1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

The fog of War: McNamara đã học được gì từ chiến tranh Việt Nam

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi KinTonTee, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KinTonTee

    KinTonTee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2002
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    The fog of War: McNamara đã học được gì từ chiến tranh Việt Nam

    ?oThe fog of WAR? (mây mù chiến cuộc) của đạo diễn Errol Morris dành được giải Oscar năm 2003 ở hạng mục phim tài liệu hay nhất. Qua bộ phim, nguyên bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ Robert Strange McNamara đã kể lại cuộc đời và sự nghiệp chính trị của mình trong giai đoạn lịch sử đặc biệt nhất của Hoa Kỳ từ Thế chiến 2, chiến tranh lạnh với Liên Xô, cuộc khủng hoảng tên lửa với Cuba, cho đến cuộc chiến tranh Việt Nam (nơi đã chôn vùi sự nghiệp của ông). McNamara cũng đã rút ra được 11 bài học xương máu, trong đó có nhiều bài học được rút ra từ cuộc chiến tranh Việt Nam.

    Ở bài học số 11 mang tiêu đề: Bạn không thể thay đổi được bản chất con người (You can''t change human nature), McNamara đã tâm sự với người xem như thể đây là những lời nói tâm huyết nhất của một con người trước khi từ giã cuộc sống.

    Tất cả chúng ta đều phạm sai lầm. Chúng tôi biết là chúng tôi đã phạm sai lầm. Tôi chẳng biết một vị chỉ huy quân đội nào thật thà đến mức nói là ông ta chưa từng gây ra một sai lầm nào cả. Có một câu thật tuyệt ?omây mù chiến cuộc?.

    Ý nghĩa của câu ?omây mù chiến cuộc? là chiến tranh quá phức tạp, nó vượt quá khả năng của con người trong việc lĩnh hội tất cả những biến chuyển của nó. Đánh giá của chúng ta, sự hiểu biết của chúng ta, đều không đủ. Và chúng ta giết người một cách không cần thiết?

    Wilson đã nói: ?oChúng ta sẽ chiến thắng để chấm dứt mọi cuộc chiến tranh?. Tôi không quá lạc quan và giản dị đến vậy để tin rằng chúng ta có thể loại bỏ chiến tranh. Chúng ta không thể thay đổi được bản tính con người trong một sớm một chiều. Không phải vì chúng ta không có lý trí. Chúng ta có lý trí. Nhưng lý trí có những giới hạn của nó.

    Tôi rất thích câu nói của T.S Eliot

    ?oChẳng thể cưỡng lại được việc khám phá
    Và ở cuối chặng đường khám phá
    Chúng ta lại trở về nơi chúng ta đã bắt đầu
    Và thấy đó là một nơi mới mẻ?.

    Giờ đây tôi bắt đầu có cảm giác như vậy.


    Cuối cùng McNamara, vị bộ trưởng lịch lãm, nổi tiếng với mái tóc chải gôm bóng mượt, nắm trong tay đội quân mạnh nhất thế giới, phải thừa nhận một cách chua chát rằng ?oNhiều người nghĩ tôi là một ********* đẻ (A lot of people think I''m a son of a bitch)?

    Dưới đây tôi trích ra một đoạn ?otranscript? của bộ phim. Đây là toàn bộ bài học số 7 của McNamara, và cũng là đoạn phim đề cập nhiều đến cuộc chiến tranh Việt Nam, bắt đầu từ sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Trong đó có một chi tiết rất thú vị, đó là vào năm 1995, McNamara đã đến Hà Nội, làm việc cùng Nguyên Bộ trưởng bộ Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch về mục đích cuộc chiến và bài học rút ra của cả 2 bên, trên bàn ăn Bộ trưởng Thạch đã giảng cho McNamara một bài học về lịch sử chiến tranh Việt Nam. Tôi xin để nguyên văn tiếng Anh để đảm bảo tính khách quan.


    Lesson #7: Belief and seeing are both often wrong.

    August 2, 1964

    On August 2nd, the destroyer Maddox reported it was attacked by a North Vietnamese patrol boat. It was an act of aggression against us. We were in international waters. I sent officials from the Defense Department out and we recovered pieces of North Vietnamese shells ? that were clearly identified as North Vietnamese shells ?" from the deck of the Maddox. So there was no question in my mind that it had occurred. But, in any event, we didn''t respond.

    And it was very difficult. It was difficult for the President. There were very, very senior people, in uniform and out, who said "My God, this President is" ? they didn''t use the word ''coward,'' but in effect ? "He''s not protecting the national interest."

    August 4, 1964

    Two days later, the Maddox and the Turner Joy, two destroyers reported they were attacked.

    Johnson: Now, where are these torpedoes coming from?

    McNamara: Well, we don''t know, presumably from these unidentified craft.


    There were sonar soundings, torpedoes had been detected ?" other indications of attack from patrol boats. We spent about ten hours that day trying to find out what in the hell had happened. At one point, the commander of the ship said, "We''re not certain of the attack." At another point they said, "Yes, we''re absolutely positive." And then finally late in the day, Admiral Sharp said, "Yes, we''re certain it happened."

    So I reported this to Johnson, and as a result there were bombing attacks on targets in North Vietnam. Johnson said we may have to escalate, and I''m not going to do it without Congressional authority. And he put forward a resolution, the language of which gave complete authority to the President to take the nation to war: The Tonkin Gulf Resolution.

    Now let me go back to the August 4th attack.

    August 4. 12:22 PM

    Admiral Sharp: Apparently, there have been at least nine torpedoes in the water. All missed.

    General Burchinal: Yup.

    Admiral Sharp: Wait a minute now. I''m not so sure about this number of engaged. We''ve got to check it out here.


    97 Minutes Later.

    Admiral Sharp: He [Admiral Moore] said many of the reported contacts with torpedoes fired appear doubtful. Freak weather effects on radar and overeager sonar men may have accounted for many reports.

    General Burchinal: Okay, well I''ll tell Mr. McNamara this.

    Admiral Sharp: That''s the best I can give you Dave, sorry.


    9 Minutes Later.

    Admiral Sharp: It does appear now that a lot of these torpedo attacks were from the sonar men, you see. And, they get keyed up with a thing like this and everything they hear on the sonar is a torpedo.

    General Burchinal: You''re pretty sure there was a torpedo attack, though?

    Admiral Sharp: Oh, no doubt about that?I think. No doubt about that.


    McNamara: It was just confusion, and events afterwards showed that our judgment that we''d been attacked that day was wrong. It didn''t happen. And the judgment that we''d been attacked on August 2nd was right. We had been, although that was disputed at the time. So we were right once and wrong once.

    Ultimately, President Johnson authorized bombing in response to what he thought had been the second attack ? it hadn''t occurred but that''s irrelevant to the point I''m making here. He authorized the attack on the assumption it had occurred, and his belief that it was a conscious decision on the part of the North Vietnamese political and military leaders to escalate the conflict and an indication they would not stop short of winning.

    We were wrong, but we had in our minds a mindset that led to that action. And it carried such heavy costs. We see incorrectly or we see only half of the story at times.

    EM (đạo diễn Errol Morris): We see what we want to believe.

    McNamara: You''re absolutely right. Belief and seeing, they''re both often wrong.

    Johnson: We Americans know although others appear to forget the risk of spreading conflict. We still seek no wider war.

    McNamara: We introduced what was called "Rolling Thunder," which over the years became a very, very heavy bombing program. Two to three times as many bombs as were dropped on Western Europe during all of World War II.

    This is not primarily a military problem. It is a battle for the hearts and the minds of the people of South Vietnam. That''s our objective. As a prerequisite to that, we must be able to guarantee their physical security.

    February 26, 1965.

    Johnson: We''re off to bombing these people. We''re over that hurdle. The game now is in the 4th quarter and it''s about 78 to nothing. I''m scared to death about putting ground forces in, but I''m more than frightened about losing a bunch of planes for lack of security.

    McNamara: So am I.


    March 6, 1965.

    Johnson: The psychological impact of "The Marines are coming" is gonna be a bad one. I know every mother is going to say, "Uh oh, this is it." What we''ve done with these B?"57s is just gonna be Sunday School stuff compared to the marines. My answer is "yes," but my judgment is "no."

    McNamara: All right, we''ll take care of it, Mr. President.

    Johnson: When are you going to issue the order?

    McNamara: We''ll make it late today so it''ll miss some of the morning e***ions. I''ll handle it in a way that will minimize the announcement.


    June 10, 1965

    McNamara: [General] Westmoreland recommended ad***ional 10 battalions, over and above the 13 you''ve already authorized. Something on the order of 45,000 men. I would recommend 5 battalions with the strength of about 25,000 men. Because in the back of my mind, I have a very definite limitation on commitment. And I don''t think the Chiefs do. In fact, I know they don''t.

    Johnson: Not a damn human thinks that 50,000 or 100,000 or 150,000 are gonna end that war. We''re not getting out, but we''re trying to hold what we got. And we''re doing a bad?we''re doing?we''re?we''re? (đoạn này McNamara nói lắp) we''re losing at the rate we''re going.

    Announcer: It was announced today that total American casualties in Vietnam now number 4877, including 748 killed.

    Harry Reasoner: Secretary of Defense Robert McNamara, on each of his seven inspection trips to Vietnam has found some positive aspect of the course of the war there.

    McNamara: The most vivid impression I''m bringing back is that we''ve stopped losing the war. The North Vietnamese today we believe have nine regiments of their regular army in South Vietnam.

    Announcer: Some of the men had little training in a state park in Kentucky before coming here. But it did not prepare them for the thicket of trees, spiked vines, thorn bushes, almost perpendicular cliffs, 90 degree temperatures, insects, and snakes

    Johnson: Now America wins the wars that she undertakes. Make no mistake about it. And we have declared war on tyranny and aggression. If this little nation goes down the drain and can''t maintain her independence, ask yourself what''s going to happen to all these other little nations.


    December 2, 1965.

    McNamara: I am more and more convinced that we ought to think of some action other than military action as the only program here. I think if we do that by itself, it''s suicide.

    I think pushing out 300,000, 400,000 Americans out there without being able to guarantee what it will lead to is a terrible risk at a terrible cost.

    Let me go back one moment. In the Cuban Missile Crisis, at the end, I think we did put ourselves in the skin of the Soviets. In the case of Vietnam, we didn''t know them well enough to empathize. And there was total misunderstanding as a result. They believed that we had simply replaced the French as a colonial power, and we were seeking *****bject South and North Vietnam to our colonial interests, which was absolutely absurd. And we, we saw Vietnam as an element of the Cold War. Not what they saw it as: a civil war.

    1995

    There aren''t many examples in which you bring two former enemies together, at the highest levels, and discuss what might have been. I formed the hypothesis that each of us could have achieved our objectives without the terrible loss of life. And I wanted to test that by going to Vietnam.

    The former Foreign Minister of Vietnam, a wonderful man named Thach said, "You''re totally wrong. We were fighting for our independence. You were fighting to enslave us."
    We almost came to blows. That was noon on the first day.

    "Do you mean to say it was not a tragedy for you, when you lost 3 million 4 hundred thousand Vietnamese killed, which on our population base is the equivalent of 27 million Americans? What did you accomplish? You didn''t get any more than we were willing to give you at the beginning of the war. You could have had the whole damn thing: independence, unification."

    "Mr. McNamara, You must never have read a history book. If you''d had, you''d know we weren''t pawns of the Chinese or the Russians. McNamara, didn''t you know that? Don''t you understand that we have been fighting the Chinese for 1000 years? We were fighting for our independence. And we would fight to the last man. And we were determined to do so. And no amount of bombing, no amount of U.S. pressure would ever have stopped us."
  2. optimize

    optimize Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Bài này tớ viết cũng lâu lâu, giờ post lại có sửa một chút. Nhân tiện các bạn nào điều kiện thì cũng nên đọc cuốn hồi ký của McNamara, In Retrospect, hình như cũng được dịch ra tiếng Việt rồi.
    The Fog of War
    Eleven Lessons from the Life of Robert S. McNamara
    Phim documentary, hình như được giải Oscar dành cho phim tài liệu năm ngoái về cuộc đời của McNamara, một người có vai trò đặc biệt trong cuộc chiến Việt Nam- cuộc chiến mà có thời được báo chí Mỹ gọi là McNamara''''s War.
    Phim kể về cuộc đời của McNamara bằng ngôn ngữ của ông. Khi trả lời phỏng vấn ông đã 87 tuổi nhưng khó có thể nhận ra được điều đó ở ông, một người có bề ngoài chỉ 70 tuổi với giọng nói rất rõ ràng, mạnh mẽ. Khác với Michael Moore, đạo diễn phim này không xuất hiện mà chỉ đôi lúc đặt ra các câu hỏi tương đối neutral và để cho McNamara tự nói về mình, có thể nói là tự dẫn chuyện kể về cuộc đời mình. Đó là cuộc đời của một người thành đạt từ rất sớm, trở thành assistant professor trẻ nhất ở Harvard, rồi chủ tịch đầu tiên của hãng Ford mà không xuất thân từ gia đình Ford trước khi được Kennedy mời làm Bộ trưởng quốc phòng và là người chịu trách nhiệm chính trong việc thiết kế cuộc chiến Việt Nam trong hai nhiệm kỳ Tổng thống của Kennedy và Johnson. Sau này khi bị Johnson đuổi việc, ông trở thành Chủ tịch Ngân hàng thế giới trong 13 năm.
    Gốc Ailen, bướng bỉnh và kiêu ngạo, thông minh, khôn ngoan, khó nắm bắt, cá tính phức tạp. Coi cuộc chiến là một sai lầm, ông tự đề cập tới những sự kiện như việc rải Agent Orange xảy ra trong thời kỳ ông làm Bộ trưởng quốc phòng, mượn lời của viên tướng bốn sao hiếu chiến và hiếu sát Le May (kẻ tàn sát 100.000 dân thường Tokyo trong một đêm và nổi tiếng với câu nói "đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá" trong chiến tranh Việt Nam), ông đồng ý là nếu phe đồng minh thất bại trong chiến tranh thứ Hai thì ông cũng có thể bị coi là tội phạm chiến tranh.
    Trong khi đó, ông né tránh trách nhiệm trực tiếp của mình trong chiến tranh Việt Nam, và đổ lỗi cho Tổng thống Johnson, khẳng định nếu như Kennedy còn sống sẽ không để chiến tranh leo thang như Johnson. Mặc dù là kiến trúc sư chính của Chiến tranh Việt Nam và tầm quan trọng đến nỗi cuộc chiến Việt Nam thời Johnson nhiều lúc được gọi là McNamara''''s war nhưng ông luôn tìm cách khẳng định mình chỉ là một người thừa hành, một viên chức giống như thời ông còn làm việc cho hãng Ford. Ông khôn khéo sắp xếp để tương phản Kennedy với Johnson, tướng hiếu chiến Cutis LeMay với tín đồ Quaker tự thiêu để phản đối chiến tranh Morrison để tự nhận mình cũng là người sensitive như Morrison và kể về việc mình cùng với Kennedy cứu thế giới khỏi việc huỷ diệt trong sự kiện tên lửa Cuba. Hai lần người xem thấy ông thể hiện sự xúc động trong phỏng vấn: khóc thực sự khi kể về cái chết của Kennedy và tỏ vẻ xúc động khi nhắc tới cái chết của Morrison. Tuy không thừa nhận lỗi lầm và tránh né các câu hỏi trực tiếp về cảm giác hối hận hay tội lỗi nhưng cũng có thể nhận thấy gánh nặng lương tâm đè nặng lên ông. Trong hai tiếng phim hình như chỉ có một lần duy nhất ông cười khi kể về kỷ niệm hồi tuổi thơ, mình đã vượt qua được bọn trẻ con người Chinese, Japanese và Jew để đứng đầu lớp.
    Ông cũng nói rất ít về vai trò của mình trong việc cổ vũ nước Mỹ bước vào chiến tranh Việt Nam, với những đánh giá tình hình rất lạc quan trước công chúng về chiến tranh (trong khi báo cáo private với Tổng thống thì lại khác hẳn) trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Sau này ông tỏ ra ngày càng thiếu tin tưởng vào chiến thắng của người Mỹ và do đó phải rút lui khỏi nội các của Johnson.
    Tuy có tránh né nhưng cũng phải thừa nhận là McNamara là viên chức cao cấp nhất trong chính quyền Mỹ thời chiến tranh dám đối diện với cuộc chiến nhiều u ám này một cách trực tiếp với cái nhìn cố gắng khách quan.
    Ông rút ra 11 bài học cho chiến tranh, mặc dù không phải là những bài học mới nhưng cũng thực sự đáng xem xét (các chữ trong ngoặc là comments của tớ).
    1. Empathize with your enemy
    (Trường hợp này, người Mỹ đã không đặt mình vào vị trí người Việt Nam và không chịu hiểu người Việt)
    2. Rationality will not save us
    (Những người rational nhất vẫn có thể bị lôi cuốn làm những chuyện absurd nhất. Ví dụ là hội cố vấn của Jonhson trong đó có McNamara mà người Mỹ vẫn gọi là The Best and The Brightest bao gồm toàn các chuyên gia cực kỳ thông minh và thành đạt trong nhiều lĩnh vực).
    3. There is something beyond yourself
    (Don''''t shoooot me. I''''m just an executive, not a war crimer!!!)
    4. Maximize efficiency
    (McNamara vốn là chuyên gia thống kê và nhà quản trị kinh doanh)
    5. Proportionality should be a guideline in war
    (Vẫn là nguyên tắc thống kê, có điều là tỷ lệ này không đúng với người Việt như người Mỹ nghĩ, chưa kể các sai số trong body counting)
    6. Get the data
    (Vâng, nhưng liệu bạn có tin vào các số liệu khi nhìn thấy chúng không. Hay bạn chỉ nhìn thấy những gì bạn muốn nhìn thấy?)
    7. Belief and seeing are both often wrong
    (Và vấn đề tồi tệ sẽ xảy ra khi bạn lấy belief làm định hướng và bắt seeing phải nhất trí với nó).
    8. Be prepared to reexamine your reasoning
    9. In order to do good, you may have to engage in evil.
    And also, how much evil is necessary.
    (Liệu mục đích có thực sự biện minh cho phương tiện không?)
    10. Never say never
    (Nguyên tắc muôn đời trong chiến tranh và cả trong chính trị. Có điều người Mỹ tuy là một dân tộc thực dụng nhất, vẫn từ chối chấp nhận nguyên tắc này cho tới khi không thể ngừng được).
    11. You can''''t change human nature
    (Nhưng bạn có thể học cách hiểu nó).
    Một bộ phim rất đáng xem để hiểu thêm về chiến tranh Việt Nam, về ranh giới giữa cái thiện và cái ác, về mục đích và phương tiện, về những tai hoạ có thể mang lại cho con người xuất phát từ sự kiêu ngạo, không hiểu biết nhau, sự đơn giản hoá và lý tưởng hoá. Cụ thể hơn, đó cũng là chân dung về một con người cùng những hoàn cảnh của anh ta, người đã đóng vai trò không nhỏ trong cuộc chiến tranh bi thảm kéo dài hàng chục năm, mang lại cái chết cho bốn triệu người Việt và hơn 50.000 người Mỹ, cùng với hàng triệu người Việt bị tàn tật hay phải bỏ quê hương xứ sở...
    Được optimize sửa chữa / chuyển vào 01:49 ngày 11/01/2006

Chia sẻ trang này