1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế giới động vật xung quanh ta!!!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi orange-outan, 22/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Côn trùng trên trái đất không nhiều như ước tính

    Rất ít côn trùng kén ăn như ****, mà chúng đều là những kẻ phàm ăn.
    Trên hành tinh hiện chỉ có khoảng 4-6 triệu loài côn trùng đang sinh sống, ít hơn nhiều so với ước tính là 31 triệu trước đây. Con số này vừa được Tổ chức Khoa học Thế giới đưa ra, sau 6 năm nghiên cứu các loài thực vật làm thức ăn cho côn trùng ở rừng nhiệt đới New Guinea.
    Trước kia, các nhà khoa học từng kết luận rằng, mỗi loài côn trùng ăn lá cây có xu hướng chỉ chọn thực đơn là một hoặc một vài loài thực vật đặc trưng, nghĩa là tỷ lệ loài thực vật và côn trùng có tương quan với nhau. Từ nhận định này, họ tính số lượng các loài thực vật, rồi căn cứ vào đó suy ra số loài côn trùng tương ứng, dao động trong khoảng 30-31 triệu loài.
    Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tại New Guinea đã phát hiện kết luận đó là sai lầm. Trong những cuộc điều tra tại New Guinea, họ thu thập được hơn 50.000 sinh vật nhai lá cây, thuộc hơn 900 loài côn trùng. Chúng sống trên 51 loài cây, hầu hết đều thuộc họ sung, dâu và cà phê. Kết quả phân tích cho thấy, phổ thức ăn của những loài côn trùng này rất rộng. Mỗi loài trong số chúng không chỉ ưa thích một loài cây, mà là cả chi, thậm chí cả một họ thực vật. Và một loài cây có thể được nhiều loài côn trùng cùng chia sẻ. Theo cách suy luận này, số lượng côn trùng sẽ ít hơn nhiều so với con số ước tính trên, chỉ từ 4 đến 6 triệu loài.
    Cho đến nay, số lượng các loài côn trùng đã được xác định là khoảng 1-2 triệu. Và mỗi năm, chúng ta chỉ nhận dạng thêm gần 10.000 loài mới. Do đó, các nhà khoa học phải mất khoảng 4 thế kỷ nữa mới có thể ghi danh hết số còn lại, nếu chúng may mắn thọ được đến lúc ấy. Tuy nhiên, việc phá rừng ồ ạt tại nhiều vùng trên thế giới ngày nay đang làm các loài thực vật suy giảm nhanh chóng, kéo theo đó là côn trùng. Có nhà khoa học đã cảnh báo rằng, nếu tình trạng này tiếp diễn, chỉ trong vòng 50 năm nữa, một nửa số côn trùng - nhóm động vật phong phú nhất và tiến hoá thành công nhất trên trái đất - sẽ biến mất.
    B.H. (theo BBC)

    BachHop
  2. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Cừu sừng cong "hạ gục" sư tử

    Sư tử núi và cừu sừng cong.
    Bạn làm gì khi một loài thú quý hiếm, thuộc diện nguy cấp, đe dọa tính mạng của một loài sinh vật khác có nguy cơ tuyệt chủng còn cao hơn? Ở New Mexico (Mỹ), tranh chấp sinh cảnh kiểu đó giữa sư tử núi và cừu sừng cong đã buộc người ta phải đưa chúng ra... tòa để phân xử.
    Tình huống đau đầu ở đây là loài sư tử núi (Puma concolor) được luật pháp bang bảo vệ, lại cứ nhằm những con cừu sừng cong (Ovis canadenis) hiếm hoi của sa mạc mà làm thịt. Mới đây, các quan chức New Mexico đã phải đau lòng mà bỏ phiếu thông qua một kế hoạch giết sư tử núi để bảo vệ cừu sừng cong.
    Quả là có lý do để lo ngại về tình trạng nguy cấp của loài cừu này. Số lượng cừu sừng cong suy giảm không ngừng trong nhiều thập kỷ qua và thuộc số loài còn ít cá thể nhất ở miền Tây Nam nước Mỹ: Hiện chỉ có 130 con sống sót trên toàn bang. Theo một nghiên cứu của Văn phòng Cá và Thú săn bang New Mexico (NMDGF), trong 40 con cừu chết, thì có đến 30 trường hợp do sư tử gây ra. Tình hình này buộc người ta phải lựa chọn 1 trong 2 con đường: Không làm gì cả và nhìn quần thể vô cùng ít ỏi của cừu sừng cong lụi tàn, hoặc kiểm soát nguyên nhân gây cái chết của chúng.
    Theo một quy định mới đây của Ủy ban thú săn bang New Mexico, (cơ quan chủ quản của NMDGF), những người thợ săn sẽ được giết 234 con sư tử núi khi mùa săn bắt đầu vào tháng 10, chiếm khoảng 11% quần thể. Với việc loại bớt những con thú săn mồi này, các quan chức tin rằng sẽ giảm áp lực sinh tồn lên loài cừu qúy.
    Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải phản đối từ phía Tổ chức bảo tồn động vật bang New Mexico. Họ đã kiện lên toà án, yêu cầu chấm dứt ngay việc săn bắn.
    Theo tổ chức này, 234 con sư tử nghĩa là 33% quần thể, chứ không phải 11% như ước tính của NMDGF. Rắc rối ở đây là không ai biết chắc về số lượng cá thể sư tử núi còn lại.
    Thực tế, theo Kenneth A.Logan, trưởng nhóm nghiên cứu sư tử của NMDGF, nên loại bỏ có lựa chọn những con sư tử gây bất lợi cho cừu, hơn là loại chúng một cách ngẫu nhiên bằng cách săn bắn bớt. Chỉ có điều việc loại bỏ có chọn lọc những con sư tử núi là một nhiệm vụ quá khó khăn và đắt đỏ. Mặt khác, cũng theo một nghiên cứu mới đây của Logan, nai núi chứ không phải cừu sừng cong là thức ăn ưa thích của sư tử.
    Theo các nhà khoa học, trong những tình huống khó xử như thế này, cần kiểm chứng chính xác số lượng cá thể của mỗi loài để đưa ra phương án tối ưu. Còn hiện tại, NMDGF đang bắt đầu nghiên cứu ADN của sư tử núi để tìm hiểu quy mô và sự phân bố của quần thể.
    B.H. (theo S.A.)

    BachHop
  3. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Rùa Hồ Gươm lại nổi
    Rạng sáng ngày 2/5, con rùa duy nhất của hồ Gươm lại nổi lên mặt nước, cách bờ chỉ khoảng 3-4 m về phía phố Lê Thái Tổ và Hàng Khay. Rùa bơi nghiêng để lộ một đốm trắng trên đầu, có đường kính khoảng 3-4 cm. Nó lặn nổi gần 4 tiếng đồng hồ, sau đó bơi về phía tháp rùa và biến mất.
    Giáo sư Hà Đình Đức, nhà nghiên cứu khoa học về rùa Hồ Gươm, đã kịp thời có mặt và ghi băng về hình ảnh rùa nổi. Ông cho biết, đây là lần thứ 7 trong năm rùa Hồ Gươm (tên khoa học là rùa Lê Lợi) nổi lên mặt nước, nhưng lần này nhìn thấy rõ nét nhất.
    Phân tích mẫu nước năm 2001 cho thấy nước hồ Gươm vẫn đảm bảo tiêu chuẩn. Nhưng trong năm nay, chưa có kế hoạch nào cho việc phân tích và nghiên cứu nước hồ Gươm. Điều đáng lo ngại là rùa thường chỉ nổi lên mặt nước khi nồng độ ôxy trong nước không đủ đáp ứng.
    (Theo Đại Đoàn Kết)

    BachHop
  4. dong_hai

    dong_hai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Xin bổ sung một ít thông tin về rùa Hồ Gươm
    Rùa lớn , dài 2m , bơi nghiêng về bên trái . Có thể là nước Hồ Gươm đang thiếu oxi .
    Theo kết quả khảo sát nơi nổi trong các lần nổi thì đây là con rùa duy nhất của hồ . ( Theo tin trong nước VTV1 )
    Dong_Hai
  5. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Chim mái dễ ngoại tình khi gặp ''ca sĩ'' hót hay hơn ''chồng"
    Một loại chim có tên Chickadee, (thường có ở châu Âu) có một đặc điểm rất đặc biệt: những con chim mái rất dễ ngoại tình nếu bạn đời của chúng thua trong các cuộc đấu ''hót''.
    Chuyên gia Daniel Mennill, thuộc Đại học Queen ở Ontario, Canada, đã lắng nghe các cuộc đấu khẩu của những anh chàng chickadee đầu đen và phát hiện ra rằng chỉ cần hai lần thất bại trong các cuộc thi hót tay đôi này, con chim đực sẽ có nguy cơ mất bạn gái của mình vì nàng sẽ cảm thấy thất vọng với giọng ca của chàng và tìm kiếm cho mình một danh ca khác.
    Ông Daniel Mennill, đã thu tiếng chim hót vào máy tính của mình và phát lại để khơi mào các cuộc đấu khẩu của những con chickadee đực. Các kết quả cho thấy những con chim cái đã để ý nghe trộm các cuộc thi hót của những anh chàng này.
    Các thử nghiệm ADN đã cho thấy những bạn đời của những con chim đực bị đánh bại có xu hướng sinh con với những con chim đực khác cao hơn bình thường rất nhiều.
    Với những con chim đực, ông Mennill thành người công kích, phát ra những tiếng hót khiến những con chim đực nổi máu ca sĩ và tham gia vào các cuộc khẩu chiến. Sau đó ông thu lại cuộc đấu khẩu này và chờ cho đến khi chúng kết thúc, ông bật lại các tiếng chim hót với âm độ cao hơn.
    Ông cho biết: ''Những con chim cái đã thực sự bị sốc khi nghe các tiếng hót này - chúng luôn quen với việc bạn trai của mình giành chiến thắng sau mọi cuộc đấu khẩu''.
    Tom Peake, một chuyên gia động vật học của Đại học Copenhagen, Đan Mạch cho biết: ''Những con chim mái đã quyết định ai sẽ trở thành cha những đứa con của chúng chỉ sau 6 phút nghe ngóng cuộc đấu khẩu của các con chim đực. Đây là một điều lo lắng thực sự đối với mọi cá thể giống đực trên toàn thế giới''.
    (Theo Nature)

    BachHop
  6. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Dùng chuột làm lính cứu nạn và dò mìn
    Một phát minh mới - một thiết bị cấy vào não chuột - có thể giúp con người điều khiển được hoạt động và hướng đi của chúng. Những con chuột này trong tương lai sẽ có thể giúp con người dò phá các loại mìn trên mặt đất hoặc tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp trong đống đổ nát sau các trận động đất.
    Một thí nghiệm đặc biệt đã thành công trong việc điều khiển 5 con chuột vượt qua các chướng ngại vật trên một tuyến đường bằng cách điều khiển từ xa.
    Trên tạp chí Nature, các chuyên gia đã thực hiện nghiên cứu này cho biết, những con chuột được điều khiển có thể đi vào những nơi mà con người và các loại máy móc không thể tới được.
    Chủ nhiệm nghiên cứu này là Tiến sĩ Sanjiv Talwar thuộc Đại học New York, Mỹ.
    Các mệnh lệnh và phần thưởng
    Các điện cực đã được cấy vào các vùng não chuột có chức năng cảm nhận phần thưởng cũng như các vùng xử lý các tín hiệu từ râu của chúng. Các mệnh lệnh và giải thưởng được truyền qua sóng radio từ một máy tính xách tay đến một ba lô nhận tín hiệu trên lưng chuột.
    Các nhà khoa học đã có thể khiến những con chuột này chạy, rẽ theo các hướng, nhảy và trèo qua các chướng ngại vật trong cự ly tới 500m. Chúng có thể vượt qua các chướng ngại vật, kể cả trèo qua một chiếc thang thẳng đứng, đi theo một đường gờ hẹp, đi xuống các bậc cầu thang, chui qua đường ống và trèo xuống từ một dốc cao dựng đứng.
    Các chuyên gia cho biết: ''Những con chuột của chúng tôi có thể được điều khiển dễ dàng để đi qua các đường ống và các đường chạy của cầu thang máy, đồng thời có thể ra lệnh cho chúng trèo hoặc nhảy qua các mặt phẳng có độ bám thích hợp. Chúng tôi có thể hướng dẫn chúng thám hiểm một cách hệ thống các đống bê tông đổ nát, ra lệnh cho chúng đi qua các môi trường mà bình thường chúng thường né tránh như vùng ánh sáng mạnh và nơi trống trải''.
    Một tín hiệu ''rẽ trái'' được chuyển đổi qua não chuột như một xúc giác ở râu bên trái. Nếu con chuột tuân theo mệnh lệnh và rẽ trái, vùng não cảm nhận phần thưởng sẽ được kích thích, khiến chúng cảm nhận sự hài lòng giống như khi được cho ăn.
    Tiến sĩ Talwar cho biết: ''Đây là một loài vật có 200 triệu năm tiến hoá. Chúng có trí thông minh bẩm sinh hơn bất cứ một trí thông minh nhân tạo nào''.
    Vấn đề về đạo đức
    Ông Talwar nói: ''Đối với những thiết bị robot, rất khó có thể di chuyển trong những địa hình đổ nát không thể dự đoán trước. Điều này sẽ đơn giản hơn nhiều đối với chuột vì chúng có thể phát hiện ra những người nằm trong đống đổ nát nhờ vào mùi cơ thể của họ''.
    Tiến sĩ Talwar thừa nhận có thể sẽ có những phản đối về mặt đạo đức đối với việc sử dụng chuột vào các nhiệm vụ nguy hiểm, thậm chí khi chúng cứu sống được con người. Tuy nhiên ông vẫn khẳng định: ''Những con vật của chúng tôi hoàn toàn hạnh phúc và được đối xử tốt, không hề có sự tàn bạo nào cả''.
    (Theo BBC)

    BachHop
  7. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Cá heo vào sông Tiền

    Con cá heo của anh Nguyễn Văn Sáng.
    Anh Nguyễn Văn Sáng, xã Tân Hòa, Phú Tân (An Giang), đã vô tình tóm được một con cá heo khá lớn khi đi giăng lưới trên sông Tiền. Con cá dài 2 mét, nặng 127 kg, đuôi như cánh quạt xòe đều ra hai bên, da trơn đen bóng, với chiếc mõm túm lại rất đặc trưng.
    Buổi sáng hôm 3/4, anh Sáng và vợ đi thăm lưới cá bông lau thì phát hiện có vật gì nằng nặng kéo trì lưới xuống và kéo luôn cả ghe đi. Quần thảo hơn nửa tiếng đồng hồ, vợ chồng anh mới chế ngự được con cá. Lúc xác định được đó là cá heo thì quá muộn, con cá đã chết vì kiệt sức.
    Cũng trên đoạn sông này, hai ngư dân khác còn bắt được 2 con cá mập nhỏ, trọng lượng 24 -26 kg.
    Tiến sĩ Nguyễn Thị Nga, thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, bày tỏ sự tiếc nuối vì cái chết của con cái heo. Theo bà Nga, con cá này rất có giá trị nếu được nuôi để làm xiếc cho các trung tâm giải trí ở TP HCM hay các CLB cá heo ở Quảng Ninh, Phan Thiết.
    Kỹ sư Phan Văn Ninh, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh An Giang, giải thích rằng cá heo và cá mập vào sông vì năm nay nắng hạn lâu ngày, mực nước sông xuống thấp, biển xâm nhập vào đất liền, có nơi tới 10 kilomét, khiến nhiều cá to ngoài biển có thể bơi vào. Trường hợp tương tự cũng xảy ra cách đây khoảng 50 năm khi dân địa phương phát hiện cá heo, cá mập và nhiều loại cá lớn khác ở sông Tiền.
    (Theo Khoa học Phổ thông)

    BachHop
  8. dong_hai

    dong_hai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Những trinh sát đánh hơi chất nổ
    Khi giáp mặt một " tên xam lược " ( virus hay tế bào lạ ) , hệ miễn dịch của mọi cơ thể sống đều phản công bằng cách sản suất kháng thể , để trung hoà kháng nguyên của kẻ thù . Y học đã nghiên cứu kháng thể để nhận diện mầm bệnh . Hễ trong máu xuất hiện mầm bệnh , tất nhiên là máu đã có kẻ đột nhập . Và khi đã biết rõ kháng thể được tung ra là kháng thể nào , thì cũng sẽ đồng thời xác định được kẻ xâm nhập là ai .
    Áp dụng nguyên tắc trên , hãng chế tạo vũ khí Bopho của Thụy Điển đã thiết kế một " trinh sát " đánh hơi chất nổ , hi vọng sẽ hoàn chỉng trong năm nay .
    Phần hoạt động của máy là một thụ quan gồm những kháng thể , có khả năng phản ứng chống lại các kháng nguyên đặt hiệu , trong trường hợp này là các thành phần hóa học của các chất nổ . Hãng Bopho giới thiệu máy ngửi sinh học như mõm một con chó nhưng có khả năng nhận dạng và phát hiện chất nổ nhậy bén gấp hàng vạn lần các máy dò đang thông dụng hiện nay !
    (Theo topten sinh học năm 2000 - Lê Quang Long )
    Dong_Hai
  9. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Quảng Ngãi: Cá chết hàng loạt trên sông Trà Khúc
    sáng (6/5), các loại cá vốn là ''đặc sản'' của sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) như: bống, diếc, trê... bỗng nhiên bị chết hàng loạt. Nhiều loại cá đã chết trôi dạt vào bờ, ngay cả các loại thuộc loài lươn sống sâu dưới bùn cũng không chịu nổi.
    Theo nhận định ban đầu có thể nguyên nhân cá chết hàng loạt là do nước thải từ Nhà máy Đường Quảng Phú thuộc KCN Quảng Phú, thị xã Quảng Ngãi gây ô nhiễm nước trên sông Trà Khúc.
    Nhiều người dân ở khu vực hai bên đoạn sông này đã đổ ra sông để vớt cá và cho biết chưa năm nào cá chết ''trắng sông'' như năm nay. Các hộ dân sống bằng nghề chài lưới trên sông Trà Khúc đã tỏ ra lo ngại trước thực trạng cá chết hàng loạt như hiện nay bởi họ cho rằng cá chết như thế này thì phải tới mùa lụt sang năm mới có cá trở lại.
    (Theo SGGP, Thanh Niên)


    BachHop
  10. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Rùa hồ Gươm có nguy cơ tuyệt chủng

    Đốm trắng nhận dạng trên đầu rùa hồ Gươm.
    "Hiện trong hồ chỉ còn một con duy nhất, lại đã quá già và không xác định được là đực hay cái. Trong khi đó, khả năng tìm được con cùng loài để giao phối là gần như vô vọng". Phó giáo sư Hà Đình Đức, người đã 12 năm nghiên cứu về rùa hồ Gươm, đã có cuộc nói chuỵên.
    - Thưa ông, căn cứ vào đâu để khẳng định rùa hồ Gươm chỉ còn một con?
    - Tôi đã theo dõi và thống kê hiện tượng rùa nổi ở Hồ Gươm từ năm 1991 đến nay. Qua quan sát bằng ống nhòm, chụp hàng trăm bức ảnh và ghi hình thì chỉ thấy duy nhất một "cụ" rùa to chừng 200 kg, dài gần 2 m, có đốm trắng tròn rộng khoảng 3 cm trên đỉnh đầu, hơi lệch về bên trái. Khi bơi, đầu rùa cũng hơi nghiêng về bên trái. Từ đó, tôi khẳng định ở hồ Gươm hiện nay chỉ còn một "cụ" rùa, và đặt tên cho loài là Rafetus leloii, công bố trên tạp chí Khảo cổ học số 4/2000.
    - Có những đặc điểm gì riêng biệt để có thể coi rùa hồ Gươm là một loài mới?
    - Đây là loài rùa lớn mai mềm thuộc họ ba ba (Trionychidae). Sách Đỏ Việt Nam năm 1992 viết rùa hồ Gươm thuộc loài giải (Pelochelys bibroni). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi những năm 1993-1994 cho thấy đây không phải là loài giải.
    Tiến sĩ Peter Pritchard, Chủ tịch Hội Bảo vệ rùa Quốc tế, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu rùa Florida (Mỹ), cũng khẳng định: "Chắc chắn rùa hồ Gươm không phải loài giải. Chúng có thể là chủng quần xa của loài rùa Thượng Hải (Rafetus swinhoei) hay loài mới". Trên cơ sở các tài liệu về loài rùa Thượng Hải, so sánh với rùa hồ Gươm thì thấy có nhiều điểm khác biệt về hình thái, xương sọ và tấm sống (*).
    - Nếu đúng rùa hồ Gươm là loài mới, lại chỉ còn một con trong hồ, vậy nguy cơ tuyệt chủng là rất lớn. Làm cách nào để duy trì nòi giống của loài?
    - Theo giả thuyết của tôi, rùa hồ Gươm đã được vua Lê đem từ Lam Kinh (Thanh Hóa) về thả. Bằng chứng là tại nhiều nơi quanh vùng Lam Kinh, người dân từng bắt được những con rùa lớn (có con nặng tới 150 kg), và hiện nay ở huyện Thọ Xuân, thỉnh thoảng vẫn bắt gặp trứng ??oba ba???. Nếu đúng như vậy thì có thể tìm bắt rùa ở Lam Kinh về nuôi tại Hồ Gươm để giao phối với con hiện nay. Tuy nhiên, có một khó khăn rất lớn là rùa hồ Gươm đã quá già, lại không xác định được giới tính.
    Mặt khác, chúng tôi không được tạo điều kiện để nghiên cứu loài rùa này. Chẳng hạn như không được mở tủ kính để đo tiêu bản rùa trưng bày ở đền Ngọc Sơn, và thợ lặn cũng không được xuống hồ để quay phim chụp ảnh. Cho nên chúng tôi phải tiếp cận rùa hồ Gươm theo kiểu ??okính nhi viễn chi???.
    - Gần đây rùa nổi nhiều, vì sao vậy?
    - Hiện nay, hầu như tất cả các nguồn nước thải xung quanh đều được ngăn chặn không đổ trực tiếp vào hồ, chỉ còn nước thải từ một số nhà vệ sinh công cộng bên đường Đinh Tiên Hoàng và ở đền Ngọc Sơn. Sắp tới, khu vực đền Ngọc Sơn sẽ được cải tạo thu gom nước thải và bơm vào hệ thống thoát nước của thành phố. Kết quả phân tích mới nhất vào tháng 11/2001 cho thấy, nước hồ chỉ ô nhiễm nhẹ, đáp ứng tiêu chuẩn loại B, TCVN 5942 - 1995. Nói chung, nước vẫn đảm bảo cuộc sống bình thường của rùa.
    Rùa hồ Gươm là loài ở nước ngọt mai mềm, có bộ phận hô hấp phụ nên có khả năng trao đổi ôxy trong nước, thậm chí có thể vùi mình trong bùn. Khi nồng độ ôxy trong nước thấp, bộ phận hô hấp phụ không đảm bảo đủ nhu cầu ôxy thì rùa phải ngoi lên thở bằng phổi. Hiện tượng này không diễn ra thường xuyên mà chỉ nhất thời, có khi một vài giờ hoặc cả ngày.
    Cũng có hiện tượng không thể lý giải được, đó là rùa nổi trong một số dịp sửa chữa hay khánh thành các công trình có liên quan đến khu tưởng niệm vua Lê ở cạnh hồ Gươm. Ví dụ ngày bàn giao mặt bằng Khu Di tích tưởng niệm vua Lê26/8/1999, rùa lên lúc 10h30' đến 12h30'; ngày sửa đầu đao trên nóc Tháp Rùa 23/8/2000. Gần đây nhất là ngày khánh thành khu tưởng niệm vua Lê bên hồ Gươm (27/9/2000), rùa lên nằm gối đầu vào kè đá dưới đám rễ si bên chân đảo Ngọc từ 8h20' đến 10h20', trước sự chứng kiến của nhiều quan chức Hà Nội.
    - Có những nguy cơ nào đang đe dọa rùa hồ Gươm?

    Hình ảnh rùa bị thương ở bên phải cổ. Ảnh chụp ngày 24/3/1998.
    - Đó là những cọc tre cắm giữ đài phun nước, cọc bê tông kè quanh chân đảo Ngọc, hoặc dây nylon buộc vào các tảng đá lớn để giữ bóng bay mỗi dịp lễ tết. Ngày 10/12/1996, con rùa bị xây xát, chảy máu trên lưng và chân trái. Ngày 24/3/1998, Đài Truyền hình Trung ương ghi được hình ảnh rùa bị thương, ở bên phải cổ sưng tấy, màu đỏ hồng, trông như có vết cứa chéo. Các trường hợp rùa bị thương có thể là do chướng ngại trong hồ, hoặc bị móc lưỡi câu chùm của kẻ câu trộm.
    - Theo ông, cần có biện pháp gì để bảo vệ ??ocổ vật sống??? này?

    Đá và cọc tre còn sót lại sau khi kè hồ có thể làm rùa bị thương.
    - Rùa Hồ Gươm là báu vật sống duy nhất của nước ta, là chứng nhân sống duy nhất của thời kỳ Lê Lợi chống giặc ngoại xâm, là linh hồn của hồ Gươm. Vì vậy, UBND thành phố Hà Nội cần giao hẳn trách nhiệm bảo vệ rùa hồ Gươm cho Đội bảo vệ trật tự an ninh khu vực hồ Gươm; đưa tên loài này vào Sách Đỏ Việt Nam. Đồng thời, cần dọn dẹp tất cả những chướng ngại trong lòng hồ và thành lập trạm quan trắc thường xuyên theo dõi sự hoạt động của rùa và sự biến động môi trường hồ. Đặc biệt, cần tiến hành khảo sát ở các địa phương có loài rùa mai mềm lớn cùng loài với rùa hồ Gươm, làm nguồn dự trữ khi cần thiết bổ sung.
    Nếu không làm ngay những việc trên, sẽ là quá muộn khi "cụ" rùa duy nhất ra đi và cái giá phải trả là không thể tính được.
    (*) Bảng so sánh hai loài rùa Thượng Hải và rùa hồ Gươm
    Rùa Thượng Hải Rùa hồ Gươm

    Về hình thái: mai phẳng, hơi lồi, xanh ô liu thẫm, có nhiều chấm vàng. Mép sau mai dày không khum xuống. Mai phẳng hơn, màu xám nhạt. Mép sau diềm mai mỏng, hơi khum xuống.

    Về xương sọ, bờ trước hàm trên hơn nhọn, ổ mắt lớn hơn. Lỗ mũi trong lớn và hình bầu dục. Bờ trước hàm trên tù, ổ mắt nhỏ hơn và nằm gọn bên trong bờ ngoài cung hàm trên, lỗ mũi trong tròn và nhỏ.
    8 tấm sống có kích thước tương đối đều. 8 tấm sống thu nhỏ dần từ 1-8, đặc biệt tấm thứ 8 nhỏ và tách khỏi hẳn tấm 7.
    Như Trang - Bích Hạnh (thực hiện)

    BachHop

Chia sẻ trang này