1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế giới bên kia - Có hay không?

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi HanDiep, 11/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dory_and_sadness_123

    dory_and_sadness_123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    0
    Cha biết rằng mọi ý nghĩ, tư tưởng, hành động đều có những rung động riêng và được lưu trữ lại trong ta như một cuốn sổ. Dĩ nhiên khi sống ở cõi trần, con người quá bận rộn với sinh kế, những ưu phiền của kiếp nhân sinh, không ý thức gì đến nó nên nó khép kín lại; nhưng khi bước qua cõi bên này thì nó từ từ mở ra như những trang giấy phô bày rõ rệt trước mắt. Nhờ vậy mà cha biết rõ rằng hạnh phúc hay khổ đau cũng đều do chính ta tạo ra và lưu trữ trong mình. Cuốn sổ lưu trữ này là bằng chứng cụ thể của những đời sống đã qua và chính nó kiểm soát tần số rung động của mỗi cá nhân. Tùy theo sự rung động mà mỗi cá nhân thích hợp với những cảnh giới riêng và sẽ sống tại đó khi bước qua cõi giới bên này. Do đó, muốn được thoải mái ở cõi bên này, các con phải biết chuẩn bị. Cha mong các con hãy bắt tay vào việc này ngay. Các con hãy rán làm những việc lành, từ bỏ những hành vi bất thiện. Khi làm bất cứ việc gì, các con hãy suy gẫm xem hậu quả việc đó như thế nào, liệu nó có gây đau khổ hay tổn thương cho ai không? Đừng quá bận rộn suy tính những điều hơn lẽ thiệt mà hãy tập quên mình. Đời người rất ngắn, các con không có nhiều thời giờ đâu.
    Khi còn sống, đã có lúc cha dạy các con phải biết đầu tư thương mại để dành tiền bạc vào những trương mục tiết kiệm, những bất động sản, những chứng khoán... nhưng bây giờ cha biết rằng mình đã lầm. Một khi qua đến bên đây, các con không thể mang nhũng thứ đó theo được. Danh vọng, địa vị, tài sản vất chất chỉ là những thứ có tính cách tạm bợ, bèo bọt, đến hay đi như mây trôi, gió thổi, trước có sau không. Chỉ có tình thương mới là hành trang duy nhất mà các con có thể mang theo mình qua cõi giới bên này một cách thoải mái, không sợ hư hao mất mát. Tình thương giống như đá nam châm, nó thu hút những người thương nhau thực sự, để họ tiến lại gần nhau, kế hợp với nhau. Nó là một mãnh lực bất diệt, mạnh mẽ, trường tồn và chính nhờ lòng thương này mà người ta có thể tìm gặp lại nhau trải qua không gian hay thời gian. Chắc hẳn các con nghĩ rằng người cha nghiêm nghị đầy uy quyền khi trước đã trở nên mềm yếu chăng? Này các con, chỉ khi nào buông xuôi tay bước qua thế giới bên này, các con mới thực sự kinh nghiệm được trạng huống của mình, tốt hay xấu, hạnh phúc hay đau khổ, thích hợp với cảnh giới thanh cao tốt lành hay những nơi chốn thấp thỏi xấu xa. Hơn bao giờ hết, cha xác định rằng điều cha học hỏi nơi đây là một định luật khoa học thật đơn giản mà cũng thật huyền diệu. Nó chính là cái nguyên lý trật tự và điều hòa hằng hiện hữu trong vũ trụ. Sự lựa chọn để sống trong cảnh giới mỹ lệ đẹp đẽ hay tăm tối u minh đều do những tần số rung động của mình mà ra cả và chính mình phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình hay lựa chọn những nơi mà mình sẽ đến.
    Khi còn sống cha tin rằng chết là hết, con người chỉ là sự cấu tạo của các chất hữu cơ hợp lại, nhưng hiện nay cha biết mình đã lầm. Cha không biết phân biệt phần xác thân và phần tâm linh. Sự chết chỉ đến với phần thân xác trong khi phần tâm linh vẫn hoạt động không ngừng. Nó đã hoạt động như thế từ thuở nào rồi và sẽ còn tiếp tục mãi mãi. Hiển nhiên các nhân của cha không phải là cái thể xác đã bị hủy hoại kia mà là phần tâm linh vẫn tiếp tục hoạt động này, do đó cha mới cố gắng liên lạc với các con để hoàn tất điều mà cha đã hứa với các con khi xưa. Cha nghiệm được rằng sự sống giống như một giòng nước tuôn chảy không ngừng từ nơi này qua nơi khác, từ hình thức này qua hình thức khác. Khi trôi chảy qua những môi trường khác nhau nó sẽ bị ảnh hưởng những điều kiện khác nhau; và tùy theo sự học hỏi, kinh nghiệm mà nó ý thức được bản chất thiêng liêng thực sực của nó. Cũng như sống biển có đợt cao, đợt thấp thì đời người cũng có những lúc thăng trầm, khi vinh quang tột đỉnh, lúc khốn cùng tủi nhục, nhưng nếu biết nhìn lại toàn vẹn tiến trình của sự sống thì kiếp người có khác chi những làn sóng nhấp nhô, lăng xăng trên mặt biển đâu! Chỉ khi nào biết nhận thức về bản chất thật sự của mình vốn là nước chứ không phải là sóng thì các con sẽ ý thức được tính cách trường cửu của sự sống. Từ đó các con sẽ có một quan niệm rõ rệt rằng chết chỉ là một diễn tiến tất nhiên, một sự kiện cần thiết có tính cách giai đoạn chứ không phải một cái gì ghê gớm như người ta thường sợ hãi. Điều cần thiết không phải là trốn tránh sự chết hay ghê tởm nó, nhưng là sự chuẩn bị cho một sự kiện tất nhiên phải đến một cách thoải mái, ung dung vì nếu khi còn sống các con đã đem hết khả năng và phương tiện của mình để giúp đời, để yêu thương mọi loài thì lúc lâm chung, các con chẳng có gì phải luyến tiếc hay hổ thẹn với lương tâm cả. Trước khi từ biệt các con, cha muốn nói thêm rằng hiện nay cha đang sống một cách thoải mái, vui vẻ và an lạc chứ không hề khổ sở.
    Sưu tầm
  2. dory_and_sadness_123

    dory_and_sadness_123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    0
    Cả nhà nên xem cái này . Hình ảnh trung thực rõ nét bằng điẹn thoại di động .

    Video tài liệu về Ma. trong nghĩa trang
    http://www.youtube.com/watch?v=EbHFQaCFvNw
  3. dory_and_sadness_123

    dory_and_sadness_123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Cách đây 3 hôm, người dân Novorossijsk (Nga) được phen rợn tóc gáy khi băng qua xa lộ Seven Winds Pass, nơi cửa ngõ dẫn vào thành phố: có một hồn ma mặc váy cưới trắng toát thơ thẩn hiện về. Theo đồn đại, cô gái ấy bị đâm chết cách đây 50 năm, vào đúng ngày cử hành hôn lễ.

    Dân quanh vùng, những người đi hái nấm, rồi cả lái xe tình cờ đi ngang qua vùng ngoại ô heo hút Novorossijsk - trong số đó không ít người đã quả quyết như đinh đóng cột: họ tận mắt nhìn thấy hồn ma đứng bên vệ đường. Thậm chí như báo Komsomolskaya đưa tin hôm thứ Hai (18/12), một cô gái đã chụp lại được hình ảnh ?oma váy trắng? bằng điện thoại di động.
    ?oHôm ấy, tôi và đám bạn trở về nhà khi trời đã khá muộn. Để cho đỡ buồn, tôi lôi máy điện thoại ra hí hoáy với mấy chức năng chụp ảnh. Đột nhiên chúng tôi nhìn thấy một người phụ nữ mặc váy cưới trắng toát đứng bất động bên vệ đường. Người cô ấy có thể nhìn thấu qua. Tôi sợ cứng họng lại, nhưng tay thì vẫn nhấn nút chụp theo quán tính? - Anna Lapina 17 tuổi kể lại.
    Không chỉ Anna, mà tất cả đám thanh niên ngồi trong xe đều trông thấy hồn ma rõ mồn một.
    Những người già trong thị trấn còn nhớ, đó là hồn ma của một cô gái chết cách đây hơn nửa thế kỷ. Năm 1950, bi kịch xảy đến với cô vào đúng ngày làm đám cưới: một gã si tình trong men say điên loạn đã dùng dao đâm chết cô dâu, ngay trước sự chứng kiến ngỡ ngàng của tất cả người thân và quan khách.
    Kể từ sau tai họa đó, thị trấn Novorossijsk đối mặt với đủ loại tai ương: số lượng tai nạn giao thông tăng chóng mặt, các nhà hàng, khách sạn, các tụ điểm vui chơi quanh đó ngậm ngùi đóng cửa bởi hàng trăm đồn đãi hư thực về ?oma nữ? làm sởn gáy khách hàng.
    Rùng rợn hơn, đám bạn bè người thân của cô dâu có mặt trong buổi lễ hôm ấy lần lượt ra đi cùng với những cái chết bí hiểm. Chú rể tự sát chẳng rõ nguyên nhân.
    Theo ông Igor Vinokurov, đồng chủ tịch Ủy ban Khoa học thông tin Năng lượng sinh học và Sinh thái học quốc tế: ?oma?- theo cách gọi dân dã thông thường - được các nhà nghiên cứu siêu thực chia thành 4 loại chính. Trường hợp ?oma mặc váy cưới? ở thị trấn
    Novorossijsk như trên thuộc vào loại thứ tư, gọi là ?obóng ma lĩnh hội tập thể?, bởi chúng được chứng kiến bởi nhiều người vào cùng một thời gian, một địa điểm.
    Hải Minh
    Theo Interfax
  4. dory_and_sadness_123

    dory_and_sadness_123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    0
    20. Bóng ma ở cung Hampton
    Cung điện Hampton Court được xây dựng năm 1525 bên dòng sông Thames yên ả, cách trung tâm thành phố Luân Đôn 10 dặm về phía Tây. Đây đã từng là một trong ba cung điện yêu thích nhất của vua Henry VIII, tuy nhiên sau cái chết của nàng Jane Seymour - người vợ yêu thứ 3 đã bỏ mạng trong lúc sinh nở, cung điện bị ?othất sủng? và trở nên quạnh quẽ dần.

    Camera chống trộm đã ?ovô tình? ghi lại hình ảnh này trong một buổi chiều chạng vạng tối. Không ai có thể lý giải hay khẳng định bóng hình kia là gì, và thế là người ta càng tin linh hồn Jane Seymour là có thật.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG][​IMG]
  5. dory_and_sadness_123

    dory_and_sadness_123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    0
    xì pam thế thoai . hí hí hí
  6. duongmeo

    duongmeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2005
    Bài viết:
    885
    Đã được thích:
    0
    Tìm hài cốt nhờ gọi hồn
    Thắp hương và đốt nến xong, Bích Hằng thành kính chắp tay trước ngực, khấn mời cô Khang bằng một giọng nhỏ nhẹ rồi quay sang nói với GS Phương: "Ở căn phòng này bác không thờ cúng bao giờ, có thể vong linh cô Khang sẽ khó về". Nghe vậy, GS đâm hoang mang. Đúng là căn nhà này, GS chưa thờ cúng ai bao giờ, thậm chí 10 năm nay, ông không ở đây vì đã bàn giao cho con. Bên cạnh, Bích Hằng vẫn chăm chắm nhìn tấm ảnh cô Khang. Một phút chờ đợi chậm chạp trôi. Hai phút... Rồi ba phút. Chợt Bích Hằng reo khẽ: "Cháu chào cô ạ! Cháu là Phan Thị Bích Hằng. Bác Trần Phương có nhờ cháu mời cô về để hỏi xem hài cốt cô hiện ở đâu ạ?...". Nói đoạn, Bích Hằng vội quay sang GS Trần Phương, hạ giọng nói: "Cháu nhìn thấy một thanh niên đi cùng với cô Khang". GS Trần Phương cố đoán xem người đàn ông ấy là ai trong khi Bích Hằng vẫn chăm chú lắng nghe, thỉnh thoảng lại "Vâng! À thế ạ... cô Ngân hay là cái gì Ngân ạ?...". Một lúc sau, Bích Hằng quay sang GS Phương nói: "Cô Khang bảo người thanh niên đi cùng em chính là anh Sơn đấy. Anh ấy vẫn thường xuyên đến thăm em". GS Phương giật mình. Người anh ruột hơn GS Phương 4 tuổi nhưng cũng là người bạn, người đồng chí thân thiết, anh từng là Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ Hưng Yên, Sơn Tây, Hà Đông (cũ). Rồi khi thành lập Đại đoàn 320, anh được điều lên làm Trưởng Ban Tuyên giáo của Đại đoàn. Anh hy sinh trong chiến dịch Hà Nam Ninh.
    Gặp người anh trai
    Bích Hằng nói tiếp: "Anh không có duyên rồi. Đi tìm em, đối mặt với em rồi mà không đến được với em. Từ hôm anh đến, mấy chị em trong đội du kích Hoàng Ngân cứ bảo: sao lâu quá không thấy anh Phương trở lại. Chỗ em nằm chỉ cách chỗ anh đào ba sải chân ra phía bờ ao thôi". GS Phương vội ngắt lời: "Vậy em nằm trên vườn hay dưới ao?". Cô Khang bảo (qua Bích Hằng. Từ đây gọi là cô Khang - PV): "Đến bờ ao cũng còn ba bước chân nữa, phía trên em chừng 2m là chị Nguyễn Thị Bé, đội viên Đội du kích Hoàng Ngân, quê ở ngay làng La Tiến. Cũng cách chừng 2m về phía Đông là một người đàn ông, bị bắt từ Hải Dương về, em không biết tên. Hai người bị giết cùng một ngày với em. Chúng cột tay chúng em lại rồi vứt xác xuống sông vào nửa đêm. Dân phòng ta có đi tìm nhưng không thấy. Mãi mấy ngày sau, xác mới nổi lên. Dân vớt được, đưa về đây chôn nên ba mộ gần sát nhau, gần như nằm trên một đường thẳng. Xa hơn, còn mấy người nữa. Chỗ này cả thảy 7 người cơ". GS Phương hỏi: "Chôn em có quan tài không?". Cô Khang cười buồn: "Mấy người nổi lên trước thì dân còn cho được manh chiếu mà bó, còn nổi lên sau thì đến manh chiếu cũng không có, nói gì đến quan tài".
    Qua Bích Hằng, cô Khang chỉ dẫn tỉ mỉ chỗ cô nằm với các đặc điểm về cây cỏ xung quanh. GS Phương nhận ra ngay vì đó là cây nhãn giáp với nhà bà Nhờ, bữa trước ông đã ngồi ở đó để theo dõi việc đào mộ. GS Phương hỏi: "Em có biết chỗ em nằm thuộc về đất của nhà ai không?". Cô Khang đáp: "Em cũng không biết nữa. Địch đánh em gãy xương sườn, gãy xương cánh tay và xương đòn tay bên phải, gẫy hai chiếc răng nanh ở hàm trên bên phải, dập gò má bên trái. Xương cốt hiện nay vẫn còn nhưng đã mủn vì chôn có quan tài đâu, nên khi đào anh phải cẩn thận, chỉ cần xúc một xẻng đất là nó vỡ ra ngay, anh chú ý ở tay em vẫn còn cái còng bằng sắt. Địch khoá tay em vào tay người đàn ông bị bắt ở Hải Dương bằng cái còng ấy. Răng hàm dưới đã rụng, nhưng rất may, hàm trên vẫn còn nguyên vẹn. Ở đấy có mấy anh chị, nếu anh có đào nhầm sang mộ người khác thì vẫn có thể nhận ra ngay. Ngày xưa, mọi người hay trêu em là có hàm răng đẹp nhất, trắng nhất, tươi tắn nhất đội du kích. Nhưng bây giờ răng em đã chuyển sang màu đen rồi, đen xỉn ấy do bùn lâu năm ngấm vào chứ không phải đen hạt na đâu".
    GS Phương hỏi: "Nếu tìm được hài cốt em thì đưa về quê mình, cạnh mộ bố mẹ hay đưa về nghĩa trang liệt sĩ huyện, nơi anh Sơn đang nằm?". Cô Khang đáp: "Mẹ bảo em, con là phận gái, chết trẻ, không chồng con gì, về với bố mẹ để sau này cháu chắt cùng thăm viếng, hương khói cho con. Nhưng anh Sơn thì bảo: Em là Đội trưởng Đội nữ du kích Hoàng Ngân, em cứ về nghĩa trang liệt sĩ cho có anh có em. Tổ quốc ghi công mình cơ mà. Anh Sơn hôm nay cũng về với em đấy". GS Phương im lặmg rút từ trong túi ra một bức ảnh, đưa cho Bích Hằng. Nhìn qua, Bích Hằng bảo: "Đúng đây là ảnh bác Sơn rồi. Nhưng trông bác già và gầy hơn trong ảnh". GS Phương gật đầu xác nhận. Bức ảnh chụp từ năm 1948, khi anh Sơn đang công tác ở Sơn Tây nên trông rất điển trai.
    Anh Sơn trách GS Phương: "Chú đi tìm em Khang mà chẳng nói với anh một câu, lần sau, chú báo trước cho anh, anh sẽ đến dẫn đường cho chú đến tận nơi. Ai khoanh cho chú chỗ ấy là họ hiểu biết đấy. Cũng may mà khúc sông ấy hơi cong lại, xác em mình mới dạt vào. Nếu không, đã trôi tuột mất rồi. Mẹ khóc thương em Khang nhiều lắm. Cứ muốn đưa về bên mẹ để mẹ ôm ấp. Nhưng anh lại khuyên em Khang về nghĩa trang liệt sĩ vì ở đấy là vinh dự của em mình, của cả gia đình mình cơ mà. Tổ quốc ghi công mình, đời đời nhân dân thắp hương cho mình chứ đâu chỉ có con cháu trong gia đình. Vả lại, đời anh chị em mình đã vậy chứ đến đời thằng An thì nó còn biết gì". GS Phương lại giật mình. An là con đẻ của ông, 10 năm sau khi anh Sơn hy sinh, An mới ra đời.
    "Hôm chú đi tìm mộ em Khang, anh cũng có theo dõi. Chú đào xuyên đến cả lớp đất nguyên thuỷ. Em Khang đâu có nằm sâu thế. Chỉ hơn 1m là đến lớp cát đen rồi, em mình chỉ nằm ở tầm ấy thôi. Lần này đào tiếp, chú để ý sẽ thấy một thanh củi mục. Thực ra, đó là cái cán thuổng mà người đào huyệt đã đánh gãy vứt lại đó, vô tình như đánh dấu cho mình". GS Phương hỏi: "Anh bảo sẽ dẫn đường cho em. Vậy làm cách nào mà em nhận biết được?". Anh Sơn: "Anh không thể nắm tay em mà dẫn đi như người trần được. Nhưng anh sẽ sai khiến một con vật nào đó như con ong, con **** chẳng hạn, dẫn đường cho chú. Làm việc này đối với người âm bị khó đấy, nhưng anh sẽ cố. Khi thấy con vật, chú gọi nó lại rồi đi theo nó, đến chỗ nó đậu. Hôm nào đi, chú mua ít hoa quả thắp hương mời chị em. Người ta chết cùng nhau, mình chỉ hì hục đào tìm em mình thì người ta cũng tủi. Phía trên mộ em Khang là mộ chị liên lạc, cấp dưỡng cho đội du kích, người địa phương, nên báo cho gia đình chị ấy biết mà đến tìm. Chú kiếm cho anh mấy bao thuốc CAPSTAN để anh mời anh em".
    GS Phương hỏi đôi điều về "đời sống" của anh Sơn và cô Khang. Cô Khang bảo: "Có lần em về thăm chị Nghĩa mà không vào được, chỉ đứng ngoài nhìn vào" (Chị Nghĩa là chị cả của gia đình GS Trần Phương - PV). Anh Sơn vội giải thích: "Em Khang bị chết trôi sông. Đã có ai bắc cầu đâu mà hễ nhớ chị nhớ em thì đến chỗ nào cũng được. Bây giờ, cuộc trò chuyện ở đây tạm kết thúc. Cô Khang đi với anh đến nhà Quỳnh chơi" (Quỳnh là em út của GS Phương - PV). Nói rồi, anh Sơn biến mất. Cuộn băng ghi âm 90 phút cũng vừa vặn hết.
    Sau này, GS Phương đã nghe đi nghe lại cuộn băng ghi âm nhiều lần. Qua những tên người trong gia đình được nhắc đến một cách ngẫu nhiên, qua cách xưng hô, sự hiểu biết tính cách từng người còn sống, cách xử sự và tâm tư tình cảm của người nói, GS Phương tin chắc rằng đó là vong linh của anh Sơn và em Khang. Người khác, dù biết rõ gia đình GS đến mấy, cũng không thể sáng tác ra một kịch bản như thế, huống hồ Bích Hằng là người hoàn toàn xa lạ, lần đầu tiên được gặp GS. Song, điều khiến GS băn khoăn là: "Nếu đúng là khi người ta chết đi, vẫn còn lại một cái gì đó mà người đời thường gọi là linh hồn thì linh hồn là gì? Nó phải tồn tại dưới một dạng vật chất nào đó thì Bích Hằng mới có thể nhìn thấy và nhận diện qua ảnh. Phát ra tiếng nói qua một tần số nào đấy thì Bích Hằng mới có thể nghe thấy và nói lại cho tôi nghe. Đối với tôi, nó là vô hình, nhưng đối với Bích Hằng, nó là hữu hình. Đối với tôi, nó là câm lặng, nhưng đối với Bích Hằng, nó lại phát ra âm thanh với đầy đủ những sắc thái sống động của của tình cảm tư duy, hệt như tiếng nói của người đang sống. Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là: Nếu linh hồn là một dạng vật chất có hình thù và khả năng phát ra âm thanh thì, theo cách nói của triết học, nó thuộc phạm trù tồn tại mang tính khách quan chứ không thuộc phạm trù ý thức mang tính chủ quan. Nhận biết được có hay không là tuỳ khả năng của từng người. Đối với những gì mà ta chưa có khả năng nhận biết được mà đã vội vứt vào sọt mê tín dị đoan thì khoa học còn việc gì để nghiên cứu? Lâu nay, tôi cứ đinh ninh cho mình là hoàn toàn duy vật, hoá ra chính mình lại có phần duy tâm, chủ quan, cái gì mình cho là nó tồn tại thì nó tồn tại. Cái gì ta cho nó là không tồn tại thì nó không tồn tại, nó chỉ là mê tín dị đoan".
    Điều kỳ thú là thông tin do Bích Hằng cung cấp về vị trí hài cốt lại trùng khớp với tấm sơ đồ do nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã vẽ trước đây nên GS Phương vô cùng háo hức, coi đây là dịp để kiểm nghiệm lại "cái trận đồ bát quái" của anh. Hy vọng xen lẫn hoài nghi, ông nóng lòng chờ ngày hẹn Bích Hằng về La Tiến. Cuối cùng, ngày hẹn được ấn định: 17/8/1999.
    Chuẩn bị cho cuộc tìm mộ mới
    Ngày 13/8/1999, tức 4 ngày trước khi cuộc đào mộ, GS Phương cử người em ruột là chú Quỳnh cùng anh Tân Cương về La Tiến làm một số công việc chuẩn bị. Trên đường đi, anh Tân Cương gọi điện thoại cho nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã, thông báo toàn bộ sự việc. Biết tin Bích Hằng vào cuộc, anh Nhã rất mừng. Từ TP Hồ Chí Minh, anh cho một tín hiệu: "Khoảng 10 giờ sáng, sẽ có hai con **** màu sắc sặc sỡ bay lượn quanh mộ rồi đậu lại. Hãy đánh dấu lấy chỗ đó".
    Đến nhà ông Điển, đúng 10 giờ, anh Tân Cương ra vườn ngồi chờ dưới gốc nhãn. Bỗng hai con **** đen đốm hoa từ đâu bay tới, lượn tung tăng. Anh Tân Cương nín thở dán mắt nhìn. Rồi một con bay đi, một con đậu lại trên cành nhãn. Anh Tân Cương vội chạy lại, chiếu thẳng từ cành nhãn xuống đất, cắm một cây que đánh dấu. Cây que cách chỗ đặt quả trứng bữa trước 2m ra phía bờ ao. Ông Điển đứng bên tường hoa theo dõi, tủm tỉm cười. Lúc vào nhà uống nước, ông mới kể: sau lần đào bới trước, không thấy, ông có mời một nhà ngoại cảm về xem, ông chỉ mộ cô nằm đúng vào vị trí của cây que đó.
    Rời nhà ông Điển, anh Tân Cương đến thẳng UBND xã để điều tra xem trong danh sách liệt sĩ, có ai là Nguyễn Thị Bé không. Tìm đi tìm lại đống sổ sách, lần hỏi từng cụ già trong làng mà chẳng ai biết cái tên như thế. Điều đó lại khiến GS Phương hoang mang. Vậy là em Khang nói sai? Cả anh Sơn nữa. Anh còn nói cụ thể chị Bé là liên lạc, cấp dưỡng của Đội nữ du kích Hoàng Ngân nữa cơ mà? Chẳng nhẽ người nói chuyện với mình bữa trước không phải là em Khang, anh Sơn?
    Cuối cùng, ngày 17/8/1999 cũng đến. Đêm hôm trước, GS Phương không sao chợp mắt được. Lòng dạ cứ bồn chồn. Ruột nóng như người hơ lửa. Nửa đêm, ông lụi cụi dậy thắp hương, báo cáo với anh Sơn việc tìm em Khang ngày mai. Ông vừa khấn vừa run. Đây có lẽ là lần đầu tiên trong đời, vị GS tóc hoa râm mới tự mình làm cái việc tâm linh huyền bí đó.
    S­ưu tầm!
    Híc, tui thì tin 1/2!
  7. erasmus

    erasmus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0

    chưa đi bao giờ nên ko dám khẳng định , ai đi rồi về nói mọi người cái coi sao
  8. saphiaden

    saphiaden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2007
    Bài viết:
    4.050
    Đã được thích:
    0
    tin chứ....
    có thiệt mờ lị....sau này lên trơừ k bít mình có đc sứong như ở duới này k nhỉ
  9. LeVietHungChamCom

    LeVietHungChamCom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Mình tin và có thế giới thực - chúng ta đang sống gọi là dương, thì cũng có thế giới ảo - của những người đã chết - gọi là âm.
  10. sieucun1

    sieucun1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2007
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    Thử đi xem nó thế nào !
    Chứ tớ thì tớ chịu ồi !

Chia sẻ trang này