1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế giới động vật xung quanh ta!!!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi orange-outan, 22/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. orange-outan

    orange-outan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2001
    Bài viết:
    1.407
    Đã được thích:
    0
    Thế giới động vật xung quanh ta!!!

    Phát hiện một giống cá sấu hang động tại châu PhiMột giống cá sấu hang động chưa bao giờ được nhìn thấy bên ngoài sa mạc Sahara đã được phát hiện tại một nước châu Phi xa xôi, Mauritania.
    Một nữ sinh viên học lấy bằng tiến sĩ của ĐH Ulster, Anh, đã tìm thấy loài cá sấu này trong các hang động và ao tù khô cạn theo lời chỉ dẫn của những người bộ lạc. Tara Shine, 29 tuổi, theo đuổi dự án tình nguyện này hơn hai năm qua. Cô cho biết đây là một hiện tượng lạ chưa từng được ghi nhận trước đây về loài cá sấu sông Nile. Cô tin rằng loài bò sát này đã thích nghi được với điều kiện khí hậu thất thường và khô cằn từ 5.000 - 8.000 năm qua tại đây.
    Những con cá sấu tại đây nhỏ hơn nhiều so với các giống khác được ghi nhận. Chúng chỉ dài khoảng 2m và không hung dữ như những người anh em của chúng sống ở các con sông. Dân bộ lạc tại đây đã bảo vệ loài cá sấu này nhiều thế kỷ qua vì theo tín ngưỡng của họ, nếu những con cá sấu này bị tuyệt chủng thì nguồn nước hiếm hoi ở đây cũng sẽ cạn kiệt.
    Những nhà nghiên cứu ở ĐH Ulster lo ngại rằng điều kiện sống cách ly và kích thước nhỏ của chúng có thể đe dọa đến sự tồn tại lâu dài của chúng.
    Các nhà khoa học cũng đang thử DNA của giống cá sấu này để tìm ra cấu tạo gene của chúng.
    (theo BBC)
  2. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Sau nạn ốc bươu vàng, sẽ đến chuột hải ly?

    Chuột hải ly.
    Theo khẳng định của các nhà khoa học, 500 cặp ??ohải ly??? được Công ty TNHH Thiên Tân đề nghị nhập về từ Trung Quốc thực chất là chuột hải ly, có tên trong danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới (theo IUCN).
    Ngày 5/11/2001, tại cuộc họp tham vấn về việc Công ty TNHH Thiên Tân, Hà Nội xin nhập và nuôi khảo nghiệm 500 đôi hải ly từ Trung Quốc, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã từ chối đề nghị này, chưa cho phép nhập hải ly vào Việt Nam.
    Theo PGS Hà Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội, chuột hải ly (Myocastor coypus) là loài duy nhất thuộc họ Chuột hải ly (Myocastoridae), thuộc bộ gặm nhấm (Rodentia). Chúng hoàn toàn sai khác với 2 loài: hải ly châu Âu (Castor fiber) và hải ly Canada (Castor canadensis) thuộc họ hải ly (Castoridae). Thời gian qua, nhiều văn bản của các cơ quan và thông tấn báo chí dùng từ hải ly cho những con vật nhập về từ Trung Quốc là không chính xác.
    Ngày 13/3/2002, tại Hội nghị do Cục Khuyến nông và Khuyến lâm tổ chức để lấy ý kiến về vấn đề nuôi hải ly, nhiều nhà khoa học đều có quan điểm chung sau:
    - Chuột hải ly sinh sản rất nhanh (cả bằng con đường vô tính và hữu tính).
    - Biên độ sinh thái rộng, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường.
    - Khả năng cạnh tranh về nguồn thức ăn, nơi cư trú lớn.
    - Khả năng phát tán nhanh.
    Chuột hải ly có tên trong danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất. Nếu nhập về Việt Nam, chúng sẽ là sinh vật lạ đối với hệ sinh thái, có thể gây nên các tác hại như: Cạnh tranh nguồn thức ăn với các động vật khác; Ngăn cản khả năng gieo trồng, tái sinh tự nhiên của các loài thực vật bản địa do chúng phát triển nhanh với mật độ dầy đặc; Cạnh tranh tiêu diệt dần loài bản địa, làm suy thoái, thay đổi, tiến tới tiêu diệt luôn cả hệ sinh thái bản địa.
    Theo các nhà khoa học, hậu quả của quá trình này không dễ khắc phục, không những gây tổn thất về các giá trị sinh học, mà còn gây mất mát không nhỏ về kinh tế và thời gian.
    Tại buổi hội thảo, ông Đàm Quốc Trụ, Phó cục trưởng Cục bảo vệ thực vật, khẳng định không nên nhập chuột hải ly. Ông đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng về nguy cơ phá hoại của chúng: Đây là loài đa thực (phổ thức ăn rộng) cạnh tranh thức ăn với các động vật địa phương, thành thục sau 4 tháng tuổi, mỗi lứa đẻ từ 4-11 con. Hang của chúng sâu 15 m, rộng 0,7 m. Chúng còn mang các mầm bệnh như lao, lao tủy, lao da??? Chính phủ Anh, Mỹ đã phải chi hàng chục triệu USD để tiêu diệt loài này.
    Ông Vũ Đình Ngọ, trưởng phòng kiểm dịch Cục thú y, thông báo, trong 24 lô kiểm dịch có 16 lô dương tính (+) đối với vi khuẩn lepto gây bệnh sốt vàng da ở người. Còn theo ông Lê Văn Bầm, Vụ Khoa học, Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, khi chưa có quyết định, Công ty Thiên Tân không được phép mở lớp tập huấn chuyển giao công nghệ nuôi chuột hải ly. Xét nghiệm cho thấy số chuột đã mang mầm bệnh, cần tiêu diệt và không nên nhập nữa.
    Ông Hoàng Văn Tiệm, Viện Chăn nuôi, thì quyết liệt hơn: Các nước phát triển chỉ sử dụng bộ lông, trong khi thịt chỉ được sử dụng ở các nước đang phát triển. Xét về nhiều mặt thì lợi không bù hại.
    Hội nghị đã đề nghị kiểm kê và quản lý chặt chẽ số chuột hải ly đã nhập và số con sinh ra trong thời gian qua, đồng thời không được mua bán trao đổi chúng trên thị trường. Phải tổ chức quy trình nghiên cứu khảo nghiệm trong 6 tháng và báo cáo kết quả lên Bộ NN&PTNT để ra quyết định kịp thời.
    (Theo Thế Giới Mới)

    BachHop
  3. orange-outan

    orange-outan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2001
    Bài viết:
    1.407
    Đã được thích:
    0
    Con chim sống trên 50 tuổi đã đi vào lịch sử
    Một con chim hải âu mũi ống ít nhất 50 tuổi, còn sống, đã được chính thức công nhận là con chim lớn tuổi nhất thế giới. Đây là loài chim biển nhỏ có kích thước bằng một con chim mòng biển. Nó mang một chiếc vòng ở chân ghi năm 1957 từ khi được khoảng 5 tuổi. Nó đã được chú ý từ đầu tháng tư khi có mặt trong một tập đoàn sinh sản trên bờ biển Xứ Wales.
    Chris Mead, nhà động vật học thuộc Công ty nghiên cứu chim của Anh cho biết loài chim hải âu mũi ống thường sống đến 15 hoặc 20 năm, nhưng rất hiếm khi chúng sống đến 50 tuổi.
    Kỷ lục trước về loài chim lớn tuổi nhất thế giới thuộc về một con chim hải âu mái hoàng gia ở New Zealand được đặt biệt danh Mamie. Năm 1990 nó được 62 tuổi và đã không bay theo tập đoàn.
    Mặc dù loài vẹt nổi tiếng sống lâu nhất thế giới, kỷ lục tuyệt đối về loài chim sống lâu nhất được nắm giữ bởi một con sếu trống màu trắng giống Siberia bị chết trong chuồng chim tại bang Wisconsin, Mỹ ở tuổi 82.
    Trong suốt 50 năm tồn tại, con chim hải âu mũi ống đã bay quãng đường 8 triệu km theo dòng di trú giữa nước Anh và Nam Mỹ và bay đường dài trên Đại Tây Dương nơi nó bắt cá để ăn.
    Hình: Một con chim hải âu mũi ống
    http://www.fptnet.com/upload/4-2002/bird.jpg
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Nhiều đàn bò tót xuất hiện ở Kon Tum

    Liên tục trong những tháng gần đây, nhiều đàn bò tót hàng chục con xuất hiện ở vùng đệm ngoài khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Rây thuộc địa phận xã Rờ Kơi (Sa Thầy, Kon Tum), để kiếm ăn trên các trảng rừng cỏ tranh và lồ ô.
    Theo các cán bộ ban chỉ đạo trồng rừng nguyên liệu giấy và nhân dân trong vùng, chúng rất to lớn, nhiều con có thể nặng hàng tấn. Chúng rất dạn, không loại trừ khả năng ở đây có cả loài bò xám mà các nhà khoa học đang truy tìm.
    (Theo Tuổi trẻ)

    BachHop
  5. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Rùa khổng lồ bên bờ tuyệt chủng
    Rùa dermochelys coriacea.
    Việc săn bắt bừa bãi ngày càng đe dọa nghiêm trọng không gian sống của loài rùa dài trên 2,5 mét này. Các nhà khoa học lo ngại, chỉ vài năm tới, loài động vật kỳ vĩ đó của biển sẽ vĩnh viễn biến mất.
    Rùa biển đã xuất hiện từ cách nay khoảng 150 triệu năm, và đã sống sót qua thời khủng long. Nhưng liệu chúng có thoát khỏi thời đại của con người hay không? Theo các nhà bảo vệ động vật biển thì dân số của loài rùa da dày (dermochelys coriacea) đã giảm từ 130.000 con năm 1990 xuống còn 40.000 con năm nay.
    Loài rùa biển da dày có thể dài tới 2,7 mét, nặng 900 kg. Khoảng giữa tháng 10 và tháng 2 hàng năm, chúng bơi đến các vùng bờ biển Bắc Mỹ và Nam Á để đẻ trứng. Cách đây 20 năm, tại bờ biển Mexico, hàng năm có 1.300 con rùa cái đến đẻ trứng, nhưng nay chỉ còn khoảng 70 con. Tại Malaysia, người ta chỉ còn quan sát được duy nhất... 4 con rùa loại này. "Chúng ta cần nhanh chóng tìm giải pháp. Nếu không chỉ vài năm nữa, loài rùa hiếm này sẽ tuyệt chủng", ông Todd Steiner, Trưởng Dự án Bảo vệ rùa biển Quốc tế, nói.
    Kẻ thù lớn nhất của rùa biển là các lưới đánh cá giăng gần bờ. Cứ đến mùa đẻ trứng, trăm con rùa lại bị mắc kẹt vào các tấm lưới, nhất là ở các bờ biển Mexico và Mỹ.
    M.H (theo dpa)


    BachHop
  6. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    NEWS:
    Những người thuộc box Công nghệ Sinh học sắp được duyệt đưa vào "sách đỏ" (chỉ có 20 thành viên trên toàn quốc)?
    Thân ái
  7. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    tin nóng!!
    member box Công nghệ sinh học hãy biết tự bảo vệ mình trước nguy cơ tiệt chủng!!!!
    take care,

    BachHop
  8. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Sao biển gai - kẻ thù mới của Hòn Mun

    Bắt sao biển gai.
    Sao biển thường chỉ có 5 cánh, trọng lượng cơ thể và gai rất nhỏ, không độc, nhưng sao biển gai tại Hòn Mun có 10-18 cánh, trên thân phủ nhiều gai nhọn, dài, cứng và có nọc độc. Điều lo ngại là số lượng của chúng đang gia tăng bất thường và chúng chuyên ăn các loài san hô.
    Khu bảo tồn Hòn Mun, tên một đảo trung tâm được đặt thành tên chung cho cả một vùng biển bao gồm nhiều đảo, cách bờ biển Nha Trang khoảng vài cây số. Theo quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF), Hòn Mun được coi là khu vực đa dạng sinh học biển bậc nhất ở Việt Nam và quốc tế, đặc biệt phong phú về san hô. Tuy nhiên, san hô tại Hòn Mun đang chịu nhiều tác động xấu và có thể rơi vào tình trạng huỷ diệt, gần đây nhất là sự đe dọa của một loài thiên địch mới - sao biển gai.
    Hòn mun, nơi san hô mọc phong phú nhất ở Việt Nam.
    Vào những năm 1960, một quần thể sao biển gai đã bị nhận diện là nguyên nhân chính huỷ hoại nhiều rạn san hô ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
    Theo kết quả khảo sát vào năm 1993 của WWF, loài sao biển gai (acanthaster planci) đã có mặt tại Hòn Mun, tuy còn ít. Đến nay, chúng gia tăng rất mạnh, trở thành nguy cơ đáng báo động.
    Theo chuyên gia dự án khu bảo tồn biển Hòn Mun, tiến sĩ Lyndon de Vantier: ??oSao biển gai đang phát triển và tồn tại với một số lượng lớn tại đây là hiện tượng không bình thường???. Khi có tuổi 3-4 năm thì độ dài cơ thể sao biển gai đến 25-60 cm, lớn gấp nhiều lần sao biển thường. Do thức ăn là san hô, nên một khi số lượng của chúng gia tăng thì số san hô bị huỷ hoại cũng tăng theo. Từ đó kéo theo những tác động bất lợi đối với hệ sinh thái biển.
    Theo thạc sĩ Hồ Văn Trung, điều phối viên dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun, ??oqua kết quả giải phẫu và quan sát đối với những con đã bắt được thì sau mùa trăng tới, chỉ trong vòng 1-2 tuần nữa thôi, sao biển gai ở Hòn Mun sẽ có thêm một đợt sinh sản lớn??????
    Tiến sĩ Lyndon de Vantier nhận định, ??onguyên nhân của sự bùng nổ sao biển gai liên quan đến việc khai thác quá mức những đối tượng địch hại của loài sao biển này".
    Đó là những loài cá sống trong các dải đá ngầm cùng các loài nhuyễn thể khác. Đồng thời việc bùng nổ số lượng sao biển gai cũng liên quan đến sự thay đổi chất lượng nước, do các nguồn thải từ đất liền đổ ra biển.
    Đối phó với thực trạng ấy, ban quản lý khu bảo tồn biển Hòn Mun đã khởi động ??ochiến dịch tiêu diệt sao biển gai???, bằng việc vận động dân cư các đảo Vũng Me, Vũng Ngán, Trí Nguyên và các câu lạc bộ bơi lặn biển thực hiện một ngày lặn bắt sao biển gai tại Hòn Mun. Giám đốc Khu bảo tồn cho biết: ??oSẽ tiếp tục duy trì và tổ chức thêm những hình thức khác nữa, có thể cả biện pháp thu mua để thu hút ngư dân tham gia mạnh hơn trong việc bắt sao biển, nhằm hạn chế và ngăn chặn nguy cơ phát triển của loài này"
    (Theo Tuổi Trẻ chủ nhật)

    BachHop
  9. orange-outan

    orange-outan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2001
    Bài viết:
    1.407
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện cá mập mồm to tại Nam Phi
    Các nhà khoa học cho biết một con cá mập mồm to (megamouth) đã bị mắc cạn trên một bãi biển Nam Phi. Theo bác sĩ Vic ****croft thuộc Trung tâm nghiên cứu cá heo, đây là con cá mập cái mồm to thứ ba được tìm thấy sau năm 1976 và các nhà khoa học sẽ tiến hành việc phẫu tích để nghiên cứu về loài cá này.
    Con cá dài 3,5 m và nặng 300 kg là loài cá mập mồm to đầu tiên được phát hiện tại Nam Phi. Nó đã bị mắc cạn vào sáng 20-4 cách phiá đông vùng Cap 400km. Bác sĩ ****croft cho biết loài cá mập mồm to rất hiếm thấy vì chúng thường ở rất xa ngoài khơi. Chúng có đặc điểm là mồm to và không gây hại cho người vì chỉ ăn loài sinh vật nổi. Các nhà khoa học chưa nắm rõ thông tin về số lượng của chúng.
    Chỉ có khoảng một chục con cá mập mồm to thuộc loài "Megachasma pelagios", đa số là giống đực được phát hiện từ năm 1976. Vào năm này, tàu kéo lưới rê của Mỹ đã bắt được một con ngoài khơi đảo Hawai. Loài cá mập mồm to cũng hiếm như loài cá mập trắng. Những con cá mập mồm to khác đã được phát hiện gần các bờ biển California, Nhật Bản, Philippines, Senegal, Indonesia và đông Australia
    http://www.fptnet.com/upload/4-2002/Megamo23.jpg
    (anh của con cá đó các bác)
  10. orange-outan

    orange-outan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2001
    Bài viết:
    1.407
    Đã được thích:
    0
    Người và tinh tinh có bộ não khác nhau
    Theo một nghiên cứu mới, người và tinh tinh có 98,7% di sản gene giống nhau, và đa số các điểm khác nhau nằm trong não. Một nhóm các nhà nghiên cứu châu Âu và Mỹ đã so sánh hoạt động gene trong não, gan và máu của người và tinh tinh. Họ đã phát hiện rằng các mô trong cơ thể của cả hai rất giống nhau nhưng bộ não người lại có hoạt động gene cao gấp 5 lần.
    Bác sĩ Ajit Varki, giáo sư y khoa Trường đại học California nhấn mạnh rằng nghiên cứu này suy ra rằng những thay đổi trong bộ não là một trong những yếu tố chính giúp con người tách ra khỏi loài tinh tinh trong giai đoạn tiến hóa.
    Loài tinh tinh có quan hệ chặt chẽ nhất với con người so với các loài linh trưởng khác và có thể có chung với chúng ta một tổ tiên sống cách đây 5 đến 7 triệu năm. Sau đó có một cuộc hành trình khác trên con đường tiến hóa, con người đã phát triển bộ não to gấp khoảng hai lần so với loài tinh tinh.
    Bác sĩ Varki cho rằng việc so sánh gene giữa người và tinh tinh có thể đưa đến những tiến bộ về y học đối với con người. Nhờ hiểu rõ những khác biệt giữa người và tinh tinh, các nhà khoa học sẽ có khả năng tìm hiểu về những gene chỉ gây bệnh cho người nhưng không ảnh hưởng đến loài tinh tinh.
    Ông Varki cũng ghi nhận rằng loài tinh tinh có thể bị nhiễm virus HIV nhưng không bao giờ bị bệnh. Chúng cũng không bị tấn công bởi loài ký sinh trùng Plasmodium falciparum gây dạng bệnh sốt rét nặng nhất ở người và là nguyên nhân của nhiều ca tử vong trong mỗi năm.
    Theo bác sĩ Varki, khi tìm ra cách giải thích những sự khác biệt này, các nhà nghiên cứu sẽ có thể phát hiện những gene bảo vệ ở loài tinh tinh mà không có ở người, tìm ra những phương pháp điều trị mới. Ông nhấn mạnh rằng tuy nhiên, không nên đối xử với tinh tinh như loài động vật ở phòng thí nghiệm.
    Chúng gần giống như người nên các nghiên cứu về loài linh trưởng này phải được áp dụng theo các nguyên tắc tương tự như việc nghiên cứu trên con người.

Chia sẻ trang này