nhưng tướng Sutherland không trả lời gì cả, và yêu cầu hai phái đoàn chia thành những tiểu ban để bàn từng vấn đề một.

    Phái đoàn Hoa Kỳ đòi biết Nhật có bao nhiêu sư đoàn ở quân khu Đông Kinh, phải đi bao nhiêu lâu để tới Đông Kinh. Họ được thỏa mãn.

    Con số máy bay Nhật còn dùng được, được ghi nhận cẩn thận. Những căn cứ không quân, cơ sở-phòng không, kho vũ khí đạn dược quân nhu, những bãi địa bộ v.v..., được đánh dấu rõ ràng trên tấm bản đồ nước Nhật.

    Hoa Kỳ đòi biết vị trí đích xác những tiềm thủy đĩnh Nhật, biết rõ vị trí từng chiến hạm Nhật, vị trí mọi sư đoàn lục quân Nhật. Họ được thỏa mãn.

    Với những giờ họp kéo dài bầu không khí thêm cởi mở hơn. Hai phái đoàn dùng Coca-Cola, mời nhau hút thuốc. Phái đoàn Hoa Kỳ, nhất là Đô đốc Sherman cố gắng làm dịu bớt nỗi khổ tâm của phái đoàn Nhật phải phanh phui cho địch quân biết tất cả những bí mật quốc phòng của họ.

    Vào lúc bốn giờ sáng mọi việc được tạm kề như đã hoàn tất. Tướng Sutherland tuyên bố: «Bên phía Nhật Bản đã cung cấp tất cả những tin tức cần thiết cho cuộc chiếm đóng. Cả hai bên đều mong muốn cuộc chiếm đóng hòa bình này diễn ra trong sự an ổn. Riêng phía Hoa Kỳ thấy cần phải hoàn tất ngay cuộc chiếm đóng, chiếu theo những điều khoản của tuyên ngôn Postdam. Chúng tôi không muốn dành quá nhiều thì giờ cho việc này. Vì lẽ đó chúng tôi sẽ khởi sự đổ bộ vào ngày 28 tháng 8. Như vậy tức là Hoa Kỳ dành thêm cho Nhật Bản thời hạn năm ngày ân huệ, để họ thu xếp nội bộ.

    Tướng Kawabé vẫn chưa được bằng lòng: «Phía Nhật Bản không thể thu xếp xong trong thời hạn đó. Chúng tôi cần ít ra là mười ngày. Chúng tôi không muốn một chút rắc rối nào xảy ra cho cuộc chiếm đóng». Khi tướng Sutherland nhấn mạnh đòi hỏi của Hoa Kỳ, Kawabé hiểu mọi phản kháng đều trở nên vô ích. Ông chỉ bình luận: “Các ông là phía chiến thắng, quyết định của các ông là tối thượng, nhưng theo chúng tôi thì nội tình Nhật Bản còn rất nhiều bất ổn».


    Khi cuộc họp bế mạc phái đoàn Nhật Bản được đưa trở về khách sạn Rosario. Tại đây họ bàn tán sôi nổi về những yêu sách của Hoa Kỳ. Họ thấy cần phải đánh điện ngay cho Đông Kinh được biết về những kết quả cuộc họp.


    Một trong những yêu sách của Hoa Kỳ được ghi trong tập tài liệu trao cho họ đã làm cho họ sung máu lên đầu. Yêu sách đó liên quan đến quyền lợi những sĩ quan thuộc lựclượng chiếm đóng. Hoa Kỳ ghi rõ con số những hầu gái dành cho mỗi cấp bậc. Cấp Tướng được ba người hầu gái, từ Đại tá đến Đại úy được hai người, còn Trung úy chỉ có một người. Chính vẩn đề người hầu đó đã làm cho phái đoàn Nhật nồi sùng, vì nó bộc lộ ý định của Hoa Kỳ muốn làm nhục dân Nhật.

    Tuy nhiên khi phái đoàn Nhật lên đường về nước, thì tài liệu liên quan đến vấn đề người hầu đó không có trong cặp của họ. Có lẽ Hoa Kỳ được biết sự uất hận của phái đoàn Nhật nên đã bằng lòng rút bỏ yêu sách đó.

    Sáng hôm sau phái đoàn Nhật Bản trở lại phòng họp để nhận lãnh những xác định cuối cùng của Hoa Kỳ. Ngày 28 tháng 8 vẫn được duy trì là ngày đổ bộ, và phái đoàn Nhật khôngbuồn tranh cãi thêm lời nào nữa.

    Trước khi cuộc họp chấm dứt, tướng Sutherland trao cho Kawabé dự thảo tuyên ngôn đầu hàng mà nhà đương cuộc Nhật bắt buộc phải công bố. Được thành hình từ Hoa Thịnh Đốn, dự thảo lúc này được một viên thông ngôn đọc tại cuộc họp. Phái đoàn Nhật cứng người, cằm tướng Kawabe run lên bần bật.

    Những nhân viên Hoa Kỳ quen thuộc với Nhật ngữ hiểu rõ lý do tình trạng đó. Dự thảo tuyên ngôn đầu hàng đã gọi vua Nhật bằng tên không có họ, đó là lối gọi có tánh cách vô cùng sỉ nhục đối với một nhân vật tôn kính.

    Khi viên thông ngôn đọc xong, Kawabé vỗ tay mạnh trên bàn để bộc lộ tất cả uất ức bất lực của ông.

    Trước khi phái đoàn Nhật lên máy bay vềnước, Kawabé được tướng Sutherland tiếp kiến riêng và được ông này cho biết: ban thông ngôn và thông dịch ở Manila đã sửa chữa chỗ sai lầm về danh xưng đối với Nhật Hoàng. Kavvabé cảm thấy nhẹ hẳn người và trên đường ra phi trường ông ngỏ lời cảm ơn HoaKỳ đã tôn trọng truyền thống của Nhật.

    Phái đoàn Nhật rời Manila vào lúc 1 giờ trưa sau mười chín tiếng dồng hồ lưu lại ở đây. Trong cuộc tiếp xúc, bên chiến thắng đã tỏ ra lịch sự và bên chiến bại đã tỏ ra có thiện chí. Cuộc hợp tác giữa hai bên dã có dấu hiệu tốt đẹp.

    Khi phái đoàn về tới Đông Kinh, Thủ tướng Kuni bước vội tới chào đón tướng Kawabé và ca tụng ông đã phục vụ đẳc lực. Quá mệt mỏi Kawabé không còn hơi sức đâu để thưởng thức lời tán dương. Ông chỉ biết ông dã làm xong cái việc ông ghê tởm nhất trên đời.
    maseo, vacbay03, hk1113332 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    18.




    CHUYỂN TIẾP BẠO ĐỘNG




    Quân đội Hoa kỳ sẽ tới chiếm đóng Đông Kinh trong vòng năm ngày nữa, tin đó làm nhà đương cục Nhật hoảng hốt. Quả thật họ có rất nhiều ký do để lo lắng.

    Nhiều việc cho thấy những mưu đồ chống lại chính phủ và cuộc đầu hàng, vẫn đang được xúc tiến. Từ ngày ngưng bắn, khu trục cơ Nhật đã hai lần tấn công phi cơ trinh sát Hòa Kỳ. Tuy Đại tá Kosono đã bị đưa đi bệnh viện, nhưng binh sĩ của anh vẫn chưa chịu rời khỏi căn cứ. Phi cơ của họ vẫn còn tác chiến được, tinh thần chiến đấu của họ vẫn còn cao. Căn cứ Atsugi vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Chính phủ, vậy mà nó lại là vị trí đổ bộ của những đơn vị đầu tiên Hoa Kỳ.


    Tinh thần nổi loạn của căn cứ Atsugi được rất nhiều phần tử trong quân lực chia xẻ. Một đơn vị từ Mito, thành phố phía bắc Đông Kinh, kéo nhau về thủ đô để làm đảo chính. Họ đi xe lửa về tạm đóng tại khu lâm viên Ueno để chờ khởi sự.

    Bộ tư lệnh Hiến binh quyết định biện pháp dẹp bọn người cản trở hòa bình. Trung tá Ishihara, một đồng chí cũ của Đại tá Hatanaka trong vụ bạo động đêm 14 tháng Tám bây giờ được thả ra khỏi phòng giam. Hiến binh khám phá thấy anh là bạn thân của lãnh tụ nổi loạn ở lâm viên Ueno. Từ chủ chiến biến thành chủ hòa, anh được Hiến binh trao cho trách nhiệm thuyết phục bạn anh ra đầu hàng.

    Ngày 17 tháng Tám, Trung tá Ishihara tới lâm viên Ueno vào lúc nửa đêm. Đứng giữa những binh sĩ mưu loạn, anh lên tiếng gọi bạn :

    - «Okajima, anh ở đâu».

    Một sĩ quan tiến về phía anh và hỏi :«Anh hỏi Okajima có chuyện gì?».

    Anh lại lên tiếng gọi: «Okajima... ».

    Viên sĩ quan đã bắn chết anh.

    Khi Okajima đến nơi, anh cúi nhìn xác bạn và rống lên kêu khóc. Viên phụ tá của anh liền rút kiếm đâm chết kẻ vừa bắn chết Ishihara.

    Okajima mất hết tinh thần làm loạn. Sáng hôm sau, khi đại diện của Đại tướng Tanaka tới gặp anh, anh liền giải tán toàn thể lực lượng ở lâm viên Ueno.

    Ngày 22 tháng Tám, một biến cố khác lại xảy ra tại vùng Atago ở Đông Kinh. Một đoàn sinh viên muốn chống lại cuộc đầu hàng, trongmấy ngày qua chiếm cứ khu cao ốc với một số lượng súng đạn khá lớn. Trước đó vào ngày 20, Đại tá Hiến binh Tsukamoto đã tới gặp bọn sinh viên nổi loạn, nhưng những lời khuyên giải của anh đã không lọt được vào tai họ. Sau một vài cuộc thương thuyết vô hiệu nữa, đến ngày 22 này, lính có võ trang kéo tới bao vây khu Atago của loạn quân.


    Kodama được chính phủ trao cho đặc trách xử lý những vụ tương tự ở vùng Đông Kinh. Dưới trời mưa tầm tã, Kodama xông vào vùng loạn quân có võ trang. Anh yêu cầu tiếp xúc với lãnh tụ của họ và ngã bổ chửng vì anh ta không phải ai xa lạ, mà chính là bạn thântên là Ijyma. Kodama trình bày cho Ijyma được biết mọi sự thât về nội tình nước Nhật, và họ cùng nhau thở dài. Ijyma nói: «Chúng tôi muốn đóng ở đây cho đến sáng mai, rồi chúng tôi sẽ giải tán».

    Kodama đi thương thuyết một đêm và cuối cùng được bộ Tư lệnh Hiến binh dành cho họ thời hạn sáu giờ sáng phải giải tán, tức là chỉ còn 30 phút nữa.

    Anh trở lại khu Atago của loạn quân vào lúc sáu giờ thiếu hai phút. Khi vừa bước chân ra khỏi xe anh nghe thấy tiếng súng nổ, rồi tiếng lựu dạn nổ. Hiến binh đã nổ súng sớm hai phút, và khi thấy súng nổồ, loạn quân đã quây quần lại, để cùng tự sát bằng lựu đạn.

    Kodama nhìn thấy bạn anh bị vỡ tan ***g ngực. Anh quì bên xác bạn, tay vuốt nước mưa tầm tã trên mặt, trong khi Hiến binh đi thu lượm những khối thịt nát tan tành.



    …………………………



    Người gửi

    Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Nhật.


    Người nhận

    Tư lệnh Tối cao Đồng Minh


    Ngày 22 tháng Tám

    «…..Mặc dù chúng tôi đã nỗ lực tối đa để tránh thảm họa chiến tranh, tình hình ở Trung Hoa vẫn chưa được cải thiện. Những hoạt động của một phần lực lượng...vẫn còn gây khó khăn nghiêm trọng cho cuộc ngưng bắn...Cả ở chính quốc Nhật và ở những vùng Nhật tạm chiếm, cuộc đầu hàng vẫn luôn luôn bị phá hoại….. »



    ………………………



    Chiều ngày 23 tháng Tám một cuộc họp quan trọng được tổ chức tại Đông Kinh. Nay đã đến lúc phải lựa chọn nhân vật tiếp đón những người Hoa Kỳ đầu tiên đổ bộ vào đất Nhật. Tư cách và tác phong của nhân vật này có thể quyết định tính cách của toàn bộ công cuộc chiếm đóng sau này.

    Dưới trời mưa như trút nước xuống Đông Kinh, một người ngồi xe tới dự cuộc họp với hy vọng là sẽ được lựa chọn để gánh vác nhiệm vụ tế nhị tiếp đón Hoa Kỳ. Ngưòi đó là Trung tướng Arisu trưởng phòng tình báo của quân đội Hoàng gia Nhật. Sự hy vọng căn cứ vào những biệt tài của ông và vào kinh nghiệm tiếp xúc với giới sĩ quan Hoa kỳ trong thời tiền chiến. Tuy nhiên Arisu cũng tiên liệu sự chỉ định sẽ vấp phải sự phản đối của bộ Ngoại giao là nơi ông có nhiều kẻ thù. Khổ người cao to, miệng ngậm xì-gà, Arisu không ngántranh đấu để tiến thân.

    Ông tiên liệu đúng. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao gọi ông là một phần tử phát xít không thích hợp đóng vai trò nghênh tiếp Mac Arthur. Lập trường đó của bộ Ngoại giao được Thủ tướng Kuni ủng hộ.

    Tướng Arisu không chối cãi đã liên lạc mật thiết với nhà độc tài Ý Đại Lợi Mussoloni trong thời gian ông ở Âu Châu. Nhưng ông nhấn mạnh: Sự liên lạc đó không tất nhiên có nghĩa ông là một phần tử phát xít. Sau một hồi tranh cãi, cuối cùng ông thắng lợi và được lệnh ngày hôm sau lên đường đi Atsugi, chuẩn bị đón tiếp Hoa Kỳ sẽ tới đây trong vòng 48 tiếng đồng hồ.

    Khi rời phòng họp viên tướng có nhiều tham vọng đó, vừa mừng vì thắng lợi cá nhân vừa lo về nhiệm vụ khó khăn ông phải cáng đáng. Căn cứ không quân Atsugi không những là ổ phiến loạn mà còn ở trong tình trạng tan nát khó có thể đón tiếp máy bay của phe chiến thắng. Nằm trên giường, Arisu vẫn còn lo nghĩ làm sao chu toàn được nhiệm vụ mà ông đã tranh đấu đẻ giành giựt về phần mình.
    hk111333convitbuoc thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Hôm sau trên đường đi Atsugi, tướng Arisu gặp hàng đoàn lính Nhật đi ngược chiều. Được võ trang đầy đủ có cả chiến xa và trọng pháo, họ được lệnh rút khỏi vùng này để tránh xô xát với lực lượng chiếm đóng sắp tới. Đối vói Arisu, đây là một cảnh tượng hình như không thực, lính Nhật phải rút lui trước khi được giao tranh với địch tại những vùng họ có nhiệm vụ bảo vệ.

    Tướng Tanaka, tư lệnh Quân đoàn miền Đông ngồi tư lự trong phòng, ngay cạnh văn phòng của ông ở tòa nhà Dai Jchi. Ông đã đành hai mươi bốn giờ qua để làm cho xong mọi công việc giấy tờ. Vào lúc xế chiều, người con trai thứ hai của ông là Toshimoto tới thăm ông, và ông đã đột ngột đuổi y đi với lời dặn: «Đêm nay ba có khách, đừng làm rộn ba».


    Hôm qua Tanaka đã sống vài giờ yên ổn với vợ con tại nhà riêng. Ông đùa rỡn với bọn cháu nội, và ngâm thơ trong phòng khách. Khi ông từ biệt những người thân yêu, cầm dù ra xe thì bà vợ ông trao cho viên phụ tá của ông một khẩu súng sáu và nói nhỏ: «Anh đưa giúp tôi cái này cho ông».


    Là người kiêu hãnh, tướng Tanaka trong những tháng cuối cùng của chiến cuộc đã rất đau đớn vì tình hình Nhật Bản mỗi ngày một thêm suy xụp. Đời ông khác hẳn với đa số những nhà lãnh đạo quân sự ở Nhật. Ông đã từng theo học tại trường đại học Oxford và rất am hiểu những tác phẩm của thi hào Shakespare, ông đã từng làm tùy viên quân sự tại tòa đại sứ Nhật ở Hoa Kỳ. Ảnh hưởng Tây-phương đối với ông không lấy gì làm bền chặt, và càng già ông càng thấy mình là Nhật Bản hơn.


    Với quyền chỉ huy Quân đoàn miền Đông, Tướng Tanaka có nhiệm vụ phòng thủ quân khu Đông Kinh. Vậy mà ông đã phải cam chịu để cho lực lượng B.29 lui tới đánh phá Đông Kinh như vào chỗ không người. Trận mưa bom ngày 25 tháng Năm phá sập một phần Hoàng cung đã khiến cho ông vô cùng tuyệt vọng. Đã thề nguyện bảo vệ Hoàng Đế, Tướng Tanaka muốn dem cái chết để chuộc lại cho sự bất lực của ông trước trận mưa bom. Ông chỉ bỏ ý định tự sát hôm đó, vì nhà vừa đích thân khuyên giải và thứ tội cho ông.


    Nhưng Tanaka vẫn giữ lời đó trong lòng, và sau khi dẹp yên cuộc nổi loạn do Đại tá Hatanaka chủ xướng, ông lại tới xin nhà vua khoan thứ. Nhật Hoàng Hirohito thấy ông quá lo lắng cho trách nhiệm đã hạ lời ban khen và ngỏ ý hy vọng Tanaka sẽ tiếp tục nỗ lực phục vụ đất nước.


    Tướng Tanaka phục tùng lệnh đó. Sau ngày 15 tháng Tám ông xúc tiến việc giải ngũ quân đoàn của ông và đóng vai chủ yếu -trong việc duy trì trật tự ở Đông Kinh. Địch quân Hoa Kỳ sắp tới chiếm đóng quân khu Đông Kinh, ông coi đây là một sự sỉ nhục đối với cá nhân ông, những lời tuyên bố cuối cùng của ông, ông dành cho nhóm sinh viên nổi loạn ở Kawaguchi :«Với tư cách là Tổng Tư lệnh Quân đoàn miền Đông tôi nói cho các anh hay nước Nhật Bản của chúng ta đã bại trận. Chúng ta phải giải tán quân lực. Tôi hiểu rõ các anh có cảm nghĩ gì, nhưng tất cả chúng ta phải tuân hành lệnh của Hoàng Thượng.Thanh niên các anh sẽ có tương lai tươi sáng. Từ nay trở đi chính các anh có nhiệm vụ lãnh đạo Nhật Bản. Bom nguyên tử đã hoàn toàn thay đổi bộ mặt của chiến tranh. Các anh phải nỗ lực xây dựng một quốc gia mới».

    Những thanh niên nghe ông và cả chính ông nữa đều khóc nức nở khi ông dứt lời.

    Đêm 24 tháng Tám này, ông ngồi uống trà với viên phụ tá trẻ tuổi. Ông nói: «Anh đã dành cả cuộc đời cho tôi», rồi đứng dậy đi sang phòng kế bên. Người sĩ quan ngồi khóc, mười phút sau một người lính vào bảo Tanaka muốn gặp anh.

    Khi vào đến nơi anh thấy Tanaka bận bộ quân phục với đầy đủ nghi trang, uy nghi ngồi trên cỗ ghế bành. Họ lặng lẽ nhìn nhau giây lát rồi tướng Tanaka bấm cò, viên đạn súng sáu xuyên thủng ***g ngực.

    Trên chiếc bàn bên cạnh, Tanaka xếp đặt rất ngay ngắn sáu bức thư tuyệt mệnh, chiếc mũ nhà binh, đôi găng trắng và thanh kiếm do nhà vua ban cho ông. Đằng sau tất cả những vật ấy là một bức tượng vua Minh Trị, một hộp thuốc lá, hai tập kinh Phật và đôi mắt kiếng.

    Thư tuyệt mạng của Tanaka để lại cho gia đình rất giản dị : «Toàn thể quân lực nguyện hy sinh cho Hoàng Thượng. Nhật Bản ngày nay bị bại trận là điều tôi không thể chịu nổi. Tôi tự sát với tâm hồn thanh thản không hối tiếc gì cả. Trước khi chết, tôi cầu chúc cho gia đình tôi được an khang và thịnh vượng».

    Trong những giờ sau, người phúng điếu ra vào tấp nập. Bà Tanaka tới chịu tang chồng với một tinh thần khác thường.

    Bà thay cho ông bộ quân phục đẫm máu trong khi Tướng Sugiyama, tổng tư lệnh Đệ nhất Quân đoàn đứng lặng nhìn chiến hữu của ông nay chỉ còn cái xác không hồn. Sugiyama ngỏ lời phân ưu với bà Tanaka rồi ra đi với một tâm hồn đây ưu tư.



    …………………………



    Hàng ngàn cây số về phía Tây Nam, căn cứ không quân Atsugi chìm ngập trong nước mưa, tại Manila một người đang cố tưởng tượng Atsugi thực sự ra sao. Anh nghĩ ngợi đến Atsugi vì anh sẽ là người lính Hoa Kỳ đầu tiên đặt chân lên đất Nhật.


    Charlie Tench, một Đại tá xuất thân từ trường võ bị West Point không bao giờ tự cho mình là một nhân vật quan trọng. Là một sĩ quan tham mưu của Mac Arthur, trong suốt cuộc chiến Thái Bình Dương, anh góp phần vào việc hoạch định những chương trình đổ bộ. Sau khi bom nguyên tử nổ trên đất Nhật, dường như anh không còn có việc gì để làm.

    Chiều ngày 19 tháng Tám, trong khi đang ngồi đọc những tờ báo cũ thì anh được Tướng Chamberlain gọi vào văn phòng có việc cần. Ông này cho anh biết có một sứ mạng quan trọng phải làm. Hoa Kỳ đang cần một người cầm đầu một lực lượng tiên phong tiến vào đất Nhật, với nhiệm vụ chuẩn bị mọi phương diện vật chất và tinh thần cho cuộc đổ bộ vào Atsugi.

    Tướng Chamberlain phác họa cho anh biết về cuộc thương thuyết giữa hai bên đang diễn ra ở Manila, rồi hỏi: «Anh có muốn chỉ huy lực lượng tiên phong tiến vào đất địch không». Sau một phút suy nghĩ, Đại tá Tench nhận lời một cách hãnh diện.

    Khi phái đoàn Kawabé rời Manila lên đường về Đông Kinh, thì Đại tá Tench hoàn tất chương trình đổ bộ. Anh và binh sĩ trực thuộc sẽ đi Okinawa ngày 25, và ngay đêm hôm đó rời Okinawa đi Nhật.

    Tới Okinawa, Tench tham dự một buổi thuyết trình tại bộ tư lệnh của tướng Whitehead về sứ mạng của anh. Mọi người đều đồng ý binh sĩ nổi loạn Nhật Bản có thể gây khó dễ cho cuộc đổ bộ của Hoa Kỳ. Vào buổi chiều 25, một trận bão lớn xảy ra, và đến tối anh được Manila ra lệnh hoãn lúc lên đường hai ngày vì lý do thời tiết. Tướng Arisu ở căn cứ không quân Atsugi và Đại tá Tench ở Okinawa đều có lý do để vui mừng.
    hk111333, ngthi96convitbuoc thích bài này.

Chia sẻ trang này