1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế giới động vật xung quanh ta!!!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi orange-outan, 22/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Phục sinh loài hổ Tasmanina đã tuyệt chủng

    Các nhà khoa học Australia vừa thông báo một bước đột phá lớn trong nỗ lực nhân bản hổ Tasmanian. Theo đó, họ đã tái tạo thành công một số gene của động vật tuyệt chủng này từ những đoạn ADN được trích ra từ các xác ướp hổ con.
    Nhóm nghiên cứu của Bảo tàng Australia (Sydney) hy vọng sẽ ra mắt chú hổ Tasmanian nhân bản đầu tiên trong 10 năm tới, nếu việc xây dựng tất cả các gene của loài hổ này và lắp ráp chúng đúng trình tự thành công.
    ??oHiện chúng tôi đã đi xa hơn bất cứ dự án nào khác có cùng mục tiêu là sử dụng các ADN tuyệt chủng. Điều tưởng chừng như không thể này đã tiến gần hơn tới hiện thực???, Mike Archer, giám đốc bảo tàng cho biết. Ông cũng bổ sung thêm rằng, đích cuối cùng của bảo tàng là tạo ra một quần thể hổ Tasmanian có thể sống bình thường trong tự nhiên và sinh sản được.
    Hổ Tasmanian là một loài thú ăn thịt có túi, bề ngoài giống như chó hoặc chó sói, với những sọc vằn trên lưng. Sinh vật này xuất hiện đầu tiên ở Australia và Papua New Guinea, nhưng khoảng giữa 2.000 đến 200 năm trước, chúng biến mất trên đại lục Australia, và chỉ còn tìm thấy ở đảo Tasmania, miền nam Australia.
    Vào những năm 1800, các nông dân buộc tội hổ Tasmanian là tấn công cừu, vì thế, họ đã dùng đến súng săn, thuốc độc, hơi ngạt và bẫy để tiêu diệt chúng. Ý muốn của con người được toại nguyện, loài hổ này đã biến mất chỉ trong vòng 70 năm. Con hổ Tasmanian cuối cùng bị chết năm 1936, và loài này chính thức được tuyên bố tuyệt chủng vào năm 1986.
    Dự án phục sinh hổ Tasmanian ra đời năm 1999. Khi đó, các nhà khoa học của Bảo tàng Australia đã trích ADN từ xác một con hổ cái non được bảo quản trong ethanol. Năm 2001, họ tiếp tục lấy ra ADN từ hai con non khác. Đến nay, các nhà nghiên cứu đã có được nhiễm sắc thể giới tính X và Y của chúng.
    Tháng 5 năm nay, các nhà khoa học lại tiến thêm một bước dài hơn, khi sử dụng những ADN trên lắp ráp nên một số gene của hổ Tasmanian. ??oNhững ADN chết này hoạt động không khác gì các ADN còn sống. Điều đó khiến cho việc nhân bản khả thi hơn, ít nhất là ở cấp độ phân tử???, Archer cho biết.
    Nếu việc xây dựng bộ mã di truyền của hổ Tasmanian thành công, việc tiếp theo trong dự án hồi sinh sẽ là sử dụng một loài thú khác làm vật chủ, nuôi lớn phôi của hổ Tasmanian. Bảo tàng Australia dự kiến vật chủ này sẽ là loài thú ăn thịt có túi Devil Tasmanian. Công đoạn nhân bản cũng giống như với các động vật khác, nghĩa là đưa vật liệu di truyền của hổ Tasmanian vào một tế bào của Devil Tasmanina (đã loại bỏ nhân). Tuy nhiên, công nghệ này hiện vẫn ở giai đoạn phát triển.
    (theo Reuters)

    BachHop
  2. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Phục sinh loài hổ Tasmanina đã tuyệt chủng

    Hổ Tasmanian bị những người Australia săn đến tuyệt chủng.
    Các nhà khoa học Australia vừa thông báo một bước đột phá lớn trong nỗ lực nhân bản hổ Tasmanian. Theo đó, họ đã tái tạo thành công một số gene của động vật tuyệt chủng này từ những đoạn ADN được trích ra từ các xác ướp hổ con.
    Nhóm nghiên cứu của Bảo tàng Australia (Sydney) hy vọng sẽ ra mắt chú hổ Tasmanian nhân bản đầu tiên trong 10 năm tới, nếu việc xây dựng tất cả các gene của loài hổ này và lắp ráp chúng đúng trình tự thành công.
    ??oHiện chúng tôi đã đi xa hơn bất cứ dự án nào khác có cùng mục tiêu là sử dụng các ADN tuyệt chủng. Điều tưởng chừng như không thể này đã tiến gần hơn tới hiện thực???, Mike Archer, giám đốc bảo tàng cho biết. Ông cũng bổ sung thêm rằng, đích cuối cùng của bảo tàng là tạo ra một quần thể hổ Tasmanian có thể sống bình thường trong tự nhiên và sinh sản được.

    Chân dung hổ Tasmanian.
    Hổ Tasmanian là một loài thú ăn thịt có túi, bề ngoài giống như chó hoặc chó sói, với những sọc vằn trên lưng. Sinh vật này xuất hiện đầu tiên ở Australia và Papua New Guinea, nhưng khoảng giữa 2.000 đến 200 năm trước, chúng biến mất trên đại lục Australia, và chỉ còn tìm thấy ở đảo Tasmania, miền nam Australia.
    Vào những năm 1800, các nông dân buộc tội hổ Tasmanian là tấn công cừu, vì thế, họ đã dùng đến súng săn, thuốc độc, hơi ngạt và bẫy để tiêu diệt chúng. Ý muốn của con người được toại nguyện, loài hổ này đã biến mất chỉ trong vòng 70 năm. Con hổ Tasmanian cuối cùng bị chết năm 1936, và loài này chính thức được tuyên bố tuyệt chủng vào năm 1986.
    Dự án phục sinh hổ Tasmanian ra đời năm 1999. Khi đó, các nhà khoa học của Bảo tàng Australia đã trích ADN từ xác một con hổ cái non được bảo quản trong ethanol. Năm 2001, họ tiếp tục lấy ra ADN từ hai con non khác. Đến nay, các nhà nghiên cứu đã có được nhiễm sắc thể giới tính X và Y của chúng.
    Tháng 5 năm nay, các nhà khoa học lại tiến thêm một bước dài hơn, khi sử dụng những ADN trên lắp ráp nên một số gene của hổ Tasmanian. ??oNhững ADN chết này hoạt động không khác gì các ADN còn sống. Điều đó khiến cho việc nhân bản khả thi hơn, ít nhất là ở cấp độ phân tử???, Archer cho biết.
    Nếu việc xây dựng bộ mã di truyền của hổ Tasmanian thành công, việc tiếp theo trong dự án hồi sinh sẽ là sử dụng một loài thú khác làm vật chủ, nuôi lớn phôi của hổ Tasmanian. Bảo tàng Australia dự kiến vật chủ này sẽ là loài thú ăn thịt có túi Devil Tasmanian. Công đoạn nhân bản cũng giống như với các động vật khác, nghĩa là đưa vật liệu di truyền của hổ Tasmanian vào một tế bào của Devil Tasmanina (đã loại bỏ nhân). Tuy nhiên, công nghệ này hiện vẫn ở giai đoạn phát triển.
    B.H. (theo Reuters)

    BachHop
  3. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Bí ẩn sự ??otự sát??? tập thể của loài vật

    Cá voi tự sát trên vùng biển Australia.

    Bầy cá heo mắc cạn trên bãi biển, những con mối quyết tử để tiêu diệt kẻ thù, bầy chuột cùng nhau lao mình xuống nước??? Đôi khi loài vật có hành vi ??otự sát??? kỳ lạ. Chúng có thể tìm đến cái chết một cách có ý thức? Không hẳn vậy, chúng đã chết vì những lý do bản năng.
    Một ngày nắng nóng, một quang cảnh bi thảm xảy ra trên bãi biển New Zealand: Hơn 300 cá heo mắc cạn, giãy giụa trên cát. Chúng phát ra những tiếng rống thống thiết. Dần dần bị kiệt sức do sức nóng và bị đè nặng do chính trọng lượng của chúng, bầy cá khổng lồ bất động và cuối cùng tắt thở sau cơn hấp hối lâu. Cảnh tượng thảm thương ấy xảy ra khá thường xuyên ở đảo quốc này, thậm chí cả ở châu Âu. Lạ nhất là thái độ muốn bám lấy bãi cát của bầy cá khi người ta cố gắng đưa chúng trở lại nước. Dường như chúng đang tìm đến cái chết.
    Những tổn thương thực thể
    Giả thiết ??otự sát??? ở cá heo đã không đứng vững sau một khám nghiệm xác cá tỉ mỉ. Các nhà khoa học nhiều lần tìm thấy những giun tròn nhỏ trong tai cá nhà táng và cá heo bị mắc cạn. Loại giun ký sinh này sinh sản trong ống tai, làm rối loạn hệ thống định vị bằng tiếng dội của các loài cá lớn, khiến chúng không thể phán đoán độ sâu của nước và khoảng cách đến bờ.
    Một giải thích khác dựa trên từ trường. Nhờ một bộ phận có tính chất như nam châm trong não, kình ngư có thể phát hiện những đường từ vô hình và sử dụng chúng như những đường ray dẫn lối trong đại dương bao la. Bình thường, những đường từ ấy song song với biển. Nhưng rối loạn trong tai, giống như một vỉa sắt khổng lồ, khiến đường ray dẫn lối ấy trở thành đường thẳng góc với bờ biển. Nếu một con cá heo bất hạnh bơi theo đường ray lạc hướng này, cá sẽ tiến vào bờ biển. Thật vậy, các nhà khoa học đã chứng minh rằng đa số những bãi biển nơi cá mắc cạn có các đường từ băng qua.
    Kiểu tự sát tập thể không chỉ thấy ở các cá heo hay cá nhà táng. Ở Na Uy, chuột lemming (một giống chuột đồng) cũng cùng nhau tìm đến cái chết cứ sau 3 đến 5 năm. Thiếu chỗ ở và thực phẩm buộc một nhóm nhỏ phải rời bầy. Hàng trăm con vật nhỏ bé rời bỏ miền núi trong đêm tối hướng về nơi mà chúng tưởng là thung lũng...
    Khi đến biển, chúng kết thúc hành trình bằng cái chết: đồng loạt lao mình vào làn nước lạnh giá. Dường như những con chuột ý thức được tai họa sắp xảy ra nên tự tìm đến cái chết, để bầy chuột còn lại không bị chết đói. Thực tế không hẳn như thế.
    Lao theo bản năng
    Nghiên cứu tập tính của chúng cho thấy chuột lemming rất ít quan tâm đến sự sinh tồn của đồng loại. Mỗi con đều cố gắng chiếm phần tốt nhất tại lãnh thổ của chúng. Nếu mật độ cao quá, khó kiếm ăn, mỗi con vật sẽ đi tìm một lãnh thổ khác. Chúng chỉ dừng lại khi cảm thấy mật độ dân số chấp nhận được.
    Như các loài gặm nhấm khác, chúng hầu như theo cùng một hướng. Trên hành trình, nếu ngẫu nhiên gặp phải sông hay hồ, chúng chỉ băng qua khi nước lặng và đến được bờ bên kia. Nếu không, chúng sẽ tìm chỗ trú và chờ đợi. Nhưng vì tất cả chuột lemming sớm hay muộn đều vấp phải chướng ngại này, cảnh tụ tập chật chội diễn ra, óc di cư chiếm ưu thế và đàn chuột vượt qua sông hay hồ bất kể thời tiết xấu, nhiều chuột chết đuối. Cũng vậy, khi đàn chuột đến biển, chúng lao xuống nước và ??onghĩ??? rằng có thể đến bờ bên kia. Can đảm và táo bạo đã bị đặt lầm chỗ, chúng chết vì kiệt sức.
    "Anh hùng" hay chết cháy
    Trong thế giới tự nhiên, lạ lùng nhất có lẽ là cách tự sát của bọ cạp. Khi bị vòng lửa bao vây, bọ cạp tự sát bằng cách dùng kim nọc tự chích, dường như muốn tự tay kết thúc đời mình hơn là bị thiêu sống. Làm sao một động vật với bộ óc nhỏ như đầu đinh ghim lại có thể ý thức về và hành động và hậu quả như vậy?
    Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi hành động ấy được xem như một tai nạn ngớ ngẩn, do kích động, vùng vẫy, bọ cạp đã vô tình tự chích. Ngày nay, giả thiết tưởng chừng hợp lý hơn cả ấy đã bị gạt bỏ. Hai nhà nghiên cứu người Pháp, Christian Legros và Marie France Martin - Eauclaire, đã chứng tỏ con vật này vô cảm với chính nọc của nó. Trên thực tế, nó vùng vẫy loạn xạ do hệ thần kinh bị kích thích dưới tác động của nhiệt. Cơ thể của nó bị lay động bởi những cơn co ngoài ý muốn, gây những phản xạ mạnh đưa đến tự chích. Nhưng bọ cạp không chết vì nọc của nó mà bị nướng do lửa.
    Kiểu hy sinh "anh hùng" cũng gặp ở loại mối Globitermes sulfureus. Các chiến binh mối phản ứng như những quân nhân quyết tử trước kẻ thù. Khi một đàn kiến xâm nhập tổ, mối co cơ bụng cho đến khi thành cơ thể bị nứt ngang cổ, phóng ra một giọt nhựa dính. Kiến bị vướng chân trong chất keo này và chết tại chỗ.
    Khó mà tưởng tượng mối thông minh hơn bọ cạp. Tuy nhiên, ngay cả khi mối không ý thức được hành vi tự sát, chúng đã thực sự hy sinh thân mình để bảo vệ bầy. Bằng cách nào thái độ quyết tử ấy đã được chọn tồn tại trong qúa trình tiến hoá?
    Trong thiên nhiên, mọi loài đều phải tháo vát để có thể tồn tại lâu dài nhất và sinh sản càng nhiều càng tốt. Nhưng chiến binh mối, như các côn trùng thợ khác, không bao giờ sinh sản. Chúng phục vụ cho cả bầy, trong đó mỗi con đều ra đời từ mối chúa. Khi chấp nhận giả thiết ??onhững gene tự tử??? đã xuất hiện ở tổ tiên của các chiến binh mối Globitermes sulfureus, gene này có thể đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong dòng tiến hoá vì những gene ấy góp phần hiệu quả trong bảo vệ bầy và sự tồn tại của bầy.
    Nhưng tại sao chúng lại làm điều dại dột ấy cùng một lúc?
    Đơn giản là do bản năng hợp quần. Các loài mà cả bầy mắc cạn: cá nhà táng đen, cá heo Electre??? là những loài sống thành bầy nhóm. Các nhóm được tổ chức theo một tôn ti trật tự rạch ròi và có tính đoàn kết cao, đến độ nếu con đầu đàn bị ??olọt bẫy??? hay ngã bệnh, toàn nhóm sẽ mắc cạn theo: Tiếng kêu thảm thiết, tuyệt vọng của bầy cá bất động trên bãi biển sẽ thu hút những con khác đang ở dưới nước.
    Tất cả những ví dụ trên cho thấy cần phải dè chừng khi quan sát thái độ của loài vật. Chúng ta có xu hướng gán cho loài vật suy nghĩ và cách xử sự của con người, nhất là những loài vật có dáng vóc gần giống ta như loài khỉ, hoặc khi chúng sống cạnh chúng ta. Người ta thường kể chuyện những con mèo và vẹt nhịn đói đến chết sau khi chủ của chúng qua đời. Quả thật có sự kiện ấy. Loài vật có thể bị suy sụp tinh thần đến độ không muốn ăn. Với loài mèo, thiếu thực phẩm trong 2 hoặc 3 ngày làm thoái hoá gan, đưa đến cái chết. Còn vẹt nhanh chóng bị chìm vào cơn đờ đẫn do thiếu nhiên liệu để duy trì sự ổn định nhiệt độ cơ thể. Nhưng liệu ta có thể cho đó là hành vi tự sát?
    Các nhà động vật học tỏ ra hoài nghi về điều này. Vì hầu như tất cả các loài (trừ loài người và có lẽ cả loài voi) không biết nhận ra một đồng loại bị chết. Ngay cả động vật gần với người nhất là khỉ, chúng dường như bị mù trước bằng chứng hiển nhiên: Khỉ và hắc tinh tinh mẹ vẫn ôm con chết trong nhiều ngày, dù xác con vật bốc mùi hôi thối và không còn phản ứng trước cử chỉ vuốt ve của mẹ.
    (Theo Science & Vie Junior)

    VNEXPRESS


    Được sửa chữa bởi - Milou vào 06/06/2002 03:59
  4. lonenas

    lonenas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Thấy các bác đưa tin lên ko hà.Các bác thử giải thích coi tại sao khi tôi nghiền con rết xuất hiện ánh sáng xanh lá cây nào?
    [ádf][zxc]
  5. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn ! Các bạn có thể đưa những tin tức về các loài động vật nhưng có thể đưa ra những câu hỏi liên quan đến chúng không ? những câu hỏi rất đơn giản thôi chẳng hạn....
    Những thắc mắc thú vị về động vật..
    Có loài khủng long nào bắt mồi cả trên cạn và dưới nước không?
    Có. Đó là loài Suchomimus tenerensis sống cách đây 100 triệu năm. Hoá thạch của nó được phát hiện ở Niger. Nó có 2 chân sau to khoẻ để chạy, hai chân trước có những vuốt nhọn dài 30 cm để chộp và mổ bụng con mồi. Khi hết mồi trên cạn, nó bơi xuống sông để bắt những con nhỏ hơn. Răng của nó hình nón nên dễ ngoạm mồi và xé xác y như cá sấu ngày nay. Nó là nỗi kinh hoàng cả dưới nước và trên cạn.

    Động vật có bị những loại bệnh như người?
    Có. Mèo là một trong những loài bị béo phì và u xơ nhiều nhất.
    Ở châu Âu, đặc biệt là Venise (Ý), có những con mèo nặng đến 20 kg do bị u mỡ. Mèo và chó cũng thường ăn thịt nên hay bị sâu răng, viêm quanh răng (viêm nha chu). Các loài linh trưởng thì bị khối u trong não, xuất huyết não. Mèo trắng hay bị ung thư da, chó berger Đức hay bị ung thư lá lách và cũng được điều trị bằng phương pháp xạ trị. Một số loài như chuột, hươu cao cổ, kangourou dễ bị vẹo cột sống, dị tật ở cổ chân. Hổ, báo, sư tử thỉnh thoảng bị đục thuỷ tinh thể, cườm mắt, loạn thị. Đặc biệt, một số loài chó và lợn rừng còn bị? liệt dương.

    Tại sao dơi hay chúc đầu xuống đất?
    Các nhà sinh vật học cho rằng dơi là một trong những loài có hành vi bí ẩn nhất. Đến giờ, người ta vẫn chưa rõ tại sao dơi hay lộn đầu xuống đất. Hoá thạch cổ nhất của dơi có niên đại 50 triệu năm, khá giống với dơi hiện tại. Xương dơi rất mỏng manh nên khó tồn tại lâu được để các nhà cổ sinh vật học có thể ?osuy ra? vài điều. Một số nhà khoa học chỉ dám đưa ra giả thiết rằng tổ tiên của dơi là một loài giống chuột, leo cây để ăn quả và côn trùng. Sau đó, móng vuốt của chúng dài ra, cho phép bò ngược để không bị kẻ thù phát hiện. Từ đó, dơi có thói quen bám vào cành và lộn đầu xuống.

    Sự loạn luân trong thế giới con người tất sẽ sinh ra những cá thể dị tật, còn với động vật thì sao?
    Sự loạn luân trong thế giới động vật còn thê thảm hơn vì dẫn đến sự tuyệt chủng. Cụ thể như loài **** Melitae cinxia chuyên giao phối trong gia đình và đã sắp tuyệt diệt. Theo các nhà khoa học, một số loài thú có vú sẽ bị chết nếu lỡ giao phối với cha hoặc mẹ, chẳng hạn loài ngựa. Tuy nhiên, cho đến nay, việc kiểm chứng và nghiên cứu cụ thể thì chưa ai làm được.


    Loài kỳ đà khổng lồ (rồng Komodo) ở Indonesia có nọc độc?
    Đúng ra, do quen ăn thịt sống, trong miệng nó có nhiều vi khuẩn độc bám ở răng. Khi đã cắn một con vật nào, loài kỳ đà này sẽ để lại vết thương. Dù con mồi có thoát được thì chỉ hai ngày sau, vết thương sẽ sưng tấy và nhiễm trùng dữ dội. Từ năm 1996, các nhà khoa học Mỹ đã thống kê được trong miệng rồng Komodo có đến 50 loại vi khuẩn độc, trong đó 7 loại được xem là cực độc.

    Có loài bọ hung biết ?ocân đong? ******** trước khi truyền giống?
    Đúng. Đó là loài bọ hung Parastizopus armaticeps. Trước khi ?ovào cuộc?, con cái giả vờ để con đực leo lên lưng. Nó ước lượng xem con đực có đủ nặng để sau này giúp vợ đào hang đẻ trứng hay không. Nếu thấy con đực ?oèo uột?, nó hất xuống ngay để đi tìm một gã có ?ocơ bắp?.

    Con người uống nước bẩn dễ bị bệnh đường ruột, còn thú vật uống nước sông, suối thì sao?
    Thực ra, trên nguyên tắc, động vật uống nước bẩn cũng sẽ ?olãnh đủ? như người, đặc biệt là bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, trong thực tế, ít khi chúng bị như vậy do có hệ miễm nhiễm rất phát triển. Do đó, chúng có vẻ bất chấp vi khuẩn. Nhưng các nhà sinh vật học cho rằng một số loài dễ bị bệnh đường ruột nếu uống phải nước bẩn, đó là hươu, nai, vịt, khỉ và thằn lằn. Dù sao, do không thể có nước sạch, chúng vẫn phải uống và cơ thể chúng dần quen đi.

    HẾT....mong có thêm nhiều câu hỏi thú vị

    YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ BACHHOP [/size=7]
  6. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Tê giác tìm bạn như thế nào ?
    Theo vnexpress thi tac giả Ron Swaisgood đã nghiên cứu từ loài Tê giác trắng tìm bạn qua các chuyến đi....more ...... http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/07/3B9BDEC7/
    YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ BACHHOP [/size=7]
  7. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Ruồi có thể phục vụ loài người như thế nào?

    Khi nghĩ về ruồi, chúng ta thường cho rằng chúng chỉ là những con vật có hại. Nhưng không hẳn vậy. Thực tế, có một số giống ruồi là phụ tá đắc lực cho con người trong các lĩnh vực: nghiên cứu gene, điều trị bệnh, chỉ báo môi trường và tội phạm học.

    more...http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/07/3B9BE845/
    YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ BACHHOP [/size=7]

Chia sẻ trang này