1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

The fall of Japan - Đế quốc Nhật dẫy chết

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 25/06/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Nhật Bản sống trong lo âu, sợ hãi.

    Tại thành phố Gifu, viên thị trưởng ra lệnh cho các thiếu nữ từ 15 đến 25 tuổi phải rút lên núi để tránh nạn lính Hoa Kỳ.

    Các nữ công nhân tại xưởng đóng máy bay Nakajima ở Utsunomiyama yêu cầu ban giám đốc cho họ thuốc độc để họ tự sát, trong trường hợp bị lính địch xâm phạm đến tiết hạnh. Họ liền được phân phát những viên Cyanide.

    Những viên chất độc đó cũng được phân phát cho hàng ngàn nữ công nhân đang làm việc tại công ty Kanto Kyogo để giúp họ «bảo tồn danh dự phụ nữ Nhật» khi bị tấn công.


    Ngay tại thủ đô Đông Kinh, báo chí đăng nhiều loạt bài bàn về cách thức đối xử với quân chiến thắng. Phụ nữ được khuyến cáo nên ăn mặc kín đáo, và khi bị xâm phạm nên «giữ gìn lấy nhân phẩm, đồng thời kêu cứu». Bậc làm cha và chồng được khuyên nên đưa đàn bà di tản về nhà quê để tránh nạn trong giai đoạn lộn xộn đầu tiên của cuộc chiếm đóng. Người ta luôn luôn nhắc nhở đàn bà con gái không được cười với lính Hoa Kỳ, khiến họ có thể hiểu lầm thái độ thân hữu là sự mời mọc.

    Trên hết tất cả, công dân Nhật được nhắc nhở là không bao giờ nên quên tinh thần kiêu hãnh của dân tộc Nhật có hy vọng sẽ dẫn họ đến những ngày tươi sáng trong tương lai. Chính phủ Nhật cũng góp sức vào việc này và tìm hết cách để duy trì lòng tin tưởng của dân chúng ở tương lai và duy trì sự tự trọng và quốc thể.



    …………………………


    Người gửi : Bộ Tổng Tư lệnh Nhật.


    Người nhận: Tư lệnh Tối cao Đồng Minh.


    «Một số binh sĩ Đồng Minh không báo trước đã tự động đáp máy bay xuống một vài nơi dưới quyền kiểm soát của Nhật để liên lạc và thăm viếng tù binh... chúng tôi khẩn khoản yêu cầu ông ngăn chặn những hành động như vậy... »


    Trong bức điện văn đó, nhà cầm quyền Nhật than phiền về những hoạt động cấp cứu tù binh của Hoa Kỳ. Họ lo ngại những hoạt động đó có thể dẫn đến đổ máu giữa binh sĩ Hoa Kỳ với lính Nhật còn đầy đủ súng đạn trong tay. Sự lo ngại đó về phía Nhật cũng như về phía Hoa Kỳ, cho đến lúc này vẫn chưa thành sự thật ở mọi nơi có binh sĩ Hoa Kỳ nhẩy dù xuống để liên lạc với tù binh của họ.
    hk111333convitbuoc thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    19.




    ĐẤT ĐỊCH




    Đại tá Tench và một trăm bốn mươi sáu binh sĩ của ông rời Okinawa vào lúc 8 giờ sáng ngày 28 tháng Tám. Bốn mươi lăm chiếc máy bay vận tải C.47 lập thành đội ngũ bay về phía Đông Bắc. Tuy không nói ra nhưng người nào cũng lo sợ trường hợp có thể bị hạ sát khi họ đổ bộ xuống đất địch. Lúc gần tới đích, họ an lòng hơn sau khi thấy chiến hạm và khu trục cơ Hoa Kỳ đi yểm trợ ở ngoài khơi Nhật Bản.


    Tại căn cứ không quân Atsugi, tướng Arisu hốt hoảng khi trông thấy đoàn máy bay C. 47 bay gần tới phi trường. Ông liền ra lệnh chuẩn bị nghênh tiếp binh sĩ nước thắng trận. Hàng trăm lính Nhật túc trực để đối phó với mọi biến cố có thể xẩy ra. Arisu rất sợ : một tên nào đó trong bọn này, có thể nổ súng bắn vào lính Hoa Kỳ. Nếu chẳng may trường hợp này xẩy ra, thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng cho cả hai nước, và cho cả chính bản thân ông. Nghĩ tới đó,tướng Arisu cảm thấy rùng mình.

    Máy bay Hoa Kỳ đáp xuổng trái hướng khiến cho chương trình của tướng Arisu bị đảo lộn. Đại tá Tench và đoàn binh sĩ của anh đậu ở một nơi cách rất xa Ủy ban nghênh tiếp của Arisu.


    Khi máy bay tắt máy đoàn người Hoa Kỳ không ai nói với nhau câu nào, họ lo sợ mọi sự có thể xảy ra trong lúc này. Đại tá Tench mở cửa máy bay và bước xuống đất Nhật. Anh giậm mạnh gót chân bên phải đế đánh dấu cái giây phút lịch sử rồi băng qua bãi để xem binh sĩ Nhật dành cho anh những gì ?


    Không thấy ai cả. Không có gì động đậy. Tench dừng lại. Bên cạnh anh là Trung tá Bowers làm thông ngôn và Trung tá Hutchison, cả hai đều cầm súng trường. Tench cũng đeo một khẩu súng sáu. Anh đã ra lệnh cho tất cả binh sĩ dưới quyền anh đứng lại ở dưới cánh máy bay chờ cho tình hình được sáng tỏ. Thần kinh ba người như đang muốn nổ tung. Sự im lặng chung quanh trở nên ghê rợn.


    Thông ngôn viên Bowers cảm thấy tim đập mạnh khi nhận thấy một nhóm lính Nhật nhô mình trên cỏ. Họ vừa hét vừa chạy về phía bọn anh đứng. Tench liền nghĩ anh là mục tiêu tấn công của bọn người quyết tử. Nỗi lo sợ mỗi lúc một tăng khi trông thấy nhiều xe vận tải chở lính Nhật kéo tới. Đoàn xe này dừng lại,rồi một người mặc quân phục tề chỉnh bước lại tự giới thiệu:«Tôi là Trung tướng Arisu, phụ trách Ủy ban nghênh tiếp ở căn cứ Atsugi».

    Tench chào đáp lại rồi nói: «Tôi là Đại tá Tench, chỉ huy lực lượng mở đường cho Tư lệnh Tối cao Đồng Minh».


    Không có gì thân mật, hoàn toàn chỉ có lễ nghi quân sự. Bọn người Hoa Kỳ luôn luôn lườm Arisu và ông này dẫn họ về nơi tổ chức đón tiếp. Trong căn lều vải, Arisu mời Tench uống nước cam. Nghĩ ngay đến thuốc độc, Tench tái mặt từ chối. Viên tướng Nhật hiểu ngay sự sợ hãi của anh, nên nâng ly uống trước. Sau một phút chần chừ Tench uống theo và cảm thấy tỉnh táo sau chuyến bay đêm ít ngủ. Sau đó họ ngồi vào bàn làm việc.


    Đang thảo luận với phía Nhật Bản, Tench giật mình trông thấy một người da trắng mặc quân phục rất lạ đứng dưới mái lều vải. Trong khi anh cố nghĩ người da trắng đó có thể là ai, thì thấy anh ta tiến lại, chào thân mật và tự giới thiệu: «Tôi là Trung tá hải quân Rodionov, tùy viên quân sự Nga Sô tại Nhật Bản». Anh chào đáp lại, không hiểu cái vụ này có ý nghĩa gì.


    Trong khi đoàn máy bay vận tải C. 47 theo nhau đáp xuống căn cứ Atsugi, Tench đánh điện về cho Okinawa : Cuộc hành binh của anh diễn ra tốt đẹp và tình hình chung có vẻ bình thường. Những giờ đầu tiên của binh sĩ Hoa Kỳ trên đất Nhật đã nhận được nhiều triệu chứng thiện chí hợp tác của cả hai bên.


    Binh sĩ Hoa Kỳ bốc đồ từ trên máy bay xuống và bắt đầu thiết lập doanh trại. Trong khi trà trộn đi lại giữa bọn họ, tướng Arisu thấy một viên đội Hoa Kỳ kéo ông lại hỏi: «Trung tướng! Tôi muốn uống la-de». Arisu mỉm cười, sai lính đem la-de lại cho anh.


    Vào lúc chiều, một phụ tá vào báo cho Đại tá Tench biết, một phái đoàn Nga muốn mở cuộc tiếp xúc với anh. Rõ ràng Nga có ý định tham dự nhận lãnh sự đầu hàng của Nhật Bản. Anh đoán đúng. Phái đoàn Nga có đem theo một bức thư của Malik, Đại sứ Nga tại Nhật. Trong bức thư này Malik yêu cầu Nga được có mặt khi Tư lệnh Tối cao Đồng Minh Mac Arthur tới Nhật Bản.

    Tench báo tin này cho Manila biết. Bộ Tổng Tư lệnh Hoa Kỳ gạt phắt ngay chuyện đó. Mac Arthur không muốn Nga Sô can dự vào công việc của ông.



    ………………………




    Hai ngày hôm sau, vào lúc 7 giờ sáng, những đơn vị đầu tiên thuộc sư đoàn không vận 7 của Hoa Kỳ bắt đầu đổ bộ xuống căn cứ không quân Atsugi. Những binh sĩ nhẩy dù bước ra khỏi máy bay, đứng dưới cánh. Họ được võ trang đầy đủ, sẵn sàng đối phó với bất kỳ rối loạn nào có thể xẩy ra. Nhưng họ chỉ gặp những thông ngôn viên, những nhân viên Ủy ban tiếp đón và những viên chức Nhật.

    Bên phía Nhật nhiều sĩ quan cũng mang tâm trạng lo sợ trong buổi tiếp xúc đầu tiên với một sư đoàn Hoa Kỳ. Nhiều người đeo súng sáu trong chỉ có một viên đạn. Họ sẵn sàng tự sát nếu bị lính Hoa Kỳ tấn công.

    Tướng Joe Swing tư lệnh sư đoàn tới Atsugi tiếp thu công tác của Đại tá Tench. Swing tự đặt trong tình trạng tác chiến. Bộ đồ trận cua ông đeo đầy nhóc lựu đạn mà ông sẽ không ngần ngại sử dụng nếu thấy dấu hiệu gì bất thường.

    Tench hoan hỉ bàn giao căn cứ Atsugi cho tướng Swing. Sau bốn mươi tám tiếng đồng hồ ngự trị an toàn trên đất Nhật, Tench tự cảm thấy kiêu hãnh. Hoàn tất nhiệm vụ bây giờ anh có thể đi xả hơi với những hộp la-de ướp lạnh.

    Một lát sau khi Tướng Swing tiếp nhận Atsugi ông đi kiếm một Đại tá dưới quyền ông và nói: «Tôi thấy có một anh lính Nhật chạy đi chạy lại hỏi tên anh. Anh ta đeo thanh kiếm dài, ngực đầy huy chương…».

    Anh lính Nhật đó là Tướng Arisu, và người mà Arisu tìm kiếm là Đại tá Munson, một sĩ quan tình báo trong bộ tham mưu của tướng Mac Arthur. Arisu và Munson đã gặp nhau từ năm 1935 ở thành phố Himeji, Nhật Bản, khi Munson đang phục vụ trong một sư đoàn Nhật Bản với cấp bậc Trung úy. Hồi đó Arisu còn là Thiếu tá và anh đã kết giao với viên Trung úy Hoa Kỳ trẻ tuổi. Họ lại còn gặp nhau ở Trung Hoa năm 1938 khi Arisu điều tra về cái chết của một người lính Nhật trong khuôn viên tòa Đại sứ Hoa Kỳ. Rồi chiến tranh bùng nổ.

    Khi Arisu gặp lại Munson ở căn cứ Atsugi này thì cương vị hai người đã khác hẳn. Trong khi họ thăm hỏi nhau, thì cả một sư đoàn Hoa kỳào ạt đổ bộ xuống đất Nhật.

    .........................................
    hk111333ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Theo chương trình, Tướng Mac Arthur tới Atsugi vào 2 giờ trưa. Ông rời Okinawa vào buổi sáng cùng với những phụ tá như tướng Sutherland, Willoughby, Whitney. Với tâm trạng, vui vẻ, ông ngậm ống điếu đi đi lại lại trên máy bay và luôn luôn trò chuyện với mọi người.


    Máy bay của Mac Arthur hạ cánh 2 giờ 19 phút. Ông dừng lại ở cửa, đưa mắt bao quát nhìn đất địch. Chiếc ống điếu vểnh ngược tạo cho vẻ mặt ông thêm một nét nghiêm nghị đầy tự tin.


    Tướng Eichelberger đứng chào ông ở dưới chân bực thang máy bay. Ông nói: «Bob, đây là phần thưởng của chúng ta». Ba năm về trước, Mac Arthur đã sai tướng Eichelberger,trấn giữ Tân Guiné, với hiệu lệnh: «Anh phải thắng, nếu không,thì đừng trở về nữa». Ba mươi sáu tháng sau hai quân nhân đó cũng đứng với nhau tại phi trường chỉ cách Đông Kinh 18 dặm về phía Tây Nam.


    Sau cuộc duyệt binh sư đoàn không vận Hoa Kỳ, Mac Arthur lên xe đi về Yokohama. Dẫn đầu đoàn xe này là một loại xe cứu hỏa luôn luôn rú còi đi mở đường.


    Trên con đường dài chừng 15 dặm từ Atsugi tới Yokohama, ba mươi ngàn lính Nhật trải đặc hai bên đường. Họ đứng quay lưng về phía đoàn xe của Mac Arthur. Lối dàn quân đó vừa biểu lộ sự tôn kính, vừa khiến cho họ đề phòng được mọi biến cố có thể xẩy ra ở hai bên. Suốt dọc đường người Hoa Kỳ không trông thấy một thường dân Nhật nào, chỉ có lính của họ đứng ngay như pho tượng.


    Tại thành phổ Yokohama, một người Nhật đứng tuổi, y phục chỉnh tề đứng đợi viên Tư lệnh Tối cao Đồng Minh tại cửa Đại Khách Sạn. Nomura đã làm mọi việc để cho viên Tư lệnh được bằng lòng. Khi Mac Arthur tới, Nomura cúi đầu chào kính cẩn. Mac Arthur hỏi: «Ông làm quản lý khách sạn này được bao lâu ? ».


    Nomura lập tức cải chính: «Thưa Đại tướng, tôi không phải là quản lý mà là chủ khách sạn này. Tôi nguyện hết lòng phục vụ Đại tướng và hy vọng Đại tướng được vừa ý với nơi ở chúng tôi đã chuẩn bị sẵn cho Đại tướng».


    Đại Khách Sạn đón tiếp Mac Arthur như là một thượng khách hơn là một Đại tướng viễn chinh thắng trận. Trong khi Mac Arthur nghỉ ngơi trong khu phòng số 315 thì một trăm năm mươi chín quân nhân cao cấp thuộc mọi binh chủng đi tháp tùng ông, chia nhau đi tìm phòng dành cho họ trong Đại Khách Sạn. Họ ơi ới kêu người hầu Nhật lấy đồ ăn, đồ uống.

    Đại tá Munson đang ngồi xả hơi với một ly Scotch thì có tiếng gõ cửa. Anh giật mình trông thấy một Đại tá Nhật mặc lễ phục và vui mừng nhận ra Sugita, người bạn thân từ thời tiền chiến. Họ nắm tay nhau, hỏi thăm nhau tình trạng gia đình. Đại tá Sugita, đẹp trai, ăn nói ôn hòa tới đây với tư cách đại diện cho chính phủ Nhật. Anh là nhân viên trong Ủy ban liên lạc có nhiệm vụ hợp tác với Hoa Kỳ để tổ chức công cuộc bàn giao vùng Đông Kinh cho Hoa Kỳ. Anh được chính phủ Nhật gọi từ TriềuTiên về để trao cho công tác này, vì anh đã từng phục vụ trong một sư đoàn Hoa Kỳ và chịu sự chỉ huy của những sĩ quan Hoa Kỳ.


    Trong những năm chiến tranh, Sugita làm phụ tá cho viên tướng oanh liệt Yama****a nổi danh với cái tên Hùm xám Mã Lai. Chính Sugita đã cầm đầu toán quân Nhật đầu tiên tiến vào đường phố Tân Gia Ba. Trong những năm sau, chính Sugita đã cảnh cáo các cấp chỉ huy của anh, là Hoa Kỳ đã khám phá được tất cả những mật mã của Nhật. Họ cười anh, và không nghĩ đến mối nguy chí tử đó đối với quân lực Nhật.


    Bây giờ Sugita đứng trong một căn phòng khách sạn ở Yokohama trò truyện với viên sĩ quan Hoa Kỳ, trong quá khứ đã từng coi nhau như anh em. Từ ngày gặp gỡ cuối cùng đến nay, thế giới cũ của Sugita đã tan vỡ.


    Cảm thông với nỗi khổ tâm của Sugita, Đại tá Munson hết sức bày tỏ sự dịu dàng với anh. Tình bằng hữu đã vượt lên trên sự thay bậc đổi ngôi, Munson mời anh ngồi cụng ly.




    ………………………..




    Nhân dân Đông Kinh ngày một thêm lo sợ khi nhận được tin đồn : lính viễn chinh Hoa Kỳ đã phạm nhiều hành động cướp phá ở Yokohama. Những vụ đó đều được báo cáo lên nhà đương cuộc Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong bốn mươi tám tiếng đồng hồ đầu tiên, nhiều vụ hãm hiếp đã xảy ra. Ban liên lạc Nhật lập tức tường trình lèn bộ Tư lệnh Đồng Minh. Mọi người đều chú ý đến vụ ba lính Hoa Kỳ xông vào nhà một thường dân tên là Koizumi, cưỡng hiếp vợ và con gái anh.


    Bộ Tư lệnh của Mac Arthur mở ngay cuộc điều tra những hành động vô kỷ luật. Mac Arthur hạ lệnh tử hình những tên nào phạm tội cưỡng hiếp. Các sĩ quan cao cấp còn được khuyến cáo phải nỗ lực tối đa để duy trì kỷ luật trong hàng ngũ trực thuộc. Trong những ngày kế tiếp những vụ bạo hành giảm bớt rất nhiều.



    ………………………………..
    hk111333ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    20.




    «THỦ TỤC ĐÃ XONG»




    Ngày 2 tháng 9, ngày trừng phạt, đặc biệt lạnh hơn mọi ngày. Dưới một bầu trời nặng mây, bốn chiếc xe hơi màu đen xả hết tốc lực bên bờ Vịnh Đông Kinh tiến thẳng về Yokohama. Trên chiếc đầu tiên, Đại tướng Umezu - Tham Mưu Trưởng lục quân Nhật tựa vào lưng nệm và nghĩ ngợi đến vai trò của ông trong ngày hôm nay. Trái với ý muốn của ông, đích thân nhà vua đã cử ông làm đại diện cho quân lực Nhật trên chiếc chiến hạm Missouri. Umezu chán nản hết sức. Tuy bên ngoài ông cố giữ hình ảnh người Samourai thời cổ, nhưng bên trong, ông chứa chất không biết bao nhiêu âu sầu khổ não.


    Ngồi kế ông trong chiếc xe đi đầu là một nhân vật kỳ cựu trong ngành ngoại giao Nhật Shigemitsu. Người mảnh khảnh mắt đeo kính cận, Shigemitsu sẽ đại diện cho Bộ Ngoại Giao để ký vào văn kiện đầu hàng.


    Shigemitsu thỉnh thoảng lại nhích người khó chịu trong khi chiếc xe vật vã trên con đường đầy những lồi lõm. Năm 1932, một trái bom khủng bố đã làm ông bay mất cẳng bên trái. Từ ngày đó đến nay ông luôn luôn khổ sở về chiếc cẳng gỗ.


    Hai con người đó ăn mặc khác hẳn nhau. Umezu mặc bộ quân phục Đại tướng Nhật Bản với giầy ống cao đến đùi gối, trường kiếm đeo bên sườn. Shigemitsu mặc theo kiểu lễ phục Ăng-lê với mũ cao, áo vét dài đít, quần sọc. Họ cùng trên đường tới gặp kẻ thù.


    Đến Yokohama, Shigemitsu, Umezu và chín người nữa thuộc phái đoàn Nhật bước ra khỏi xe, đứng lặng chờ lúc xuống tầu.


    Tầu đó là do Hoa Kỳ dành cho họ. Cho đến đêm trước đây Đô đốc Nakamura mới phát hiện ra rằng : Nhật không còn có một chiếc tàu nào có thể chạy được ở vùng này. Sự lo lắng của ông được giải quyết bằng chiếc Lansdowne của Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có ba khu trục hạm khác hạ neo ở bến để chở báo chí, và đại diện phe Đồng Minh.


    Phái đoàn Nhật xuống chiếc Lansdowne vào lúc 7 giờ 30 sáng để tiến về phía chiếc Missouri đậu cách bờ biển 16 dậm. Trên mặt biển họ có dịp nhìn tận mắt sức mạnh của hải quân Hoa Kỳ từ khắp nơi trên Thái Bình Dương về tập trung tại Vịnh Đông Kinh.


    Sự chú ý dồn cả về phía chiếc soái hạm của Đô đốc Hoa Kỳ Halsey. Việc chọn chiếc Missouri làm nơi đầu hàng có người gốc từ Hoa Thịnh Đốn. Tuy Bộ trưởng Hải quân Forrestal muốn Đô đốc Nimitz được tổ chức lễ đầu hàng, nhưng Tướng Mac Arthur với tư cách Tư lệnh Tối cao Đồng minh đã dành lấy sự lựa chọn này, và ông đã chỉ định Đô đốc Halsey. Sau đó Forrestal yêu cầu Bộ Ngoại giao chấp thuận tổ chức lễ đầu hàng trên một chiến hạm, trong trường hợp này là chiến hạm Missouri, tên tiểu bang của Tổng thống Truman.


    Đô đốc Halsey tham dự cuộc chiến Thái Bình Dương từ những ngày đầu tiên. Hải lực của ông đã đem phóng pháo cơ đến Midway ngay trước khi xẩy ra vụ Trân Châu Cảng. Trong những ngày đen tối, ông là người nguy hiểm nhất cho địch, và là người giữ vững tinh thần cho cả lính hải quân và không quân. Với tác phong bình dân ông được toàn thể binh sĩ dưới quyền kính mến. Đô đốc Halsey không phải là chiến lược gia, nhưng về chiến thuật quả ông số một. Ở nhiều khía cạnh người ta có thể gọi ông là một Patton ở Thái Bình Dương. Binh sĩ rất thích ông còn vì ông căm thù quân Nhật đến tột độ.


    Ngay sau khi đình chiến, Halsey vẫn còn căm thù quân Nhật. Ngày 29 tháng Tám, soái hạm Missouri của ông lần đầu tiên tiến vào Vịnh Đông Kinh. Ông nhìn một bệnh viện sơn đầy dấu Hồng thập tự, nhưng vẫn nghĩ đó là một kho võ khí ngụy trang và nói: «Chúng ta phải cho nó nổ».


    Ngày 2 tháng Chín này ông có dịp nghênh tiếp đầy đủ chiến hữu trên soái hạm. Ông vui mừng được bắt tay Đô đốc McCain luôn luôn có mặt bên ông trong suốt trận Thái Bình Dương. Ly rượu đầu, McCain vui vẻ với bè bạn. Mười ngày sau ông chết vì bệnh đau tim. Halsey còn cảm động đến chảy nước mắt khi ông thấy Tướng Wainuright bước lên tàu. Wainuright là người trong giai đoạn đầu của cuộc chiến đã phải đầu hàng Nhật Bản ở Corregidor để tránh cho quân đoàn ông khỏi bị tận diệt. Sau ba năm sống đời tù binh Wainuright mới được đoàn cấp cứu OSS đem trở về với cõi sống.


    Đô đốc Halsey lấy làm hãnh điện vì soái hạm Missouri của ông hôm nay là trung tâm điểm chú ý của toàn thế giới. Sự trang hoàng trên tàu đặc biệt có một di tích lịch sử. Ở đây khán giả quốc tế được thấy lá cờ Hoa Kỳ mà Matthew Perry đã kéo trên tàu của ông khi ông tiến vào Vịnh Đông Kinh năm 1853, tức là 92 năm trước đây. Theo lời yêu cầu của Halsey, Viện Bảo Tàng hải quân ở Annapolis đã lấy lá cờ đó trao cho một Trung úy đem đến Vịnh Đông Kinh.


    Vào lúc 8 giờ 55 phút, Ngoại trưởng Shigemitsu leo lên chiếc Missouri, phía trước ông là Đại tá Mashbir làm hướng dẫn viên cho phái đoàn Nhật. Nhìn ông phải vất vả từng bước đi với chiếc chân gỗ, mấy đồng bào ông liên tưởng ngay đến hiện trạng của Nhật Bản không đứng vững được trên đôi chân của mình.


    Umezu đi sau, rồi đến những nhân viên khác, rồi toàn thể phái đoàn Nhật gồm mười một người đều đông đủ trên sàn tàu. Họ chia nhau đứng thành ba hàng đối diện với chiếc bàn trên trải khăn màu xanh.


    Phía bên kia bàn là những quân nhân đại diện cho những quốc gia đã xúm lại để đánh bại Nhật Bản. Kasé, phụ tá của Shigemitsu nhìn từng người một và ông lấy làm kinh ngạc tại sao Nhật Bản lại dám hy vọng đánh thắng cuộc liên minh của ngần ấy nước.


    Trong khi máy chụp hình, máy quay phim tới tấp làm việc, mọi người đứng nghiêm chỉnh chờ buổi lễ khai mạc. Bộ quân phục bên phía Hoa Kỳ hôm nay là bộ đồ thường mặc hàng ngày, không cà vạt,trái ngược hẳn với lề phục bên phía Nhật Bản.


    Đứng hàng đầu bên phái đoàn Nhật, Umezu và Shigemitsu nhìn thẳng về phía trước. Ở hàng thứ ba có mặt Đại tá Sugita là bạn cũ của Đại tá Hoa Kỳ Munson. Sugita nhìn quanh và lấy làm lạ tại sao trong buổi lễ chính thức này mà binh sĩ Hoa Kỳ được phép leo lên những cỗ đại bác để nhìn cho rõ cảnh tượng trên sàn tàu.


    Phái đoàn Anh mặc sọc với đôi vớ trắng kéo cao đến đùi gối. Phái đoàn Nga mặc lễ phục với những phù hiệu mầu đỏ chói lọi. Lối ăn mặc tề chỉnh của các phái đoàn Trung Hoa, Pháp và Gia Nã Đại khác hẳn lối mặc thường nhật của Hoa Kỳ.
    ChuyenGiaNemDa, hk111333ngthi96 thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đúng 9 giờ, cánh cửa nhỏ mở tung, Tướng Mac Arthur đi thẳng tới chiếc bàn phía trước phái đoàn Nhật. Mac Arthur lập tức đọc ngay bài văn ông cầm theo: «Chúng tôi là đại diện cho những quốc gia lâm chiến, có mặt ở đây để long trọng ký kết thỏa ước theo đó hòa bình được phục hồi. Những vấn đề liên quan đến sự bất đồng lý tưởng và ý thức hệ đã được quyết định trên chiến trường thế giới, nên không còn là chuyện bàn cãi hay thảo luận...»


    Một nhân viên trong phái đoàn Nhật là Đô đốc Tomioka nhận thấy một khuôn mặt quen thuộc đứng sau Mac Arthur. Trong nhiều năm ông đã giữ tấm hình của con người đó tại văn phòng của ông ở Đông Kinh. Hàng ngày ông nhìn tấm hình và cố dò xét nó nghĩ gì ? Thường thường ông dò sai, đoán trật. Lúc này chiến lược gia hải quân Nhật Tomioka mới có dịp đối diện với kẻ thù, và con người đó là Đô đốc Nimitz đứng phía bên kia bàn.


    Trong khi Mac Arthur tiếp tục đọc, tia nhìn của Đại tá Sugita xoáy vào Tướng Sutherland, Tham mưu trưởng của Mac Arthur, Sutherland liền nghiêng đầu thì thầm với Tướng Percival đại diện cho Anh quốc. Percival liền đưa mắt dọi vào mặt Sugita. Trước đây họ đã có lần gặp nhau, đó là lúc quân đội Nhật hạ điều kiện đầu hàng cho Tướng Percival ở Tân Gia ba năm 1942. Họ nhận ra nhau và nhìn nhau rất lâu.

    Tướng Mac Arthur đọc tiếp: «... Những điều kiện đầu hàng của quân lực Hoàng Gia Nhật đều được ghi trong văn kiện đầu hàng lúc này ở trước mặt các ông.Với tư cách là Tư lệnh Tối Cao Đồng Minh theo truyền thống của những quốc gia mà tôi là người đại diện, tôi cương quyết thi hành trách nhiệm một cách công bình và khoan dung, và sử dụng mọi biện pháp cần thiết sao cho những điều khoản đầu hàng được thi hành một cách trọn vẹn, mau lẹ và trung thành».


    Mac Arthur lùi lại mấy bước, ra hiệu cho phía Nhật Bản tới ký. Chiếc Missouri im lặng tuyệt đối khi Shigemitsu nặng nề cất bước về phía bàn. Ông ngồi xuống ghế, cất mũ xuống tháo giày. Phụ tá của Ông đứng khom người bên trái.


    Shigemitsu cầm bút nhìn văn kiện, do dự. Mac Arthur gắt: «Sutherland ra chỉ chỗ cho người ta ký». Viên Ngoại trưởng Nhật hạ bút ký vào lúc 9 giờ 04 phút.


    Đến lượt Umezu ký, ông đi thẳng tới bàn không buồn nhìn trang giấy có gì và ông ký luôn, rồi đi về chỗ cũ như cái xác không hồn. Nước mắt chảy dài trên mặt vài quân nhân trong phái đoàn Nhật.


    Rồi Mac Arthur ngồi vào bàn ký, rồi đến Nimitz ký cho Hải quân, rồi đến lượt các Đại điện Đồng minh. Khi người cuối cùng ký xong, Mac Arthur tiến lên vài bước trịnh trọng tuyên bố: «Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình nay được tái lập trên thế giới, và cầu nguyện thượng đế bảo vệ hòa bình cho chúng ta. Thủ tục đã xong».


    Trên không trung một đoàn phi cơ B.29 thực hiện cuộc biểu dương lực lượng cuối cùng, lực lượng đã góp phần làm sụp đổ đế quốc Nhật Bản.


    Quá trưa hôm đó binh sĩ thuộc đệ nhất sư đoàn kỵ binh Hoa Kỳ đổ bộ lên hải cảng Yokohama. Ban nhạc của sư đoàn không vận thứ bảy, có mặt ở đây từ ba hôm nay chào đón cuộc đổ bộ bằng những bản nhạc quen thuộc.


    …………………….



    Hai mươi bốn tiếng đồng hồ trước khi lễ ký đầu hàng trên chiến hạm Missouri chấm dứt, ở Phương nam vịnh Đông Kinh, một con người tràn đầy uy dũng đi dạo trên sườn núi và suy nghĩ về tương lai. Ông không lạc quan chút nào. Ông nhìn doanh trại của ông với những binh sĩ gày ốm phải lấy chuột nấu thành món ăn, và run lên cầm cặp vì sốt rét rừng.


    Ông tiếp tục đi về chỗ thưa cây. Bộ quân phục của ông tuy nhầu nát nhưng là quân phục của một vị Đại tướng trong quân đội Hoàng Gia Nhật Bản. Lúc này Tướng Yama****a đi quan sát đám tàn quân tơi tả, và ông thở dài. Ba năm trước đây ông đã đánh thắng một trận oanh liệt làm bàng hoàng cả thế giới. Bây giờ đây ông chỉ huy một cuộc rút lui thảm khốc với một đạo quân ngày càng thêm suy nhược.


    Ngọn núi mà Tướng Yama****a đang đứng có cái tên gọi là ngọn Prog nổi ở phía Bắc cao nguyên Luzon thuộc Phi Luật Tân. Đây là nơi ông đã chặn đánh nhiều sư đoàn Hoa Kỳ kéo tới vây.


    Cuộc thử thách gian lao này bắt đầu vào tháng Mười năm ngoái. Khi Mac Arthur đổ bộ lên Leyte. Lúc đó Đông Kinh cắt đặt ông tới Phi Luật Tân để ngăn chặn cuộc tiến quân củaHoa Kỳ đe dọa đổ bộ vào chính quốc Nhật. Lực lượng Nhật ở Phi Luật Tân tuy còn hùng hậu nhưng thiếu hẳn sự yểm trợ bằng không quân và hải quân. Yama****a đem đến Phi Luật Tân một thiên tài quân sự không ai chối cãi, và một ý chí thực hiện phép lạ.


    Đời ông là một câu truyện khác thường. Là một sĩ quan Nhật, ông rất ưa thích lý thuyết quân sự của Đức. Năm 1940 ông cầm đầu một phái bộ quân sự sang Đức để trực tiếp quan sát cuộc chinh phục sử chân của Đức Quốc Xã. Trong những năm 1941 và 1942 ông đã dành cho đế quốc Anh những bại trận thê thảm trong suốt cuộc chiến Thái Bình Dương. Phép lạ không phải là điều ông không biết đến. Chính ông đã từng thực hiện nó ở Mã Lai.


    Khi chiến tranh bùng nổ vào tháng Chạp 1941, guồng máy chiến tranh Nhật cần đến dầu hỏa ở Nam Dương. Pháo đài Tân Gia Ba ở nam bán đảo Mã Lai là cơ sở chiến lược của Đồng Minh có tác dụng bảo vệ nguồn tài nguyên này. Tướng Yama****a được lệnh đánh chiếm Tân Gia Ba.


    Binh sĩ Nhật đổ bộ trên những con đường mòn Mã Lai đã đem theo một vũ khí bí mật, đó là chiếc xe đạp. Hàng đoàn lính Nhật di chuyển thuần bằng phương tiện này với sự yểm trợ của lực lượng chiến xa. Chiến thuật bầt ngờ đó của Yama****a đã làm cho lực lượng Đồng Minh rối loạn.


    Tướng Yama****a còn vạch ra chiến thuật đổ bộ đại qui mô sau chiến tuyến dịch. Lần lượt ông đánh tan mọi sư đoàn cố thủ dọc bánđảo Mã Lai.


    Trong hàng ngũ chỉ huy Anh, Tướng Percival đã phạm một lỗi lầm chí tử. Percival căn cứ vào những bại trận liên tiếp của Anh nên kết luận là tướng Yama****a chỉ huy một lực lượng hùng hậu với một nguồn tiếp tế dồi dào về nhân lực và vật lực.


    Percival sai lầm tai hại. Ở cửa ngõ Tân Gia Ba, quân số của Yama****a chỉ bằng một phần ba quân số Anh. Khoảng ba mươi ngàn binh sĩ Nhật còn lâm vào tình trạng thiếu thực phẩm, thiếu đạn dược đến mức độ nguy kịch. Nguồn tiếp tế ở rất xa và đường tiếp tế rất khó khăn. Binh sĩ Nhật sống mỗi ngày với hai bát cơm. Họ sẽ đói nếu không hạ mau lẹ Tân Gia Ba.


    Yama****a chuẩn bị trận tấn công quyết liệt. Ông không thể trì hoãn thêm vì sợ địch quân nhận được viện binh từ biển đưa tới.


    Ông tung quân vượt qua eo biển nối liền Mã Lai với Tân Gia Ba và đặt được một đầu cầu ở đây. Kinh hoàng vì đòn tấn công bất ngờ, quân đội Anh bắt đầu công tác phá hoại, trước những trận tấn công tới tấp của lực lượng Nhật.
    hk111333 thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ngày 11 tháng Hai, ba sĩ quan Anh cầm cờ trắng tiến về phía chiến tuyến Nhật. Tướng tư lệnh hai bên đối diện với nhau vào lúc 7 giờ chiều, tại xưởng máy Ford, ngoại ô Tân Gia Ba, Tướng Percival run rẩy một cách thảm hại còn Yamashi-ta bình thản. Không có sẵn thông ngôn thông thạo, Yamashi-ta chỉ đòi hỏi đối phương trả lời có hay không trước những câu hỏi của ông về chi tiết cuộc đầu hàng. Mọi người đều nghĩ ông hiếu chiến ngay cả trong lời nói, trong cách xử sự. Sự thật không phải như vậy. Ông thật tình thấy tội nghiệp cho viên tướng Anh bại trận và muốn nói vài lời an ủi. Sau ông nghĩ nên yên lặng là hơn, nên ông đã bỏ đi. Khi quân đội Nhật tiến vào Tân Gia Ba ngày hôm sau thì toàn thể dân Nhật ở chính quốc nhắc đến tên ông và coi ông như thần tượng.


    Vinh quang của ông không được mấy ngày. Dường như sợ uy tín của ông có thế trở thành một sức mạnh, Đại tướng Thủ tướng Togo hạ lệnh thuyên chuyển ông đi Mãn Châu. Thế là con Hùm Xám Mã Lai biến khỏi những tin tức hàng đầu và sống những ngày nhàn nhã ở biên giới Mãn Châu, canh chừng vùng Tây Bá Lợi Á.


    Trong hơn hai năm, người quân nhân không hề biết phàn nàn đó sống trong sự lãng quên của mọi người. Đó cũng là thời gian đế quốc Nhật mỗi tháng một thêm suy xụp. Sau khi Togo bị lật đổ vào năm 1944, một lần nữa ông lại xuất hiện. Tại Đông Kinh những chiến lược gia quân sự đã tiên liệu đúng về một trận đổ bộ đại qui mô của Hoa Kỳ vào Phi Luật Tân. Họ lựa chọn Tướng Yamashi-ta cự địch. Vào tháng Chín 1944 Yamashi-ta rời Nhật Bản, để không bao giờ còn trở lại.


    Bản năng quân sự của ông bảo cho ông biết rằng: «trận đánh quyết định giữa hai bên sẽ diễn ra tại Luzon», là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Phi Luật Tân. Ông dự tính tập trung lực lượng ở Luzon và thi hành chiến thuật tử thủ để cầm chân Hoa Kỳ lâu chừng nào hay chừng đó. Kế sách đó của ông đã bị Đông Kinh bác bỏ và họ đòi ông phải cử lực lượng tới tăng viện cho một mặt trận Leyte, là nơi Mac Arthur đổ bộ vào ngày 20 tháng Mười.


    Bị thất vọng về quyết định của Đông Kinh nhưng ông vẫn phải tuân lệnh và gửi binh sĩ tới nghênh chiến ở Leyte. Quả là lực lượng Nhật đã mắc phải cái bẫy của địch quân. Một viên tướng Hoa Kỳ đã ví đảo Leyte như là một cái chợ thịt, mà thịt đây tức là lính Nhật, đến chừng nào chết chừng đó. Phần lớn lực lượng mà Yamashi-ta dự liệu cố thủ Luzon, đã bị tiêu diệt ở mặt trận Leyte.


    Ngày 9 tháng Giêng 1945 khi Quân đoàn sáu Hoa Kỳ đổ bộ lên vịnh Luzon. Trận đánh cuối cùng ở chiến trường Phi Luật Tân đã bắt dău, với kết cục dường như cả thế giới đều biết. Tướng Yamashi-ta rút lui, đứng lại đánh địch, rồi chạy, rồi quay trở lại tấn công. Từ từ quân lực Hoa Kỳ dồn ông vào vùng rừng núi. Thành phố Manila bị bỏ lại, ông bằng lòng với chiến trường cao nguyên, là nơi ông có thể cầm cự lâu dài.


    Khi quân đội Hoa Kỳ tiến đến ngoại ô Manila thì Nhật Bản gần như đã rút hết khỏi thành phố này. Một thông cáo được loan đi khắp thế giới báo tin Hoa Kỳ tái chiếm Manila, Đệ nhất sư đoàn kỵ binh Hoa Kỳ được dành cho cái danh dự mở cuộc diễu hành chiến thắng vào Manila.


    Máy bay quan sát bay lượn trên thành phố ghi nhận những đám cháy ngút trời ở Manila chìm trong lửa đỏ. Quân Nhật ở lại tiếp chiến.


    Nhiều sĩ quan Hoa Kỳ lo lắng. Họ không muốn Manila trở thành một trận địa. Nhiều phụ tá của Mac Arthur đã sống lâu năm ở Viễn Đông và coi Manila như là một thành phố quê hương.


    Họ không muốn thấy Manila bị hoang tàn hơn nữa. Quân đoàn sáu Hoa Kỳ lâm trận một cách miễn cưỡng.


    Ở vùng núi, Tướng Yamashi-ta nghĩ rằng binh sĩ của ông đã rút hết khỏi Manila, ông không biết một lực lượng thủy quân lục chiến đã bất chấp lệnh trên, lập công sự để tác chiến trong thành phố. Dưới quyền chỉ huy của Đề đốc Iwabuchi, lực lượng này có một kế hoạch mơ hồ là giữ Manila khỏi lọt vào tay địch.


    Suốt tháng Hai, Manila quả là một lò sát sinh khủng khiếp. Thủy quân lục chiến Nhật chiến đấu dữ dội để bảo vệ một thành phố không có giá trị gì về phương diện chiến lược. Tướng Yamashi-ta ở vùng núi Luzon biết việc làm dại dột đó nên ra lệnh cho thủy quân lục chiến phải bỏ Manila. Ông còn gửi quân tăng viện đến đây để giúp cho Đề đốc Iwabuchi rút lui được dễ dàng.


    Trong khi đó Yamashi-ta luôn luôn bị địch tấn công nhưng ông vẫn duy trì được thống nhất chỉ huy trong quân đoàn, ông phải chống cự với ba sư đoàn địch, và đã đem lại cho Đông Kinh thêm thời gian để chuẩn bị đối phó với cuộc đổ bộ lên chính quốc. Ông không thể làm gì hơn. Trong sáu tháng liền ông vẫn hãy còn cầm cự một cách oanh liệt.


    ………………………….
    Lần cập nhật cuối: 28/10/2015
    hk111333ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ngày 13 tháng Tám, đài phát thanh Đông Kinh phát thanh lời kêu gọi quân đội Nhật hãy nỗ lực để«tận diệt kẻ thù». Nghe thấy thế Yamashi-ta nhăn mặt : binh sĩ đang chết đói trước mắt ông.


    Khi đài Đông Kinh phát thanh quyết định đầu hàng của nhà vua, viên tướng mệt mỏi đó lui về căn lều ngồi ngước nhìn lên mái. Tham mưu trưởng của ông là Tướng Muto canh chừng ông vì sợ ông tự sát. Nhưng Yamashi-ta đã giải quyết cho ông khỏi mối lo đó, và nói ông có bổn phận đưa binh sĩ của ông từ Phi Luật Tân trở về quê hương.


    Vào ngày mồng 2 tháng Chín, ông tới gặp kẻ thù, ông không hề có chút ảo tưởng nào về tương lai. Đất nước của ông bị thua trận, rồi đây Hoa Kỳ sẽ thi hành mọi quyền của nước thắng trận. Đi sau ông, Tướng Muto tràn ngập lo âu, Muto có cảm giác Hoa Kỳ sẽ qui cho Yamashi-ta phải chịu trách nhiệm về những gì đã xẩy ra ở Manila mấy tháng trước. Muto xin ông đừng tới gặp địch, và nên rút sâu hơn nữa vào vùng rừng núi để đánh du kích. Yamashi-ta không nghe và quả nhiên bị địch giữ lại và đưa đi Baguio.


    Ngày 3 tháng Chín, trong Tòa nhà trước đây là dinh của Cao ủy Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân, một chiếc bàn dài được sửa soạn để biến thành trung tâm điểm của buổi lễ. Trên những cỗ ghế chạm trổ cầu kỳ, sĩ quan Hoa Kỳ ngồi chờ đợi. Trước mặt họ là Yamashi-ta, Tướng Muto và Đô đốc Okochi đứng yên trong mười phút dài dằng dặc. Rồi cửa mở và ba quân nhân Nhật thấy nhiều người nữa tiến vào phòng. Mắt Yamashi-ta gợn sáng vì ông nhận ra cái bóng ma từ thủa nào. Bóng ma đó là Tướng Percival từ Đông Kinh tới đây để chứng kiến cuộc ký kết. Từ lúc đó, Yamashi-ta không lúc nào để mắt thêm nữa tới Percival. Cùng với Percival còn có tướng Wainwright luôn luôn theo dõi mọi cử chỉ của ba người Nhật. Tướng Hoa Kỳ William Styer chấp nhận sự đầu hàng của Yamashi-ta một cách chính thức.


    Sau đó Styer tuyên bố: «Tướng Yamashi-ta, Đô đốc Okochi và những người khác bị bắt giữ làm tù binh»..


    Một quân cảnh Hoa Kỳ lấy ngón tay dí vào vai Yamashi-ta rồi chỉ về phía cửa. Yamashi-ta quay mình đi tới một cuộc sống giam cầm. Wainwright nhìn thấy nước mắt ông chảy dài trên má.


    Sau lễ ký đầu hàng Wainwright tới gần Styer và yêu cầu đối xử tử tế với Yamashi-ta.


    Trong ngày hôm đó con hùm xám Mã Lai bị đưa về nhốt tại trại giam Bilibid ở vùng ngoại ô Manila. Mấy ngày sau ông bị buộc 123 tội ác chiến tranh. Người ta lập tòa án để xử ông và ông bị kết án tử hình.

    Yamashi-ta là kẻ bại trận đầu tiên bị kẻ thắng mang ra xử. Nhiều người Hoa Kỳ sau này cho rằng đây chỉ là một hành động của bọn người muốn trả thù.


    ……………………….



    Ngày 8 tháng Chín, Đệ nhất Sư đoàn kỵ binh Hoa Kỳ mở đường tiến vào Đông Kinh. Theo lệnh của Tướng Eichelberger, Sugiyama đã rút hết binh sĩ Nhật về phía bắc thành phố. Bây giờ Tướng Mac Arthur đang trên đường đi tới tòa Đại sứ Hoa Kỳ để kéo lá cờ của nước ông ngay tại Trung tâm đế quốc Nhật Bản.


    Đô đốc Halsey có mặt bên cạnh viên Tư lệnh Tối cao Đồng minh. Tướng William Chase đi dẫn đầu sư đoàn đã từng giao phong với Nhật trong ba năm liền. Binh sĩ của ông trong buổi tiến quân này ăn bận rất tề chỉnh với giầy và mũ bóng lộng. Hàng cây số quân xa, súng ống và quân sĩ kéo vào Đông Kinh, thành trì cuối cùng của Đất nước Mặt Trời Mọc. Hoàng cung của nhà vua bị một đạo quân ngoại quốc bao vây. Lễ chào quốc kỳ của Hoa Kỳ cử hành tại Tòa Đại sứ trước Tướng Mac Arthur, bên cạnh có Đô đốc Halsey và Tướng Eichelberger.

    ..........................
    hk111333, ChuyenGiaNemDangthi96 thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    21.




    LỐI THOÁT CUỐI CÙNG



    Đông Kinh bị chiếm đóng. Chỉ ba mươi ngày sau khi bom nguyên tử nổ trên thành phố Nagasaki là lính Hoa Kỳ thuộc Đệ Nhất Sư Đoàn Kỵ Binh đã đi tuần tiễu trên đường phố thủ đô Nhật. Cuộc phiêu lưu của Quân Phiệt Nhật khởi sự từ ở Mãn Châu, qua Trân Châu Cảng đã dẫn đến ngày hôm nay với màn kết cuộc không tài nào tránh được.


    Đối với dân Nhật hậu chiến, tình trạng bị coi như là tuyệt vọng. Binh lính thuộc quân đội Hoàng Gia không có việc làm, và còn phải đối phó với cuộc thanh trừng của nhà cầm quyên chiếm đóng. Lính thủy không còn hải quân để phục vụ, và không có cả đến hy vọng. Tâm tư của nhiều người mơn trớn cái chết làm lối thoát cuối cùng.


    Đại tướng Anami đã tự sát để chuộc những lỗi lầm của Quân Phiệt. Đô đốc Onishi đã tự sát vì phải chịu thua trận. Tanaka cũng đã đi theo họ.


    Tại vùng ngoại ô Đông Kinh, viên tướng nổi tiếng nhất của Nhật Bản cân nhắc một sự lựa chọn khó khăn. Đại tướng Togo, kể từ khi bị lật khỏi ghế Thủ tướng vào tháng Bảy năm 1944, sống một cuộc đời ẩn dật trong hơn một năm qua. Khi Nhật Bản đầu hàng, Togo cảm thấy ông phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh Thái Bình Dương.


    Toàn thể dân Nhật đều tin Togo sẽ tự sát để hối lỗi về tình trạng thảm thương hiện tại. Chính ông là người đóng vai trò chủ chốt phát khởi chiến cuộc chiến tranh dẫn dân Nhật đến sự bại trận.


    Gia đình ông nhận được nhiều tiếng điện thoại gọi, khuyến cáo ông nên Harakiri. Ông bị giằng xé giữa truyền thống tự sát của Nhật, và một trách nhiệm khác. Cái chết đối với ông là một việc quá dễ dàng. Õng muốn nhận trách nhiệm và bây giờ có nghĩa nhận lãnh tất cả mọi sự thống trách về cuộc chiến này. Như vậy ông có thể rửa sạch tất cả mọi tội trạng mà người ta có thể qui về phía Hoàng Gia.


    Ngày 10 tháng Chín, nhiều thông tín viên ngoại quốc tới gặp ông trong lúc ông đang làm vườn. Ban đầu,ông tỏ vẻ khó chịu, nhưng sau đó ông tỏ thái độ cởi mở và thân thiện hơn. Ông xác định với họ rằng: chỉ có ông là người độc nhất chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh này. Ông không tự nhận là một chiến phạm và giải thích: «Người ta phải phân biệt một chiến phạm và một người lãnh đạo, đưa quốc gia vào một cuộc chiến được tin là có chính nghĩa. Giữa hai người đó có sự khác nhau, không thề lẫn lộn».


    Đến lúc này Bộ Tư lệnh Quân đoàn Tám Hoa Kỳ đóng tại Yokohama đã hoàn tất danh sách chiến phạm và bắt đầu hạ lệnh đi bắt họ. Togo có tên trong danh sách đó. Tuy sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm chiến tranh nhưng ông không muốn bị Hoa Kỳ bắt giam. Khi một toán binh sĩ Hoa Kỳ kéo tới nhà ông, Togo dùng súng sáu đề bắn vào ngực vào lúc 4 giờ 17 phút chiều ngày 11 tháng Chín.


    Phát đạn không trúng tim vì ông thuận tay trái và đã dùng tay trái để tự bắn vào ngực. Mặt Togo đẫm máu, đang hấp hối đã được bác sĩ quân y Hoa Kỳ đưa về quân y viện mới thiết lập ở Yokohama tận tình cứu chữa.


    Đêm hôm đó Tướng Eichelberger, Tư lệnh Quân đoàn Tám Hoa Kỳ đã đích thân tới một căn phòng của quân y viện để nhìn con người đã lao cả Á Châu vào khói lửa. Thấy Eichelberger, Togo cố hết sức ngóc đầu, không nổi, ông lại đặt đầu xuống gối và thì thầm: «Tôi muốn được chết. Tôi xin lỗi đã làm phiền quá nhiều».


    Tướng Eichelberger hỏi lại: «Ông muốn nói: làm phiền đêm nay hay làm phiền trong bốn năm qua».


    Togo trả lời: «Đêm nay». Rồi ông xin được biếu Eichelberger thanh trường kiếm của ông.


    Eichelberger ra lệnh cho các y sĩ phải sử dụng mọi phương tiện để cứu chữa cho Togo.

    …………………..
    hk111333ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong khi Togo tranh đấu để được chết, để khỏi phải bị đưa ra xét xử, và các y sĩ Hoa Kỳ nỗ lực để bắt ông phải sống thì trong một căn nhà ở Đông Kinh ba người đang ngồi dự tiệc. Một người là Tướng Sugiyama, Tham mưu trưởng quân đội Nhật khi xảy ra vụ Trân Châu Cảng. Tuy mang cái đầu sói và đôi mầu mắt hơi nặng, nhưng con người ông vẫn tràn đầy uy dũng. Bà vợ mới ngoài ba mươi tuổi đang ngồi kế bên ông. Nhân vật thứ ba dự bữa tiệc là Đại tá Kobayashi, người phụ tá được hai vợ chồng ông coi như người nhà. Họ trò chuyện sôi nổi về những việc mới xảy ra trong những ngày qua.


    Đối với vợ chồng Sugiyama thì đây là bữa ăn đoàn tụ cuối cùng, sau nhiều năm chung sống hạnh phúc. Mai đây Sugiyama sẽ tự sát, và vợ ông bằng lòng việc đó. Tuy hết mực thương yêu chồng nhưng bà nghĩ Sugiyama với cương vị một tướng lãnh cao cấp không thể kéo dài cái sống ở một nước Nhật bại trận, và đang bị địch quân chiếm đóng.


    Vừa nhấm nháp rượu saké, nhậu những món ngon miệng bầy trên bàn, ba người cùng nhẳc đến những kỷ niệm vui thú khi xưa.


    Đại tá Kobayashi giấu trong lòng một nỗi buồn riêng vì anh biết sự giằng xé diễn ra trong tâm tư tướng Sugiyama kể từ khi nhà vua tuyên bố đầu hàng.


    Bà Sugiyama đang thăm viếng bà con ở miền Nam Đông Kinh thì nhận được tin đầu hàng. Bà tức tốc trở về thủ đô để được ở bên chồngvì bà tiên liệu chồng bà chắc chắn sẽ tự sát.


    Khi bà về tới nhà, Tướng Sugiyama nồng nàn đón bà sau bao ngày xa cách và báo tin cho bà hay ông đã được nhà vua trao cho trách nhiệm xúc tiến cuộc giải ngũ đạo quân khu Đông Kinh. Nhà vua kêu gọi ông hãy quên tình cảm riêng để phục vụ dân tộc trong những ngày khó khăn sắp tới.


    Bà vợ ông bất mãn. Trong hai ngày liền bà nghĩ ngợi:«Bà không còn là vị phu nhân nổi tiếng đẹp, nồng nàn và có duyên. Đêm 17 tháng Tám khi chồng về đến nhà bà hỏi bằng một giọng gắt gỏng : «Đến bao giờ anh mới tự sát ?» Viên Đại tướng nhìn mặt vợ rất lâu và hiểu đây là câu hỏi mà bà đã nung nấu trong hai ngày qua. Ông nói: «Tôi có trách nhiệm đối với Hoàng thượng. Tôi cần phải sống để phục vụ ngài trong lúc này»..


    Bà vợ ông gằn mạnh: «Trách nhiệm bại trận thì ai chịu cho ông đây ? Trách nhiệm đó quan trọng hơn trách nhiệm đối với Hoàngthượng lúc này».


    Thế là đôi vợ chồng tranh cãi sôi nổi và họ cùng đi nằm trong bầu không khí căng thẳng.
    hk111333 thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sự tranh cãi đó kéo dài trong nhiều ngày kế tiếp. Sau khi gia nhân đã đi ngủ hết đêm nào người đàn bà đó cũng lại đòi hỏi chồng phai trả lời câu hỏi. Và đêm nào người chồng cũng tìm cách trì hoãn câu trả lời. Hàng xóm ghi nhận trong những ngày đó bà Đại tướng không thấy cười, mắt bà sâu, và luôn luôn đãng trí.


    Vào đêm thứ bảy kể từ ngày đầu hàng, bà lại tấn công ông trong phòng ngủ, và đêm nay bà quyết liệt nhắc lại câu hỏi: «Bao giờ anh mổ bụng?». Trong khi tướng Sugiyama bày tỏ quan niệm của ông về trách nhiệm của kẻ sống sót, thì bà nói thêm: «Tôi sẽ chết cho anh xem nếu anh không hara-kiri».


    Sugiyama giật bắn người. Vợ ông bây giờ đem cái chết ra đế cưỡng bách ông. Đây quả là đòn cuối cùng và ông đành chịu thua. Ông nhìn vợ rất lâu rồi dịu dàng nói: «Được rồi! Anh sẽ tự sát. Nhưng em phải hứa là sẽ không được nghĩ đến chuyện đó».


    Tuần lễ nay, giờ mới thấy bà mỉm cười với chồng.


    Ngày hôm sau, Tướng Sugiyama được thấy cái chết của Tướng Tanaka, và ông nghĩ: ông chết cũng là phải. Với quyết định đó, ông thi hành nhiệm vụ cuối cùng của ông một cách nhiệt thành. Đệ nhất quân đoàn trấn đóng quân khu Đông Kinh với đầy đủ võ khí nay được lệnh rút lui để cho quân lực Hoa Kỳ tới chiếm đóng. Đó là nhiệm vụ ông phải thi hành trước khi từ giã cuộc đời.


    Trong khi đó ông vẫn bị một hình ảnh ám ảnh day dứt. Mấy ngày trước đây, ông thấy vợ ông khâu hai chiếc Kimono trắng, thường dùng trong nghi lễ tự sát. Tuy đã có được lời hứa của vợ, nhưng hình ảnh hai chiếc Kimono đó vẫn không mấy lúc rời khỏi tâm trí ông.


    Ngày 5 tháng Chín, Tướng Sugiyama tới dự một cuộc họp quan trọng. Sau khi quân lực Hoa Kỳ đã đổ bộ lên Atsugi và Yokosuka, ông được mời tới bộ Tư lệnh của Trung tướng Eichelberger, Tư lệnh Quân đoàn Tám Hoa Kỳ.


    Tại đây ông chính thức ký kết sự đầu hàng quân đoàn của ông.


    Phản ứng đầu tiên của ông là từ chối, không phải vì ông chống đối đầu hàng mà vì Trung tướng Eichelberger ở dưới cấp bậc của ông. Sự tiếp xúc này là một sự sỉ nhục đối với ông. Chiến hữu phải xúm lại khuyên giải, và ông chỉ nghe lời khi họ vạch rõ : Eichelberger là Tư lệnh Quân lực Đồng minh tại vùng Đông Kinh.


    Trên đường đi Yokohama để gặp Eichelberger, ông tỏ vẻ buồn rầu vô hạn. Nhưng Eichelberger lại là một người hiền, bị lâm vào một công cuộc máu lửa và ác độc. Cảm thông sự sầu khổ của viên tướng Nhật, ông đối xử một cách hết sức lịch sự. Thái độ đó đã khiến cho Sugiyama cảm kích vô cùng và tận tụy phục vụ Hoa Kỳ.


    Sau khi hai bên đã thảo luận xong về những biện pháp thoái triệt quân lực Nhật ra khỏi quân khu Đông Kinh, Tưórng Eichelberger nói: «Tôi rất lấy làm tiếc chúng ta đã gặp nhau trong hoàn cảnh như thế này». Tướng Sugiyama cúi đầu rồi lặng lẽ bước ra khỏi phòng.


    Sáu ngày kế tiếp ông tạm gọi là những ngày vui vẻ. Nhiệm vụ chính thức ông thi hành một cách trôi chảy. Đời sống gia đình đã trở lại bình thường, bình thường như trước. Vợ chồng ông, không ai nói về chuyện tự sát nữa.


    Vào ngày 11 tháng Chín, đơn vị cuối cùng của Sugiyama đã rút về phía bắc Đông Kinh, ông được kể như là đã xong việc.


    Tới hôm đó, ông mời Đại tá Kobayashi tới dự tiệc, và ba người bàn tán về cuộc tự sát hụt của Togo, bàn tán về danh sách chiến phạm Nhật do Bộ Tư lệnh của Mac Arthur vừa công bố trong ngày. Chắc chắn ông sẽ có tên trong danh sách đó. Nhưng dù có hay không, ông cũng không cần biết đến nữa.

    Sáng hôm sau 12 tháng Chín 1945, Tướng Sugiyama tới văn phòng của ông tại bộ Chiến tranh. Vào lúc 10 giờ, ông kêu Đại tá Kobayashi tới và dặn dò: «Tôi nhờ anh giúp tôi một việc cuối cùng. Anh canh chừng bà vợ tôi giúp cho tôi. Tôi lo bà ấy có ý định tự tử. Anh khuyên giải bà ấy giúp tôi».


    Kobayashi tuân lời và lát sau anh đã tới nhà viên tướng chỉ huy của anh. Anh kể lại tất cả sự lo lắng của Sugiyama cho bà vợ ông hay.Bà cười vui vẻ và nói: «Đừng có lo! Tôi là một phụ nữ đứng tuổi, đâu có đủ sức làm chuyện đó. Một mình ông Sugiyama tự sát thế là đủ rồi».


    Anh trở lại bộ Chiến tranh và nhắc lại những lời đó với Sugiyama ngồi trên chiếc ghế lớn thở dài một cách bằng lòng. Sự lo âu cuối cùng trong đời là bà vợ, ông nói:«Kobayashi, cám ơn anh ! Mọi việc đối với tôi bây giờ đã xong xuôi cả rồi».


    Viên Đại tá bước ra khỏi văn phòng, rồi lặng người ngồi nghĩ đến hai con người mà anh kính mến nhất đời. Mười phút sau, nghe tiếng súng nổ, anh chạy về phía phòng Sugiyama để gõ cửa.


    Sau khi cởi chiếc áo khoác của sĩ quan, viên tướng Nhật ngồi xuống ghế. Ông quay mũi súng về phía ngực, bóp cò, rồi gục đầu xuống.


    Kobayashi ứa nước mắt rồi cầm khăn tay lau mặt Sugiyama đang đẫm mồ hôi, miệng lẩm bẩm :« Kobayashi đây ! Kobayashi đây ! » Sugiyama còn kịp gật đầu với anh trước khi từ trần.


    Một sĩ quan đến báo cho anh biết bộ Chiến tranh đã gọi điện thoại để báo tin cho bà Sugryama về cái chết của chồng. Bà chỉ hỏi lại một câu độc nhất: « Ông đã chết thật chưa ?». Đầu dây bên này trả lời chết thật, bà đã cắt ngay câu nói dở.


    Kobayashi chợt nhớ ra, và hốt hoảng lên xe chạy thẳng tới nhà Sugiyama. Người con gái nuôi đứng trong phòng khách với vẻ mặt đầy kinh hoàng. Anh không hỏi han gì, chạy thẳng vào phòng trong. Sau khi đẩy cánh cửa, anh biết anh đến đây là quá muộn.


    Bà Sugiyama sau khi đặt ống nghe đã trở vào phòng quì trước bàn thờ và cầu khẩn. Cầm thanh đoản kiếm thường dùng để hara-kiri, ba dí mũi kiếm về phía bụng áo kimono. Tay kia bà nâng ly, uống cạn. Bà ngã gục xuống bụng đè lên mũi kiếm, một giòng máu nhỏ tuôn chảy. Bà chết không phải vì mũi kiếm, mà vì chất cyanide đựng trong ly.


    Kobayashi quì bên, gọi tên bà nhưng không thấy trả lời.

    .........................................
    convitbuochk111333 thích bài này.

Chia sẻ trang này