1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế giới động vật xung quanh ta!!!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi orange-outan, 22/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Sâu **** xua đuổi kẻ thù bằng các chất tiết

    "Coi chừng, kẻo dính vào ta là chết đấy".
    Một số loài sâu **** không hiểu bằng cách nào lại có thể "tứ hải tung hoành" khắp nơi trên thế giới. Mới đây, các nhà khoa học khám phá rằng chúng tự sản xuất và tiết ra các chất khiến côn trùng phải chạy xa. Cơ chế phòng thủ này có lẽ là chiến lược chủ lực giúp chúng bành trướng lãnh thổ.
    Scott R. Smedley của Đại học Trinity (Mỹ) và cộng sự đã nghiên cứu ấu trùng của loài **** ăn bắp cải Pieris rapae. Từ "căn cứ địa" Bắc Phi và đại lục Âu Á, loài côn trùng này tình cờ được đưa vào Canada khoảng năm 1860, và từ đó tràn sang hầu hết vùng Bắc Mỹ. Để tìm hiểu tại sao chúng lại có phổ thích nghi rộng khác thường đến vậy, các nhà khoa học đã điều tra đặc tính của thứ chất lỏng trong suốt, nhờn nhờn như dầu mà sinh vật này tiết ra. Chất lỏng được thu thập tại đầu mút các sợi lông nhỏ, phân bố dọc theo cơ thể của sâu. Trong thành phần của nó có chứa các hợp chất được gọi là mayolense.
    Các nhà khoa học tiếp tục xét nghiệm thì thấy, mayolense có tính chất tương tự như các chất tiết của thực vật dùng để xua đuổi côn trùng và kháng bệnh. Nếu chẳng may chạm vào sâu Pieris rapae, thì lũ kiến thường phải mất nhiều thời gian để gột sạch chất dính khỏi cơ thể, hơn là khi tiếp xúc với các loài sâu ăn lá khác nhưng không có cơ chế tự bảo vệ như trên.
    Trong một thí nghiệm khác, khi được chọn giữa hai bữa ăn - một quả trứng được nhúng vào chất dịch sâu tổng hợp, và một quả trứng thường, lũ kiến thích trứng thường hơn. Điều này cho thấy chất dịch của sâu **** đóng vai trò là một rào cản đối với kẻ săn mồi. Theo các tác giả của nghiên cứu, ??okhông chỉ để đối phó với kiến, các chất tiết còn là vũ khí hiệu quả để chống lại những động vật chân khớp khác như rệp, bọ, gián, nhện, con chôm chôm hay các vật ký sinh".
    B.H. (theo S.A.)

    BachHop
  2. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Đàn bò tót ở Kon Tum thiếu chỗ "tị nạn"
    Cuối tháng 4 vừa qua, hàng chục con bò tót (Bos gaurus) xuất hiện ở Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, Kon Tum rồi đột nhiên mất hút trong khi cơ quan chức năng "nhập cuộc" không lấy gì làm khẩn trương. Chưa nói gì tới việc bảo vệ đàn bò, hiện ngay cả vị trí trú ngụ của chúng trong vùng vẫn chưa được biết chắc.
    Theo ông Hồ Đắc Thanh, trưởng Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray, đàn bò trước đây trú ngụ ở Kon Tơ Xum - khu rừng 270 ha, tái sinh sau khi bị chất độc hóa học hủy diệt cùng với toàn bộ dãy đồi Sạc-li. Số cá thể bò tót, trâu rừng (Babulus bubalis) còn lại theo khảo sát sơ bộ trong tháng 4 vừa qua là 27-35 con, chưa kể một số loài động vật khác như hươu, nai, chim chóc... Khoảng năm 2000 đến nay, do yêu cầu phát triển vùng nguyên liệu phục vụ Nhà máy Bột giấy Đak Tô, phần lớn diện tích khu đồi Sạc-li được Công ty nguyên liệu giấy Đồng Nai khai khẩn để trồng thông. Việc xuất hiện hoạt động sản xuất với hàng trăm con người và tình trạng sử dụng lửa rừng quy mô lớn khiến sinh cảnh bị đe dọa, dồn đuổi đàn bò ra khỏi lãnh địa của chúng.
    Hiện Ban quản lý khu bảo tồn vẫn chưa tìm ra nơi ở của chúng. Theo ông Thanh, lẽ ra kế hoạch theo đuổi dấu vết bò tót đã được thực hiện với sự trợ giúp của đồng bào dân tộc địa phương, tại một địa chỉ khả dĩ là nơi "tị nạn" của đàn bò: khu rừng le 400-500 ha dọc sông Pô Kô. Hiềm nỗi, ở đó có rất nhiều bom mìn mà Ban quản lý chưa thể mạo hiểm, trong khi số cán bộ lại ít ỏi. Để có một chuyến khảo sát kéo dài nửa tháng, cần huy động 10 người từ các trạm. Tuy nhiên, ông Thanh cho biết mục tiêu của Ban quản lý vẫn là tìm cho ra chỗ ở mới của đàn bò ngay trong tháng 5.
    Được hỏi vì sao không di chuyển đàn bò sang khu trung tâm, nơi có đồng cỏ rộng tới 10.000ha, trong khi số phận của mảng rừng le kia cũng chưa rõ ràng, ông Thanh nói: "Chúng tôi đã tính đến khả năng đàn bò sẽ quay về chỗ cũ khi rừng le chuyển thành vùng nguyên liệu. Chừng đó, nếu mở rộng khu vực Kon Tơ Xum lên 500 ha, đàn bò sẽ có một môi trường đủ ổn định để sinh trưởng lâu dài. Còn di chuyển chúng đi xa là việc không tưởng do thiếu phương tiện (thuốc mê chẳng hạn), cung đường lại quá xa, phải qua các cụm dân cư đông đúc.
    Đến nay, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray vẫn chưa có giải pháp thực tế, báo cáo, đề xuất nào. Không phải vô cớ mà nhiều người đang nghĩ tới việc hàng chục họng súng săn vẫn thường xuyên rình rập đàn bò ở đâu đó.
    (Theo Lao Động)

    BachHop
  3. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Cá chọn bạn đời bằng ánh sáng cực tím

    Cá khổng tước đực trông quyến rũ hơn dưới ánh sáng cực tím.
    Ở loài cá khổng tước và cá amarillo (Nam Mỹ), con cái thích những ??ochàng??? mà chúng đã nhìn thấy dưới ánh sáng cực tím, hơn là những ??ogã??? xuất hiện trong ánh sáng thường đã bị lọc bỏ vùng phổ đó.
    Kết quả này gợi ý các nhà bảo tồn nên nhìn nhận lại việc chọn ******** và ??oxe duyên??? của các loài cá theo một quan điểm mới.
    Theo một báo cáo đăng trên tạp chí Nature mới đây, Constantino Macias Garcia thuộc Viện Sinh thái, Đại học Tổng hợp Quốc gia Tự trị của Mexico, cho rằng mang cá và những sọc vằn trên cơ thể con đực chỉ hấp dẫn con cái khi được thành phần cực tím trong ánh mặt trời chiếu tới.
    Không chỉ có cá, mà bò sát, lưỡng cư và chim cũng có thể sử dụng tầm nhìn bằng tia cực tím. Julian Partridge của Đại học Bristol, Anh, một thành viên của nhóm nghiên cứu cá khổng tước, 5 năm trước đây cũng đã phát hiện chim có khả năng chọn ******** bằng bức xạ loại này.
    Tia cực tím không phải là nhân tố duy nhất trong việc lựa chọn "đối tượng" của động vật, nhưng theo Partridge, nhân tố này cần được tính đến trong các thí nghiệm về hành vi của cá và các loài khác.
    B.H. (theo Nature)

    BachHop
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Khả năng "ngoại cảm" của cá sấu

    Cá sấu có thể nhận ra những gợn sóng rất nhỏ trong nước.
    Đêm xuống, những kẻ ăn thịt ghê gớm lập lờ dưới hồ, chờ đợi bữa ăn tới. Khi con mồi chạm nhẹ xuống nước, cá sấu lập tức nhận ra những xao động nhỏ nhất và chồm tới. Trong kiểu săn mồi này, chúng đã bỏ qua các giác quan quen thuộc như mắt, tai hay mũi, mà huy động tới những thụ quan ở hàm.
    Phát hiện này được nhà sinh vật học Daphne Soares, Đại học Maryland (Mỹ), đưa ra trong một nghiên cứu mới đây.
    Trước kia, các chuyên gia về cá sấu đã nhận ra những đốm đen nhỏ xíu bằng đầu đinh ghim, nằm rải rác quanh mặt cá sấu giống như râu quai nón. Không chỉ các loài hiện nay, mà cả tổ tiên đã hóa thạch của chúng cũng có dấu vết của các lỗ nhỏ này. Tuy nhiên, chưa ai giải thích được đầy đủ về vai trò của những đốm đen đó.

    Những thụ quan lốm đốm trên hàm trông như râu quai nón.
    Nay, Soares khẳng định đấy chính là những thụ quan cảm áp của cá sấu. Chúng chỉ hoạt động khi động vật ngâm nửa mình trong nước. Thậm chí, dao động do một giọt nước cô độc rơi xuống một chiếc bể to bằng bồn tắm cũng đủ để sinh vật này phát hiện ra, nhờ hệ thống các điểm nhạy cảm với áp suất phân bố quanh hàm của nó. Thí nghiệm cho thấy, cá sấu có thể nhận ra những rung động trong nước ngay cả khi mắt, tai và mũi của chúng khép lại. Nhưng nếu bịt các thụ quan cảm áp bằng lớp keo dẻo, cá sấu không thể nhận biết bất cứ sóng nước nào.
    Theo nhận định của Soares, hệ thống thụ quan này đã xuất hiện khoảng 200 triệu năm trước (thuộc kỷ Jura), khi mà cá sấu nguyên thủy còn chia sẻ lãnh thổ với khủng long. "Thật thú vị khi tưởng tượng rằng những con cá sấu đã tuyệt chủng cũng rập rình dưới nước trong đêm, chờ đợi khủng long tới. Ngay khi khủng long phá vỡ sự yên tĩnh của hồ bằng cái miệng của nó, áp lực theo sóng sẽ được gửi tới cá sấu, báo cho chúng biết con mồi đã đến", bà nói. Lý giải của Soares sẽ mở ra những hướng nghiên cứu mới trong khả năng săn mồi của cá sấu và quá trình tiến hóa của chúng.
    B.H. (theo BBC)

    BachHop
  5. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tại sao một số sư tử đực không có bờm?

    Hai con con sư tử đực không bờm ở Tsavo, Kenya. Chúng nổi tiếng vì đã giết chết 135 công nhân vào năm 1898.
    Cụm từ ??ochúa sơn lâm??? luôn gợi lên hình ảnh một con sư tử hung vàng, đường bệ, với một cỗ bờm mềm mại, loà xoà ôm lấy mặt. Nhưng trong Công viên quốc gia Tsavo, Kenya, một nhóm sư tử đực lại thiếu hẳn vương miện chúa tể. Bí ẩn này ngủ yên cho mãi đến gần đây.
    Những con sư tử này được mệnh danh là sư tử ăn thịt người, sau lần chúng ??okhủng bố??? những công nhân đường sắt vào cuối những năm 1800. Điều kỳ lạ là một vài con đực trong số này bị "hói đầu", chúng không hề có bờm, hoặc có cũng chỉ là vài cụm lông lưa thưa. Từ lâu, người ta đã cố gắng tìm lời giải chính xác cho trường hợp đặc biệt này. Đến nay, một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Canadian Journal of Zoology đã làm sáng tỏ mối băn khoăn trên.
    Các nhà nghiên cứu từng rút ra một số giả thuyết nhằm giải thích cho chức năng chính của cỗ bờm sư tử. Nó có thể là một vật để đe dọa (một chiếc bờm lớn khiến con vật trông oai vệ hơn). Hay bờm có thể là lớp áo bảo vệ cho vùng đầu và cổ trong khi giao chiến với những con sư tử khác, hoặc để quyến rũ ********. Nhưng đồng thời, chiếc bờm ấy cũng khiến chúng phải trả giá khá đắt: Nó khiến con vật "phát ngốt" trong những ngày nắng nực, hoặc khiến chúng dễ lộ diện hơn trước con mồi và tình địch. Sau cùng, mớ lông lượt bượt này còn khiến chúng khó tránh khỏi bị ngoắc vào cành cây hoặc bụi gai.
    Mới đây, Roland Kays của Bảo tàng bang New York và Bruce Patterson của Bảo tàng Field ở Chicago (Mỹ) đã kiểm chứng một giả thuyết trong đó cho rằng kích cỡ bờm thay đổi theo số lượng con cái trong đàn. Ở mô hình này, nếu số con cái tăng lên, áp lực "làm tròn bổn phận giới tính" sẽ khiến những con đực có cỗ bờm dài, mượt mà hơn. Ngược lại, trong những lãnh thổ chỉ toàn các nhóm sư tử cái nhỏ, con đực sẽ có xu hướng giảm bớt hoặc không còn tồn tại bờm.
    Tuy nhiên, các quan sát trên sư tử ở Tsavo lại không xác nhận dự đoán này. Nhóm nghiên cứu nhận thấy, trong quần thể các đàn, số sư tử cái là khá lớn. Nhưng hầu hết bờm sư tử đực đều ??otrọc??? hoặc rất "khiếm tốn". Kays và Patterson kết luận rằng, trong trường hợp này, lời giải hợp lý nhất là do khí hậu vùng Tsavo quá nóng nực, khô hạn và khắp nơi chỉ toàn cây bụi, khiến cho việc giữ lại những chiếc bờm rất bất lợi.
    Thêm nữa, các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận rằng, ngược lại với các quần thể định cư trong các vùng savan, những bầy sư tử sống trong công viên Tsavo thường chỉ gồm một con đực bảo vệ cho một nhóm các con cái. Làm thế nào mà một con sư tử không bờm đơn độc lại cai trị được cả một bầy "các bà các cô"? Câu hỏi này đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Nhưng theo các nhà khoa học, có thể những con đực này có hàm lượng testosterone (hoóc môn sinh dục đực) cao, vừa khiến chúng "hói" đầu, lại vừa giúp chúng đủ khả năng đáp ứng đòi hỏi của tất cả các nàng trong đàn.
    B.H. (theo S.A.)

    BachHop
  6. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Mèo nói gì qua tiếng ??omeo"

    Tiếng kêu của mèo có thể đã thay đổi để con người dễ hiểu hơn.
    Mèo không biết nói ngôn ngữ của loài người, nhưng qua hàng nghìn năm sống chung dưới một mái nhà, sinh vật này đã thay đổi tiếng ??omeo" để giao tiếp tốt hơn với chúng ta. Đây là phỏng đoán của Nicholas Nicastro, một nghiên cứu sinh tại Phòng thí nghiệm Tâm lý Giọng nói và Âm thanh, Đại học Cornell (Mỹ).
    Để chứng minh cho quan điểm của mình, Nicastro đã phân tích một loạt các tiếng kêu của mèo nhà, sau đó ghi lại phản ứng của con người trước những âm thanh đó. Nicastro thu được hơn 100 tiếng ??omeo??? khác nhau của 12 con mèo nhà, bằng cách đặt chúng vào các tình huống khác nhau, chẳng hạn phải đợi dài cổ trước bữa ăn.
    Sau đó, anh bật lại những băng ghi âm này cho hai nhóm người nghe. Nhóm thứ nhất, gồm 26 người, được yêu cầu đánh giá tiếng ??omeo??? theo tính chất thỏa mãn của âm thanh. Nhóm thứ hai, 28 người, đánh giá về mức độ cầu cứu. Khi so sánh nhận xét của những người tham gia với bản phân tích âm vực của tiếng kêu, Nicastro nhận thấy có một mô hình rất rõ ràng:
    Những tiếng "meo" được coi là thỏa mãn nhất thì có thời gian ngắn hơn, tần số cao hơn và có xu hướng nhỏ dần. Ngược lại, những tiếng kêu được xem là khẩn cấp nhất thì kéo dài hơn, tần số thấp hơn và có xu hướng to dần. Hiếm có tiếng ??omeo??? nào nhận được điểm cao theo cả hai trạng thái thỏa mãn và cầu cứu. Từ kết quả thí nghiệm này, Nicastro phỏng đoán mèo nhà đã phát triển những kiểu tiếng kêu khác nhau để lôi kéo được sự chú ý của con người, thông báo cho chúng ta biết về tâm trạng và nhu cầu của chúng.
    Trong một phần khác của nghiên cứu, Nicastro tới một vườn thú ở Pretoria, Nam Phi và thu lại tiếng kêu của những con mèo sa mạc (động vật được coi là tổ tiên của mèo nhà). Âm thanh do chúng phát ra cũng được Nicastro phân tích và cho những người khác nghe. ??oNhững tiếng này chói tai hơn nhiều và không hề du dương như tiếng meo meo dễ thương của mèo nhà. Khi tôi bật lại cho người khác nghe, họ cứ ngỡ rằng đó là tiếng của lũ báo???, anh nói. Theo Nicastro, "mèo nhà rất phụ thuộc vào con người để phục vụ cho nhu cầu của mình. Chúng đã tiến hóa để nhận được sự quan tâm nhiều hơn của chúng ta. Nhưng mèo hoang dã thì không".
    (theo ABC)

    BachHop
  7. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tìm thấy 4 loài chim trong sách đỏ châu Á tại Quảng Ninh
    Cò thìa mặt đen.
    Qua đợt khảo sát thực địa mới đây, các nhà khoa học đã ghi nhận có 83 loài chim thuộc 9 bộ và 29 họ sinh sống ven biển Quảng Ninh. Đặc biệt, có 4 loài đang bị đe dọa ở cấp toàn cầu, có mặt trong sách đỏ châu Á cũng như sách đỏ Việt Nam, là cò thìa mặt đen, đại bàng đen, mòng bể mỏ ngắn và cò trắng Trung Quốc.
    Riêng cò thìa mặt đen là loài chim đặc hữu Đông Á đang bị đe dọa toàn cầu ở mức nguy cấp. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn ghi nhận hai loài chim khác cũng bị đe dọa ở quy mô quốc gia là cốc đế và quạ khoang.
    Đợt khảo sát do Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Tổ chức Birdlife quốc tế tại Việt Nam phối hợp với Sở KHCN&MT tỉnh Quảng Ninh tiến hành. Các điểm thực địa là Bắc cửa Lục, đảo Hà Nam, cửa sông Ba Chẽ, Hà Cối, bán đảo Trà Cổ, cửa sông Tiên Yên và huyện đảo Vân Đồn.
    (Theo Sài Gòn Giải Phóng)

    BachHop
  8. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Nhân giống gà không lông cho vùng khí hậu nóng

    Một chú gà không lông ở Đại học Rechovot.
    Con gà trần trụi, da đỏ au, có thể dễ dàng chịu đựng sức nóng mùa hè tại các vùng khô nóng của Trung Đông. Loại gà này cũng có ít mỡ hơn, và đặc biệt, người ta có thể "làm lông" nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
    Nhóm nghiên cứu của giáo sư Avigdor Kahaner, Đại học Rechovot (Israel) đã cho lai loại gà nhỏ không lông với một loại gà thịt bình thường. Kết quả là một chú gà lớn đỏ au, trần trụi từ đầu đến chân.
    Theo các nhà khoa học, gà không lông có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành thực phẩm vì tiết kiệm thời gian làm lông và giảm thiểu chi phí cho chất thải lông gà. Mặt khác, loại gà trần trụi này không bị béo ngấy (vì mỡ thường tập trung nhiều ở dưới chân lông).
    Trước đó, Kahaner cũng dùng kỹ thuật lai giống tạo ra trên 10 loại gia cầm không lông khác nhau. Nhờ rũ bỏ được tấm áo nóng bức này mà gia cầm tiết kiệm được năng lượng, lớn nhanh hơn. Tất nhiên, gà không lông cũng có nhược điểm là chúng không thể sống được ở các vùng khí hậu lạnh.
    Minh Hy (theo Reuters

    BachHop
  9. TuTran

    TuTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Một phần tư các loài thú ở bên bờ tuyệt chủng
    Hổ Siberia có thể biến mất trong 3 thập kỷ tới.
    Trong 30 năm tới, gần 1/4 các loài thú trên thế giới sẽ có nguy cơ biến mất, một báo cáo về môi trường toàn cầu do LHQ vừa đưa ra cho biết. Nguyên nhân của quá trình suy giảm đa dạng sinh học này là sự phá hủy môi trường sống và du nhập các loài sinh vật lạ.
    Báo cáo xác định hiện có hơn 11.000 loài động, thực vật thuộc diện nguy cấp, trong đó có hơn 1.000 loài thú, chiếm gần 1/4 tổng số chúng trên hành tinh. Ngoài ra, cứ trong 8 loài chim thì 1 loài có nguy cơ tuyệt chủng, và 5.000 loài thực vật khác cũng sẽ chịu chung số phận. Các loài thú có nguy cơ biến mất trong 30 năm tới bao gồm cả những loài quen thuộc như tê giác đen, và hổ Siberia, tới những loài kém danh tiếng hơn như đại bàng Philippines và báo Amur châu Á.
    Dựa trên các đánh giá, phân tích, LHQ cho biết tất cả nhũng nhân tố dẫn tới sự tuyệt chủng của các loài trong những thập kỷ gần đây hiện vẫn tiếp tục hoạt động với ??ocường độ tăng lên không ngừng???. Trong đó, con người là thủ phạm số một. Bằng việc chiếm dần khu định cư của các sinh vật hoang dã, phá hủy các rừng mưa và đầm lầy, phát triển sản xuất công nghiệp..., con người đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên sự sống còn của các loài động, thực vật thuộc diện nguy cấp.
    Tuy vậy, báo cáo cũng nhấn mạnh nhiều vấn đề có thể sửa chữa được, nếu chính phủ các nước thực hiện đầy đủ những công ước bảo tồn quốc tế, được thông qua kể từ Hội nghị thượng đỉnh trái đất tại Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992.
    (theo BBC)


    TuTran
  10. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Chim cánh cụt với những chiếc áo len từ thiện

    Chim mặc áo len đã có cơ hội sống sót ở đảo Phillip.
    Những người đan len trên khắp thế giới đang hợp tác để cứu hàng ngàn con chim cánh cụt bé nhỏ bị ngấm dầu trên đảo Phillip, phía nam Australia. 10.000 chiếc áo khoác bằng len vừa vặn cho chúng đang được chất đầy trong văn phòng Hội bảo tồn Tasmania.
    Loài chim cánh cụt trên đảo Phillip là loài nhỏ nhất thế giới, đôi khi còn được mệnh danh là cánh cụt tiên. Vào giữa tháng 12, một vệt dầu loang đã tràn đến bãi đá ven biển của lũ chim này. Dầu thô đe dọa đến bãi đẻ của chúng, bịt mất những chiếc lông không thấm nước, và ngăn cản cánh cụt đi tìm thức ăn.
    Các nhà bảo tồn đã nhanh chóng bắt tay vào bảo vệ lũ chim khỏi bị chết đói, bị giảm thân nhiệt và nhiễm độc dầu. Sau khi bắt và rửa sạch dầu trên lông chúng, họ lên kế hoạch bảo vệ chim bằng những chiếc áo - lợi dụng đặc tính không ngấm nước của len, và kêu gọi lòng nhiệt tình của cộng đồng địa phương. Một lời đề nghị giúp đỡ khẩn cấp kèm theo mô hình chiếc áo len cho chim cánh cụt đã được đăng trên tờ báo Aged Pension News, một tờ báo cho người cao tuổi ở Australia.
    Khi mẩu tin này được đăng trên BBC, tình cảnh khốn khổ của lũ chim cánh cụt đã trở thành câu chuyện quốc tế. Áo len cho cánh cụt được đến tới tấp từ khắp nơi thế giới, với tất cả các màu sắc và kiểu dáng. Giờ đây, cung đã vượt cầu. Và một lượng nhỏ áo len đang được tích trữ lại để đề phòng những trường hợp tràn dầu trong tương lai.
    Những chiếc áo len mặc khít người tạo ra điều kiện bảo vệ tạm thời lý tưởng cho cánh cụt, cho đến khi lông của chúng khôi phục trạng thái tự nhiên. Giống như lông vũ, sợi len cấu tạo từ keratin và amino axit, nên cách nước rất hiệu quả. Chúng ngăn không cho dầu ngấm vào da, lông chim, giữ nhiệt và buộc lũ chim không rỉa vào lông, nhờ vậy chúng không nuốt phải dầu độc hại.
    Trước đó, hồi tháng 5/2001, những con cánh cụt ở Australia cũng từng phải mặc áo len để có thể sống sót do dầu tràn trên bờ biển.
    B.H. (theo Nature)

    BachHop

Chia sẻ trang này